Thư viện chuyên khoa

Tổng hợp những thông tin về viêm ruột thừa mà bạn nên biết

Viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa hay gặp trong các bệnh cấp cứu tiêu hoá. Viêm ruột thừa thường xảy ra ở nam giới, độ tuổi mắc bệnh thường gặp nhất: 15-40 tuổi. Tỷ lệ nam/nữ khoảng 1, 3:1.

Viêm ruột thừa hay gặp, dễ chẩn đoán nhưng lại thường để lại các biến chứng nặng nề nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị sớm bằng phẫu thuật chuẩn trong 24 giờ kể từ khi bắt đầu đau.

1) Viêm ruột thừa nguy hiểm như thế nào? 

 Ruột thừa khi bị viêm cấp tính và thường vỡ mủ sau 24 giờ. Ở một số bệnh nhân ruột thừa có thể vỡ mủ sau 12 giờ. Có trường hợp ruột thừa vỡ mủ sau 6 giờ kể từ lúc bệnh nhân khởi phát cơn đau. Trên thực tế lâm sàng, không thể đoán trước được khi nào thì ruột thừa viêm cấp sẽ vỡ mủ. 

 Nếu để chậm bệnh sẽ diễn biến theo nhiều cách mà không lường trước được các diễn biến của nó. Các biến chứng đó là viêm phúc mạc, áp xe ruột thừa trong ổ bụng hay đám quánh ruột thừa. ..

Các biến chứng do viêm ruột thừa không được điều trị đúng mang lại rất nhiều rắc rối cho người bệnh kể cả dẫn đến tử vong (tỷ lệ tử vong khoảng từ 0,2-0,8%) . Tiên lượng của một bệnh nhân bị viêm ruột thừa cấp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thể lâm sàng của viêm ruột thừa, tuổi tác của bệnh nhân, các bệnh lý nội khoa kèm theo. .. 

Viêm ruột thừa

 Viêm ruột thừa mãn tính là một bệnh lý ít gặp của ruột thừa và khởi phát là viêm ruột thừa cấp tính sau đó thoái lui. Nguyên nhân là do lòng ruột thừa bị tắc nghẽn sau đó tự tái thông thương và hiện tượng này có thể lập đi lập lại vài lần. 

 Các nguyên nhân gây bệnh thường gặp đó là: 

  •  Tắc nghẽn lòng ruột thừa do sỏi, phân, giun, sán, u , cũng có thể do các hạch bạch huyết tăng sản. 
  •  Thương tổn viêm do loét ở niêm mạc gây nhiễm khuẩn ở thành ruột thừa. 
  •  Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong viêm ruột thừa là E.coli, Bacteroides Fragilis.

2) Những điểm cần lưu ý về bệnh viêm ruột thừa 

 Viêm ruột thừa chiếm một tần suất lớn khi cấp cứu bụng (khoảng 30%) vì vậy một bệnh nhân vào bệnh viện vì đau bụng, đặc biệt đau ở vùng hố chậu phải, trước hết cần biết bệnh nhân có bị viêm ruột thừa hay không. 

 Đối với những trường hợp khó phải theo dõi nhiều giờ, khám đi khám lại nhiều lần tránh để bỏ sót. 

 Chẩn đoán sớm, đúng, điều trị bằng can thiệp ngoại khoa trong 24 giờ đầu kể từ khi đau làm giảm thiểu các tai biến và biến chứng của bệnh viêm ruột thừa.

3) Triệu chứng viêm ruột thừa 

 3.1. Triệu chứng cơ năng 

  •  Đau âm ỉ khu trú vùng hố chậu phải. Đây là một triệu chứng điển hình của bệnh lý viêm ruột thừa. 
  •  Chán ăn hầu như luôn đi kèm với viêm ruột thừa. 
  •  Buồn nôn hay nôn chỉ xảy trong khoảng 75% bệnh nhân, triệu chứng nôn không có gì rõ ràng. 

Triệu chứng viêm ruột thừa

 3.2. Triệu chứng toàn thân 

  •  Người mệt mỏi, uể oải 
  •  Sốt: nhiệt độ có khi không cao chỉ 37,3 độ C – 38 độ C 
  •  Vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi bẩn, thở hôi. 

 3.3. Triệu chứng thực thể 

  •  Dấu hiệu thường gặp nhất khi khám bụng là ấn đau vùng 1 ⁄ 4 dưới phải bụng hay trong tam giác ruột thừa, đây là ruột thừa nằm ở vị trí thường gặp nhất của nó, bệnh nhân sẽ đau nhiều nhất khi ấn bụng ở các vị trí sau: 
  •  Điểm đau ở 1/3 ngoài đường nối giữa rốn và gai chậu trước trên bên phải (điểm Mc Burney) 
  •  Điểm đau giao cắt giữa đường nối giữa rốn và gai chậu trước trên bên phải với bờ ngoài cơ thẳng to (điểm Clado) 
  •  Điểm đau ở 1 ⁄ 3 ngoài bên phải đường nối liên gai chậu trước trên (điểm Lanz) 
  •  Dấu hiệu gồng cơ ở vùng này (phản ứng thành bụng) khi ấn nếu có sẽ có giá trị cao trong chẩn đoán.

