Thận là cơ quan đảm trách nhiều chức năng giúp cơ thể duy trì sự sống như: lọc máu, duy trì cân bằng nước và điện giải trong máu, điều chỉnh huyết áp, . .. Những bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận, suy thận, ung thư thận, . .. sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng cuộc sống và thậm chí là tính mạng của bệnh nhân.
1. Bệnh suy thận
1.1 Suy thận là gì?
- Suy thận (tổn thương thận) là tình trạng suy giảm chức năng thận. Suy thận được phân làm 2 nhóm bệnh theo thời gian mắc bệnh là: suy thận cấp (tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (bệnh thận mạn) . Suy thận cấp diễn ra trong khoảng 2-3 ngày và có thể hồi phục một phần hoặc hoàn toàn chức năng thận sau khi được điều trị tích cực trong vài tuần. Ngược lại, suy thận mạn là sự phát triển không phục hồi chức năng thận. Các biện pháp điều trị thích hợp giúp làm giảm phát triển và ngăn chặn biến chứng của suy thận mạn. Và khi chức năng thận suy giảm trên 90%, người bệnh cần được điều trị thay thận bằng chạy thận nhân tạo, thẩm phân phúc mạc hoặc ghép thận.
- Nếu không được điều trị, thận có thể sẽ ngừng hoạt động vĩnh viễn. Mất chức năng thận (thận không loại bỏ chất thải ra ngoài cơ thể) có thể dẫn tới chết.
1.2 Biến chứng của bệnh suy thận
- Giữ nước, có thể dẫn tới phù các chi, tăng huyết áp và phù phổi cấp;
- Thiếu máu, tăng kali máu, có thể đe doạ tính mạng của bệnh nhân;
- Dẫn tới bệnh tim mạch, làm xương giòn và tăng nguy cơ ung thư da;
- Giảm ham muốn tình dục hoặc trầm cảm;
- Gây tổn thương hệ thần kinh, dẫn tới mất trí nhớ, co giật hoặc thay đổi hành vi;
- Cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn hơn vì suy giảm phản ứng miễn dịch.
1.3 Nguyên nhân gây suy thận
- Nguyên nhân gây suy thận cấp: Chấn thương gây mất máu, phì đại tuyến tiền liệt, mất nước, tổn thương thận do nhiễm khuẩn huyết, tổn thương thận sau khi dùng các loại thuốc hay chất độc, biến chứng thai kỳ (sản giật và tiền sản giật) ;
- Nguyên nhân gây suy thận mạn: Ảnh hưởng của các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh thận đa nang, viêm ống thận mô kẽ, tắc đường tiết niệu nam (do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận hoặc một số bệnh ung thư) , viêm đài bể thận tái phát nhiều lần, trào ngược bàng quang niệu quản (nước tiểu chảy ngược lên thận) .
1.4 Triệu chứng bệnh suy thận
- Thông thường, do thận có chức năng bù trừ tốt nên vào giai đoạn đầu suy thận mạn bệnh không gây ra triệu chứng. Hôi khi có triệu chứng thì suy thận đã đến giai đoạn trễ. Các triệu chứng dễ thấy gồm: buồn nôn, nôn ói, chán ăn, đau đầu, ớn lạnh, xuất huyết tiêu hoá, tiểu nhiều vào đêm, nước tiểu có máu, lượng nước tiểu ít hơn hoặc nhiều hơn bình thường. Nước tiểu có máu, đi tiểu nhiều, hoa mắt chóng mặt, mệt mỏi, ngứa toàn thân, phù các chi, đau ngực (nếu có biến chứng tràn dịch màng tim) hoặc khó thở (nếu có biến chứng phù phổi) , hơi thở có mùi tanh, đau hông lưng.
1.5 Phương pháp phòng ngừa bệnh suy thận
- Giữ huyết áp đạt mục tiêu đề ra: dưới 140/90 mmHg;
- Không hút thuốc lá, tập thể dục mỗi ngày, duy trì cân nặng hợp lý và kiểm soát lượng đường, cholesterol máu;
- Uống 1,5 – 2 lít nước mỗi ngày và tăng lượng nước này trong những ngày nắng nóng hoặc khi vận động ra nhiều mồ hôi;
- Thực hiện chế độ ăn giảm đường, giảm muối và giảm dầu mỡ.
