Thư viện chuyên khoa

Những dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi

Ung thư lưỡi thường phát triển từ tế bào biểu mô vảy trên bề mặt lưỡi. Dấu hiệu đáng chú ý nhất của ung thư lưỡi là vết loét không liền trên lưỡi gây đau. Do đó, bạn nên đi khám nếu những triệu chứng này có kèm các bất thường khác tại vùng miệng.

1) Mối liên quan giữa ung thư miệng hầu và ung thư lưỡi

Ung thư có thể phát triển ở 2 khu vực khác nhau của lưỡi. Ung thư lưỡi phát triển ở phần phía trước của lưỡi ung thư phát triển ở phần phía sau lưỡi (gốc lưỡi) thì được gọi là ung thư miệng hầu.

Triệu chứng của ung thư miệng hầu bao gồm:

  • các mảng màu đỏ hay xen kẽ trắng xuất hiện trong miệng trên lưỡi;
  • Các vết thương, vết loét miệng không lành;
  • Đau họng khi nuốt;
  • Có cảm giác cộm, vướng trong họng;
  • Đau lưỡi;
  • Khàn giọng;
  • Khó cử động hàm hoặc lưỡi;
  • Đau cổ hoặc tai;
  • Mất răng;
  • Sưng đau vùng miệng hầu hơn 3 tuần không khỏi;
  • Khối bất thường trong miệng;
  • Răng giả không còn vừa với miệng như trước.

Rất nhiều triệu chứng sớm của ung thư vùng miệng có thể khó phát hiện, vì vậy những người có nguy cơ cao (ví dụ người hút thuốc lá hoặc nghiện rượu) cần thận trọng với những bất thường đi khám định kỳ sẽ không bỏ sót.

Tham khảo thêm : Ung thư vú với 6 dấu hiệu cảnh báo

Bệnh ung thư lưỡi có trị dứt điểm được không?

Điều trị ung thư lưỡi thời kỳ sớm, tỉ lệ sống khoẻ mạnh sau 5 năm đạt trên 85%; nhưng khi khối u đã di cănphát triển to thì tỉ lệ sống chỉ đạt dưới 50%. Tuy nhiên, phần lớn những ca ung thư lưỡi thường nhập viện muộn, khối u chiếm gần hết lưỡi và khoang miệng đến mức độ không nói chuyện, không nuốt nổi. Lúc ấy, phải rạch lưỡi, khoang miệng, nhiều trường hợp còn cưa luôn xoang hàm, amidannạo cổ họng. .. với rất nhiều biến chứng, tiên lượng sống thấp.

2) Triệu chứng của ung thư lưỡi

Triệu chứng của ung thư lưỡi
Triệu chứng của ung thư lưỡi

Loại ung thư lưỡi phổ biến nhất là tế bào biểu mô vảy. Tế bào biểu mô vảy có dạng mỏng, dẹt, nằm trên bề mặt của da và lưỡi , ở lớp niêm mạc hệ tiêu hoá, hô hấp, miệng, họng. .. Triệu chứng cơ bản của ung thư lưỡi là lưỡi rất đau và các vết loét. Những triệu chứng khác bao gồm:

Những dấu hiệu của ung thư lưỡi

Lưỡi tím bầm: huyết quản dưới niêm mạc lưỡi thiếu hụt oxy nghiêm trọng hoặc tuần hoàn máu bị cản trở, hay gặp những bệnh nhân viêm nhánh phế quản mạn tính, bệnh ở phổi, suy tim, xơ gan. .. Lưỡi tím ngắt cũng có thể là dấu hiệu của bệnh phụ khoa và bệnh về thực quản, dạ dày. Một số người khác cũng có lưỡi tím.

Màu nhợt

Toàn bộ mặt lưỡi chỉ có màu trắng xen kẽ những vết chấm màu tím chứ không có màu hồng nhẹ của huyết sắc, viền lưỡi không đềubiểu hiện lưỡi dương hư ứ máu. Đây cũng có thể là triệu chứng của người bệnh ung thư phổi lâu ngày.

Khó khăn cử động lưỡi hoặc thay đổi giọng nói

Thay đổi giọng nói, thanh âm phát ra khàn, có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, ung thư lưỡi chính là một trong các nguyên nhân xảy ra hiện tượng trên. Tuy nhiên, dấu hiệu trên không thực sự chính xác nên bạn cần xem xét đến các dấu hiệu khác nhằm gia tăng độ chính xác cho phán đoán của bản thân.

