Bị sái quai hàm phải làm gì? Sái quai hàm là gì,có nguy hiểm không? Có rất nhiều cách điều trị sái quai hàm khác nhau từ chườm nóng, nắn chỉnh, phẫu thuật, . .. Mỗi một cách sẽ được sử dụng vào các trường hợp riêng hoặc đúng hơn là độ lệch khớp hàm của từng cá nhân. Tình trạng trên có thể xuất hiện từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau như ngáy to, cười lớn hoặc ảnh hưởng vật lý. Kèm theo đó là rất nhiều triệu chứng khác bạn cần biết rõ.
Bị sái quai hàm là gì?
Sái quai hàm hay trật khớp hàm là tình trạng xảy ra khi xương quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí bình thường ban đầu.
Đây là tình trạng thường xuyên xảy ra trên những người đã có tiền sử mắc phải trong quá khứ. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở những người bị lỏng cơ xương hàm và dây chằng do có các rối loạn khớp thái dương hàm.
Nguyên nhân gây ra tình trạng sái quai hàm
Sái quai hàm là một vấn đề liên quan đến răng hàm mặt và các cơ xung quanh khu vực này. Nó xuất hiện khi các cơ quai hàm bị căng và khó chịu, thường do áp lực hoặc căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, hoặc do thói quen như cắn móng tay, nhai kẹo cao su hoặc nhai không đúng cách.
Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng sái quai hàm bao gồm:
- Áp lực và căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày: Các tình huống căng thẳng hoặc áp lực liên tục có thể gây ra căng thẳng cơ quai hàm, dẫn đến sái quai hàm.
- Thói quen nhai không đúng cách: Việc nhai kẹo cao su hoặc nhai thức ăn quá mức, đặc biệt là thức ăn cứng có thể khiến cơ quai hàm bị căng thẳng và dẫn đến sái quai hàm.
- Vấn đề răng miệng: Các vấn đề về răng miệng, chẳng hạn như bệnh lợi, khớp hàm hoặc răng lệch, có thể gây ra sái quai hàm.
- Chấn thương: Các chấn thương như tai nạn, va chạm hoặc đánh nhau có thể gây ra sái quai hàm.
- Các bệnh lý khác: Một số bệnh lý như viêm khớp hàm, bệnh Parkinson hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh có thể gây ra sái quai hàm.
Bài viết xem thêm: Mỏi quai hàm : dấu hiệu cần điều trị
Cách chữa sái quai hàm ở nhà
Bị sái quai hàm hay trật khớp hàm là tình trạng diễn ra khá nhiều, không chỉ người lớn mà còn cả trẻ em cũng hay bị. Tuỳ theo mức độ cũng như dấu hiệu , triệu chứng mà có những cách chữa khác nhau.
Nhưng xu hướng chung của mọi người ban đầu là sẽ tự tìm cách chữa trị sái quai hàm tại nhà.
Cách chữa sái quai hàm tại nhà khá đơn giản và chỉ cần bạn thực hiện đúng, kiên nhẫn với các bước dưới đây là xong.
Nghỉ ngơi, thư giãn nhẹ nhàng: Sau khi bị sái quai hàm bạn nên dành thêm thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn hơn và ngủ đúng tư thế là nằm ngửa lên trên. Đặc biệt là tránh những vận động mạnh cũng như các tác động mạnh lên vùng xương hàm. Trong khoảng 6 tuần đầu cần tránh mở miệng quá to.
Chườm khăn ấm: Để hạn chế tối đa tình trạng đau nhức, bạn hãy dùng khăn ấm và đắp lên vị trí đang bị sưng quai hàm trong vòng 20 phút/lần. Trong vài ngày đầu tiên nên thực hiện 1 – 2 tiếng và càng về sau giãn ra chỉ còn 3 – 4 lần.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng: Nếu đang lâm vào tình trạng đau quai hàm bạn nên chuyển hướng qua sử dụng các thực phẩm mềm, không ăn thức ăn quá cứng hoặc quá dai cần nhai nhiều.