1.6 Điều trị bệnh suy thận
- Điều trị nguyên nhân gây bệnh: Tuỳ nguyên nhân gây bệnh, các loại suy thận có thể được điều trị nhưng đôi khi tổn thương thận lại ngày càng nặng đi mặc dù đã kiểm soát tốt nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, suy thận mạn tính không có thuốc chữa khỏi triệt để, việc điều trị giúp giảm triệu chứng, giảm biến chứng và làm chậm sự tiến triển của bệnh;
- Điều trị suy thận giai đoạn cuối: Khi chức năng thận giảm xuống mức dưới 50%, các phương pháp điều trị là thẩm phân phúc mạc, chạy thận nhân tạo và ghép thận (bệnh nhân phải dùng thuốc suốt đời nhằm ngăn ngừa đào thải thận được ghép) .
2. Bệnh sỏi thận
2.1 Bệnh sỏi thận là gì?
- Sỏi thận cũng được gọi sạn thận, là bệnh xảy ra khi một số chất khoáng trong nước tiểu đọng lại ở thận, niệu quản, bàng quang, . .. thành các tinh thể cứng. Kích thước của sỏi thận có thể lên tới vài cm. Những viên sỏi thận có kích thước nhỏ có thể được đẩy ra ngoài khi đi tiểu. Tuy nhiên, các viên sỏi lớn hơn khi di chuyển trong thận, bàng quang, niệu quản, . .. có thể gây đau đớn, dẫn tới tổn thương, thậm chí làm tắc nghẽn đường dẫn nước tiểu và gây ra nhiều tác hại khác.
2.2 Nguyên nhân gây bệnh sỏi thận
- Dùng thuốc bừa bãi hoặc sử dụng thuốc liên tục trong thời gian dài;
- Thói quen ăn nhanh, nhiều dầu mỡ;
- Thói quen uống ít nước, không cung cấp nước giúp thận hoạt động và đào thải chất khoáng ra ngoài;
- Mất ngủ kéo dài khiến tế bào thận không được phục hồi và tổn thương nặng nề hơn, có thể dẫn tới sỏi thận;
- Nhịn ăn sáng khiến dịch mật lắng đọng trong túi mật và đường tiêu hoá, dẫn tới sỏi thận;
- Nhịn tiểu khiến nhiều chất khoáng không được đào thải và tích tụ trong thận gây sỏi thận.
2.3 Triệu chứng bệnh sỏi thận
- Đau lưng và đau ở mạn sườn dưới;
- Đau khi đi tiểu, đái ra máu, tiểu buốt, tiểu rắt;
- Cảm giác buồn nôn và nôn khan;
- Không sốt, có cảm giác mát lạnh.
2.4 Phòng ngừa bệnh sỏi thận
- Uống đủ nước mỗi ngày: 2 – 3 lít/ngày;
- Hạn chế những thực phẩm làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận như cà phê, soda, rượu, các loại rau, . ..
- Ăn thanh đạm, hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, cholesterol;
- Duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý
=>> Tham khảo thêm : 9 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT UNG THƯ GAN SỚM NHẤT
2.5 Điều trị bệnh sỏi thận
- Điều trị ngoại khoa: Lấy sỏi ra ngoài bằng các phương pháp nội soi tán sỏi đường hậu môn, phẫu thuật nội soi ổ bụng. .. ;
- Điều trị ngoại khoa: Dùng thuốc hoà tan sỏi và tăng lượng nước tiểu trong thận để đẩy sỏi ra ngoài nhanh chóng. Phương pháp này phù hợp với các bệnh nhân sỏi thận giai đoạn sớm và sỏi có kích thước nhỏ.
3. Bệnh viêm cầu thận
3.1 Viêm cầu thận là gì?
- Viêm cầu thận là tình trạng viêm diễn ra ở cầu thận, gây viêm ở các tiểu cầu thận và các mạch máu trong thận. Viêm cầu thận gây ra các triệu chứng sưng phù, tăng huyết áp, thiếu máu, thay đổi thành phần nước tiểu, . .. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn tới suy thận, ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống của bệnh nhân, thậm chí gây tử vong.
- Viêm cầu thận gồm 2 thể là viêm cầu thận cấp tính và viêm cầu thận mạn tính. Viêm cầu thận cấp là tình trạng viêm cấp tính tại cầu thận, xuất hiện sau khi nhiễm liên cầu khuẩn beta tan huyết nhóm A do nhiễm khuẩn ngoài da hay sau viêm họng, có thể phục hồi hoàn toàn sau 4 – 6 tuần điều trị. Còn viêm cầu thận mạn là tình trạng viêm mạn tính tại cầu thận, diễn tiến trong nhiều tháng hoặc nhiều năm, dẫn đến xơ teo cả 2 thận và không phục hồi được sau khi đã điều trị triệt để.
