Bệnh tưa lưỡi trắng là gì? Bệnh tưa lưỡi trắng là tình trạng bạn thấy trên bề mặt lưỡi có phủ một lớp màng màu trắng xám. Đi kèm với triệu chứng bệnh này chính là hôi miệng. Khiến cho người mắc phải bị tự ti, ngại giao tiếp với người khác.Vậy bệnh lưỡi trắng là gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh này? Và cách điều trị như thế nào? Mời bạn cùng Bedental xem thông tin chi tiết trong bài viết sau đây nhé.
Bệnh tưa lưỡi trắng là gì?
Bệnh tưa lưỡi trắng là gì? Bệnh lưỡi trắng là thuật ngữ sử dụng khi miêu tả bất cứ nơi đâu của lưỡi có mảng bám màu trắng hay trắng kem, rêu lưỡi trắng bên trên làm mọi người hoang mang không hiểu lưỡi trắng là bệnh gì. Bệnh lưỡi trắng thường là một biểu hiện vô hại, với tính chất nhẹ và dễ dàng điều trị được.
Tuy nhiên, có những lúc, lưỡi màu trắng cũng chính là triệu chứng của các bệnh lý cần thiết phải khám và chữa trị tại bác sỹ chuyên ngành.
Dấu hiệu nhận biết bạn đang bị bệnh tưa lưỡi trắng
Bệnh tưa lưỡi trắng, hay cũng có thể là viêm miệng, là một tình trạng thường thấy và rất dễ phân biệt bằng các triệu chứng dưới đây
- Lưỡi trắng hoặc vàng: Một trong những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh tưa lưỡi trắng là việc hình thành nhiều mảng trắng hay vàng trên lưỡi. Những mảng trắng này có kích cỡ và hình thù khác nhau, từ các chấm nhỏ xíu đến nhiều mảng to dần.
- Nổi mề đay: Bệnh tưa lưỡi trắng sẽ gây ra những nốt phát ban trên miệng, trong đó gồm có lưỡi, lợi cùng một số khu vực khác của miệng.
- Đau miệng: Viêm nhiễm miệng sẽ gây ra cảm giác đau nhức hoặc khó chịu trong miệng.
- Hơi thở hôi: Nếu bệnh tưa lưỡi trắng được là vi khuẩn hay nấm men gây ra, bạn sẽ thấy hơi thở của mình có mùi rất khó chịu.
- Mất cảm giác hoặc cảm giác khó chịu trong miệng: Bệnh tưa lưỡi trắng sẽ gây ra mất cảm giác hay cảm giác khó chịu trong miệng, trong đó có vùng lưỡi và một số phần khác của miệng.
Nguyên nhân gây ra bệnh tưa lưỡi trắng
Vệ sinh răng miệng không tốt
Phần lớn những người bị tưa lưỡi trắng là những người vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Họ không có thói quen chăm sóc răng miệng thường xuyên.
Trên bề mặt lưỡi xuất hiện nhiều vết sưng, viêm nhiễm do vi trùng và tế bào chết không được làm sạch ở trong khoang miệng. Tất cả kết hợp lại tạo thành một màng trắng bám trên bề mặt lưỡi. Màng trắng này hoàn toàn có thể quan sát được bằng mắt thường.
Cách khắc phục tưa lưỡi trắng do vệ sinh răng miệng là bạn cần tích cực vệ sinh răng miệng và thực hiện đúng cách. Đánh răng 2 lần/ngày. Có thể kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng. Đánh răng đúng cách còn có thể giúp răng và nướu sạch sẽ hơn. Bên cạnh đó, giúp giảm hôi miệng. Giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp hằng ngày.
Do bị liken phẳng trong miệng
Nếu bạn chăm sóc răng miệng tốt nhưng vẫn bị lưỡi trắng thì rất có thể nguyên nhân xuất phát từ bệnh liken phẳng có trong miệng. Liken là một dạng viêm miệng gây nên các mảng da trắng, dày xuất hiện trong khoang miệng và lưỡi.
