Thư viện chuyên khoa

Trẻ Bị Hôi Miệng Nguyên Nhân Do Đâu? Giải Pháp Khắc Phục Hiệu Quả Cho Bé

Tình trạng hôi miệng xảy ra không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ em, gây nhiều lo lắng cho các bậc phụ huynh. Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, đặc biệt là khi bố mẹ không quan tâm đúng mức đến việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng trẻ.

Bài viết hôm nay, hãy cùng Nha Khoa Bedental tìm hiểu các trẻ bị hôi miệng nguyên nhân phổ biến nhất, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị hiệu quả để sớm đẩy lùi tình trạng này, giúp bé lấy lại hơi thở thơm mát và tự tin.

1. Dấu Hiệu Nhận Biết Hôi Miệng Ở Trẻ Em

trẻ bị hôi miệng nguyên nhân
trẻ bị hôi miệng nguyên nhân

Hôi miệng ở trẻ em là tình trạng miệng trẻ có mùi hôi khó chịu khi thở và nói cười mà người xung quanh dễ dàng ngửi thấy. Tình trạng hôi miệng kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm bé mất tự tin khi giao tiếp và vui chơi cùng bạn bè. Trẻ bị hôi miệng là bệnh gì là câu hỏi thường gặp khi phát hiện những dấu hiệu này.

Thông thường, hôi miệng ở trẻ thường đi kèm những dấu hiệu nhận biết sau:

  • Cảm giác khô miệng: Miệng thường xuyên cảm nhận được khô rát.
  • Miệng thường xuyên có vị lạ: Cảm nhận được có vị chua hoặc vị đắng trong miệng.
  • Lưỡi trắng: Lưỡi có lớp mảng bám màu trắng dày.
  • Hiện tượng chảy máu chân răng và nướu: Đặc biệt khi đánh răng hoặc ăn uống.
  • Bé bị hôi miệng biếng ăn: Bé có thể biếng ăn, bỏ bú do khó chịu hoặc đau rát trong miệng.

Xem thêm: Chữa hôi miệng bằng baking soda

2. Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân là gì?: Giải Mã Các Yếu Tố Gây Mùi

Để khắc phục và phòng ngừa hiệu quả tình trạng hôi miệng ở trẻ, chắc chắn cần tìm ra nguyên nhân chính xác. Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân thường do nhiều yếu tố kết hợp. Hầu hết trẻ bị hôi miệng nguyên nhân xuất phát từ việc vệ sinh và chăm sóc răng miệng ở trẻ chưa tốt, có thể cha mẹ chưa sát sao khiến trẻ thường xuyên không đánh răng, súc miệng và vệ sinh răng miệng đúng cách.

2.1. Trẻ Bị Hôi Miệng Nguyên Nhân – Khô Miệng

Kho mieng o tre
Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân

Sau vệ sinh răng miệng chưa tốt thì khô miệng cũng là nguyên nhân thường gặp khiến hơi thở của trẻ nặng mùi hơn, nhất là khi trẻ bị nghẹt mũi hay có thói quen thở bằng miệng thường xuyên. Không khí lưu thông nhiều sẽ dẫn đến khô miệng, làm giảm lượng nước bọt – chất có vai trò quan trọng trong việc làm sạch và làm ẩm khoang miệng. Khi nước bọt giảm, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ và gây ra tình trạng hôi miệng.

  • Cách khắc phục: Cần tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày. Cùng với đó, hãy tập thói quen thở hoàn toàn bằng mũi, không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi,… để tránh khô miệng và hạn chế vi khuẩn phát triển.

2.2. Trẻ Bị Hôi Miệng Nguyên Nhân – Vệ Sinh Răng Miệng Không Đúng Cách

Không ít ông bố bà mẹ gặp khó khăn trong việc hướng dẫn, tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, đánh răng đúng cách sau khi ăn. Lười đánh răng hoặc đánh răng không sạch sẽ khiến cặn thức ăn dễ bám vào khe răng, là môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển gây ra mùi hôi khó chịu. Đây là tại sao bé bị hôi miệng thường thấy.

