Bệnh mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mất ngủ nhiều trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày.
Mục Lục
- 1 1) Mất ngủ là bệnh gì?
- 2 2) Các dấu hiệu của bệnh mất ngủ
- 3 3) Mất ngủ cảnh báo bệnh gì?
- 4 3.1) Trầm cảm
- 5 3.2) Viêm mũi dị ứng
- 6 3.3) Viêm khớp dạng thấp
- 7 3.4) Bệnh tuyến giáp
- 8 3.5) Trào ngược dạ dày
- 9 3.6) Nội tiết tố thay đổi
- 10 4.Tác hại của bệnh mất ngủ
- 11 5. Điều trị bệnh mất ngủ chữa bệnh mất ngủ như sau:
- 12 BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
- 13 CHI NHÁNH HÀ NỘI
- 14 CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
- 15 CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
- 16 CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
- 17 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
- 18 CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
- 19 CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
- 20 GIỜ HOẠT ĐỘNG:
- 21 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
1) Mất ngủ là bệnh gì?
- Giấc ngủ đóng vai trò vô cùng lớn với sức khoẻ vì giấc ngủ giúp cơ thể bạn nghỉ ngơi và hồi phục năng lượng.
- Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 – 8 giờ mỗi đêm, thậm chí còn dao động từ 4 – 11 giờ. Một giấc ngủ có chất lượng là phải đáp ứng những nhu cầu cơ bản như: đủ giờ, đủ sâu và quan trọng là cảm thấy khoẻ khoắn, tỉnh táo khi thức dậy. .. Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ trung bình của con người giảm dần theo tuổi tác. .
- Mất ngủ có nhiều dạng bao gồm: Khó ngủ, ngủ không ngon, tỉnh dậy nhiều lần trong khi ngủ.
2) Các dấu hiệu của bệnh mất ngủ
- Mất ngủ thông thường có những triệu chứng như:
- Khó ngủ.
- Khó duy trì giấc ngủ.
- Thức dậy sớm.
- Không thấy tỉnh táo hay thấy mệt sau khi tỉnh dậy.
- Tỉnh giấc nhiều lần khi ngủ và khó ngủ lại.
3) Mất ngủ cảnh báo bệnh gì?
Thường xuyên mất ngủ hiện tượng lặp đi lặp lại tình trạng khó đi vào giấc ngủ, ngủ không tròn giấc, giấc ngủ chập chờn hoặc dễ tỉnh ngủ và không thể nào ngủ trở lại được. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó, thường xuyên mất ngủ chính là dấu hiệu cảnh báo những bệnh lý như:
3.1) Trầm cảm
Trầm cảm làm cho người bệnh không có thói quen về giờ giấc ăn uống, năng lượng suy giảm, trí nhớ kém, dễ căng thẳng, khó tập trung, . .. Theo thời gian, nó khiến cho người bệnh bị mất ngủ thường xuyên và nếu không được chữa trị thì tình trạng mất ngủ càng ngày càng trở nên nghiêm trọng.
3.2) Viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng có thể là một trong những lý do bạn nên suy nghĩ khi băn khoăn thường xuyên mất ngủ cảnh báo bệnh gì. Trong không khí vốn có quá nhiều chất có thể gây dị ứng nên dễ dàng gây viêm mũi và kích hoạt sản sinh ra chất gây tắc mũi. Những người bị viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc với các chất đó thì dễ bị mất ngủ vào ban đêm.
Ngoài ra, do nghẹt mũi gây cản trở tuần hoàn không khí nên bệnh nhân cũng dễ xuất hiện các cơn ngừng thở khi ngủ, khiến bệnh nhân phải thay đổi tư thế hay giật mình thức dậy để điều chỉnh nhịp thở.
3.3) Viêm khớp dạng thấp
Thường Xuyên mất ngủ cũng là tình trạng dễ xảy ra với nhiều người bị viêm khớp dạng thấp. Đây là bệnh lý diễn ra khi hệ miễn dịch tự chống lại chính mình và tấn công luôn các khớp khoẻ mạnh, thậm chí nó còn làm cho sụn và xương không thể hồi phục. Các triệu chứng đau nhức do bệnh gây ra làm cho cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi , thèm ngủ, ăn không ngon miệng, thiếu năng lượng, . ..
Giấc ngủ và viêm khớp tác động lẫn nhau tạo ra một vòng luẩn quẩn không dứt. Viêm khớp dạng thấp gây đau đớn và lo âu khiến người bệnh thường xuyên mất ngủ. Do thiếu ngủ nên những triệu chứng viêm khớp cũng tăng theo. Cứ như vậy, người bệnh gặp phải khá nhiều vấn đề với giấc ngủ trong suốt một thời gian dài.
3.4) Bệnh tuyến giáp
Sự hoạt động quá mức của tuyến giáp khiến cho các chức năng trao đổi chất khác của cơ thể phải tăng tốc, người bệnh thường cảm thấy tràn đầy năng lượng và bồn chồn từ đó ảnh hưởng đến khả năng thư giãn và chìm vào giấc ngủ.
