Thư viện chuyên khoa

Các Loại Cầu Răng: Kinh Nghiệm Chọn Và Phân Biệt 5 Loại Cầu Răng Phổ Biến Hiện Nay

Các Loại Cầu Răng: Kinh Nghiệm Chọn Và Phân Biệt 5 Loại Cầu Răng Phổ Biến Hiện Nay. Có rất nhiều nguyên nhân đã khiến cho bộ hàm của chúng ta bị mất đi một hoặc vài chiếc răng. Nếu không có phương pháp can thiệp vào vị trí răng mất đi, sức khỏe răng miệng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Một trong những phương pháp phục hình thẩm mỹ khi mất răng được nhiều người dùng lựa chọn đó là làm cầu răng sứ. Nhằm đáp ứng nhu cầu mỗi khách hàng, hiện nay có rất nhiều loại từ chất liệu khác nhau để khách hàng chọn lựa. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu cụ thể về các loại cầu răng sứ cũng như kinh nghiệm chọn loại nào sao cho phù hợp nhất, mời bạn cùng tham khảo.

Tìm hiểu về cầu răng là gì? Cầu răng bền không?

Trước khi tìm hiểu về các loại cầu răng thì bạn cần phải biết rõ cầu răng sứ là gì. Cầu răng sứ là kỹ thuật trồng lại răng đã mất bằng các nhịp cầu từ 2, 3, 4 răng gắn liền với nhau. Trong đó, 1 hoặc 2 bên răng đã mất sẽ được sử dụng để làm trụ đỡ cho cầu răng.

Theo nghiên cứu cổ, kỹ thuật bắc cầu răng giả đã được tổ tiên biết tới từ trước Công Nguyên. Lúc đó, người Ai Cập đã sử dụng những vật liệu thô sơ để chế tạo ra răng giả. Sau đó sử dụng dây vàng, dây bạc để xâu lại với nhau. Tới thời điểm hiện tại, làm cầu răng vẫn được xem là giải pháp phục hình răng đã mất vô cùng hiệu quả và nhiều khách hàng vẫn tin tưởng chọn cầu răng sứ lấp đầy khoảng trống khi mất răng.

Vì cầu răng được cố định trên hàm nên khi lắp, bạn có thể thoải mái vệ sinh răng miệng và nhai đồ ăn như răng thật. Tuy nhiên, độ bền của cầu răng còn phụ thuộc vào các loại cầu răng lẫn chế độ vệ sinh, chăm sóc răng miệng của mỗi người. Thường với cầu răng sứ, độ bền sẽ lên tới 7 – 10 năm.

Cầu răng là phương pháp phục hình thẩm mỹ mất răng đã mất bằng các nhịp cầu từ 2, 3, 4 răng gắn liền với nhau
Cầu răng bền không? Cầu răng được làm từ vật liệu nào? 5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay

5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay

Dù thuộc loại nào thì chức năng chính của các loại cầu răng vẫn sẽ là phục hình thẩm mỹ cho một hoặc nhiều răng bị mất đi. Cách thực hiện đó là tạo nhịp cầu nối giữa hai răng bên cạnh khu vực thiếu răng. Để làm được điều này, bác sĩ nha khoa sẽ phải tiến hành mài men răng thật để làm trụ, sau đó mới chụp mão răng nối lên trên. So với phương pháp sử dụng cầu răng tháo lắp thì dùng cầu răng sứ sẽ mang lại nhiều ưu điểm hơn.

Với mỗi tình trạng răng miệng của từng khách hàng, chọn loại cầu răng cũng sẽ có sự khác biệt như cầu răng truyền thống, cầu răng ngắt lực, cầu răng nhảy,…Dưới đây là cách phân biệt 5 loại cầu răng đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay.

Cầu răng truyền thống

Có thể nói, cầu răng truyền thống là loại cầu răng được sử dụng rộng rãi, phổ biến nhất hiện nay. Mặc dù trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại cầu răng sứ khác nhau nhưng kiểu cầu răng truyền thống vẫn luôn là sự lựa chọn ưu tiên hàng đầu.