Áp dụng những mẹo trị đau quai hàm trên đây, chỉ cần một vài ngày cảm giác đau nhức, khó chịu ở xương hàm sẽ ngay lập tức biến mất. Tuy nhiên lưu ý khi đã áp dụng đầy đủ nếu tình trạng trên vẫn không hề cải thiện thì bạn cần phải gặp bác sĩ ngay.
Tham khảo thêm >>: 5 cách tập để có đường viền hàm jawline đẹp nhất
Sái quai hàm phải làm gì?
Sái quai hàm phải làm gì? Tuỳ theo mức độ trật khớp hàm cùng những dấu hiệu đi kèm, bác sĩ sẽ khám và tìm được phương pháp chữa trị thích hợp, hiệu quả. Trong đó có hai phương pháp chữa sái quai hàm được sử dụng nhiều nhất là nắn và phẫu thuật.
Ở mức độ nhẹ, thì bác sĩ sẽ chỉ tiến hành nắn hàm nhưng nếu tình trạng của bệnh nhân phức tạp hơn và phương pháp đầu không còn hiệu quả thì buộc phải thực hiện phẫu thuật hàm.
Nắn hàm
Để có thể tiến hành một cách đơn giản và với mục đích hạn chế những cơn đau ở bệnh nhân thì đầu tiên bác sĩ sẽ tiêm thuốc chống đau để dãn cơ.
Bệnh nhân sau đó được điều chỉnh tư thế ngồi sao cho thoải mái và dễ chịu nhất, đồng thời cũng tạo sự thoải mái đối với bác sĩ trong suốt quá trình nắn hàm.
Khi nắn hàm, bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc chuyên dụng ở vùng nhai dưới của nhóm răng hàm hai bên. Tiếp theo, bác sĩ sử dụng hai ngón tay cái với lực mạnh để ấn toàn bộ xương hàm ở chỗ bị trật theo hướng xuống dưới và ra sau nhiều lần.
Đến khi người bệnh cảm thấy xương hàm đã lỏng đi và có thể di chuyển một cách dễ dàng, không đau đớn thì xương đã về lại chỗ ban đầu.
Phẫu thuật hàm
Phẫu thuật hàm được chỉ định đối với những bệnh nhân chấn thương quai hàm có mức độ nặng và nghiêm trọng. Tuy nhiên, các bạn cũng không cần phải lo lắng, bởi trường hợp như vậy cũng không ảnh hưởng nhiều.
Đây là một phương pháp có sự can thiệp trực tiếp vào xương hàm và cần phải thực hiện ở các chuyên khoa răng hàm mặt. Với đội ngũ bác sĩ kinh nghiệm “thực chiến” dày dặn, am hiểu thực sự sẽ bảo đảm được chất lượng và độ an toàn cho sức khoẻ của bệnh nhân.
Sái quai hàm là do chấn thương?
Sái quai hàm có thể là do chấn động mạnh ở các cơ và đường gân của xương quai hàm, khiến cho quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí.
Ngoài ra, sái quai hàm cũng có thể do một số nguyên nhân sau:
– Viêm nhiễm vùng mũi, họng
– Tư thế nằm ngủ không phù hợp đặc biệt là những người nằm ngửa hay nằm sấp quá lâu, nghiến răng thường xuyên khi ngủ
– Người cười lớn hoặc ngáp mạnh quá và há miệng quá quá to khi ăn
– Những người lao động quá sức hoặc liên tục mang vác có thể gây áp lực lên cổ , vai khiến các cơ bị căng
– Những người thường xuyên căng thẳng , mệt mỏi hoặc stress trong thời gian dài cũng có thể gây nên.
Sái quai hàm là một trong những bệnh viêm khớp khá phổ biến. Vì Vậy bạn cũng không nên quá lo lắng khi bị trật khớp quai hàm.
Triệu chứng sái quai hàm
Triệu chứng sái quai hàm rất dễ nhận biết với những triệu chứng sau:
- Đau mỏi vùng trước tai, tai bị ù
Khi bị sái quai hàm, cơn đau không những xuất hiện tại hàm mà lan lên đầu, tai khiến người bệnh bị ù tai , nhức đầu trước tai. Kèm theo đó là tình trạng nghe không rõ ràng hoặc không thể nghe thấy được gì, tác động nặng nề tới các cơ quan bên trong tai.
