Thư viện chuyên khoa

Chi Phí Mở Phòng Khám Nha Khoa? Cách Quản Lý Chi Phí Hiệu Quả Nhất

Chi Phí Mở Phòng Khám Nha Khoa? Cách Quản Lý Chi Phí Hiệu Quả Nhất sẽ được BeDental chia sẻ dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !

Để chuẩn bị cho quá trình mở phòng khám nha khoa, dự trù kinh phí là bước cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có tầm nhìn rộng và bao quát để lên kế hoạch chi phí tổng thể toàn diện nhất. Ở bài viết dưới đây, BeDental sẽ cung cấp tới bạn toàn bộ thông tin về chi phí mở phòng khám nha khoa, đồng thời chia sẻ cách quản lý chi phí hiệu quả nhất, mời bạn cùng tham khảo.

Các chi phí mở phòng khám nha khoa chi tiết bạn cần biết: Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền?

Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền? Đây là điều được rất nhiều chủ đầu tư quan tâm. Dưới đây là từng khoản chi phí mở phòng khám nha khoa chi tiết, mời bạn tham khảo:

Chi phí mặt bằng

Mặt bằng là khoản chi phí mở phòng khám nha khoa đầu tiên bạn cần phải dự trù. Khi chọn mặt bằng, bạn cần tìm hiểu kỹ về thị trường ở khu vực đó, đồng thời suy xét xem với mặt bằng này, việc kinh doanh có hiệu quả không.

Bên cạnh đó, chi phí thuê mặt bằng cần được cân đong phù hợp với ngân sách. Bạn cần dựa vào 2 yếu tố quyết định tới ngân sách cho mặt bằng đó là địa điểm và diện tích để hoạch định chi phí cho khoản này.

Đặc biệt, khi thuê mặt bằng, bạn cần phải tuân thủ đúng quy định của Pháp luật về diện tích phòng khám nha khoa như:

  • Địa điểm phòng khám tách biệt với gia đình.
  • Nếu thực hiện thủ thuật, đã bao gồm cấy ghép implant thì phải có diện tích ít nhất là 10m2.
  • Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt có hơn 1 ghế răng thì diện tích cho mỗi ghế tối thiểu 5m2.

Thực tế, tùy theo mặt bằng từng địa phương, chi phí mặt bằng sẽ dao động từ 10 – 80 triệu/tháng.

Mặt bằng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới tổng chi phí mở phòng khám nha khoa
Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền? Mặt bằng là yếu tố cực kỳ quan trọng quyết định tới tổng chi phí mở phòng khám nha khoa

Chi phí mở phòng khám nha khoa từ những thiết bị chuyên dụng

Khi mở phòng khám nha khoa, trang thiết bị là điều không thể thiếu. Ngoài các máy móc hỗ trợ công việc hành chính như máy tính, máy in,… thì trang thiết bị nha khoa từ cơ bản đến nâng cao sẽ phụ thuộc vào nhu cầu lẫn phạm vi hoạt động. Cụ thể:

  • Ghế nha khoa

Ghế nha khoa là trang thiết bị không thể thiếu khi mở phòng khám. Hiện nay có rất nhiều loại ghế khám răng khác nhau như ghế cơ, ghế bán điện tử và ghế điện tử.

Tùy từng nhu cầu sử dụng, giá mua ghế nha khoa sẽ có sự chênh lệch nhất định. Nếu bạn chọn ghế cao cấp thì dĩ nhiên chi phí sẽ cao hơn rất nhiều so với ghế bình dân. Thường chi phí để mua ghế nha khoa sẽ dao động từ 30 triệu – 1 tỷ đồng.

  • Máy cạo vôi răng

Máy cạo vôi răng là chiếc máy hỗ trợ loại bỏ mảng bám trên răng. Đây là thiết bị cơ bản, cần thiết phải có trong một phòng khám nha khoa. Giá thành máy dao động từ 1 – 4 triệu đồng tùy từng kiểu dáng, thương hiệu, chức năng.

  • Đèn trám

Đèn trám là dụng cụ hỗ trợ giúp vết trám khô nhanh hơn. Vì thế mà quá trình điều trị sẽ tiết kiệm chi phí nhất.

Máy nén khí không dầu là giải pháp được nhiều bác sĩ nha khoa tin dùng. Đây là thiết bị cung cấp khí nén không có dầu hay tạp chất vào trong khoang miệng người bệnh. Nhờ vậy mà sức khỏe của người bệnh sẽ không bị ảnh hưởng.

