Đau họng là triệu chứng thường gặp hàng ngày với nhiều nguyên nhân gây bệnh khác nhau, từ cảm lạnh thông thường đến các nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. Đau họng thường làm cản trở việc ăn uống vì gây đau và khó chịu khi người bệnh nuốt, nói chuyện.
Vậy, Đau họng nên ăn gì và uống gì để làm dịu cơn đau, hỗ trợ quá trình hồi phục nhanh chóng? Bài viết này sẽ cung cấp những hướng dẫn chi tiết về chế độ dinh dưỡng và các mẹo hữu ích khi bạn bị đau họng, giúp bạn biết ăn gì khi đau họng và đau họng kiêng ăn gì để mau lành.
1. Tổng Quan Về Hiện Tượng Đau Họng: Nguyên Nhân Và Triệu Chứng
Đau họng là cảm giác ngứa, đau và khó chịu xuất hiện ở vùng họng. Hiện tượng này chủ yếu do virus (như virus gây cảm lạnh, cúm) hoặc vi khuẩn (như liên cầu khuẩn Streptococcus) gây ra. So với đau họng do virus, đau họng do vi khuẩn ít gặp hơn nhưng mức độ đau lại thường nặng hơn và có nguy cơ gây biến chứng. Vì thế, người bị đau họng do vi khuẩn phải điều trị bằng kháng sinh hoặc kết hợp với các phương pháp khác để ngăn ngừa biến chứng.

Các triệu chứng ở những người bị đau họng tương đối đa dạng và khác nhau tùy theo nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Người bệnh thường cảm thấy:
- Vùng cổ họng bị ngứa và đau, đặc biệt cảm giác đau sẽ gia tăng khi nói chuyện hoặc nuốt.
- Bị khó nuốt.
- Sưng ở cổ hoặc cằm (hạch bạch huyết).
- Đỏ và sưng phần lưỡi gà (uvula) và amidan.
- Có mảng trắng hoặc mủ ở hầu họng (đặc biệt trong viêm họng do vi khuẩn).
- Khàn giọng hoặc thay đổi giọng nói.
- Ho, sổ mũi, hắt hơi, sốt cao (có thể sốt nhẹ hoặc sốt cao), toàn thân đau nhức, buồn nôn, đau đầu,… (các triệu chứng kèm theo tùy nguyên nhân). Hôi miệng là triệu chứng bệnh gì cũng có thể xuất hiện khi họng bị viêm.
Xem thêm: Nhổ răng khôn đau họng
Khi bị đau họng kèm theo các triệu chứng sau, tốt nhất nên đến bác sĩ chuyên khoa hô hấp thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh và điều trị kịp thời: lừ đừ, mệt mỏi, sốt cao kéo dài, khó nuốt hoặc khó thở nghiêm trọng, nổi ban đỏ trên da, sưng hạch lớn, xương khớp đau nhức không giải thích được.
Các triệu chứng đau họng cũng có thể xuất hiện do các yếu tố môi trường như uống nước đá, dị ứng thời tiết, hít khói thuốc lá hoặc sống trong môi trường có độ ẩm không khí thấp. Những người có thói quen ngủ ngáy cũng có thể bị đau họng do khô miệng.
2. Đau Họng Nên Ăn Gì Để Nhanh Khỏi? Nhóm Thực Phẩm Làm Dịu Cổ Họng
Để giảm bớt khó chịu và hỗ trợ cơ thể nhanh hồi phục khi bị đau họng, việc lựa chọn thực phẩm phù hợp là rất quan trọng. Khi bị đau họng nên ăn gì là câu hỏi được đặt ra hàng đầu. Dưới đây là các nhóm thực phẩm ưu tiên khi Đau họng nên ăn gì:
2.1. Nhóm Thực Phẩm Giàu Vitamin C: Tăng Cường Sức Đề Kháng

Nếu bạn đang thắc mắc đau họng ăn gì để nhanh khỏi, nhóm thực phẩm giàu vitamin C là ưu tiên hàng đầu. Do đau họng chủ yếu do vi khuẩn, virus gây ra, tăng cường bổ sung vitamin C sẽ giúp cải thiện sức đề kháng, tăng cường hệ miễn dịch, chống oxy hóa và hỗ trợ kháng khuẩn, từ đó làm giảm triệu chứng đau rát và làm mát cho cổ họng.
- Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C điển hình gồm: ổi, cam, kiwi, dâu tây, ớt chuông (đỏ, vàng), cà chua, các loại rau lá xanh đậm (bông cải xanh, cải bó xôi),… Nên ăn trực tiếp hoặc làm sinh tố, nước ép (pha loãng với nước ấm nếu quá chua). Khi bị cảm đau họng nên ăn gì, vitamin C luôn là lựa chọn tốt.
