Thư viện chuyên khoa

Ăn mặn và 13+ tác hại tiềm ẩn của việc ăn mặn

Muối là loại gia vị có vai trò quan trọng đối với sức khỏe mỗi người. Hằng ngày, lượng muối sẽ bị mất đi thông qua các hoạt động của cơ thể như đi vệ sinh, tiết mồ hôi, nước mắt,… Bổ sung muối cho cơ thể bằng con đường thực phẩm chính là phương pháp bù lại lượng muối mất đi. Tuy nhiên, khi bù đắp sự thiếu hụt này, nhiều người thường có thói quen sử dụng khá nhiều muối vì loại gia vị này rẻ và dễ tạo hương vị đậm đà cho món ăn.

Việc sử dụng quá nhiều muối trong các món ăn hằng ngày gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe như dẫn tới đột quỵ, bệnh thận, cao huyết áp, ung thư dạ dày,… Hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, duy trì chế độ ăn uống khoa học là biện pháp giúp giữ gìn sức khỏe mà mỗi người nên thực hiện.

 

1.Những tác hại của thói quen ăn mặn 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 8 1
lượng muối tiêu thụ trong các bữa ăn lớn gây ra nhiều tác hại cho cơ thể

Thói quen ăn mặn ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe của mọi độ tuổi, cả người trong độ tuổi thanh niên và trung niên đang có sức khỏe tốt. Vì hậu quả việc ăn mặn đến chậm nên nhiều người vẫn chưa hiểu được tầm quan trọng của chế độ ăn giảm mặn. Cụ thể thói quen ăn mặn sẽ làm lượng muối Natri tích tụ theo thời gian, vượt khỏi khả năng loại bỏ của thận.

Natri tích tụ, kéo theo hiện tượng giữ nước trong máu để pha loãng natri. Từ đó làm tăng lượng nước trong tế bào và tế bào cơ trơn của thành mạch lúc này đã có nhiều ion natri di chuyển vào khiến mạch bị co lại.

Ăn mặn gây sưng phù

Khi bạn ăn mặn với những thực phẩm giàu natri, lượng natri dư thừa sẽ được giải phóng vào máu. Cơ thể bạn thông thường sẽ tự giữ cân bằng natri và chất lỏng trong máu, nhưng khi có quá nhiều muối trong máu, sự mất cân bằng chất lỏng sẽ làm hút nước ra khỏi tế bào và vào máu.

Tình trạng này có thể gây sưng và tích nước, đặc biệt là ở ngón tay và các chi khác. Sau khi ngừng ăn mặn, cơ thể bạn có khả năng tự cân bằng trở lại và tình trạng sưng sẽ giảm dần theo thời gian.

Tăng huyết áp 

Việc ăn một bữa có nồng độ muối cao cũng có thể làm tăng lưu thông máu qua các mạch máu và động mạch, gây ra tăng huyết áp  tạm thời. Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, khi ăn thực phẩm mặn có thể làm tăng huyết áp cao gây ảnh hưởng xấu đến tim mạch. Theo thời gian, tình trạng huyết áp cao có thể làm tăng  nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, đột quỵ và suy tim.

Cao huyết áp là gì và 1 số nguyên nhân gây ra bệnh

Thường xuyên khát nước

Thiet ke chua co ten 3.pdf 13 1
ăn mặn khiến bạn thường xuyên khát nước

Thông thường, khi ăn những thực phẩm nhiều muối mặn, bạn sẽ bị khát nước vì natri có nhiệm vụ cân bằng chất lỏng bên trong tế bào, sự dư thừa natri làm mất cân bằng hệ thống này.

Nước được rút ra khỏi tế bào của bạn, gây ra cơn khát. Đây là dấu hiệu cơ thể báo cho bạn biết cần bổ sung nhiều nước hơn để giữ cho toàn bộ hệ thống cân bằng.

Nguyên nhân gây ung thư dạ dày 

Ăn nhiều muối khiến cơ thể phải thu nạp nhiều nước, dẫn tới tuần hoàn máu đến cầu thận tăng, buộc thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu, về lâu dài ảnh hưởng đến chức năng thận. Muối cũng là yếu tố thúc đẩy hoạt động của vi khuẩn Helicobacter pylori (HP) – nguy cơ chính gây ung thư dạ dày.