4) Cận lâm sàng 

  •  Xét nghiệm nhóm máu: số lượng bạch cầu tăng, đặc biệt là bạch cầu đa nhân trung tính. 
  •  Siêu âm bụng: thấy ruột thừa tăng kích thước hay có hiện tượng ứ đọng dầu – dịch quanh ruột thừa. Chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cấp bằng siêu âm có độ nhạy từ 78-85% và độ đặc hiệu từ 80-95%. 
  •  Xquang bụng: ít có giá trị trong chẩn đoán viêm ruột thừa nhưng rất có giá trị khi xác định một số bệnh lý phối hợp như thủng dạ dày – tắc ruột. 
  •  Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng: ít được sử dụng do giá thành cao , chỉ áp dụng với những trường hợp quá khó. Tuy nhiên đây lại là một công cụ hữu hiệu để chẩn đoán xác định viêm ruột thừa cũng như để phân biệt với các viêm nhiễm vùng tiểu khung và hố chậu. 
  •  Nội soi ổ bụng: đây là một phương pháp vừa để chẩn đoán, vừa để điều trị. Soi ổ bụng có lẽ hữu ích nhất nhằm đánh giá trong trường hợp phụ nữ có đau bụng dưới.

5) Chẩn đoán 

 Chẩn đoán xác định 

  •  Chẩn đoán viêm ruột thừa thường được căn cứ vào những triệu chứng sau: Đau bụng vùng hố chậu phải âm ỉ khu trú, sốt , dấu hiệu nhiễm trùng 
  •  Các triệu chứng thực thể: ấn đau vùng hố chậu phải có phản ứng thành bụng 
  •  Cận lâm sàng: xét nghiệm máu bạch cầu tăng cao, siêu âm hình ảnh ruột thừa tăng kích thước (ví dụ kết quả chụp cắt lớp vi tính ổ bụng có hình ảnh viêm ruột thừa) . 

 Tuy Nhiên trong một số trường hợp không nhất thiết các triệu chứng phải điển hình và đầy đủ.

Tham khảo thêm : Viêm đường tiết niệu và 1 số triệu chứng thường gặp

6) Một số thể viêm ruột thừa cấp đặc biệt 

 6.1. Viêm ruột thừa ở trẻ em: 

 Thường chẩn đoán khó hơn người trưởng thành (hay bị rối loạn về đường tiêu hoá) , quá trình diễn biến nhanh , ruột thừa vỡ gây viêm phúc mạc. 

 6.2. Viêm ruột thừa ở người cao tuổi : 

 2 thể lâm sàng thường gặp ở người già là: 

  •  Bán tắc ruột 
  •  Thể u. 
  •  Tần suất viêm ruột thừa ở người già thấp hơn nhưng lại có nhiều biến chứng nặng nề với nhiều tai biến bệnh lý kèm theo như tim, phổi. … 

 6.3. Viêm ruột thừa trong thai kỳ 

 Viêm ruột thừa là bệnh từ bên ngoài tử cung thường gặp nhiều nhất mà cần phải điều trị ngoại khoa trong thai kỳ. Tần suất xấp xỉ 1/2000 người mang thai. 

Viêm ruột thừa cấp tính có thể xảy ra ở bất cứ lúc nào trong thai kỳ, nhưng thường gặp nhất trong hai quý đầu. Khi thai nhi phát triển, chẩn đoán viêm ruột thừa càng trở nên khó khăn hơn do ruột thừa bị di lệch lên trên và ra ngoài. 

 Phẫu thuật trong khi mang thai sẽ có nguy cơ đẻ non từ 10-15%, Yếu tố quan trọng nhất phối hợp với tử vong cho mẹ và thai nhi đó là thủng ruột thừa hay viêm phúc mạc ruột thừa.

 Tỷ lệ tử vong của thai trong viêm ruột thừa sớm là 3-5% và nó tăng lên đến 20% khi ruột thừa viêm bị thủng hay viêm phúc mạc. Viêm ruột thừa trong thời gian mang thai dễ gây nhiều tai biến cho mẹ và con nên cần chẩn đoán nhanh và can thiệp phẫu thuật sớm.