  • Sâu răng: Sâu răng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng hơi thở có mùi ở trẻ. Vị trí sâu răng là nơi vi khuẩn tập trung và hoạt động mạnh mẽ, đặc biệt khi có lỗ hổng. Vi khuẩn sẽ liên tục tấn công và phá hủy men răng, phân hủy tế bào và gây ra mùi hôi khó chịu.
  • Viêm nha chu: Trẻ em vẫn chưa đủ khả năng để vệ sinh răng miệng một cách đúng và sạch. Việc này khiến các mảng bám, vụn thức ăn thừa tích tụ và bám quanh răng khiến vùng nướu bị viêm nhiễm. Nếu không sớm can thiệp sẽ hình thành các bọng mủ trong miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mùi phát triển.
  • Tưa lưỡi/nấm miệng: Lớp trắng trên lưỡi do cặn sữa hoặc nấm tích tụ cũng là một trong những trẻ bị hôi miệng nguyên nhân phổ biến, đặc biệt ở trẻ sơ sinh (bé 2 tháng tuổi bị hôi miệng có thể do nguyên nhân này).

Xem thêm: Nước súc miệng

2.3. Trẻ Bị Hôi Miệng Nguyên Nhân – Các Bệnh Lý Từ Các Cơ Quan Khác

Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân có thể không chỉ từ khoang miệng mà còn từ các bộ phận lân cận hoặc bệnh lý toàn thân.

Viem amidan
Trẻ bị hôi miệng nguyên nhân
  • Viêm Amidan: Viêm Amidan cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây hôi miệng ở trẻ. Đây là tình trạng vi khuẩn xâm nhập vào hạch lympho làm ứ mủ và viêm nhiễm ở hai bên cổ họng, mùi hôi cũng từ đó mà phát ra.
  • Trẻ có dị vật ở mũi: Trẻ em có thói quen ngoáy mũi hoặc nhét các vật nhỏ như viên bi, hạt đậu,… vào mũi. Điều này vô tình làm vùng niêm mạc mũi bị tổn thương, từ đó gây viêm nhiễm và khiến hơi thở của trẻ có mùi khó chịu.
  • Viêm xoang mãn tính: Dịch nhầy từ xoang chảy xuống cổ họng, tích tụ và là môi trường cho vi khuẩn gây mùi.
  • Trào ngược dạ dày thực quản: Axit dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng cũng có thể gây mùi hôi.
  • Các bệnh lý toàn thân khác: Tại sao trẻ lại bị hôi miệng có thể do tiểu đường (hơi thở mùi trái cây), bệnh gan (mùi tanh), hoặc bệnh thận (mùi amoniac). Với các bệnh lý này, cần điều trị kiểm soát bệnh tốt mới có thể cải thiện mùi hôi răng miệng lâu dài cho trẻ.

2.4. Trẻ Bị Hôi Miệng Nguyên Nhân – Yếu Tố Bên Ngoài Và Thói Quen Sinh Hoạt

  • Ăn thức ăn có mùi: Ăn thực phẩm có mùi cũng là một trong những nguyên nhân làm phát sinh mùi hôi trong hơi thở trẻ. Đặc biệt là hành và tỏi, chúng có mùi khá nặng và giống với mùi của vi khuẩn kỵ khí. Mùi hôi này chỉ hết khi các chất được đào thải ra ngoài thông qua quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Hút thuốc lá thụ động: Cha mẹ hoặc người xung quanh hút thuốc cũng khiến trẻ vô tình hít phải khói thuốc, ảnh hưởng đến răng miệng và hơi thở. Những hóa chất trong khói thuốc phân hủy không những gây mùi khó chịu cho răng miệng mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân, vì thế nên hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá.
  • Thuốc men: Một số loại thuốc có thể gây khô miệng hoặc tạo ra mùi đặc trưng.

Xem thêm: Cách vệ sinh lưỡi

3. Cách Khắc Phục Và Phòng Ngừa Trẻ Bị Hôi Miệng Hiệu Quả

Để khắc phục tình trạng hôi miệng ở trẻ, việc đầu tiên cần quan tâm là vấn đề chăm sóc răng miệng. Bên cạnh đó, việc uống đủ nước, hạn chế thở bằng miệng để tránh tình trạng khô miệng, để miệng sản xuất nước bọt nhiều hơn sẽ giảm sự phát triển của vi khuẩn. Đây là cách trị hôi miệng ở trẻ toàn diện.