Gây loãng xương 

Ăn mặn trong thời gian dài còn gây ức chế hấp thu và sử dụng canxi của cơ thể, dẫn đến sự mất mát khối lượng xương gây loãng xương. Phụ nữ sau khi mãn kinh, bệnh nhân tiểu đường và người già có nguy cơ cao của bệnh loãng xương, thậm chí người khỏe mạnh ăn mặn trong thời gian dài cũng nằm trong nhóm nguy cơ.

Sưng tấy tay, chân 

Khi bạn ăn một bữa ăn có lượng muối quá cao hoặc tiêu thụ quá nhiều muối trong một ngày, sẽ gây ra cảm giác đầy hơi do thận không thể lọc hết lượng natri dư thừa ra khỏi máu. Sự tích tụ natri trong cơ thể sẽ gây giữ nước nhằm cố gắng làm mờ đi nồng độ natri, tạo ra hiện tượng sưng tấy, nhất là ở bàn tay và bàn chân.

Tăng nguy cơ sỏi thận 

Thiet ke chua co ten 3.pdf 11 1
Ăn mặn gây tích tụ sỏi thận

Việc tiêu thụ quá nhiều muối sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thận, một cơ quan quan trọng trong sinh lý của nam giới. Khi ăn quá mặn, cơ thể phải hấp thụ nhiều nước hơn và đòi hỏi thận phải làm việc nhiều hơn để lọc máu.

Nếu bị bệnh thận, sử dụng đồ ăn mặn có thể làm cho bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy, việc giảm lượng muối trong chế độ ăn có thể cải thiện sức khỏe và chức năng của thận. Ngoài ra, muối còn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh, chẳng hạn như sỏi thận, viêm thận và tăng mỡ trong thận.

Đi tiểu thường xuyên 

Khi bạn ăn mặn, lượng natri sẽ bắt đầu dư thừa khiến nước được rút ra khỏi tế bào và đi vào máu. Điều này khiến thận sẽ cần phải loại bỏ nhiều nước hơn từ máu để chuyển thành nước tiểu, kích thích bạn đi tiểu nhiều  hơn. Thận có chức năng lọc máu cơ thể  nhằm loại bỏ chất thải thông qua nước tiểu, giúp duy trì sự cân bằng lành mạnh của nước, muối và khoáng chất trong máu.

Viêm loét dạ dày 

Việc tiêu thụ lượng muối quá lớn trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng đến lớp lót niêm mạc dạ dày, chế độ ăn mặn còn có khả năng làm tăng nguy cơ mắc cả loét dạ dày và tá tràng.

 

Đau dạ dày – Dấu hiệu và nguyên nhân

 

Ăn mặn khiến mụn trứng cá phát triển 

Mụn trứng cá phát triển là một trong những tác hại của ăn mặn đối với làn da. Tạp chí Da liễu Thẩm mỹ của Hoa Kỳ cho biết, người có chế độ tiêu thụ muối dễ bị mụn trứng cá nghiêm trọng so với người có chế độ ăn bình thường. Ngoài ra, dư thừa natri kích thích quá trình lão hóa, suy giảm độ ẩm khiến da trở nên thô ráp, xỉn màu, tăng nguy cơ để lại thâm mụn.

Ăn mặn quá nhiều gây ra đau tức ngực

Theo Hiệp hội huyết áp của Anh, tác hại của ăn mặn không chỉ tăng huyết áp, mà còn tạo áp lực cho thành động mạch. Do đó, động mạch dẫn đến tim bắt đầu lưu thông máu yếu hơn, gây ra tình trạng đau tức ngực, nhất là khi người bệnh vận động, luyện tập thể thao, do lúc này nhu cầu máu vận chuyển đến tim tăng lên nhiều hơn.

Gây bệnh tim 

Lượng muối lớn đưa vào cơ thể do thói quen tiêu thụ đồ ăn mặn sẽ khiến chúng ta phải uống nhiều nước, làm tăng khối lượng máu tuần hoàn và khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ làm tâm thất trái to lên, dẫn đến hiện tượng suy tim. Tâm thất trái có thể trở lại bình thường nếu chúng ta phát hiện và giảm lượng muối nạp vào cơ thể.

Hen suyễn

Sử dụng nhiều đồ ăn mặn trong chế độ ăn hằng ngày có thể kích hoạt cơn hen suyễn. Ngoài ra, bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận, xương, tim mạch,… và nhiều bệnh lý khác.

