Thư viện chuyên khoa

Đau bụng dưới là gì và bệnh lý tiềm ẩn của nó

Chị em phụ nữ cần lưu ý khi cảm thấy có xuất hiện các cơn đau bụng dưới bởi đây là vùng bụng có liên quan trực tiếp đến cơ quan sinh sản. Vậy đau bụng dưới là dấu hiệu của bệnh gì và có cách nào để khắc phục tình trạng này hay không?

1) Thế nào là đau bụng dưới?

Thế nào là đau bụng dưới
Thế nào là đau bụng dưới

Ở cơ thể người phụ nữ, một trong những phần quan trọng nhất phải nói đến là vùng bụng dưới. Không Chỉ liên quan đến cơ quan sinh sản mà vùng bụng dưới còn là nơi chứa các cơ quan ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sống của cơ thể như một phần ruột non, ruột già đường tiết niệu.

Đau bụng dưới là tình trạng vùng bụng dưới (phía ngang rốn) có cảm giác đau quặn từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài. Biểu hiện và tính chất từng cơn đau sẽ có sự khác biệt tuỳ thuộc vào nguyên nhân.

những trường hợp mức độ đau có thể giảm bớt khi người bệnh gập người xuống, trong khi một vài trường hợp khác lại không có tư thế chống đau.

Đau bụng dưới có nguy hiểm không ?

Đau bụng dưới có nguy hiểm không
Đau bụng dưới có nguy hiểm không

Câu trả lời là có, đau bụng dưới rốn ở phụ nữ và đàn ông điều nguy hiểm  có khả năng bị các bệnh lý nguy hiểm. Vùng bụng dưới (vùng rốn) có nhiều cơ quan nội tạng bao gồm đại tràng, ruột nonbuồng trứngtử cung, . ..

Đau vùng bụng dưới cũng có thể bắt nguồn do những chấn thương ở các bộ phận trên. Ngoài ra, khi bị đau vùng dưới rốn ở nữ giới cũng là dấu hiệu hay gặp vào kỳ kinh ở nữ giới.

Vì vậy, khi có các triệu chứng đau bất thường ở vùng bụng dưới âm ỉ ngày một chuyển biến nghiêm trọng thì người bệnh nên đến ngay trung tâm y tế, bệnh viện để tiến hành khám và chữa trị sớm.

2) Những bệnh lý tiềm ẩn của các cơn đau bụng dưới

Tình trạng này có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có hướng điều trị phù hợphiệu quả thì chị em phụ nữ cần nhận biếtphân biệt được tình trạng đau bụng do bệnh lý hay sinh lý bình thường.

Những bệnh lý tiềm ẩn của các cơn đau bụng dưới
Những bệnh lý tiềm ẩn của các cơn đau bụng dưới

2.1. Do quá trình rụng trứng

Chị em nếu đang ở giữa chu kỳ kinh nguyệt gặp phải hiện tượng đau bụng dưới thì là điều hết sức bình thường và không cần quá lo lắng.

Quá trình rụng trứng thường sẽ kèm theo máu lẫn các chất dịch khiến niêm mạc thành bụng chịu kích thích gây ra những cơn đau. Do đó, những cơn đau này sẽ nhanh chóng biến mất khi thời kỳ rụng trứng qua đi.

2.2. Viêm ruột thừa

Nếu bạn thấy đau âm ỉ vùng bụng dưới phía bên phải, kèm theo các biểu hiện như sốt buồn nôn, có thể tiêu chảy hay không thì đây rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang bị viêm ruột thừa.

Đúng như cái tên của mình , ruột thừa là phần ruột thừa ra và không có chức năng đối với cơ thể. Vì vậy, để tránh phần ruột thừa này gây viêm nhiễm ổ bụng thì cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để cắt bỏ chúng càng sớm càng tốt.

Tham khảo thêm : Đau bụng bên phải là gì – Nguyên nhân và cách chữa trị

2.3. Hội chứng tiền kinh nguyệt

Nữ giới vào thời điểm sắp đến kỳ kinh nguyệt thì cơ thể sẽ có sự thay đổi hormone nhất định. Hormone thay đổi không chỉ dẫn đến các cơn đau ở bụng dưới mà nữ giới còn có thể thấy nhức đầu, tính khí thất thường hay nổi mụn trứng cá.