3.2 Nguyên nhân gây bệnh viêm cầu thận
- Viêm họng hoặc nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu khuẩn tan máu beta nhóm A ở các type – là nguyên nhân hay gặp nhất gây viêm cầu thận cấp;
- Lupus ban đỏ hệ thống;
- Đái tháo đường;
- Bệnh thận IgA;
- Xơ hoá cầu thận khu trú;
- Tăng huyết áp không kiểm soát;
- Tác dụng phụ của các loại thuốc, hoá chất;
- Nguyên nhân khác: Viêm mạch máu nhỏ dạng mủ, viêm cầu thận trong bệnh Osler, . ..
3.3 Triệu chứng bệnh viêm cầu thận
- Phù tay và 2 chân, thường phù vào buổi sáng, chiều giảm phù;
- Tăng huyết áp, xuất hiện nhiều trong giai đoạn cấp và xuất hiện cùng với viêm cầu thận mạn. Tăng huyết áp còn gây tổn thương võng mạc mắt, suy tim hay tai biến mạch máu não;
- Tiêu ra máu loãng, nước tiểu có màu giống nước rửa thịt và không đông. Mỗi ngày tiểu ra máu 1 – 2 lần, không liên tục, sau vài lần tiểu ra máu giảm dần, 3 – 4 ngày lại một lần và mất hoàn toàn;
- Biến đổi nước tiểu thành thiểu niệu hoặc không niệu;
- Suy tim, sốt nhẹ 37,5 – 38,5 °C, đau vùng ngực trung bình hoặc nặng, đau bụng và chướng bụng nhiều, buồn nôn, đại tiện ít, thiếu máu.
3.4 Phòng ngừa và điều trị bệnh viêm cầu thận
- Giải quyết các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn mạn tính vùng họng, điều trị viêm tai giữa, cắt amidan hốc mủ, . .. gây nhức mỏi, sưng ra mủ ngoài da;
- Điều trị bệnh nhiễm khuẩn do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A bằng kháng sinh;
- Không làm việc nặng để tránh nhiễm nấm và nhiễm khuẩn;
- Theo dõi sau điều trị tối thiểu 1 năm;
- Chế độ ăn lỏng, hạn chế đạm trong trường hợp viêm cầu thận cấp có suy thận;
- Nghỉ ngơi tại giường trong giai đoạn cấp khoảng 2 – 4 tuần, sau giai đoạn cấp có hoạt động thể chất nhẹ.
=>> Tham khảo thêm : Giới Thiệu Về Bệnh Thận Yếu Và Cách Điều Trị
4.Bệnh viêm thận bể thận cấp
4.1 Viêm thận bể thận cấp là gì?
- Viêm thận bể thận cấp là nhiễm khuẩn tiết niệu trên, gồm nhiễm khuẩn cấp tính ở ống thận, bể thận, bàng quang và nhu mô thận. Viêm thận bể thận cấp xuất hiện sau nhiễm khuẩn tiết niệu dưới, sau phẫu thuật hệ tiết niệu do dị vật đường tiểu (như đinh, khối u, xơ sau phúc mạc, có thai, hẹp bể thận niệu quản) hoặc có ổ viêm khu trú (viêm bàng quang, viêm trực tràng, viêm ruột thừa, viêm tuyến tiền liệt, . ..) .
4.2 Triệu chứng viêm thận bể thận cấp
- Các triệu chứng của viêm thận bể thận cấp gồm: sốt cao đột ngột, rét run, môi khô nứt nẻ, sức khoẻ suy sụp nhanh chóng, đau vùng sườn lưng có thể đau âm ỉ hoặc dữ dội, ảnh hưởng đến bàng quang và cơ quan sinh dục ngoài. Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể bị đau vùng hố sườn lưng, tiểu buốt, tiểu dắt, tiểu ra máu, biếng ăn hoặc ăn không tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn ói, . ..
4.3 Biến chứng viêm thận bể thận cấp
- Viêm thận bể thận là bệnh cấp tính và có dấu hiệu nhiễm trùng nặng. Bệnh cũng đáp ứng rất tốt với điều trị nội khoa. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời thì bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau 10 – 14 ngày. Tuy nhiên, nếu điều trị trễ hoặc không đúng cách bệnh sẽ tái phát, tiến triển thành mạn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn huyết, suy thận cấp, ứ mủ thận, u mô thận, tăng huyết áp, . .. có thể dẫn tới tử vong.