Cầu răng truyền thống là loại cầu răng được sử dụng nhằm thay thế răng bị mất đi. Khi thực hiện, chỉ cần 2 răng trụ bên cạnh vị trí mất răng đảm bảo sức khỏe thì bạn đã có thể phục hình thẩm mỹ do mất răng ngay. Ưu điểm của cầu răng truyền thống đó là nhỏ, nhẹ và mang tới sự thoải mái khi nhai thức ăn. Bên cạnh đó, bạn chỉ cần tuân thủ các lời khuyên của bác sĩ là có thể chăm sóc răng miệng cẩn thận, đảm bảo tuổi thọ của cầu răng tốt nhất, lâu bền nhất.

Tuy nhiên, cầu răng truyền thống lại không phù hợp trong các trường hợp mất răng số 7. Bởi vì răng số 8 (còn gọi là răng khôn) hoàn toàn không đảm bảo điều kiện tiêu chuẩn để làm trụ nâng đỡ. Ngoài ra, nhược điểm của loại cầu răng truyền thống đó là phải tiến hành mài men răng thật của răng trụ để tạo cùi bọc mão sứ. Điều này có thể ảnh hưởng đến chiếc răng thật sau này và đòi hỏi một quá trình vệ sinh kỹ lưỡng, tránh viêm nhiễm do thức ăn giắt vào cầu răng.

Nhìn chung, cầu răng truyền thống vẫn là một trong các loại cầu răng tốt vì mang lại tuổi thọ cao, chi phí lại phải chăng.

Cầu răng với, đèo

Loại cầu răng với, đèo có những đặc điểm hoàn toàn khác biệt so với những loại cầu răng khác. Hiện nay, mức độ phổ biến của loại cầu răng này cũng chưa cao nên không phải ai cũng biết về loại cầu răng này.

Khác với cầu răng truyền thống, cầu răng với/đèo chỉ cần sử dụng một răng trụ để làm nhịp cầu. Vì thế, loại cầu răng này thường được khuyến khích sử dụng để phục hình cho răng cửa.

Trái lại, với vị trí răng hàm bị mất thì cầu răng với/đèo sẽ không phải là phương án hoàn hảo. Bởi vì răng hàm đòi hỏi lực cắn, lực nhai rất nhiều nên cầu răng hàm sẽ có sự lựa chọn khác tốt hơn.

Để thực hiện cầu răng với/đèo, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín bởi vì chỉ đội ngũ bác sĩ giỏi mới có thể hỗ trợ bạn điều chỉnh lực nhai sao cho cân bằng, tránh chênh lệch và làm ảnh hưởng đến tuổi thọ của răng.

Nhìn chung, cầu răng với/đèo chính là sự lựa chọn tối ưu nhất dành riêng cho những khách hàng muốn phục hình răng bị mất mà cần tiết kiệm chi phí lẫn thời gian và tiền bạc.

Cầu răng cánh dán

Cầu răng cánh dán (cầu răng dán hoặc cầu răng nối nhựa) là một trong những loại cầu răng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng sử dụng cùng những đánh giá tích cực. Ra đời muộn hơn và không ngừng cải tiến, cầu răng cánh dán đã mang tới cho người dùng vô vàn sự tiện ích.

Về ưu điểm, cầu răng cánh dán có thể bảo tồn răng thật mà các loại cầu răng trước đó không làm được. Với thành phần được thiết kế từ nhựa, tương đồng như chất liệu từ kẹo cao su bọc ngoài khung kim loại nên cầu răng này mang lại sự thoải mái khi sử dụng.

Khi thực hiện, cánh dán bằng kim loại ở 2 bên răng giả sẽ được cố định vào trụ răng bằng xi măng nha khoa – loại xi măng đảm bảo an toàn sức khỏe tuyệt đối. Kỹ thuật này cũng khá đơn giản, bác sĩ chỉ cần điều chỉnh một chút phần đường viền của trụ răng sao cho chuẩn rồi tiến hành các bước tiếp theo là được.

Cầu răng cánh dán được chỉ định phục hình thẩm mỹ cho những trường hợp mất răng phía trước. Bên cạnh đó, điều kiện thực hiện đó là phải có trụ răng khỏe mạnh, chắc chắn. Lưu ý, với trường hợp khớp cắn sâu hay khớp cắn chéo, cầu răng cánh dán sẽ không phải là sự lựa chọn tốt nhất.