Các vết loét không lành trên lưỡi

Nếu trên niêm mạc lưỡi của bạn có xuất hiện những vết loét ở một hoặc nhiều vị trí khác nhau, không có dấu hiệu hồi phục mặc dù đã tiến hành chữa trị thì bạn cần phải cẩn thận. Đây là triệu chứng cực kỳ nghiêm trọng bởi vì vết loét có nguy cơ sẽ ngày một lan rộng và sâu dưới niêm mạc lưỡi gây đau, nhiễm trùng và chảy máu nghiêm trọng.

Chảy máu lưỡi không rõ nguyên nhân

Chảy máu lưỡi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác ví như nhiễm khuẩn, loét lưỡi, lây nhiễm virus Herpes. .. Nhưng nếu bạn chảy máu lưỡi bất thường và không nguyên nhân chứng tỏ ung thư lưỡi là bệnh lý bạn cần phải quan tâm đến.

Xuất hiện những mảng màu trắng hoặc đỏ trên lưỡi

Bạn có thể dễ nhận ra trên niêm mạc lưỡi có sự thay đổi về màu sắc, xuất hiện các mảng bám màu trắng hoặc màu đỏ. Lâu dần những mảng bám sẽ lan ra và bám chắc trên niêm mạc lưỡi.

Cảm thấy đau, khó khăn khi nhai nuốt

Triệu chứng của ung thư lưỡi
Triệu chứng của ung thư lưỡi

Do việc đau lưỡi và đau cổ họng kéo dài, điều ấy ảnh hưởng khá nhiều đến việc nhai nuốt bình thường khi thấy khó thực hiện việc nhai hay nuốt đồ ăn, có cảm giác vướng víuhọng và đau khi nuốt.

Tham khảo thêm : 7 dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung chị em cần biết

Đau lưỡi

Cảm giác đau ở lưỡi là dấu hiệu rõ ràng nhất của ung thư lưỡi. Triệu chứng đau tăng dần khi nhai, nói, có khi đau lan xuống tai. Nếu cảm giác đau kéo dài thì bạn nên kiểm tra bản thân có những triệu chứng khác của bệnh ung thư lưỡi hay không.

Xuất hiện khối u trên lưỡi

Xuất hiện những khối u trên lưỡi là dấu hiệu sớm nhất bạn có thể đã bị ung thư lưỡi. Khi xuất hiện khối u lạ trên lưỡi thì bạn phải đến gặp bác sỹ để được thăm khám nhanh nhất có thể.

Đau tai

Cảm giác đau tai thông thường sẽ xuất hiện cùng với cảm giác đau lưỡi và đau cổ họng. Đặc biệt khi ăn uống các đồ cay nóng, cảm giác đau sẽ lan xuống đến tai. Dấu hiệu này thường xuất hiện so với các dấu hiệu kể trên.

Sụt cân, chóng mặt

Khi bệnh đến giai đoạn cuối người bệnh ung thư lưỡi sẽ thấy mệt, biếng ăn uống, giảm trí nhớ, rối loạn tiêu hoá, phát sốt kéo dài.

Ngoài ra, người bệnh ung thư lưỡi cũng có thể bị đau tê lưỡi, khô môi, thay đổi giọng nói, đau tai, . .. Những triệu chứng này tuy ít gặp hơn nhưng cũng ẩn chứa nguy hiểm, vì vậy bạn nên đi khám sớm để phòng tránh.

Những dấu hiệu của ung thư lưỡi ở giai đoạn sớm có thể không gây triệu chứng. Nếu những triệu chứng trên xuất hiện cũng không hẳn đã bị ung thư lưỡi hay có bị ung thư nhưng là một loại ung thư vùng miệng khác.

Tham khảo thêm : Ung thư da là gì? 1 số điều bạn cần biết về ung thư da

3) Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi
Nguyên nhân gây ung thư lưỡi

Nguyên nhân gây ung thư lưỡi hiện vẫn chưa được làm sáng tỏ. Nhưng một vài yếu tố nguy cơ có thể khiến nguy cơ mắc ung thư tăng lên như:

  • Hút thuốc lá;
  • Lạm dụng rượu;
  • Chế độ ăn ít hoa quả, rau xanh nhưng lại nhiều thịt đỏ thực phẩm chế biến;
  • Nhiễm virus gây u nhú người (human papillomavirus – HPV) ;
  • Tiền sử gia đình có người bị ung thư lưỡi hoặc vùng miệng;
  • Đã từng bị ung thư trước đây, đặc biệt là ung thư tế bào biểu mô vảy ở vị trí khác.