Các triệu chứng tiền kinh nguyệt này thực chất không đáng lo ngại. Chị em hoàn toàn có thể khắc phục và giảm bớt triệu chứng bằng cách sinh hoạt lành mạnh, khoa họcbổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết.

2.4. Mang thai ngoài tử cung

Nếu bạn quan sát thấy bị chậm kinh kèm với đó là cảm giác đau ở bụng dưới thì cần hết sức lưu ý đây có thể là dấu hiệu của việc mang thai ngoài tử cung.

Một số triệu chứng khác cũng có thể gặp phải khi mang thai ngoài tử cung bao gồm: chóng mặt, buồn nôn, đau vùng bụng dưới, âm đạo xuất huyết bất thường (màu nâu đen, số lượng ít hoặc không trùng kỳ kinh nguyệt, . ..) .

Đau bụng dưới do mang thai ngoài tử cung
Đau bụng dưới do mang thai ngoài tử cung

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng vô cùng nguy hiểm, nếu không được phát hiện kịp thời có thể đe doạ trực tiếp đến tính mạng của người mẹ.

2.5. U xơ tử cung

U xơ tử cung là một dạng bệnh lành tính, thường gặp phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi. Khi các u xơ này phát triển sẽ gây chèn ép thành tử cung gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt, đau lưng và đau ở bụng dưới.

Trường hợp khối u phát triển ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ sẽ được bác chỉ định làm phẫu thuật để loại bỏ.

2.6. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng bắt nguồn từ những tế bào hormone trong buồng trứng phát triển một cách khác thường.

Để được chẩn đoánchữa trị kịp thời, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế khi thấy có dấu hiệu đau ở bụng dưới kéo dài kèm theo đó là giảm cân không rõ nguyên nhân, . ..

2.7. Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đường tiết niệu khi bị vi trùng thâm nhập có thể bị nhiễm trùng với các biểu hiện cụ thể như đi tiểu mót, tiểu buốt và đau ở bụng dưới. Chị em cần lưu ý theo dõi tình trạng sức khoẻ của bản thân để tránh dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng do nhiễm trùng đường tiết niệu gây ra như nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, bể thận, . ..

Bên cạnh các nguyên nhân kể trên thì đau do sẹo sau phẫu thuật vùng bụng, đau sa tạng hay do các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến đau bụng dưới ở nữ giới.

Chính vì vậy, khi thấydấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, kịp thờitừ đó có hướng điều trị hiệu quả.

2.8. Sỏi thận, sỏi bàng quang, ung thư bàng quang

Sỏi là vật rắn có kích cỡ bằng hạt gạo, viên sỏi lớnđôi khi to bằng ngón bàn tay, được tạo nên bởi chất cặn bã trong nước tiểu tích tụ lại ở thận và bàng quang.

Khi sỏi dịch chuyển từ thận hoặc niệu quản tới bàng quang có thể gây ra các triệu chứng đau ở bụng dưới hoặc khu vực thắt lưng. Lúc này nước tiểu của người bệnh có thể có màu hồng hoặc đỏ giống máu, cùng với đó là tình trạng khó tiểu tiệnchảy mủ, dòng nước tiểu bị đứt đoạn.

Trường hợp ung thư bàng quang có thể gây đau bụng dưới bởi sự phát triển của những khối u ác tính  thành bàng quang. Ngoài tình trạng đau bụng ở phía dưới rốn, bệnh lý ung thư có thể gây nóng rát khi đi tiểu, tiểu nhiều lần, phù nề chân. Nước tiểu cũng có màu khác thường hoặc có lẫn máu.

Tham khảo thêm : 1 số nguy cơ khi bị đau bụng bên trái

3) Đau bụng dưới có triệu chứng nhận biết ra sao?

Trên thực tế, phân biệt đau bụng bình thường và đau bụng dưới không phải là điều dễ dàng nên những người thường nhầm lẫn giữa 2 hiện tượng này. Bạn có thể kiểm tra xem mình có đang đau bụng dưới hay không dựa vào các triệu chứng điển hình dưới đây:

what if i still have lower abdominal pain long after car accident

– Xuất hiện các cơn đau phía dưới rốn hoặc xung quanh cơ quan sinh sản.