2. Giảm lượng muối tiêu thụ trong chế độ ăn hằng ngày 

Để giảm lượng muối trong thức ăn hằng ngày, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  1. Đọc nhãn sản phẩm: Kiểm tra nhãn sản phẩm để xem lượng muối có trong thức ăn. Chú ý đến số lượng muối (natri) được liệt kê trong phần thông tin dinh dưỡng và chọn những sản phẩm có lượng muối thấp hơn.
  2. Nấu ăn tại nhà: Tự nấu ăn tại nhà cho phép bạn kiểm soát lượng muối trong món ăn. Sử dụng các loại gia vị tươi, thảo mộc, và các loại gia vị không chứa muối để tăng hương vị thay vì sử dụng muối bậc thạch.
  3. Hạn chế các sản phẩm chế biến: Các sản phẩm chế biến thường chứa lượng muối cao. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn như thịt đồng hồ, xúc xích, gia vị tổng hợp và mì gói.
  4. Ưu tiên chọn thực phẩm tươi thay vìcác món ăn mặn thường ngày được chế biến sẵn như thịt muối, cá hộp, thịt xông khói, xúc xích, giò chả, dưa muối, cà muối, mì ăn liền, bim bim, hạt điều rang muối,… Nguyên nhân là vì các thực phẩm chế biến sẵn thường được cho thêm nhiều muối để có thể bảo quản được lâu. Nếu vẫn muốn ăn các thực phẩm này, người dùng nên chọn sản phẩm có hàm lượng muối thấp hơn (xem thành phần muối hoặc natri ghi trên nhãn dinh dưỡng thực phẩm).
  5. Sử dụng các loại gia vị thay thế: Thay thế muối bằng các loại gia vị khác để tạo hương vị cho món ăn. Bạn có thể sử dụng tỏi, hành, ớt, tiêu, hạt nêm không chứa muối, hoặc các loại gia vị tự nhiên khác để làm tăng hương vị của món ăn.
  6. Rửa qua thức ăn chế biến: Nếu bạn sử dụng các sản phẩm chế biến, hãy rửa qua chúng để loại bỏ một phần muối. Ví dụ, bạn có thể rửa qua đậu hũ, cá hồi muối hoặc nấm hương để giảm lượng muối.
  7. Tăng cường tiêu thụ rau và trái cây: Rau và trái cây tươi có chứa ít muối và giàu chất xơ. Bạn nên tăng cường tiêu thụ các loại rau và trái cây để cung cấp dưỡng chất và cảm giác no mà không cần sử dụng quá nhiều muối.
Thiet ke chua co ten 3.pdf 7 1
Hạn chế các thực phẩm chứa nhiều muối

7. Thay đổi thói quen chế biến thực phẩm, có thể thay thế các món chiên, rán, xào bằng các món hấp hoặc luộc chứa lượng ít muối.

8.Tránh gia vị chứa muối cao: Một số loại gia vị như xì dầu, nước mắm, nước tương và sốt soya có chứa muối cao. Hạn chế việc sử dụng quá nhiều gia vị này.

Hãy nhớ rằng giảm lượng muối trong thức ăn là một quá trình quan trọng cho sức khỏe. Tạo thói quen theo dõi lượng muối trong thức ăn hàng ngày và tìm cách thay thế muối bằng các nguyên liệu và phương pháp nấu ăn lành mạnh hơn.

Theo số liệu điều tra của Bộ Y tế, hiện nay, trung bình mỗi người Việt hằng ngày đang ăn thừa gấp 2-3 lần so với lượng muối theo khuyến nghị là 5g/ngày. Vì vậy, để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân, bạn nên thực hiện giảm muối trong chế độ ăn của gia đình.

Muối là loại gia vị có nhiều lợi ích đối với sức khỏe nhưng nếu sử dụng quá nhiều thì sẽ gây ra những hệ lụy không mong muốn. Do đó, chúng ta cần chú ý hạn chế sử dụng đồ ăn mặn, có chế độ ăn uống hợp lý và giàu dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, bảo vệ gia đình mình chống lại bệnh tật.

Lợi ích và tác hại của việc ăn nhạt mà không phải ai cũng biết!

 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

NHỔ RĂNG KHÔN TRỌN GÓI GIÁ BAO NHIÊU TIỀN?

Có Nên Nhổ Răng Khôn Số 8 Không? Khi Nào Thì Nên Nhổ? Có Nên Nhổ Răng Khôn Mọc Thẳng?

Rate this post