Thư viện chuyên khoa

Bệnh cảm cúm là gì? Có nguy hiểm không?

Cảm cúm hay cúm mùa là bệnh thường gặp có thể phòng ngừa và thường bị nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường. Tuy nhiên, diễn biến của cảm cúm rất khó lường, thậm chí dẫn tới biến chứng gây tử vong.

I. Bệnh cảm cúm là gì? 

Cúm là một bệnh nhiễm virus, thường ảnh hưởng đến hệ hô hấp , bao gồm mũi, họng và phổi. Đối Với hầu hết trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, đôi khi bệnh cúm có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng và thậm chí có thể gây tử vong.

Nhiều người thường nhầm lẫn cảm cúm với cảm lạnh bởi vì hai tình trạng này đều do virus gây ra. Tuy nhiên, nó cũng có nhiều đặc điểm khác nhau.

II. Những dấu hiệu và triệu chứng bị cảm cúm 

Những dấu hiệu cảm cúm có thể nhẹ hoặc nặng và đôi khi nó có thể gây tử vong. Bệnh có thể xuất hiện đột ngột và có các triệu chứng sau:

  1. Sốt: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của cảm cúm. Cơ thể bạn sẽ sản xuất nhiều nhiệt độ hơn để tiêu diệt virus, làm cho nhiệt độ cơ thể của bạn cao hơn bình thường.
  2. Đau đầu: Một số người có thể bị đau đầu do cảm cúm. Đau đầu có thể là do độc tố do virus gây ra.
  3. Đau họng: Cảm cúm có thể gây ra đau họng hoặc khó khăn trong việc nuốt thức ăn và nước uống.
  4. Sổ mũi và ho: Cảm cúm có thể gây ra sổ mũi và ho. Sổ mũi có thể làm bạn cảm thấy khó chịu và cảm thấy mệt mỏi.
  5. Mệt mỏi: Cảm cúm có thể làm cho cơ thể bạn mệt mỏi và yếu đi.
  6. Đau cơ và khớp: Một số người có thể cảm thấy đau cơ và khớp khi bị cảm cúm.

Triệu chứng của cảm cúm bao gồm mệt mỏi,ho,đau đầu,...

Một số người có thể nôn mửa và tiêu chảy, mặc dù các triệu chứng bị cảm cúm này thường xuất hiện ở trẻ em hơn người lớn.

2.1. Dấu hiệu của bệnh ở con trẻ

Tuy nhiên, nếu có các dấu hiệu cảm cúm sau đây thì bạn hoặc con bạn nên đến gặp bác sĩ:

  •  Triệu chứng cảm cúm ở trẻ em
  •  Thở nhanh hoặc khó thở
  •  Môi hoặc mặt xanh
  •  Thở gắng sức
  •  Đau ngực
  •  Đau cơ nghiêm trọng (trẻ không chịu đi lại)
  •  Mất nước (không đi tiểu trong 8 giờ, khô miệng, không chảy nước mắt khi khóc)
  •  Không có phản ứng hoặc tương tác khi thức dậy
  •  Co giật
  •  Sốt trên 40 °C
  •  Trẻ dưới 12 tuần và sốt (dù nhẹ hay nặng)
  •  Sốt hoặc ho tái phát hoặc xấu đi
  •  Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên nghiêm trọng hơn

2.2. Dấu hiệu bệnh cảm cúm ở người cao tuổi

  •  Khó thở hoặc thở khò khè
  •  Đau hoặc căng tức ở ngực hoặc bụng
  •  Chóng mặt dai dẳng, nhầm lẫn, không có khả năng tỉnh táo
  •  Co giật
  •  Không đi tiểu
  •  Đau cơ nghiêm trọng
  •  Suy nhược
  •  Sốt hoặc ho tái phát hoặc xấu đi
  •  Tình trạng bệnh lý mãn tính trở nên tồi tệ hơn

Ở người cao tuổi,cảm cúm có thể gây chóng mặt

2.3. Những nguyên nhân gây nên bệnh cảm cúm

Nguyên nhân gây bệnh cảm cúm là do virus. Virus cúm thường lây lan thông qua dịch tiết của người bệnh khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Bạn có thể hít phải virus trực tiếp hoặc chạm phải đồ vật nhiễm virus, như điện thoại hoặc bàn phím máy tính, rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Những người bị nhiễm virus có khả năng lây truyền từ trước khi các triệu chứng cảm cúm xuất hiện cho đến khoảng năm ngày sau đó. Trẻ em và những người có miễn dịch kém có thể truyền nhiễm trong một thời gian dài hơn bình thường.