Bệnh liken không chỉ có biểu hiện lưỡi trắng mà còn kèm theo nhiều triệu chứng khác. Có thể kể đến như: đau má, viêm loét, sưng lưỡi, má, nướu. Để khắc phục được bệnh liken, bạn cần gặp bác sĩ thăm khám. Các bác sĩ sẽ có hướng điều trị an toàn, phù hợp với bạn.
Bị nấm miệng
Nấm miệng gây ra lưỡi trắng thường là nấm men Candida. Loại nấm này thường xâm nhập vào miệng thông qua tiếp xúc gần với người mắc bệnh hoặc qua thực phẩm nhiễm khuẩn.
Khi vào cơ thể, nấm phát triển tạo thành những mảng bám trong miệng và trên lưỡi. Những mảng trắng này sẽ có màu trắng nhạt hoặc đục. Lưỡi trắng do nấm Candida còn gây ra tình trạng hôi miệng. Một số người bị nặng hơn sẽ cảm thấy đau, lười ăn và tăng tiết nước bọt nhiều hơn.
Tưa lưỡi trắng thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu hoặc suy giảm miễn dịch. Những người đang điều trị ung thư hoặc dùng thuốc kháng sinh hằng ngày cũng dễ mắc bệnh lưỡi trắng. Trong những trường hợp này, bạn có thể loại bỏ nấm bằng các loại thuốc như corticosteroid dạng hít.
Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho lưỡi bị trắng. Khi bệnh nhân bị bệnh bạch cầu sẽ xuất hiện triệu chứng là những mảng trắng bám chặt trên bề mặt lưỡi.
Do đó, lưỡi trắng cũng là dấu hiệu đầu tiên cảnh báo bạn đang bị bệnh bạch cầu. Hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, điều trị kịp thời theo chỉ dẫn của bác sĩ nhé.
Sự thiếu hụt vitamin
Chúng ta không thể phủ nhận tầm quan trọng mà các loại vitamin mang lại cho sức khỏe con người, nhất là đối với nhóm B9, B12. Tình trạng lưỡi trắng xuất hiện kèm hôi miệng rất dễ xảy ra nếu bạn không quan tâm đến việc bổ sung vitamin hàng ngày. Khiến cho cơ thể bị thiếu hụt những vitamin quan trọng.
Những dấu hiệu của việc thiếu hụt vitamin là: nhạt miệng, miệng lúc nào cũng trong tình trạng khô cứng, nhất là vào mùa đông bởi thời tiết lạnh hệ miễn dịch cần nhiều năng lượng hơn để giữ ấm cơ thể.
Trào ngược dạ dày
Trào ngược dạ dày là do sự dư thừa acid dạ dày hay do cơ thắt thực quản bị yếu cũng như do khối lượng thức ăn trong dạ dày quá nhiều.
Bạn sẽ dễ dàng cảm nhận được dịch dạ dày bị đẩy ngược lên phía vòm họng gây cảm giác đau rát, tổn thương niêm mạc, khó chịu cùng với mùi hôi. Lâu dần, lưỡi của bạn sẽ hình thành những mảng bám màu trắng dày, khó chịu.
Viêm nhiễm vùng miệng
Bắt nguồn từ sự tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Đa số các trường hợp mắc phải sự viêm nhiễm sẽ tự khỏi ngay sau 2 tuần.
Sự xuất hiện của lưỡi trắng kèm hôi miệng là lời cảnh báo có thể bạn đã bị viêm nhiễm hay bị tưa miệng. Khi bị viêm nhiễm bạn sẽ cảm thấy đau rát khi ăn uống, vị giác bị mất, cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, suy nhược.
Nếu bạn có đầy đủ những dấu hiệu trên. Hãy nên chủ động chăm sóc sức khỏe răng miệng của bản thân và thực hiện thăm khám để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường.
Những nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân kể trên, bệnh lưỡi trắng còn xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Không uống đủ nước, khiến cơ thể bị mất nước trầm trọng.
- Do thói quen thở bằng miệng, ngủ mở miệng.
- Do bị nhiễm trùng đường hô hấp.