Tham khảo thêm : Đau ruột thừa – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

7) Điều trị viêm ruột thừa 

 Can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật mở hay phẫu thuật nội soi (phẫu thuật robot, phẫu thuật nội soi 1 đường mổ hoặc phẫu thuật nội soi qua lỗ tự nhiên) sớm khi đã có chẩn đoán viêm ruột thừa. Mổ càng sớm càng tốt. 

Đây là phương pháp điều trị kinh điển và được đồng thuận bởi tất cả các bác sĩ lâm sàng trên toàn thế giới từ trước đến nay. 

 Từ năm 2004 đến nay đã có một số nghiên cứu về điều trị không mổ đối với trường hợp viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh. Kết quả từ những nghiên cứu này về tỷ lệ thành công của điều trị kháng sinh đối với viêm ruột thừa không biến chứng là 90% (gặp trong những trường hợp viêm ruột thừa do vi trùng, người bệnh đến từ giai đoạn rất sớm) , 10% không đáp ứng và có biến chứng phải can thiệp phẫu thuật. 

 Theo dõi những bệnh nhân điều trị thành công viêm ruột thừa không biến chứng trong vòng 1 năm có 30% viêm ruột thừa tái phát do vậy điều trị viêm ruột thừa không biến chứng bằng kháng sinh không thể điều trị dứt điểm được viêm ruột thừa và bệnh sẽ có nguy cơ tái phát trở lại rất cao trong thời gian ngắn, thêm nữa trong các nghiên cứu này cỡ mẫu cũng chưa đủ lớn so sánh với tỷ lệ bệnh trên toàn thế giới. 

Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa

 Do đó tiêu chuẩn vàng của điều trị viêm ruột thừa vẫn là phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa viêm. Đây là phương pháp hiệu quả giúp điều trị dứt viêm ruột thừa. Việc điều trị viêm ruột thừa bằng kháng sinh cần phải được lựa chọn và cân nhắc kỹ với từng bệnh nhân và phải được sự cho phép của cơ quan quản lý nhà nước

8) Chăm sóc bệnh nhân viêm ruột thừa cấp 

 8.1 Chú ý trong sinh hoạt và sử dụng thuốc 

  •  Có thể sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân có thể sử dụng miếng đệm sưởi ấm hoặc túi nước đá chườm trên vết mổ để giảm đau. 
  •  Trong tuần đầu tiên sau phẫu thuật, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, không bưng bê vật nặng hoặc tham gia các hoạt động gắng sức. 
  •  Trong trường hợp ruột thừa chưa bị vỡ, trẻ có thể đi học lại sau phẫu thuật 2-3 ngày. Nếu ruột thừa đã bị vỡ, trẻ có thể đi học trở lại sau phẫu thuật 2 tuần. Hầu hết trẻ em có thể tiếp tục tham gia hoạt động thể thao sau 1 tuần phẫu thuật. 
  •  Rửa vết mổ tại nhà nhẹ nhàng, có thể để vết mổ tiếp xúc với không khí cho mau mịn da, tránh dùng bột hay kem thoa trên vết mổ. 
  •  Không tắm bồn và không tham gia các hoạt động dưới nước trong 1 tháng cho tới khi vết mổ lành hẳn. 
  •  Mặc quần áo thoải mái, tránh đồ bó sát vì có thể gây kích ứng da quanh vị trí vết mổ. 
  •  Bảo vệ bụng khi ho bằng cách đặt một cái gối trước bụng và đè vào khi ho, cười hoặc xoay người để giảm đau. 
  •  Không lái xe cho tới lần tái khám đầu tiên sau mổ. 
  •  Có Thể leo cầu thang, đi bộ, . .. để luyện tập sau phẫu thuật viêm ruột thừa cấp. 
  •  Tham khảo ý kiến bác sĩ về thời điểm quan hệ tình dục sau phẫu thuật. 
  •  Vết sẹo liền lại sau 4 – 6 tuần và sẽ mềm, nhạt dần theo thời gian. 

 8.2 Chú ý trong chế độ ăn uống 

  •  Sau khi mổ cần chia bữa ăn thành nhiều phần nhỏ trong ngày: 6 – 8 bữa/ngày. 
  •  Quay về chế độ ăn như cũ theo tư vấn của bác sĩ ở thời điểm phù hợp. 
  •  Uống nhiều nước và thức uống không chứa caffeine, tránh thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ, . .. để tránh táo bón sau phẫu thuật. 

Viêm ruột thừa không nên ăn gì?

Theo nhiều nhà nghiên cứu, viêm ruột thừa không phải  một loại thực phẩm nhất định gây ra. Tuy nhiên, một số thói quen ăn uống không lành mạnh cũng có thể dẫn đến viêm ruột thừa. Một số thực phẩm được coi là có thể làm nghiêm trọng thêm cơn đau ruột thừa mà người bệnh nên tránh bao gồm:
Thức ăn ngọt

Viêm ruột thừa không nên ăn gì?
Viêm ruột thừa không nên ăn gì?