Nam giới từ 50 tuổi trở lênnhóm đối tượng có nguy cơ cao nhất. Những người hút thuốc lá và nghiện rượu có nguy cơ cao hơn 15 lần so với người khác.

Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:

  • Trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ;
  • Nhai trầu;
  • Phơi nhiễm với một số chất như amiăng, acid sulfuric và formaldehyde;
  • Kém vệ sinh răng miệng hoặccác tác nhân ảnh hưởng tới miệng.

4) Chẩn đoán ung thư lưỡi như thế nào?

Những người nghi ngờ mình có thể mắc ung thư lưỡi nên đi khám càng sớm càng tốt. Để xác định, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bản thân và gia đình, thăm khám vùng miệng – lưỡi hay hạch, nếu cần có thể chỉ định tiến hành sinh thiết. Nếu kết quả sinh thiết xác nhận có ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm chụp cắt lớp vi tính hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) kiểm tra xem đã di căn chưa.

5) Ung thư lưỡi có chữa được không?

Ung thư lưỡi có chữa được không
Ung thư lưỡi có chữa được không

Ung thư lưỡi có thể điều trị được tiên lượng sẽ tốt hơn đối với những người được phát hiện sớm. Những người chưa có di căn sẽ có tỉ lệ sống cao hơn. Tỉ lệ sống sau 5 năm là 78% khi chưa có di căn và 39% khi đã di căn.

Ung thư lưỡi có lây không?

Hiện nay nhiều người cứ nghĩ bệnh ung thư lưỡi lây. Lý do bởi lo sợ khi ung thư đã di căn thì khối u đã lấn qua những cơ quan xung quanh, ai cạnh sẽ dễ lây truyền bệnh. Tuy nhiên, bệnh ung thư nói chung và ung thư lưỡi nói riêng đều không lây thông qua đường hô hấp, đặc biệt là ung thư đường hô hấp. Vì thế, bệnh được liệt vào loại những bệnh không lây nhiễm.

Tuy nhiên, nếu trong nhà có người thân bị bệnh thì các thành viên khác có khả năng ung thư lưỡi cao hơn người thường. Lý do là đột biến gen di truyền trong máu có thể làm gia tăng khả năng bị bệnh.

6) Phòng ngừa ung thư lưỡi

Không có cách nào ngăn ngừa hoàn toàn ung thư lưỡi phát triển. Tuy nhiên nếu phát hiện thấy bất kỳ dấu hiệu nào, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Phát hiện càng sớm thì việc điều trị và kết quả mang lại càng cao.

Để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư lưỡi, có thể thay đổi một số thói quen lối sống như:

  • Bỏ hút thuốc lá;
  • Bỏ nhai trầu;
  • Bỏ hẳn hoặc hạn chế lượng rượu uống vào;
  • Chế độ ăn cân bằng, lành mạnh, nhiều rau xanhhoa quả;
  • Thực hành vệ sinh răng miệng tốt: Dùng chỉ nha khoa, đánh răng thường xuyên thăm khám định kỳ;
  • Tiêm phòng HPV;
  • Thực hành quan hệ tình dục an toànsử dụng màng chắn khi quan hệ bằng miệng.

7) Ung thư lưỡi được điều trị như thế nào?

Thông Thường bệnh nhân mắc ung thư lưỡi sẽ cần phẫu thuật để loại bỏ phần mô ung thư. Trường hợp không phức tạp, khối u nhỏ, bệnh nhân có thể chỉ cần một lần phẫu thuật, nhưng nếu ung thư có khối u lớn, hay di căn rộng, sẽ cần phẫu thuật phức tạp hơn, thậm chí có thể cần nhiều lần phẫu thuật. Thậm Chí sẽ phải loại bỏ một phần lưỡi.

Mặc Dù phần mô lành sẽ được cố gắng bảo tồn tối đa, nhưng sau phẫu thuật, khả năng nói chuyện, thở, nhai và nuốt có thể bị hạn chế. Bên cạnh phẫu thuật, bệnh nhân có thể cần thêm hoá trị hoặc xạ trị để loại bỏ tối đa các tế bào ung thư còn sót lại.