– Đau dữ dội theo từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài cảm giác bớt đau khi gập mình xuống.

– Có những biểu hiện kèm theo như: chóng mặt, buồn nôn, âm dạo tiết dịch mủ kèm theo máu, . ..

Bất Kỳ dấu hiệu nào cũng cho thấy sức khoẻ bạn đang vấn đề. Vì thế, không nên chủ quanhãy đến gặp bác sĩ nhanh chóng.

Đau bụng dưới khi hoạt động có nguy hiểm không?

Đau vùng bụng dưới đột ngột khi hoạt động có thể là dấu hiệu chấn thương. Cơn đau cũng sẽ xuất hiện trong vòng 12 – 48 giờ sau vận động, đây là tín hiệu cho biết cơ bụng dưới đang trải qua quá trình hồi phục.

Trong một vài trường hợp, triệu chứng có thể cảnh báo nhiều vấn đề sức khoẻ đáng quan tâm như: Ung thưxuất huyết tiêu hoá, loét dạ dày, . .. Tốt nhất, người bệnh nên chủ động khám sớm để  kết luận chuẩn xác.

Tham khảo thêm : Đau bụng kinh – Nguyên nhân, chẩn đoán và cách phòng ngừa

4) Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới hiệu quả

Đau bụng dưới và đau lưng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên đối với một vài trường hợp thì những giải pháp ngay tại nhà có thể đáp ứng được. Đặc biệt nếu cơn đau liên quan đến yếu tố tâm lý bạn cần được điều trị y tế ngay.

  • Nếu cơn đau chỉ âm ỉ mức độ vừa phải hay bạn cảm nhận được đau khi gần đến chu kỳ kinh bạn có thể cải thiện bằng một số biện pháp làm tại nhà như chườm ấm, massage, nghỉ ngơi, tắm nước ấm. Cụ thể như sau:
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Cơn đau có chiều hướng trở nên tồi tệ hơn khi bạn đi lại hay hoạt động quá nhiều. Lúc này bạn cần thời gian để nghỉ ngơi nhưng nên nhớ kê thêm gối bên dưới lưng để dễ chịu hơn và không nằm nệm quá dày sẽ làm đường cong sinh lý tác động.
  • Chườm ấm: Là giải pháp hiệu quả đáp ứng tốt trường hợp đau bụng dưới đau lưng. Chính nhiệt độ ở túi chườm sẽ tạo sự hưng phấn, lưu thông tuần hoàn máu và đem đến hiệu quả giảm đau tối ưu.
  • Massage: Ngoài chườm ấm thì massage cũng là giải pháp hiệu quả giúp các cơn đau bụng dưới và đau lưng giảm nhanh. Đồng thời giúp làm dãn hệ gân xươngthúc đẩy tuần hoàn máu lưu thông dễ dàng hơn. Bạn có thể xoa 2 lòng bàn tay với nhau đến khi ấm nóng thì xoa nhẹ vào chỗ đau theo chuyển động hình tròn là được.
Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới hiệu quả
Cách khắc phục tình trạng đau bụng dưới hiệu quả

Cách giảm triệu chứng đau bụng dưới và đau lưng: Khi mắc phải những triệu chứng đau bụng dưới, đau lưng, bạn nên thực hiện một vài cách dưới đây để giúp giảm triệu chứng.

  • Chườm đá: Dưới tác dụng của nhiệt lạnh, chườm đá sẽ giúp những cơn đau được cải thiện tức thì. Việc thực hiện cách chườm cũng không gây ra các phản ứng tiêu cực trên cơ thể người bệnh.
  • Tuy nhiên, cách chườm cũng mang tính hỗ trợ tạm thời. Không thể khắc phục triệt để nguyên nhân gây ra. Để thực hiện, bạn chỉ cần sử dụng đá viên bọc vào chiếc khăn mỏng và chườm nhẹ lên chỗ đau.
  • Thuốc giảm đau: Ngoài chườm đá, người bệnh cũng nên sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần đơn. Trong trường hợp khẩn cấp nên sử dụng: Paracetamol, Acetaminophen, Ibuprofen, . ..
  • Tuy nhiên không được lạm dụng quá liều những thuốc trên bởi sẽ gây hại đến tính mạng. Nếu triệu chứng không cải thiện sau một vài ngày, bạn cần đi thăm khám ngay.
  • Thay đổi tư thế nằm: Trong một vài trường hợp đau lưng bạn có thể cải thiện bằng cách đổi tư thế nằm. Thay vì nằm ngửa, người bệnh nên nằm úp nhằm giảm áp lực ảnh hưởng lên phần lưng dưới.
  • Bạn cũng có thể thực hiện mát – xa nhẹ nhàng để không làm tê các cơ bắp tại vùng giảm đau nhức.