  • Hệ thống kiểm soát vệ sinh nha khoa

Hệ thống này có tác dụng khử trùng liên tục để đảm bảo cấp nước sạch cho bác sĩ nha khoa sử dụng. Bên cạnh đó, có nhiều loại ghế tích hợp với hệ thống kiểm soát vệ sinh nhằm tiết kiệm diện tích. Chúng cũng có thể tháo rời để hấp vô trùng, làm sạch dễ dàng.

  • Máy hút nha khoa

Hệ thống hút nha khoa được chia thành 2 loại: hệ thống ướt và hệ thống khô. Đặc biệt, một số máy còn tích hợp thêm tính năng tách amalgam. Do đó, chi phí để mua máy sẽ khác nhau, dao động từ hàng chục triệu đến trăm triệu đồng.

  • Giải pháp vô trùng nha khoa

Tiệt trùng, vô trùng nha khoa là giải pháp không thể thiếu trong kế hoạch tính toán chi phí mở phòng khám nha khoa. Hệ thống vô trùng thường được tin tưởng sử dụng là chuẩn B của Mocom B Classic. Đây cũng là phương pháp phù hợp với tất cả quy mô nha khoa chất lượng cao, chi phí phải chăng.

  • Tay khoan nha khoa

Tay khoan là thiết bị hỗ trợ đắc lực của các bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên, khi mua tay khoan cần đảm bảo về kích thước, tốc độ và không quá ồn.

  • Máy cắm, phẫu thuật implant

Máy đặt khoan trụ implant là một trong những thiết bị quan trọng. Bởi vì dịch vụ trồng răng implant ngày càng được nhiều khách hàng quan tâm và tìm đến.

Với máy này, bác sĩ có thể dễ dàng đặt trụ vào bên trong xương hàm. Sau đó tiến hành trồng implant chính xác và phù hợp với từng bệnh nhân.

  • Máy khoan laser

Những máy khoan laser mang tới thao tác chính xác, ít tổn thương hơn so với khoan điện thông thường. Điều này giúp tăng trải nghiệm dịch vụ của khách hàng và được đánh giá cao hơn về độ uy tín.

  • Thiết bị X quang và chẩn đoán hình ảnh

Chẩn đoán hình ảnh nha khoa sẽ giúp quá trình điều trị thuận tiện, dễ dàng và chính xác. Tuy nhiên, chi phí mua sắm máy chụp X quang răng hoặc scan mẫu hàm 2D, 3D sẽ tốn khá nhiều chi phí.

Đánh giá chung: Thực chất, chi phí mua sắm thiết bị nha khoa không hề nhỏ. Để tránh lãng phí, bạn có thể tham khảo hình thức hợp tác mở phòng khám nha khoa thông qua nhượng quyền. Lúc này, bạn sẽ được tư vấn đầy đủ việc mua thiết bị nào, mua số lượng bao nhiêu, thủ tục mở phòng khám nha khoa có pháp lý và thiết kế như thế nào,…

Một phòng khám nha khoa mới mở cần mua sắm rất nhiều trang thiết bị cần thiết
Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền? Một phòng khám nha khoa mới mở cần mua sắm rất nhiều trang thiết bị cần thiết

Chi phí nội thất

Sau khi đã thuê được mặt bằng và ước tính chi phí mua trang thiết bị máy móc nha khoa, bạn cần tính toán tới chi phí nội thất.

Phòng khám cần đảm bảo thoáng mát với ánh sáng đầy đủ. Đặc biệt, theo Luật đã quy định rất rõ về diện tích phòng khám nha khoa và khoảng cách giữa các ghế. Nếu có máy chụp X quang thì cần phải đảm bảo an toàn bức xạ.

Vì thế, chi phí xây dựng, trang thiết bị nội thất thường dao động khoảng 50 đến hàng trăm triệu đồng.

Ngân sách nội thất cho phòng khám nha khoa khá lớn
Mở phòng khám nha khoa cần bao nhiêu tiền? Ngân sách nội thất cho phòng khám nha khoa khá lớn

Các chi phí mở phòng khám nha khoa sau hoạt động

Trước và sau khi mở phòng khám nha khoa, bạn cần phải có kế hoạch ngân sách chi tiêu rõ ràng. Thường sau khi phòng khám đi vào hoạt động, việc ước lượng chi phí mở phòng khám nha khoa để vận hành được ổn định nhất. Cụ thể, các khoản phí này bao gồm:

Tiền lương nhân viên

Để vận hành một phòng khám và nắm được chi phí mở phòng khám nha khoa, bạn cần phải tính toán ngân sách lương nhân viên rõ ràng. Thông thường một phòng khám chuyên nghiệp sẽ có giám đốc làm nhiệm vụ quản lý, điều hành. Thêm đó là 3 – 5 ghế khám tương đương với nhân sự và quỹ lương tham khảo như sau:

  • 2 bác sĩ nha khoa: 100 – 150 triệu/tháng.
  • 3 lễ tân: 6 – 8 triệu/tháng.
  • 2 nhân viên hành chính: 7 – 8 triệu/tháng.
  • 2 bảo vệ: 6 – 8 triệu/tháng.
  • 3 kế toán: 8 – 12 triệu/tháng.