5.Hội chứng thận hư
- Hội chứng thận hư thường được gọi là thận nhiễm mỡ là tình trạng thận hư thận suy, gây viêm phù, nước tiểu có protein, máu giảm protein và tăng mỡ.
5.1 Nguyên nhân thận hư
- Thận hư thứ phát là tổn thương ở cầu thận gây suy giảm chức năng thận;
- Thận hư thứ phát – thận hư nhiễm mỡ do các bệnh hệ thống như tiểu đường, lupus ban đỏ, suy giảm miễn dịch, nhiễm trùng và tác dụng của một số loại thuốc điều trị ung thư.
5.2 Triệu chứng thận hư
- Phù toàn thân, có nguy cơ tràn dịch màng bụng, màng phổi, màng tim, màng thận hoặc nặng hơn nữa là dẫn tới phù não;
- Bệnh nhân tiểu ít, dưới 500 ml/ngày;
- Mệt mỏi, ăn uống kém có thể dẫn đến biến chứng suy dinh dưỡng;
- Da xanh tái, mất ngủ, khó thở;
- Khi bệnh diễn tiến nặng có thể dẫn đến suy thận, nhiễm trùng, máu đông ở tĩnh mạch và hạ canxi rất nguy hiểm.
5.3 Điều trị hội chứng thận hư
Việc điều trị bệnh bao gồm tập trung vào những triệu chứng hoặc biến chứng và theo dõi quá trình bệnh sinh để có hướng xử trí phù hợp. Các phương pháp điều trị khác là:
- Điều trị giảm phù bằng cách sử dụng thuốc lợi tiểu;
- Điều trị viêm bên trong cầu thận. Bất kể tổn thương là tại chỗ hay thứ phát mà sử dụng đúng loại thuốc phù hợp như thuốc ức chế miễn dịch hoặc thuốc corticoid.
6.Bệnh ung thư thận
- Ung thư thận là căn bệnh có tỷ lệ mắc đứng thứ 9 ở người trưởng thành, đứng thứ 3 trong tổng số các loại ung thư đường tiết niệu (sau ung thư tuyến tiền liệt và ung thư bàng quang) .
6.1 Nguyên nhân gây bệnh
Hiện, nguyên nhân gây ung thư thận vẫn chưa được xác định rõ ràng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:
- Hút thuốc lá;
- Tiếp xúc với chất phóng xạ;
- Thừa cân, béo phì;
- Mắc bệnh thận giai đoạn cuối có lọc máu;
- Sử dụng thuốc giảm đau lâu dài;
- Yếu tố tâm lý.
6.2 Triệu chứng ung thư thận
- Tiểu ra máu, nước tiểu có màu hồng, nâu hoặc biến đổi màu nhẹ;
- Đau vùng thắt lưng, thường bắt đầu từ một bên sườn và vùng hông lưng, đau dữ dội, dai dẳng và liên tục;
- Có khối u vùng bụng;
- Mệt mỏi, thiếu máu, giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân, sốt.
6.3 Cách phòng ngừa ung thư thận
Do chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ung thư thận nên chưa có biện pháp phòng ngừa hữu hiệu. Dù vậy, mỗi người đều được khuyến cáo cần thực hiện một số việc sau nhằm giảm nguy cơ mắc ung thư thận:
- Không hút thuốc lá;
- Hạn chế tối đa sử dụng chất cấm;
- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao;
- Bảo hộ sức khoẻ theo đúng quy định.
6.4 Điều trị ung thư thận
- Ung thư thận giai đoạn sớm (1, 2) : Phẫu thuật cắt bán phần hoặc toàn bộ thận và có thể cắt tuyến thượng thận. Bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng phương pháp điều trị xâm lấn tối thiểu bằng nhiệt để loại bỏ khối u;
- Ung thư thận giai đoạn 3: Phẫu thuật cắt bỏ khối u di căn và điều trị toàn thân bổ trợ. Nếu có thể sẽ cắt khối u di căn xa làm giảm triệu chứng đau;
- Ung thư thận giai đoạn cuối: Điều trị phẫu thuật giải phóng chèn ép nếu có kết hợp xạ trị giảm đau và chống viêm để giảm đau, điều trị đích và điều trị toàn thân.
- Vì những bệnh thường thấy ở thận đều diễn biến âm thầm nên người bệnh có thể không phát hiện ra cho tới khi bệnh tiến triển nặng. Do đó, những người có nguy cơ cao mắc bệnh thận nên thường xuyên khám sức khoẻ định kỳ hoặc siêu âm khi có triệu chứng của bệnh thận nhằm phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental: hàm duy trì
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Comments are closed.