Virus cúm liên tục thay đổi , với các chủng mới xuất hiện thường xuyên. Trước đây bạn bị cúm, cơ thể đã tạo ra kháng thể để chống lại loại virus đặc biệt đó. Nếu các virus cúm trong tương lai giống với chủng mà bạn gặp phải trước đây, các kháng thể đó có thể ngăn ngừa nhiễm trùng hoặc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Tuy nhiên, các kháng thể không thể bảo vệ bạn khỏi các chủng cúm mới. Do đó, bạn vẫn có thể mắc bệnh cúm trong tương lai.

Các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm hoặc các biến chứng của bệnh bao gồm:

  • Tuổi tác. Cúm theo mùa có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em dưới 12 tháng tuổi và người lớn từ 65 tuổi trở lên.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu. Điều trị ung thư, thuốc chống thải ghép, sử dụng lâu dài steroid, ghép tạng, ung thư máu hoặc HIV/AIDS có thể làm suy giảm khả năng hệ miễn dịch của bạn. Điều này có thể giúp bạn dễ mắc bệnh cúm hơn và cũng sẽ làm tăng nguy cơ phát triển các biến chứng.
  • Bệnh mãn tính. Một số bệnh mãn tính, bao gồm các bệnh về phổi như hen suyễn, tiểu đường, bệnh tim, bệnh thần kinh hoặc rối loạn phát triển thần kinh, bất thường ở đường thở, bệnh thận, gan hoặc máu cũng có thể làm tăng nguy cơ biến chứng cúm.
  • Sử dụng aspirin cho trẻ dưới 19 tuổi. Những trẻ dưới 19 tuổi và đang điều trị bằng aspirin trong thời gian lâu dài có nguy cơ mắc hội chứng Reye nếu bị nhiễm cúm.
  • Mang thai. Phụ nữ mang thai có nhiều khả năng mắc các biến chứng cúm, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Phụ nữ hai tuần sau đẻ cũng có nhiều khả năng bị biến chứng liên quan đến cúm.
  • Béo phì. Những người có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 40 trở lên cũng có nguy cơ mắc biến chứng cúm.

Phụ nữ mang thai có nhiều nguy cơ bị mắc bệnh cảm cúm

III. Bệnh cảm cúm có nguy hiểm không? 

 Đối Với bệnh cảm cúm ở người lớn, tình trạng này thường không trầm trọng. Mặc dù bạn có thể cảm thấy khó chịu trong khi bị bệnh, tuy nhiên cúm sẽ khỏi sau một hoặc hai tuần mà không có tác dụng lâu dài. Nhưng trẻ em và người lớn tuổi có nguy cơ cao có thể bị biến chứng như: 

  •  Viêm phổi 
  •  Viêm phế quản 
  •  Hen suyễn bùng phát 
  •  Vấn Đề tim mạch 
  •  Nhiễm trùng hô hấp 
  •  Viêm phổi là biến chứng nghiêm trọng nhất. Đối với người cao tuổi và những người mắc bệnh mãn tính, viêm phổi có thể gây tử vong. 

IV. Chẩn đoán và Điều trị 

 Những kỹ thuật y tế giúp chẩn đoán bệnh cảm cúm 

 Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra thể chất, tìm kiếm các dấu hiệu và triệu chứng cảm cúm và có thể yêu cầu xét nghiệm để phát hiện virus cúm. 

 Trong thời gian khi cúm lan rộng, bạn có thể không cần xét nghiệm. Bác sĩ có thể chẩn đoán dựa trên các dấu hiệu và triệu chứng của bạn. 

 Bác sĩ có thể sử dụng nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán cúm. Xét nghiệm phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đang trở nên phổ biến hơn bao giờ hết ở nhiều bệnh viện và phòng thí nghiệm. Xét nghiệm PCR nhạy hơn các xét nghiệm khác và có thể xác định được chủng virus cúm. 