Nhược điểm của cầu răng cánh dán đó là phần kim loại trong nó thường bị xuống màu và khiến răng trụ có thể sẽ bị tối màu. Nhưng bù lại, cầu răng cánh dán lại mang đến hiệu quả cao lẫn khả năng tiết kiệm chi phí.

Cầu răng Composite

Trong những năm gần đây, cầu răng composite nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dùng. Được biết, cầu răng composite còn được gọi là phương án cầu răng dùng sợi gia cố ribbon hoặc liên kết bằng composite.

Về đặc điểm, cầu răng composite chính là phương án phục hình thẩm mỹ khi mất một hoặc hai chiếc răng. Ví dụ như làm cầu răng số 6, 7. Về chi phí thực hiện cũng rất hợp lý, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

Với cầu răng composite, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện bằng cách nối cầu răng lại với nhau bằng composite. Chất liệu này sẽ được đặt trực tiếp vào khoảng trống răng bị mất. Tuy nhiên, để mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao thì bác sĩ thực hiện cần phải có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm và cần thiết có cả sự kiên nhẫn. Bởi vì để tạo mối liên kết chặt chẽ, các chất liệu để chế tạo mối liên kết răng cần cực kỳ cẩn thận.

Nhìn chung, cầu răng composite chỉ là phương án mang tính tạm thời cho những người mắc bệnh nha chu cần phải nhổ răng tận gốc. Có thể nói, trong các loại cầu răng thì cầu răng composite không được đánh giá cao, thậm chí là thấp nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp thì cầu răng composite vẫn là sự lựa chọn tốt nhất để tránh tốn kém chi phí.

Cầu răng được hỗ trợ với trụ Implant

Nếu nhắc tới loại cầu răng hiện đại nhất hiện nay thì đó chính là cầu răng được hỗ trợ bằng implant. Nếu như bạn có đủ điều kiện kinh tế thì đừng ngần ngại mà bỏ qua loại cầu răng này nhé.

Khắc phục được những nhược điểm của các loại cầu răng trước đó, cầu răng implant không tổn hại hay ảnh hưởng đến răng thật bên cạnh. Bạn cũng chẳng phải lo lắng khi phải trải qua quá trình mài cuống răng, thân răng rồi bọc mão, thiết kế cấu trúc,…

Ưu điểm lớn nhất của loại cầu răng hỗ trợ implant đó là tạo ra những khoảng cách thích hợp giữa các răng. Nhờ vậy mà bạn có thể vệ sinh răng miệng cực kỳ dễ dàng, thuận lợi. Bên cạnh đó, khả năng tương thích của cầu răng implant vô cùng tốt. Đó cũng là lý do mà cầu răng này có tuổi thọ cao nhất trong các loại cầu răng.

Tuy nhiên, bạn không nên đặt quá nhiều răng implant liền kề bởi điều này có thể mang tới một vài biến chứng xấu, đã bao gồm cả trường hợp implant thất bại và bị cơ thể đào thải. Sự ra đời của cầu răng được hỗ trợ implant đã giúp loại bỏ những mối nguy hại khi trồng quá nhiều răng implant liền kề.

Không chỉ có tuổi thọ cao, cầu răng hỗ trợ bằng implant còn đảm bảo tính thẩm mỹ cao. Quy trình thực hiện đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao nên bạn hãy tránh tìm đến cơ sở nha khoa kém uy tín nhé. Bác sĩ sẽ tư vấn, giải đáp về cầu răng implant dài bao nhiêu và cách chăm sóc thế nào.

Có nhiều loại cầu răng để bạn chọn như: cầu răng truyền thống, cầu răng nhảy, cầu răng với/đèo, cầu răng cánh dán, cầu răng composite
Cầu răng bền không? Cầu răng được làm từ vật liệu nào? 5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay

Cầu răng được làm từ vật liệu nào?