- Thường xuyên dùng các chất kích thích có hại cho sức khỏe như rượu, thuốc lá.
- Không vệ sinh lưỡi.
- Niêm mạc của lưỡi bị kích ứng với răng giả, niềng răng hay răng bị sứt mẻ.
Biết được nguyên nhân gây ra lưỡi trắng, bạn sẽ có hướng điều trị đúng cách hơn. Mỗi nguyên nhân gây ra bệnh sẽ có hướng điều trị khác nhau.
Cách điều trị bệnh lưỡi trắng
Cách điều trị bệnh lưỡi trắng: Người bị bệnh lưỡi trắng xuất phát từ nguyên nhân do vệ sinh răng miệng chưa tốt. Hãy chú ý hơn đến việc chăm sóc răng miệng của mình. Để loại bỏ những mảng trắng trên lưỡi, bạn hãy dùng bàn chải chải nhẹ nhàng mặt lưỡi.
Nếu mảng bám quá dày, bạn có thể dùng dụng cụ cạo lưỡi chuyên dụng để loại bỏ mảng bám nhanh chóng hơn.
Trong chế độ sinh hoạt hằng ngày, bạn cần lưu ý uống nhiều nước nhằm giữ độ ẩm cho khoang miệng. Thói quen này không chỉ giúp cho cơ thể được thanh lọc mà còn giúp hạn chế vi khuẩn phát triển trong khoang miệng. Từ đó ngăn ngừa được bệnh lưỡi trắng.
Nếu sau một thời gian duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt nhưng tình trạng bệnh lưỡi trắng vẫn chưa thuyên giảm. Lúc này, bạn cần chủ động đi thăm khám. Để được xét nghiệm, chuẩn đoán xem bạn có mắc phải các bệnh khác không?
Lưỡi trắng do bệnh liken
Đối với trường hợp lưỡi trắng do bệnh liken, bạn cần vệ sinh răng miệng thường xuyên. Chú ý đánh răng đúng cách, vệ sinh lưỡi hằng ngày. Những trường hợp bệnh liken nặng, hoặc đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà nhưng không khỏi bệnh. Bạn có thể dùng nước súc miệng chứa steroid hoặc steroid dạng xịt để điều trị.
Lưỡi trắng do nấm miệng
Đối với trường hợp do nấm miệng sẽ có hướng điều trị bằng thuốc chống nấm. Thuốc trị nấm miệng hiện nay được bào chế với nhiều dạng như: chất lỏng, gel bôi miệng, viên uống, viên ngậm. Hiện thuốc có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc. Bạn có thể thăm khám bác sĩ, để có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Vận dụng một chế độ ăn uống, khoa học cũng là một trong những phương pháp giúp phòng ngừa tình trạng lưỡi bị trắng kèm hôi miệng hiệu quả.
Tuân thủ ăn chín, uống sôi, bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể mỗi ngày. Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, đồ chiên rán dầu mỡ, các chất kích thích nguy hại.
Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ
Hãy tạo thói quen thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ để được cạo vôi răng. Các bác sĩ sẽ kiểm tra và phát hiện những sự bất thường ở nướu và lưỡi từ đó có phương án điều trị kịp thời trước khi quá muộn.
Đừng quá lo lắng chi phí lấy cao răng bao nhiêu tiền? Bởi phương pháp này khá phổ biến và được các nha khoa áp dụng với chi phí vô cùng hợp lí.
Phòng khám nha khoa uy tín Bedental là một trong những địa chỉ khám răng hàm mặt uy tín tại Việt Nam. Nha khoa Bedental không chỉ chuyên điều trị bệnh lí liên quan đến răng hàm mặt mà còn là chuyên gia trong lĩnh vực thẩm mĩ răng.
Đến với Bedental, quý khách sẽ được trải nghiệm dịch vụ tại phòng khám nha khoa uy tín, hiện đại. Cùng với các bác sĩ tay nghề cao và trái tim tận tâm, hết lòng phục vụ với bệnh nhân.