2.2. Nhóm Thực Phẩm Giàu Kẽm: Hỗ Trợ Phục Hồi Và Miễn Dịch
Để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể thì không thể thiếu kẽm. Ngoài ra, kẽm còn giúp cơ thể cải thiện khả năng phòng ngừa các loại virus gây bệnh và duy trì hoạt động khứu giác. Bởi vậy, trong thực đơn Đau họng nên ăn gì không thể bỏ qua loại khoáng chất này. Thực phẩm giàu chất kẽm cần có mặt trong danh sách Đau họng nên ăn gì vì nó giúp tăng cường đề kháng và phòng ngừa virus rất tốt, hỗ trợ quá trình lành thương.
- Các loại thực phẩm giàu kẽm có thể kể đến như: động vật có vỏ (hàu, tôm, cua), thịt bò, thịt lợn, thịt gà,… Trường hợp dị ứng với hải sản nhưng cần bổ sung kẽm thì có thể thay thế bằng các loại hạt (hạt bí ngô, hạt điều, hạt vừng), ngũ cốc nguyên hạt, mầm lúa mì,… Khi tự hỏi “Viêm họng ăn gì” thì bạn cũng cần bổ sung kẽm để mau lành.
Xem thêm: Nước súc họng
2.3. Các Loại Thực Phẩm Mềm, Dễ Nuốt: Giảm Tổn Thương Cổ Họng
Người bị đau họng thường kèm theo triệu chứng nuốt khó và đau rát. Do đó, các loại thực phẩm mềm cũng được xem là cần ưu tiên lựa chọn để giảm thiểu nguy cơ làm cho cổ họng bị tổn thương thêm. Nhóm thực phẩm mềm rất dễ ăn đầu tiên cần nhắc tới là các món cháo, súp. Đây là câu trả lời cho viêm họng nên ăn gì phổ biến nhất.
- Các món cháo, súp, canh: Món ăn từ súp hay cháo tương đối đa dạng và dễ làm mà vẫn đảm bảo cân bằng dinh dưỡng cho người bị đau họng. Khi chế biến những món ăn này, bạn có thể thêm gừng hoặc nghệ (có tính kháng viêm) vào để tăng cường khả năng chống viêm đồng thời nhớ tránh xa các loại gia vị cay nóng, các thành phần axit hay chế biến quá mặn vì chúng rất dễ làm kích ứng cổ họng.
- Thực phẩm nghiền/xay nhuyễn: Khoai tây nghiền, sinh tố trái cây (không quá lạnh hoặc quá chua), sữa chua (không đường hoặc ít đường),…
- Trứng nấu chín mềm: Trứng luộc lòng đào hoặc trứng đúc, trứng hấp đều dễ ăn và cung cấp protein.
Do cần ưu tiên thực phẩm tránh gây tổn thương họng nên đau họng không nên ăn gì là thực phẩm khô, cứng.
2.4. Thực Phẩm Trơn Và Mát: Làm Dịu Cảm Giác Đau Rát
Các loại canh rau như: mồng tơi, mướp, bí, bầu,… rất hợp với người bị đau họng vì nó giúp thanh nhiệt, làm dịu mát cổ họng đồng thời cải thiện tiêu hóa rất tốt. Với những ai cần tìm hiểu Đau họng nên ăn gì thì cũng chớ nên bỏ qua món ăn có tính chất mát và trơn như vậy để người bệnh không còn cảm thấy ám ảnh đau đớn do việc nuốt thức ăn gây ra. Khi bị rát cổ họng nên ăn gì, các món trơn mát là lựa chọn tuyệt vời.
- Thực phẩm gợi ý: Thạch, kem không quá lạnh, sữa chua lạnh (không đường), các loại súp nguội.
Xem thêm: Yết hầu là gì?
2.5. Thực Phẩm Hỗ Trợ Kháng Viêm: Đẩy Nhanh Quá Trình Phục Hồi
Có những thực phẩm giúp cho vùng tổn thương ở niêm mạc họng nhanh lành hơn nhờ vào khả năng kháng viêm tự nhiên.
- Các thực phẩm gợi ý: Dầu oliu, cà chua, việt quất, rau xanh đậm (bắp cải, rau bina), hạnh nhân, anh đào,… Trong thực đơn hàng ngày nếu có các thực phẩm này, cảm giác ho đau họng nên ăn gì cũng sẽ dần được giảm bớt, hỗ trợ quá trình lành viêm.
3. Đau Họng Không Nên Ăn Gì? Các Thực Phẩm Cần Tránh Khi Bị Đau Họng
Khi Đau họng không nên ăn gì là một câu hỏi quan trọng không kém việc nên ăn gì. Để tránh làm trầm trọng thêm tình trạng viêm và đau, người bị đau họng nên kiêng các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc họng hoặc khó nuốt, bao gồm:
- Thực phẩm khô, cứng, sắc nhọn: Bánh quy cứng, bánh mì giòn, khoai tây chiên, các loại hạt khô, bỏng ngô, snack khô. Chúng có thể cọ xát và làm tổn thương thêm niêm mạc họng.
- Thực phẩm nhiều gia vị, cay nóng: Các loại sốt cay, ớt, tiêu, gừng sống, hành tỏi sống, hoặc các món ăn quá nóng. Chúng gây kích ứng mạnh vùng họng đang bị viêm. Đau rát họng nên ăn gì cần lưu ý điều này.