Dưới đây là một số cách hiệu quả cha mẹ có thể áp dụng để khắc phục nhanh tình trạng hôi miệng ở trẻ:

hướng dẫn sử dụng chỉ nha khoa
trẻ bị hôi miệng nguyên nhân
  • Vệ sinh răng miệng khoa học:
    • Lựa chọn bàn chải đánh răng trẻ yêu thích, hướng dẫn tạo cho trẻ thói quen đánh răng thường xuyên, vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sau mỗi bữa ăn.
    • Vệ sinh rơ lưỡi cho trẻ, nhất là trẻ sơ sinh bằng dụng cụ làm sạch đúng cách, tránh gây tổn thương.
    • Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ cặn thức ăn thừa dính ở kẽ răng của trẻ (với trẻ lớn hơn, hoặc dùng tăm nước).
    • Thay bàn chải đánh răng mỗi 3 tháng một lần cho trẻ để tăng hiệu quả làm sạch.
    • Lựa chọn kem đánh răng phù hợp mà trẻ yêu thích, trẻ sẽ chăm chỉ vệ sinh răng miệng hơn.
    • Nhiều cha mẹ lựa chọn cho trẻ sử dụng nước súc miệng thay cho việc vệ sinh răng miệng bằng bàn chải, song điều này là không nên. Nước súc miệng thường chỉ chứa cồn, nước và các tinh chất tạo mùi, không giúp làm sạch hiệu quả. Nếu không làm sạch tốt mà chỉ sử dụng nước súc miệng, về lâu dài hơi thở có mùi hôi của trẻ còn nặng hơn, đồng thời gây ra tình trạng khô miệng.
  • Đảm bảo đủ nước và tránh khô miệng: Cho trẻ uống nhiều nước, tập thói quen uống nước thường xuyên để tránh tình trạng khô miệng, tăng sản xuất nước bọt.
  • Kiểm soát các thói quen xấu: Khử trùng, làm sạch núm vú giả thường xuyên khi trẻ sử dụng. Hạn chế mút tay, ngậm đồ vật.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế các thực phẩm gây mùi nặng hoặc nhiều đường.

Nếu tình trạng hôi miệng ở trẻ 7 tuổi bị hôi miệng hoặc bất kỳ độ tuổi nào không thuyên giảm sau khi áp dụng các biện pháp trên, hoặc kèm theo các triệu chứng sốt, biếng ăn nặng, cha mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ nha khoa hoặc nhi khoa để tìm ra nguyên nhân chính xác và có phác đồ điều trị phù hợp. Việc này đặc biệt quan trọng để tránh trẻ bị hôi miệng biếng ăn kéo dài.

 

Tại BeDental, khách hàng có thể an tâm điều trị với dịch vụ bảo lãnh viện phí nha khoa nhanh chóng và tiện lợi. BeDental hiện liên kết với nhiều công ty bảo hiểm uy tín, hỗ trợ thanh toán trực tiếp chi phí các dịch vụ nha khoa như nhổ răng, trám răng, điều trị tủy, phục hình răng sứ... Quy trình linh hoạt, minh bạch giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí. Hãy liên hệ BeDental để được tư vấn chi tiết và tận hưởng trải nghiệm chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, không lo gánh nặng tài chính.

🔹 Các đơn vị nha khoa chấp nhận bảo lãnh bao gồm : Hùng Vương Insurance, Bảo Long Insurance, BSH (Bảo hiểm BSH), FWD Insurance Cathay Life Fubon Insurance, Tokio Marine Insurance Group VNI (Bảo hiểm Hàng không), HD Insurance MSIG AAA Insurance PTI (Bảo hiểm Bưu điện), BIDV MetLife, PJICO, Techcom, Insurance, AIA, Dai-ichi Life MIC GIC DBV Insurance VBI (Bảo hiểm VietinBank)

🔹 Các công ty bảo hiểm BeDental có thể xuất hóa đơn: Manulife Dai-ichi Life Prudential AIA Hanwha Life PVI VCLI (Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif) BIC (Bảo hiểm BIDV), Bảo Việt Insurance và PVI

bảo lãnh viện phí nha khoa tại Bedental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Rate this post