5) Phương pháp điều trị đau bụng dưới 

Phương Pháp Chẩn Đoán & Điều Trị

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau bụng dưới

Nếu cơn đau bụng không phải là dấu hiệu của chứng khó tiêu và trở nên nghiêm trọng hơn hoặc không biến mất, nên tái khám để xác định nguyên nhân.

Phương pháp điều trị đau bụng dưới 
Phương pháp điều trị đau bụng dưới

Bác sĩ sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra thể chấtnói về từng triệu chứng một cách chi tiết. Họ cũng có thể yêu cầu xét nghiệm để xác định nguyên nhân gây đau bụng.

Bác sĩ sẽ tiến hành nội soi phụ khoa hoặc đại tràng nếu bệnh nhân bị đau bụng dưới.

Kiểm tra có thể bao gồm các xét nghiệm máu hoặc công thức máu toàn phần, bao gồm kiểm tra nhiễm trùng hoặc tan máu. Thử thai nên được tiến hành nếu bạn có nguy cơ mang thai hoặc nghi ngờ các nguyên nhân đau bụng dưới liên quan đến thai nghén.

Các xét nghiệm hình ảnh về đau bụng dưới nên bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT). Nếu đang khám thai, siêu âm là biện pháp chẩn đoán hình ảnh quan trọng giúp phát hiện tình trạng đau bụng không rõ nguyên nhân.

Điều trị theo nguyên nhân gây đau bụng dưới.

Với các trường hợp đau bụng dưới nghiêm trọng thức ăn bị kẹt hoặc khó tiêu, các cách sau sẽ giúp giảm đau:

  • Thuốc không kê đơn (OTC) bao gồm canxi cacbonat;
  • Điều chỉnh chế độ ăn bằng cách tránh những chất gây khó tiêu hoặc đầy hơi như
  • Probiotics;Thuốc bổ sung và thay thế (CAM) bằng châm cứu hoặc xoa bóp.

Nếu bị nhiễm trùng hoặc nấm gây đau bụng, hãy yêu cầu dùng thuốc theo toa. Những người bị hội chứng khó tiêu mãn tính cũng có thể yêu cầu thuốc theo toa. Nhiễm trùng đường tiết niệu nên được điều trị với thuốc kháng sinh.

Một số rối loạn tiêu hoá, ví dụ như viêm đại tràng hoặc hội chứng ruột kích thích, không có cách điều trị. Điều trị bằng cách phối hợp thay đổi lối sống và dùng thuốc theo toa để giảm các triệu chứng.

Điều trị cũng có thể phụ thuộc vào độ nặng của tình trạng này. Những người bị viêm loét đại tràng mức độ trung bình đến nghiêm trọng cần phải dùng thuốc theo toa bao gồm:

Điều trị theo nguyên nhân gây đau bụng dưới.
Điều trị theo nguyên nhân gây đau bụng dưới.
  • Corticosteroid;
  • Aminosalicylat;Thuốc sinh học;
  • Thuốc ức chế thần kinh;
  • Thuốc ức chế Janus kinase (JAK).

Một số nguyên nhân gây đau bụng dưới cần phải phẫu thuật. Ví dụ, những người bị viêm loét đại tràng mãn tính cần phải phẫu thuật để ngăn ngừa những biến chứng của . Sự sống còn của phẫu thuật được xác định theo mỗi tình huống cụ thể.

Viêm ruột thừa được xem là một tình trạng cấp cứu cần phải phẫu thuật càng sớm càng tốt. Nếu không phẫu thuật, ruột thừa sẽ vỡ ra có thể gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng đe doạ tính mạng.

 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

 

CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?

Rate this post

Comments are closed.