Các phương pháp hay dùng trong điều trị ung thư lưỡi

Các phương pháp hay dùng trong điều trị ung thư lưỡi
Các phương pháp hay dùng trong điều trị ung thư lưỡi

Sau khi chẩn đoán đúng bệnh ung thư lưỡi, bác sĩ sẽ tư vấn cho bệnh nhân thực hiện một hoặc phối hợp những phương pháp điều trị sau:

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị được xem xét sử dụng đầu tiên khi điều trị các bệnh nhân ung thư. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân ung thư lưỡi có thể được phẫu thuật triệt căn nhằm giúp loại bỏ triệt để khối u ung thư. Với phương pháp phẫu thuật, tuỳ theo tình trạngmức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt cụt một phần lưỡi hoặc cả lưỡi.

Trong tình trạng bệnh đã phát triển sang giai đoạn nặng hơn nữa, phẫu thuật sẽ được sử dụng cùng với xạ trị và hoá trị.

Hoá trị

Ngoài phẫu thuật và xạ trị, một phương pháp khác cũng thường xuyên được sử dụng trong điều trị ung thư lưỡi là hoá trị. Các loại thuốc hoá trị có thể được tiêm vào cơ thể bệnh nhân bằng đường uống hoặc qua tĩnh mạch lưỡi.

Để tối ưu hoá kết quả điều trị, bác sĩ sẽ cân nhắc thực hiện đơn hoá trị hoặc đa hoá trị tuỳ từng trường hợp bệnhmức độ tiến triển của từng bệnh nhân.

Ung thư lưỡi có thể di căn gây tổn thương nặng nề cho toàn cơ thể nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm. Chính vì thế, bạn cần nắm được các dấu hiệu ung thư lưỡi ngay giai đoạn sớm nhằmbiện pháp điều trị phù hợp nhất.

Xạ trị

Xạ trị ung thư lưỡi chỉ được sử dụng khi ung thư đã di căn rộng và chưa thể thực hiện phẫu thuật triệt căn hay xạ trị triệt căn được ở giai đoạn sớm. Xạ trị cũng có thể sử dụng ngay sau phẫu thuật để tiêu diệt nốt ung thư còn sót lại.

Có ba loại tổn thương ung thư lưỡi giai đoạn sớm có thể được điều trị thành công nhờ phẫu thuật hoặc xạ trị, gồm ung thư thể nhú sùi, ung thư thể nhân và ung thư thể loét.

Xạ trị có thể được thực hiện áp sát, kích thích trực tiếp lên khu vực thương tổn qua những thiết bị thu phát xạ tần số cao đạt mức an toàn đối với cơ thể. Thông thường, mỗi đợt xạ trị sẽ kéo dài liên tiếp trong khoảng 2-3 tuần lễ và thực hiện mỗi ngày.

8) Tiên lượng của ung thư lưỡi

Tiên lượng của ung thư lưỡi
Tiên lượng của ung thư lưỡi

Tiên lượng của ung thư lưỡi phụ thuộc vào giai đoạn bệnh cũng như kết quả điều trị. Theo thống kê, 83.7% bệnh nhân ung thư vùng miệng hầu giai đoạn 1 sẽ sống sót sau 5 năm, nhưng khi có di căn tỉ lệ này chỉ còn 39.1%.

Nhìn chung, bệnh ung thư lưỡi có thể phát hiện được nếu quan sát và chú ý các dấu hiệu nhỏ nhặt nhất quanh khu vực lưỡi. Người bệnh không nên chủ quan với các triệu chứng nhìn có vẻ như những triệu chứng bệnh răng miệng bình thường mà cần chú ý và thận trọng với những triệu chứng đó.

Ung thư lưỡi là bệnh cực kỳ nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Các bạn hãy ghi nhớ những dấu hiệu ung thư lưỡi giai đoạn sớm đã nêu trên nhé để phát hiện sớm và chữa trị ngay giúp bệnh không chuyển biến nặng

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

Dấu hiệu nhận biết mọc răng khểnh? Cách để có răng khểnh ?

 

 

CON SÂU RĂNG LÀ GÌ? HÌNH ẢNH CON SÂU RĂNG

Rate this post

1 thoughts on “Những dấu hiệu sớm của ung thư lưỡi

  1. Pingback: What is white tongue disease? Causes and some treatment methods. – Be Dental

Comments are closed.