Mục Lục
- 1 1. Nguyên nhân ngủ dậy bị đau nhức hàm
- 2 Rối loạn thái dương hàm (TMJ)
- 3 Đau dây thần kinh sinh ba
- 4 Thực phẩm chứa chất kích thích
- 5 Thói quen nghiến răng khi ngủ
- 6 Sai tư thế ngủ
- 7 Thói quen khi tập luyện thể dục, thể thao
- 8 2. Các triệu chứng thường xuất hiện kèm khi ngủ dậy bị đau nhức hàm
- 9 3. Cách điều trị tại nhà khi ngủ dậy bị đau quai hàm
- 10 Chườm nước nóng hoặc đá lạnh
- 11 Xoa bóp vùng hàm bị đau
- 12 Dùng thuốc giảm đau
- 13 Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
- 14 Tư vấn chuyên môn bài viết:
- 15 BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
- 16 BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
- 17 CHI NHÁNH HÀ NỘI
- 18 CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
- 19 CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
- 20 CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
- 21 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
- 22 CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
- 23 CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
- 24 GIỜ HOẠT ĐỘNG:
- 25 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
1. Nguyên nhân ngủ dậy bị đau nhức hàm
Ngủ dậy bị đau nhức hàm là hiện tượng phổ biến trong đời sống. Nguyên nhân của nó cũng tương đối đa dạng và dựa trên triệu chứng mới chẩn đoán được, những nguyên nhân hay nhất là:
- Thói quen nghiến răng khi ngủ
- Sai tư thế ngủ
- Thói quen khi tập luyện thể dục, thể thao
- Rối loạn thái dương hàm (TMJ)
- Đau dây thần kinh sinh ba
- Thực phẩm chứa chất kích thích
Rối loạn thái dương hàm (TMJ)
Rối loạn thái dương hàm hay loạn năng thái dương hàm (TMJ) là tình trạng rối loạn khớp thái dương, cơ nhai hoặc cả hai. Theo thống kê, đây là nguyên nhân phổ biến nhất của đau nhức hàm và có tỉ lệ hơn 50% so với những nguyên nhân khác. Tình trạng này không nguy hiểm song có ảnh hưởng xấu đối với sức khoẻ nói chung.
Đau dây thần kinh sinh ba
Đây là tình trạng đau do dây thần kinh gây nên và trường hợp này là dây thần kinh sinh ba hay dây thần kinh số V. Như tên gọi, dây thần kinh này rất quan trọng với 3 nhánh trên toàn cơ mặt. Khi cảm thấy đau nhức, triệu chứng thường sẽ xuất hiện xung quanh gò má, vùng hàm, vùng hốc mắt và có sự tác động rõ rệt 1 bên mặt. Bên cạnh đó, do là dây thần kinh cho nên thường xuất hiện sốt, đau đầu, chóng mặt và cảm giác mệt mỏi ở người bệnh.
Thực phẩm chứa chất kích thích
Các thực phẩm, đồ uống chứa nhiều chất kích thích như rượu, bia và uống có cồn không chỉ ảnh hưởng đến chức năng gan, thận đồng thời cũng là nguyên nhân gây sâu răng, viêm lợi cùng nhiều bệnh răng miệng khác, từ đó dẫn đến những biểu hiện nhức răng, đau nhức hàm thường hay gặp.
Thói quen nghiến răng khi ngủ
Nghiến răng khi ngủ cũng là nguyên nhân gây ra đau nhức hàm. Thói quen trên khiến thái dương hàm luôn trong trạng thái chịu lực, lâu dài làm lệch khớp gây ra đau đớn khi cử động hàm.
Sai tư thế ngủ
Tư thế ngủ không đúng (nằm sấp, nằm nghiêng đầu một bên…) khiến xương hàm phải chịu đựng áp lực liên tục trong thời gian dài dẫn đến trật khớp cử động vốn có. Đây cũng là lý do gây đau nhức hàm sau khi tỉnh dậy.
Thói quen khi tập luyện thể dục, thể thao
Trong khi luyện tập thể dục thể thao, nhiều người hay có thói quen bặm môi và nghiến mạnh răng làm xương hàm luôn trong tình trạng co cứng. Về lâu dài, thói quen trên khiến xương hàm bị lệch khỏi khớp cắn và xảy ra tình trạng đau răng.
2. Các triệu chứng thường xuất hiện kèm khi ngủ dậy bị đau nhức hàm
Đau nhức hàm ban đầu chỉ đau nhẹ, tạm thời và cũng mau chóng biến mất. Tuy nhiên khi tình trạng trở nặng sẽ kèm sốt, đau đầu dữ dội và nhức xương hàm kéo dài. Do đó, các triệu chứng khi ngủ dậy bị đau nhức hàm cần chú ý là:
- Đau đầu, đau đầu từng đợt, cường độ rất dữ dội và có thể kéo dài khoảng 15 phút đến hơn 3 tiếng
- Đau nhức cơ mặt ở cả hàm trên và hàm dưới
- Đau, mỏi cơ khi ăn uống hoặc nhai, cử động hàm hạn chế, cảm giác như bị khoá khớp
- Sốt nhẹ kèm ù tai, chóng mặt, người trong trạng thái mệt mỏi, lờ đờ
3. Cách điều trị tại nhà khi ngủ dậy bị đau quai hàm
Chườm nước nóng hoặc đá lạnh
Nếu thấy đau nhói ở hàm thì nên chườm đá ngay tại vị trí đang bị đau, chườm liên tục khoảng 10 phút và lặp lại mỗi 2 tiếng nếu vẫn đau. Lạnh sẽ giúp làm các dây thần kinh tê liệt và không còn nhạy cảm để truyền tín hiệu đau.
Mặt khác, nếu đau theo đợt hoặc đau âm ỉ thì nên nước nóng bằng cách nhúng khăn qua nước ấm rồi chườm lên vùng xương hàm đau. Khăn nóng lúc này sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, giãn cơ và giảm đau đớn.
Xoa bóp vùng hàm bị đau
Xoa bóp, ấn huyệt xung quanh vùng hàm để giúp giãn cơ và tăng cường tuần hoàn máu đến khu vực này cũng là cách chữa trị tương đối hiệu quả. Thực hiện bằng cách mở miệng, đóng miệng và sử dụng bàn tay xoa bóp quanh vùng thái dương hàm đến khi cử động nhẹ nhàng hơn. Lặp lại những thao tác này nhiều lần hàng ngày sẽ có kết quả tốt nhất.
Dùng thuốc giảm đau
Thuốc giảm đau là biện pháp hiệu quả nhất giúp làm tan đi triệu chứng đau nhức hàm. Một số loại thuốc giảm đau phổ biến nhất được bác sĩ khuyên sử dụng là: Ibuprofen, Aspirin, Acetaminophen, Paracetamol và Panadol… Tuy nhiên, đây cũng là giải pháp tạm thời giúp cắt ngắn cơn đau nên vẫn cần phải khám mới có thể trị dứt điểm.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Ăn uống điều độ, hạn chế đồ ăn quá cứng, quá dai, tránh thức uống có cồn và những chất kích thích như cà phê, thuốc lá… sẽ vừa giúp bảo vệ sức khoẻ cơ thể, lại bảo đảm răng miệng sạch, xương hàm chắc khoẻ.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Lấy cao răng và 10 cách lấy cao răng tại nhà đơn giản và hiệu quả
Giải Đáp: Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền? 3 Điều Lưu Ý Sau Khi Bọc Răng Sứ
Xem thêm bài viết >>> Rối loạn thái dương hàm – Nguyên nhân và các bài tập giảm đau