V. Những phương pháp điều trị cảm cúm hiệu quả 

5.1. Những phương pháp thường được sử dụng

 Cảm cúm uống thuốc gì? Đây là điều nhiều người thường băn khoăn. Thực tế, các thuốc trị cảm cúm không kê đơn chỉ làm giảm triệu chứng chứ không chữa khỏi bệnh. Các thuốc này bao gồm:

  • Thuốc thông mũi (Decongestants) . Thuốc thông mũi sẽ làm tan chất nhầy trong xoang. Do đó, bạn sẽ dễ xì mũi hơn. Thuốc thông mũi có nhiều dạng, bao gồm dạng hít hoặc dạng viên. 
  •  Thuốc giảm ho. Ho, chủ yếu là vào ban đêm, là một triệu chứng cúm phổ biến. Thuốc ho không kê đơn có thể làm giảm hoặc ức chế phản xạ ho. Thuốc ho hoặc viên ngậm có thể làm dịu cơn đau họng và ức chế ho. 
  •  Thuốc làm long đờm. Loại thuốc này có thể giúp bạn ho ra đờm nếu có nhiều chất nhầy tắc nghẽn trong ngực. 
  •  Thuốc kháng histamine. Loại thuốc này thường giúp trị nghẹt và chảy mũi. Tuy nhiên loại thuốc này có thể khiến bạn cực kỳ buồn ngủ. 
  •  Các thuốc trị cảm cúm trên thường có chứa nhiều hoạt chất giống nhau. Do đó, bạn không nên tuỳ tiện dùng hoặc dùng với liều gấp đôi vì có thể dẫn đến quá liều và các biến chứng khác. Tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng. 

5.2. Các cách điều trị cảm cúm khác 

Bệnh cảm cúm có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Trong thời gian chờ khỏi bệnh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau để giảm triệu chứng cúm: 

  •  Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc 
  •  Giữ ấm cơ thể 
  •  Sử dụng paracetamol và ibuprofen để hạ sốt và điều trị đau nhức 
  •  Uống nhiều nước để tránh mất nước. 
  •  Ăn thực phẩm lỏng và dễ tiêu hoá như cháo, súp, . .. 
  •  Ở phòng thoáng khí, mặc quần áo thoáng mát, có thể trùm quanh người với một lớp chăn mỏng và xông với một số loại thảo mộc. 
  •  Cân nhắc việc bổ sung các loại vitamin, đặc biệt là vitamin D nhằm tăng sức đề kháng. 

nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc có thể giúp điều trị cảm cúm tốt nhất

VI. Phòng ngừa bệnh cúm 

 Nhằm chủ động phòng cúm, người dân nên thực hiện các biện pháp: 

  •  Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối loãng. 
  •  Luôn giữ ấm cơ thể , xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao nâng cao thể trạng. 
  •  Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết. 
  •  Người dân không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng virus (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của bác sĩ. 
  •  Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra, xử lý kịp thời 
  •  Tiêm vắc xin cúm mùa giúp tăng miễn dịch phòng chống cúm. 

 Đặc biệt, cúm là bệnh do virus gây ra và có thể phòng ngừa hiệu quả bằng việc tiêm vắc xin. Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Canada đã chỉ ra rằng tiêm phòng vaccine cúm có thể giảm tới 50% nguy cơ đột quỵ, đau tim và tử vong do các bệnh lý liên quan tới tim mạch. 

 Tại Việt Nam, vắc xin cúm mùa được chỉ định tiêm phòng ở trẻ em từ 6 tháng tuổi và người lớn. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) , tất cả các loại vacxin cúm đã được khẳng định có thể giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh và chết vì cúm. Tuy nhiên, hiệu lực bảo vệ của vắc xin cúm thường kéo dài trong khoảng 1 năm, và virus cúm thường có tính đột biến cũng như thay đổi cấu trúc kháng nguyên theo chu kỳ năm, do đó trẻ em, người lớn rất cần được tiêm vắc xin cúm lặp lại hằng năm. 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?

Xem thêm >> Mất ngủ là bệnh gì? Cách điều trị mất ngủ

Rate this post

Comments are closed.