Những dụng cụ làm sạch tưa lưỡi dễ dàng
Vệ sinh lưỡi với bàn chải đánh răng
Mặc dù không làm sạch lưỡi được với phương pháp cắt lưỡi nhưng với bàn chải đánh răng thì thuận tiện và dễ dàng thực hiện hơn nên được nhiều người sử dụng. Cách thực hiện như sau:
Thực hiện các bước chải lưỡi như sau:
- Chọn bàn chải đánh răng có lông mềm.
- Đưa lưỡi ra trước để dễ chải.
- Đặt bàn chải đánh răng của bạn ở phía sau của lưỡi.
- Chải nhẹ nhàng về phía trước và phía sau dọc theo lưỡi của bạn.
- Nhổ nước bọt và làm sạch bàn chải đánh răng với nước ấm.
- Súc miệng với nước sạch hoặc nước súc miệng.
Việc làm sạch lưỡi nên được thực hiện đều đặn khi bạn đánh răng, tối thiểu mỗi ngày 1 lần. Bạn nên sử dụng hỗn hợp bao gồm: 1 phần hydro peroxide và 5 phần nước để tẩy sạch lưỡi nếu có chuyển màu.
Cách làm sạch lưỡi bị trắng với dụng cụ cạo lưỡi
Dụng cụ cạo lưỡi là công cụ chuyên về việc làm sạch mảng bám trên mặt lưỡi. Trong lần đầu dùng dụng cụ cạo lưỡi, bạn có thể sẽ cảm thấy nôn nao và khó chịu. Đây là phản xạ của con người khi có ngoại lực tác động trên lưỡi. Bạn không nên lo lắng vì chỉ cần một vài lần cạo lưỡi thì phản xạ trên sẽ từ từ biến mất.
Dụng cụ cạo lưỡi đang trở nên thông dụng hơn bao giờ hết và bạn có thể mua chúng tại những tiệm thuốc tây, nhà sách, tiệm thuốc tây, . .. Hiện nay có rất nhiều chủng loại dụng cụ cạo lưỡi giúp bạn chọn lựa theo yêu cầu. Các bước vệ sinh lưỡi như sau:
Bước 1: Thè lưỡi theo nhu cầu
Nhiều phụ nữ có xu hướng đưa dụng cụ vệ sinh lưỡi vào trong miệng và không thè lưỡi ra ngoài. Điều này sẽ khiến lưỡi không được làm sạch triệt để, vì vậy khi vệ sinh lưỡi, bạn nên thè lưỡi bên ngoài hết cỡ.
Hãy để phần bề mặt lưỡi hở ra bên ngoài toàn bộ để đảm bảo việc làm sạch hiệu quả, ngoài ra thè lưỡi hết cỡ cũng giúp bạn tránh không phải nôn mửa khi vệ sinh lưỡi.
Bước 2: đưa dụng cụ cạo lưỡi vào bên trong
Khu vực sâu phía trong lưỡi chứa khá nhiều vi sinh vật tạo mùi vị, do đó chớ bỏ qua phần này nha. Bạn đưa nhẹ nhàng dụng cụ cạo lưỡi vào trong khoang miệng và cạo từ từ.
Sau khi cạo lưỡi lần một, bạn nên súc miệng làm trôi những mảng bám đã cạo và lại chải đến khi lưỡi không có những mảng trắng. Khi cạo lưỡi cần nhẹ nhàng, không nhấn thật mạnh nhằm không làm trầy xước lưỡi.
Bước 3: Súc miệng
Nước súc miệng và nước muối có tác dụng làm trôi những mảng bám trên lưỡi. Vì vậy sau khi làm sạch lưỡi bạn đừng bỏ qua bước súc miệng. Hãy sử dụng lưỡi đưa nước súc miệng đi quanh vùng miệng để các mảng bám trôi hết ra bên ngoài.
Đây là một vài điểm cần chú ý khi cạo lưỡi của bạn:
- Bạn không cần phải cạo lưỡi dùng nhiều lực khiến lưỡi bị đau. Hãy cẩn thận với lưỡi của bạn. Nhấn mạnh cũng không làm tăng số lượng vi trùng mà còn cắt bớt việc bạn cần phải làm sạch. Chỉ cần sử dụng một chút sức ép là bạn có thể làm sạch các vết bẩn trên lưỡi.