3.5) Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày cũng là nguyên nhân nên đặt lên hàng đầu khi băn khoăn thường xuyên mất ngủ cảnh báo bệnh gì. Trào ngược dạ dày có thể gặp ở hầu hết các lứa tuổi , ngay cả trẻ em, tình trạng mắc bệnh ngày càng tăng do cuộc sống căng thẳng. Khi mắc bệnh lý này người bệnh sẽ có triệu chứng ợ nóng, nằm xuống bị nghẹt thở và ho, đau họng , hôi miệng, . .. Tất cả các triệu chứng trên trở thành nguyên nhân khiến người bệnh bị mất ngủ thường xuyên.
3.6) Nội tiết tố thay đổi
Sau 50 tuổi, phụ nữ sẽ bước vào giai đoạn mãn kinh. Đây cũng là lúc cơ thể phụ nữ có sự thay đổi nội tiết tố và nó thành nguyên nhân khiến họ thường xuyên mất ngủ. Tuy nhiên, tình trạng mất ngủ không phải là bệnh lý quá đáng lo ngại.
4.Tác hại của bệnh mất ngủ
Tình trạng thường xuyên mất ngủ nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ luỵ nghiêm trọng cho tinh thần và sức khoẻ người bệnh, điển hình gồm:
– Khó tập trung và mệt mỏi nên: do mất ngủ trong thời gian dài mà người bệnh thường dễ rơi vào trạng thái lờ đờ, uể oải, thiếu sức sống, . .. từ đó sinh ra khó tập trung và mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và học tập.
– Nguy cơ bị đột quỵ và teo não: những người thường xuyên mất ngủ với mức độ trầm trọng rất dễ đứng trước nguy cơ teo não. Đặc biệt, nếu mỗi đêm ngủ dưới 5 tiếng có thể có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 8 lần người bình thường.
– Dễ bị béo phì: não khi thường xuyên mất ngủ sẽ giảm hoạt động nên cơ thể nhanh có cảm giác đói và thèm ăn, từ đó sinh ra thói quen ăn vặt hàng đêm, đặc biệt nếu ăn đồ giàu chất béo thì càng dễ bị béo phì.
– Lão hoá da: vì hay mất ngủ mà cơ thể tiết thêm hormone cortisol làm phá vỡ cấu trúc collagen của da. Hậu quả của nó là da sạm nám, khô, chảy xệ, nổi mụn, . ..
– Vấn đề về tim mạch: với những người thường xuyên mất ngủ thì hệ thần kinh của họ luôn trong trạng thái căng thẳng từ đó gây áp lực lên tim mạch và hậu quả là huyết áp dễ bị tăng cao.
– Rối loạn tâm lý và trạng thái cảm xúc: Những người thường xuyên mất ngủ trong thời gian dài rất hay có suy nghĩ tiêu cực và cảm thấy cô đơn và dần dần sẽ bị suy nhược thần kinh, sợ giao tiếp. Nguyên nhân của tình trạng đó là vì họ bị rối loạn tâm lý và cảm xúc.
– Sinh lý suy giảm :Nếu mất ngủ trong thời gian kéo dài rất dễ bị suy giảm nồng độ testosterone và từ đó làm giảm ham muốn “yêu”. Những người bị như vậy dễ bị di tinh, mộng tinh.
– Dễ bị tai nạn: Do mất ngủ mà trong quá trình sử dụng phương tiện giao thông, máy móc có công suất lớn dễ gặp tai nạn lao động, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng của mình.
5. Điều trị bệnh mất ngủ chữa bệnh mất ngủ như sau:
- Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Cần tìm hiểu nguyên nhân gây mất ngủ là gì, ví dụ như sử dụng cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều thực phẩm cay nóng, ăn quá no vào buổi tối trước khi đi ngủ, thay đổi múi giờ quá lớn, căng thẳng trong công việc. .. Sau khi tìm được nguyên nhân, người bệnh có thể tự động điều chỉnh mà không cần dùng thuốc.
- Chuẩn bị giấc ngủ: Tạo tâm trạng thư thái, thoải mái trước khi ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn, mền, trải giường sạch sẽ v.v. ..
- Điều trị bằng thuốc: Một số loại thuốc được sử dụng để chữa bệnh mất ngủ bao gồm các loại thuộc nhóm benzodiazepin. Tuy nhiên, khi sử dụng phải có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Một Số loại thuốc tuy không thuộc nhóm benzodiazepin nhưng là thuốc mới nên người bệnh có thể tự mua mà không cần kê đơn (Melatonin, Ramelteon) .
- Một số thuốc chống trầm cảm và chống lo âu cũng được sử dụng cho những bệnh nhân bị mất ngủ có biểu hiện của bệnh trầm cảm.. Ngoài ra, một số loại thảo dược đông y cũng có tác dụng cải thiện giấc ngủ như tim sen, lá vông.
- Điều trị bằng các liệu pháp tâm lý: Hãy để giấc ngủ đến một cách tự nhiên. Tạm gác tất cả những ý nghĩ, lo âu về cuộc sống trước khi đi ngủ. Nếu không ngủ được sau khoảng 10 – 15 phút bạn nên tập luyện một số động tác nhẹ nhàng, thư giãn , tắm nước ấm, nghe nhạc nhẹ, . .. sẽ giúp hạn chế triệu chứng của bệnh mất ngủ.
Pingback: Ngủ không sâu giấc là do đâu ? - Be Dental
Pingback: Ngủ ngáy cánh báo điều gì - Nguyên nhân và cách điều trị
Pingback: Cảm cúm là gì ? Nguyên nhân,cách phòng ngừa và cách điều trị