Nhìn chung, lương thưởng nhân viên thường chiếm 30% tổng chi phí của phòng khám.

Chi phí quảng cáo cho Marketing

Một chiến dịch Marketing hiệu quả sẽ giúp phòng khám tiếp cận được rất nhiều khách hàng tiềm năng, mở rộng thị trường và tối đa doanh thu. Các hoạt động Marketing bao gồm: voucher, giảm giá dịch vụ, quảng cáo truyền thống như phát tờ rơi hay quảng cáo truyền hình.

Đặc biệt, xu hướng quảng cáo trực tuyến thông qua chạy quảng cáo Facebook, Google, Youtube, PR báo,… mang tới hiệu quả nhanh chóng.

Thường các chi phí Marketing sẽ chiếm khoảng 25 – 50% tổng doanh thu hàng tháng. Thường thời gian đầu, ngân sách bỏ ra cho Marketing khá nhiều. Tuy nhiên, đây là cách tăng tính nhận diện thương hiệu nên bạn cũng có thể chấp nhận đầu tư để nhiều người biết tới.

Tham khảo thêm: Nhượng Quyền Nha Khoa và 3 Kinh Nghiệm Mua Nhượng Quyền Phòng Khám Nha Khoa Bạn Nên Biết

Các chi phí khác

Ngoài các khoản phí trên, bạn cần phải chi trả thêm các khoản như điện, nước. Bên cạnh đó là bảo hiểm sơ suất, phí gia hạn giấy phép hành nghề nha khoa và chi phí đào tạo được chi trả theo năm.

Một khoản chi phí mở phòng khám nha khoa nữa đó là đồng phục cho bác sĩ, nhân viên, lễ tân, bảo vệ. Đây cũng là cách mang tới sự thống nhất, chuyên nghiệp trong thiết kế phòng khám và tăng tính nhận diện thương hiệu.

Các khoản phí sau khi phòng khám nha khoa hoạt động cần thiết đó bao gồm lương nhân viên, chi phí Marketing và tiền điện nước, bảo hiểm,...
Các khoản phí sau khi phòng khám nha khoa hoạt động cần thiết đó bao gồm lương nhân viên, chi phí Marketing và tiền điện nước, bảo hiểm,…

Cách quản lý chi phí phòng khám nha khoa hiệu quả

Sử dụng quy trình làm việc rõ ràng

Để quản lý chi phí mở phòng khám nha khoa hiệu quả, bạn cần xây dựng một quy trình làm việc rõ ràng giữa các nhân viên trong nhóm và giữa các nhóm trong một phòng khám. Bên cạnh việc tạo ra chất lượng dịch vụ hiệu quả đó là sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên. Tất cả tạo nên một quy trình làm việc rõ ràng, từ đó giúp bạn tối ưu hóa chi phí vận hành.

Thực tế cũng cho thấy, chỉ cần giữa các phòng ban phối hợp lệch lạc sẽ làm tăng chi phí ngoài ý muốn. Vì thế, bạn cần có một tầm nhìn chiến lược rộng để tạo ra quy trình làm việc cố định, bài bản cho các công việc của từng nhân viên.

Quy trình làm việc của nhân viên định hình là những hoạt động lặp đi lặp lại hàng ngày. Khi đã xây dựng được quy trình làm việc rõ ràng và khoa học, bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được mức độ làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó là sự hỗ trợ của các phần mềm sẽ làm giảm thao tác, giảm công di chuyển các địa điểm và nhân viên có thời gian rảnh, bớt đi các công việc thủ công.