- Cạo lưỡi không phải phương pháp duy nhất trị chứng hôi miệng. Mặc dù có một chiếc lưỡi dính nhiều chất trắng cũng có thể dẫn đến hôi miệng. Nhưng đây không phải là lý do duy nhất có thể tạo ra mùi hôi miệng của bạn.
- Nếu bạn lo ngại với chứng hôi miệng thì nên sử dụng thức ăn giảm mùi, vệ sinh răng và chải răng đều đặn và kiểm tra các yếu tố xung quanh. Cạo lưỡi cũng là một biện pháp giúp hạn chế được tình trạng hôi miệng.
- Nên dùng công cụ cơ bản. Có khá nhiều dụng cụ phức tạp có bán trên mạng, tuy nhiên chúng lại không cần thiết. Tất cả bạn cần là một công cụ cạo lưỡi hiệu quả và giá thành thấp. Máy cạo lưỡi kỹ thuật số có thể làm cho cuộc sống của bạn đơn giản hơn bao giờ hết, tuy nhiên chúng cũng có chi phí cao hơn.
- Thực hiện cạo lưỡi mỗi buổi sáng. Ngay từ khi bạn tỉnh lại thì lưỡi của bạn đã phủ trong lớp màng độc màu trắng. Vì vậy mà bạn cần cạo lưỡi ngay. Buổi sáng là thời điểm thích hợp nhất với công tác chăm sóc răng miệng nhé!
Làm sạch lưỡi với nước súc miệng
Nước súc miệng – đặc biệt là khi phối hợp với kem đánh răng – có thể giúp rửa lưỡi sạch miệng cùng các cơ quan bên trong miệng của bạn.
Cân nhắc khi lựa chọn nước súc miệng thảo dược có chứa chất diệt nấm giúp loại bỏ độc tố khỏi miệng có thể làm hôi miệng và các vấn đề sức khoẻ.
Bạn có thể mua những sản phẩm nước súc miệng trên các nền tảng mua sắm uy tín. Hoặc bạn cũng có thể nhờ bác sỹ hoặc nha sĩ kê đơn giúp bạn. Thực hiện theo những chỉ dẫn nước súc miệng giúp bảo vệ răng miệng hiệu quả nhất.
Những lưu ý khi làm sạch lưỡi
Thực hiện theo những hướng dẫn ở trên là bạn đã hoàn tất làm sạch lưỡi rồi đó. Tuy nhiên, trong khi vệ sinh lưỡi bạn chớ bỏ qua các lưu ý dưới đây nha!
Thay hoặc vệ sinh dụng cụ cạo lưỡi
Tương tự với kem chải răng và dụng cụ vệ sinh lưỡi cũng phải được rửa sạch sẽ mỗi ngày và thay thế mới 3 tháng/lần. Điều này cũng ngăn chặn vi trùng tích luỹ trong những dụng cụ vệ sinh.
Chú ý dùng lực nhẹ nhàng
Lưỡi là khu vực nhạy cảm và dễ dàng bị trầy xước, do vậy khi cạo lưỡi bạn cần chú ý cạo thật nhẹ và sử dụng sức vừa phải đủ để xoá bỏ vết bẩn mà không làm xước hay chảy máu lưỡi.
Duy trì hoạt động thường xuyên
Bạn cũng nên cạo lưỡi 2 lần một ngày vào buổi sáng và mỗi tối trước khi chải răng. Bởi nếu không vệ sinh lưỡi định kỳ các vi sinh vật sẽ tiếp tục tích luỹ trên mặt lưỡi và ảnh hưởng đến những bệnh liên quan đến răng miệng. Do vậy, bạn cần thực hiện việc vệ sinh lưỡi mỗi ngày.
Tham khảo thêm : Những dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi
Cạo lưỡi là gì ? 1 vài điều bạn cần biết về việc vệ sinh lưỡi
Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em , 4 điều cần lưu ý
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Ways for tongue cleaning & the benefits – Be Dental