Đường và thực phẩm ngọt khác có thể gây rối loạn tiêu hoá. Do đó, một người bệnh viêm hoặc có vấn đề ở ruột thừa nên tránh sử dụng thức ăn nhiều đường, đặc biệt là đường hoá chất.
Trong những người bệnh đã phẫu thuật mổ ruột thừa, sử dụng đường sẽ làm trì hoãn thời gian hồi phục. Do đó, bánh và đồ ngọt khác nên tránh sử dụng hoặc ăn với một lượng nhất định.
Các loại hải sản

Viêm ruột thừa không nên ăn gì
Viêm ruột thừa không nên ăn gì

Kiêng ăn tôm, nghêucua, . .. Sau phẫu thuật, hệ miễn dịch của người bệnh suy giảm, có thể phản ứng thái quá với protein có trong hải sản. Cơ thể sẽ sản sinh thêm histamin cùng một vài kháng thể với loại protein trên. Chúng gây dị ứng, làm sưng vết phẫu thuật, đau bụng, tiêu chảy.

Thực phẩm cay
Thức ăn cay có thể gây kích thích và làm tổn thương hệ tiêu hoá. Ở những bệnh nhân viêm ruột thừa, niêm mạc dạ dày đã bị tổn thương, gia vị, thức ăn cay nóng có thể dẫn đến đau bụngbuồn nôn và đầy hơi trướng bụng.
Do đó, nếu đang bị viêm ruột thừa, người bệnh nên tránh sử dụng những món ăn cay, quá cay cho đến khi những triệu chứng dứt hẳn.
Đồ uống gây kích thích
Thức uống có gas, chứa nhiều chất tạo ngọt, chất phụ gia và nhiều đường hoá học. Do đó, các loại đồ uống trên có thể kích thích niêm mạc ruột thừa và khiến tình trạng viêm nghiêm trọng hơn nữa. Rượu bia và chất có ga có thể gây kích thích, tổn thương lên niêm mạc ruột thừa và hệ tiêu hoá.

Thức uống có gas và rượu cũng có thể kích thích, ăn mòn niêm mạc dạ dày, làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn nữa. Về dài hạn, có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khác bao gồm viêm dạ dày mãn tính hoặc viêm môn vị dạ dày, . ..

Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa nên ăn gì ? 

Nên kết hợp với các món kích thích tiêu hoá
Sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa, thức ăn tốt nhất đối với bạn là các món dễ dàng tiêu hoá. Những thực phẩm này gồm phô maisữa, súp kem. Chế độ ăn này cung cấp đạm và canxi, tuy nhiên rất thiếu chất dinh dưỡng khác gồm kẽm, vitamin A và B. Vì vậy, bạn chỉ có thể ăn trong giai đoạn đầu.
Thực phẩm giúp mau lành sẹo
Bữa ăn cân đối dinh dưỡng sẽ cung cấp cho cơ thể bạn hàm lượng đạm, đường và chất béo đầy đủ. Mỗi chất dinh dưỡng điều đóng vai trò thiết yếu đối với quá trình lành vết thương sau phẫu thuật.

Đạm hỗ trợ sản xuất collagen, một phần quan trọng của mô da, giúp lành các tổn thương của cơ thể. hực phẩm tăng cường hệ miễn dịch.Nguồn thực phẩm dinh dưỡng sẽ cung cấp các vitamin và dưỡng chất thiết yếu tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bạn, đồng thời ngăn ngừa chứng nhiễm trùng. Vitamin A và C có nhiều trong cải xoăn và cà rốt, trong khi đó hạnh nhân và rau bina cung cấp nhiều vitamin E.

Kẽm cần thiết đối với việc sản xuất của bạch cầu, kháng thể và thực hiện nhiều nhiệm vụ khác của hệ miễn dịch. Hải sản, trứng, ngũ cốc nguyên cámđậu nành và các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp kẽm tuyệt vời mà bạn có thể hấp thụ.
Uống nhiều nước
Viêm ruột thừa sẽ ảnh hưởng lên đường tiêu hoá của cơ thể. Một vài người có thể bị tiêu chảy, một số khác có thể bị táo bón. Bạn cũng không nên chà xát lên phần bụng sau khi phẫu thuật nhằm kích thích nhu động ruột.

Thế cho nên, nước có thể giúp bạn làm điều này. Hãy uống 10 – 12 cốc nước mỗi ngày để giúp làm mềm thức ăn và cũng giúp ruột làm việc tốt hơn nữa.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Bảng giá cạo vôi răng tại BeDental! Địa chỉ thực hiện lấy vôi răng an toàn

Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant

 

Rate this post