- Thức uống có ga và chứa cồn: Nước ngọt có ga (làm khô họng và gây kích ứng), cà phê (gây khô họng), rượu (làm khô niêm mạc và gây viêm).
- Trái cây có tính axit cao: Cam, chanh, bưởi, cà chua, dứa,… có thể gây rát họng. Nên pha loãng nước ép hoặc ăn ở dạng ít gây kích ứng hơn. Đau họng kiêng ăn gì thì đây là nhóm cần đặc biệt chú ý.
- Rau sống cứng: Rau sống có thể khó nuốt và cọ xát họng. Nên ưu tiên rau nấu chín mềm. Khi bạn tự hỏi bị viêm họng không nên ăn gì thì rau sống cứng là một ví dụ điển hình.
Ở một số người, các loại thực phẩm được làm từ sữa (đặc biệt là sữa nguyên kem) có thể kích thích và làm tăng sự sản xuất chất nhầy. Điều này khiến người bệnh cảm thấy vướng víu, thường xuyên muốn nuốt hoặc “hắng giọng” để làm sạch vùng hầu họng, gây ra tình trạng viêm họng nặng nề hơn. Do đó, cần thận trọng với các sản phẩm từ sữa hoặc chọn loại sữa ít béo, không đường. Viêm họng kiêng gì cũng bao gồm việc hạn chế sữa.
4. Gợi Ý Một Số Mẹo Giảm Đau Họng Nhanh Chóng Tại Nhà

Bên cạnh việc tìm hiểu Đau họng nên ăn gì để điều chỉnh chế độ ăn cho hợp lý, người bệnh cũng nên thực hiện một số cách giúp giảm kích ứng cổ họng và cảm thấy dễ chịu hơn:
- Súc miệng bằng nước muối ấm: Bản thân nước muối có khả năng sát khuẩn, giảm viêm, giảm sưng, giảm ngứa ở cổ họng và loại bỏ vi khuẩn ở thành họng. Vì thế, súc miệng nước muối ấm đều đặn 2-3 lần mỗi ngày là cách cải thiện cơn đau họng rất hiệu quả.
- Tăng cường độ ẩm trong không khí: Khi dùng điều hòa, nên kèm theo máy phun sương hoặc đặt chậu nước trong phòng để điều chỉnh độ ẩm ở trong không khí, tránh được tình trạng không khí quá khô làm kích ứng cổ họng và làm nặng thêm cơn đau.
- Uống nhiều nước ấm: Nếu ho rát họng nên ăn gì và uống gì, hãy nhớ uống thật nhiều nước ấm trong ngày. Mỗi lần nhấp từng ngụm nước ấm nhỏ giúp làm dịu niêm mạc họng, giảm kích thích cổ họng, nhờ đó mà các triệu chứng này cũng dần thuyên giảm. Tránh nước quá lạnh hoặc quá nóng.
- Nghỉ ngơi đầy đủ: Giúp cơ thể có thời gian phục hồi và tăng cường hệ miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Đây là điều quan trọng khi tự hỏi là nên làm gì khi bị đau họng.
- Tránh nói nhiều hoặc la hét: Để giảm áp lực lên dây thanh quản và vùng họng đang bị tổn thương.
- Dùng kẹo ngậm hoặc viên ngậm họng: Có thể chứa bạc hà, mật ong hoặc các chất làm dịu để giảm cảm giác ngứa, rát họng.
Xem thêm: Khô cổ họng
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
Tại BeDental, khách hàng có thể an tâm điều trị với dịch vụ bảo lãnh viện phí nha khoa nhanh chóng và tiện lợi. BeDental hiện liên kết với nhiều công ty bảo hiểm uy tín, hỗ trợ thanh toán trực tiếp chi phí các dịch vụ nha khoa như nhổ răng, trám răng, điều trị tủy, phục hình răng sứ... Quy trình linh hoạt, minh bạch giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí. Hãy liên hệ BeDental để được tư vấn chi tiết và tận hưởng trải nghiệm chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, không lo gánh nặng tài chính.
🔹 Các đơn vị nha khoa chấp nhận bảo lãnh bao gồm : Hùng Vương Insurance, Bảo Long Insurance, BSH (Bảo hiểm BSH), FWD Insurance Cathay Life Fubon Insurance, Tokio Marine Insurance Group VNI (Bảo hiểm Hàng không), HD Insurance MSIG AAA Insurance PTI (Bảo hiểm Bưu điện), BIDV MetLife, PJICO, Techcom, Insurance, AIA, Dai-ichi Life MIC GIC DBV Insurance VBI (Bảo hiểm VietinBank)
🔹 Các công ty bảo hiểm BeDental có thể xuất hóa đơn: Manulife Dai-ichi Life Prudential AIA Hanwha Life PVI VCLI (Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif) BIC (Bảo hiểm BIDV), Bảo Việt Insurance và PVI
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/