- Cứng ở giữa cổ và quai hàm
Thông thường khi bị sái quai hàm, người bệnh sẽ có cảm giác cứng ở vùng cổ và quai hàm. Người bệnh sẽ có cảm giác tê nhức trong quai hàm và khó xoay cổ đặc biệt vào buổi sáng khi tỉnh dậy.
- Nghe được tiếng lục cục khi há miệng
Sái quai hàm khiến việc há miệng trở nên khó và người bệnh sẽ nghe thấy tiếng kêu lục cục. Tiếng kêu này xuất phát do chấn động ở xương khớp dẫn đến các cơ và đường gân của xương quay hàm bị trật khỏi vị trí. Người bệnh sẽ gặp khó khăn khi ăn và nhai.
Nhiều người khi bị trật khớp quai hàm đã tự ý áp dụng một vài cách chữa sái quai hàm tại nhà như: bẻ quai hàm, điều này hoàn toàn không nên. Nguyên nhân là vì nếu tiến hành không chính xác sẽ khiến quai hàm bị tổn thương nặng thêm, rất đau và mệt mỏi cho người bệnh.
Thậm chí có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như méo miệng hoặc lệch hàm.
Chính vì vậy khi bị trật khớp quai hàm, người bệnh không nên chủ quan. Cần tới ngay những cơ sở y tế để bác sĩ tư vấn cách điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
Bài xem thêm: Các nguyên nhân gây đau nhức hàm
Nên và không nên làm gì sau khi chữa sái quai hàm?
Sái quai hàm là bệnh sẽ khó tự khỏi và dễ bị mắc lại, thế nên ngay khi đã chữa khỏi bạn phải lưu ý tới một số điều nên và không nên làm dưới đây.
+ Những điều cần lưu ý sau khi chữa sái quai hàm:
- Nên ngủ đủ giấc, đúng tư thế.
- Nên ăn thức ăn mềm, không cần phải nhai nhiều.
- Thực hiện các động tác massage nhẹ vùng xương hàm.
- Xây dựng lối sống tốt, lành mạnh , bớt lo âu và căng thẳng.
- Tránh lao động nặng và thường xuyên làm việc quá sức.
+ Những điều không nên làm sau khi chữa sái quai hàm:
- Tác động mạnh, thường xuyên vào xương hàm.
- Ngáp to, cười lớn nhiều.
- Ưa chuộng các món thức ăn cứng, dai, giòn.
- Nghiến răng trong khi ngủ.
Nếu bạn phẫu thuật hàm nhằm điều trị chứng chệch khớp thì cần phải tuân thủ các chỉ dẫn của bác sỹ, đặc biệt là tái khám đúng hẹn. Bởi một cuộc phẫu thuật hàm sẽ có những tác động xâm lấn trực tiếp vào vùng xương hàm.
Nên quá trình chăm sóc hậu phẫu luôn ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả. Nhất Là về vấn đề vệ sinh vết mổ, nếu không bảo đảm còn gây ra nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm.
Giảm tình trạng tái diễn sái quai hàm
Để giảm tình trạng tái diễn việc bị sái quai hàm, có một số cách sau đây bạn có thể áp dụng:
- Thay đổi thói quen nhai: Tránh nhai kẹo cao su, thức ăn cứng, không dùng răng để mở vật dụng hoặc cắn móng tay.
- Tập thư giãn cơ quai hàm: Các bài tập thư giãn cơ quai hàm và xoa bóp các điểm trên khuôn mặt có thể giúp giảm căng thẳng và giảm tình trạng sái quai hàm.
- Thay đổi tư thế ngủ: Tránh ngủ trên bụng và tìm kiếm tư thế ngủ thoải mái cho cơ quai hàm.
- Hạn chế áp lực và căng thẳng: Tránh các tình huống căng thẳng và áp lực, tìm kiếm các hoạt động giảm stress như yoga, tai chi hoặc tham gia các hoạt động thể thao.
- Sử dụng miếng lót răng: Miếng lót răng có thể giúp giảm tình trạng sái quai hàm bằng cách giảm áp lực lên các cơ và xương quai hàm.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
10 lợi ích giúp bạn quyết định bọc răng sứ có cần thiết không?