Để có thể làm cầu răng, chất liệu chế tác cũng phải đảm bảo cả ba tiêu chí thẩm mỹ, độ bền lẫn an toàn sức khỏe. Một số vật liệu được sử dụng trong quá trình làm cầu răng bao gồm:

  • Cầu răng sứ kim loại: có thể làm từ vàng, niken, crom, cầu răng sứ titan,…
  • Cầu răng sứ hợp nhất với kim loại.
  • Cầu răng sợi thủy tinh.
Các loại cầu răng có thể được làm từ kim loại, sợi thủy tinh,...
Cầu răng bền không? Cầu răng được làm từ vật liệu nào? 5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay

Kinh nghiệm chọn các loại cầu răng phù hợp nhất

Có rất nhiều loại cầu răng khác nhau để bạn chọn lựa nhằm phục hình thẩm mỹ cho vị trí răng mất đi. Tuy nhiên, việc chọn một trong các loại cầu răng để xác định loại nào là phù hợp nhất sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau:

  • Về ngân sách, tài chính: Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí thì có thể tham khảo cầu răng truyền thống, cầu răng với/đèo,… Nếu bạn dư giả và muốn cầu răng tốt nhất thì hãy chọn cầu răng hỗ trợ bằng implant.
  • Về sức khỏe răng miệng: Nếu cần điều trị nha chu phải nhổ răng thì cầu răng composite là sự lựa chọn tốt nhất. Còn nếu bạn không muốn ảnh hưởng đến các răng thật xung quanh, hoặc ảnh hưởng ít thì hãy chọn cầu răng cánh dán.
  • Với vị trí răng: nếu vị trí mất răng của bạn là răng cửa thì hãy chọn cầu răng với/đèo. Ngoài ra, mất răng phía trước cũng có thể chọn cầu răng cánh dán để làm cầu răng cửa.

Để được tư vấn chọn cầu răng nào tốt nhất, bạn nên liên hệ tới những cơ sở nha khoa uy tín. Bác sĩ sẽ dựa trên tình trạng răng miệng hiện tại, nhu cầu lẫn tài chính để đưa ra phương án chọn cầu răng phù hợp.

Bạn nên dựa vào tài chính, nhu cầu lẫn tình trạng răng hiện tại để chọn ra loại cầu răng phù hợp
Cầu răng bền không? Cầu răng được làm từ vật liệu nào? 5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay

Lắp cầu răng uy tín, giá hợp lý tại BeDental

Sử dụng cầu răng tháo lắp hoặc các loại cầu răng như thế nào để đảm bảo phù hợp sẽ được tư vấn dựa trên tình trạng hiện tại của mỗi người. Bên cạnh đó, dù kỹ thuật làm cầu răng đơn giản hay phức tạp thì độ bền đẹp, tuổi thọ và sự an toàn vẫn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề bác sĩ thực hiện.

Vì vậy, bạn hãy tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín như BeDental để được thăm khám cẩn thận và tư vấn cụ thể. Mọi vấn đề về cầu răng kim loại có tốt không hay nên chọn cầu răng nào sẽ được đội ngũ chuyên gia của BeDental tư vấn dựa trên kết quả khám thực tiễn. Vì vậy, chọn BeDental làm cầu răng sứ đồng nghĩa với việc bạn sẽ chọn được loại cầu răng tốt nhất, đúng với nhu cầu và tiết kiệm được chi phí, đảm bảo an toàn tuyệt đối và không xảy ra hiện tượng cầu răng hỏng.

Giá làm cầu răng sứ cũng được BeDental thông báo rõ ràng, cụ thể để khách hàng nắm bắt. Bạn cũng có thể tham khảo bảng giá trên website hoặc gọi trực tiếp tới Hotline để nhận giá chính xác. So với thị trường, giá làm cầu răng của BeDental được chính khách hàng đánh giá là hợp lý nhất thị trường.

Lắp cầu răng uy tín, giá hợp lý với đội ngũ chuyên gia nha khoa tại BeDental
Cầu răng bền không? Cầu răng được làm từ vật liệu nào? 5 loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu về các loại cầu răng phổ biến nhất hiện nay. Hi vọng thông tin hữu ích này sẽ giúp bạn chọn được cho mình loại cầu răng phù hợp khi có nhu cầu trồng lắp.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    Rate this post