Một số gợi ý của BeDental về cách xây dựng quy trình làm việc khoa học, rõ ràng đó là:

  • Các nha sĩ và lãnh đạo từng bộ phận hãy soạn ra một văn bản quy trình riêng. Sau đó trực quan hóa bằng các phần mềm để đảm bảo việc khám chữa bệnh tuân thủ đúng quy trình, giảm tối đa các sai sót ngoài ý muốn.
  • Chủ phòng khám nên thường xuyên tổ chức các buổi đào tạo quy trình làm việc. Hoặc có thể giao nhiệm vụ cho một bên chuyên gia có chuyên môn cao trực tiếp đào tạo.
  • Số hóa hồ sơ bệnh án, quy trình, các ca bệnh khó,… làm tài liệu số để tất cả nhân viên đều dễ dàng tra cứu và học hỏi.

Tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị

20240123 163004 1
Cách quản lý chi phí phòng khám nha khoa hiệu quả

Không thể phủ nhận sức mạnh của tiếp thị Marketing đối với việc làm tăng lợi nhuận và xây dựng khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, chi phí tiếp thị cần phải được xây dựng rõ ràng với từng chiến lược phù hợp, có hiệu quả.

Để tối ưu hóa các chiến lược tiếp thị bạn cần:

  • Đầu tiên, bạn cần hệ thống được dữ liệu bệnh nhân. Toàn bộ thông tin cơ bản, tiền sử bệnh án,… đều là nguồn tài nguyên giúp bạn chăm sóc khách hàng tốt nhất. Từ đó, bạn có thể đưa ra các chương trình khuyến mại hoặc thông điệp ấn tượng để thúc đẩy hành động khách hàng đồng ý bỏ tiền ra sử dụng dịch vụ.
  • Tận dụng nhiều kênh truyền thông Marketing tiết kiệm và hiệu quả, tối ưu hóa chi phí.
  • Áp dụng hệ thống tự động hóa nhằm giảm thao tác thủ công. Vì sử dụng công nghệ chỉ mất 300.000 – 500.000 VNĐ/tháng sẽ tương đương với 2 trợ thủ, 1 lễ tân, tương đương với mức lương 21 – 30 triệu/tháng.

Quản lý hiệu quả các vật tư phòng khám nha khoa

Trong kế hoạch chi phí mở phòng khám nha khoa, bạn cần phải tạo ra một hệ sinh thái của riêng mình. Tại đây, tất cả các hoạt động mua bán đều rõ ràng từng khoản thu chi để bạn kiểm soát được toàn bộ.

Khi trao đổi mua bán, các dữ liệu đều được lưu lại và có thể tổng kết dễ dàng thông qua vài thao tác xử lý tự động. Điều này sẽ giúp bạn biết được vật tư nào cần mua, mua bao nhiêu để cân đối thu chi từng tháng. Toàn bộ hành vi mua bán sẽ được lưu lại còn giúp tránh xảy ra tình trạng thất thu ngân sách.

Lưu ý: Mọi hoạt động mua bán vật tư nên sử dụng phần mềm thống kê và báo cáo. Qua đó, bạn sẽ nắm được vật tư nào mua nhiều, mỗi tháng nhập bao nhiêu, trung bình có bao nhiêu bệnh nhân tìm đến một tháng,… Vì thế, bạn sẽ luôn ước tính số lượng cần thiết để tránh nhập thừa hay thiếu.

Để quản lý chi phí mở phòng khám nha khoa hiệu quả, bạn nên có quy trình làm việc khoa học, tối ưu chiến lược tiếp thị và quản lý tốt vật tư phòng khám
Cách quản lý chi phí phòng khám nha khoa hiệu quả: Để quản lý chi phí mở phòng khám nha khoa hiệu quả, bạn nên có quy trình làm việc khoa học, tối ưu chiến lược tiếp thị và quản lý tốt vật tư phòng khám

Trên đây là thông tin về chi phí mở phòng khám nha khoa khoảng bao nhiêu cũng những khoản phí cụ thể cần phải chi trả. Bên cạnh đó, BeDental còn chia sẻ về cách quản lý chi phí phòng khám từ lúc mở tới lúc hoạt động. Nếu bạn cần tư vấn, hãy liên hệ với BeDental để được tư vấn kỹ hơn về nhượng quyền nha khoa cùng rất nhiều thắc mắc liên quan.

Tham khảo thêm: CHI PHÍ NHỔ RĂNG KHÔN SỐ 8 BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ?

Tham khảo thêm: Chỉnh nha mắc cài pha lê có tốt không? Chi phí bao nhiêu?

Tham khảo thêm: Điều Kiện Kinh Doanh Dịch Vụ Nha Khoa (Phòng Khám Chữa Răng): Thủ Tục, Chi Phí Mở Phòng Khám Nha Khoa (Quy Định 2022)

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post