Răng bị lung lay có đáng lo ngại không?
Lung lay răng là một vấn đề răng miệng khá phổ biến. Nếu lung lay răng xảy ra ở trẻ thì cũng không có gì phải lo lắng bởi vì đây là dấu hiệu trẻ chuẩn bị thay răng. Nhưng lung lay răng ỏ người lớn là một vấn đề đáng quan ngại bởi vì đây là một trong các dấu hiệu chứng tỏ sức khoẻ của một người đang gặp vấn đề. Hãy cùng BeDental tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
1. NGUYÊN NHÂN KHIẾN RĂNG BỊ LUNG LAY
Khi 1 hoặc vài răng trên cung hàm bị lung lay, thì chính là dấu hiệu báo động cho thấy sức khỏe răng miệng đang gặp những vấn đề nghiêm trọng. Cụ thể, những nguyên nhân chính khiến răng bị lung lay như sau:
- Viêm nha chu: Viêm nha chu là một bệnh lý răng miệng nguy hiểm, làm tổn thương các mô mềm và dây chằng bao bọc quanh răng. Viêm nha chu càng kéo dài, các cấu trúc răng càng lỏng lẻo, lung lay và dễ bị rụng.
- Tiêu xương răng: Sau khi rụng răng sẽ không có chân răng tác động lực, các xương hàm bắt đầu tiêu biến dần, gây tụt nướu, chân răng kế cận nhô ra ngoài càng làm răng bị lung lay.
- Loãng xương: Người có bệnh lý này thì răng sẽ không còn chắc, mềm yếu và hay bị lung lay.
- Tác động từ bên ngoài: Răng bị va đập mạnh do tai nạn, dùng răng cắn vật cứng. .. sẽ gây tổn hại phần mô xung quanh răng khiến hệ thống xương, dây chằng nha chu bị tổn thương nghiêm trọng và khiến cho răng không giữ sự ổn định chắc chắn, dễ lung lay, thậm chí là gãy răng.
- Va đập mạnh vào khung hàm: Bất cứ tác động mạnh mẽ nào từ ngoại lực ảnh hưởng đến răng như: nhai đồ vật quá cứng, bị va đập, . .. khiến các tổ chức xung quanh răng mất đi sẽ làm cho răng trở nên suy yếu và dễ lung lay.
- Bị sâu răng: Sâu răng khiến các vết thương lây lan đến chân răng sẽ làm viêm mô và gây áp xe chân răng. Đây cũng là tình trạng thường thấy với một số bệnh nhân bị đau răng.
- Đang mang thai: Khi mang thai, hàm lượng estrogen và progesterone cao hơn sẽ tác động tiêu cực đến các mô chuyên biệt bao gồm nha chu và những mô có xương bọc xung quanh nâng đỡ răng. Không những thế, nướu răng lại nhạy cảm hơn trong giai đoạn mang thai nên càng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho nhiễm trùng và hậu quả là răng lung lay.
- Nghiến răng: Việc nghiến răng thường xuyên làm cho hai hàm răng dính sát với nhau rất dễ khiến cho thân và men răng bị hư hại. Không những vậy, việc làm trên lại vô tình tạo áp lực lên răng, theo đó khiến thân răng trở nên lung lay và lớp mô răng nâng đỡ lân cận bị hỏng.
Xem thêm: Nhổ Răng Khôn Không Hết Chân Răng Có Thực Sự Nguy Hiểm? Nguyên Nhân, Các Nhận Biết Và Xử Lý
2. CÁCH KHẮC PHỤC KHI RĂNG BỊ LUNG LAY
Như đã nói ở trên, răng bị lung lay xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì thế, muốn xử lý dứt điểm vấn đề này thì điều quan trọng nhất là phải tìm được nguyên nhân gây ra nó. Muốn vậy, tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để điều trị. Bác sĩ sẽ căn cứ trên mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp răng lung lay và nguyên nhân gây ra tình trạng ấy để tư vấn hướng xử lý thích hợp.
Xem thêm: Thế nào là siết răng khi niềng? 1 Số mẹo giảm đau khi niềng răng hiệu quả
Các phương hướng xử lý bao gồm:
- Đối với trường hợp răng lung lay do chịu ảnh hưởng ngoại lực
Nếu răng hoàn toàn bình thường và không có bệnh lý nha khoa nào, răng chưa vỡ thì bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để nẹp cố định răng đang lung lay. Dần dần, theo thời gian răng sẽ dần trở nên chắc chắn trở lại.Nếu trong tường hợp vỡ và mất răng thì nha sĩ có thể thực hiện các biện pháp phục hồi thẩm mỹ răng tùy vào nhu cầu của bệnh nhân.
- Đối với trường hợp răng lung lay do viêm nha chu
Sự tích tụ lâu ngày của mảng bám trên răng khiến lớp vôi răng hình thành, gây viêm nướu và chuyển thành viêm nha chu. Lúc đó, vi khuẩn độc hại tồn tại trong lớp mảng bám sẽ khiến xương nâng đỡ răng bị tổn thương, làm tiêu xương và khiến răng bị lung lay hoặc rụng.
Những trường hợp như vậy, muốn điều trị triệt để, nha sĩ sẽ cạo vôi răng nhằm làm sạch, loại bỏ tạp chất và vi khuẩn đồng thời xử lý làm sạch bề mặt chân răng sao cho nướu được gắn lại với răng.
- Đối với trường hợp bị bệnh nướu răng
Với những trường hợp răng lung lay do các bệnh nướu răng, bác sĩ cũng có thể sẽ yêu cầu phẫu thuật loại bỏ mô nướu bị viêm nhiễm và phần xương bị tổn thương. Theo đó, bác sĩ sẽ rạch nướu và lấy mô nướu cho bệnh nhân.
- Đối với trường hợp tiêu hoặc thoái hoá xương
Muốn chữa răng lung lay do xương bị tiêu hoặc thoái hoá, bác sĩ sẽ lấy các mảnh xương từ vùng khác trên cơ thể hoặc sử dụng một loại vật liệu ghép xương chuyên biệt để sửa phần xương bị bệnh.
- Đối với trường hợp răng lung lay do nghiến răng quá nhiều
Chỉnh lại khớp cắn là lựa chọn thiết yếu trong trường hợp này. Theo đó, bề mặt cắn của răng sẽ được bác sĩ điều chỉnh lại bằng cách bỏ bớt một ít men răng nhằm giảm thiểu áp lực lên răng, nhờ vậy răng nhanh chóng được phục hồi về trạng thái bình thường.
Xem thêm: Răng bị vỡ là như thế nào và cách khắc phục răng bị vỡ hiệu quả
3. CÁCH NGĂN NGỪA TÌNH TRẠNG RĂNG LUNG LAY
Bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị tại nha khoa, bạn cũng nên thay đổi thực đơn ăn uống hằng ngày. Tăng cường bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe răng miệng như:
- Các loại hoa quả giàu vitamin C: Đây là thành phần quan trọng có tác dụng duy trì một nướu răng thật khỏe mạnh. Việc cơ thể thiếu vitamin C có thể gây ra nhiều bệnh lý như chảy máu chân răng, sưng nướu. Những loại hoa quả giàu vitamin C mà bạn có thể tham khảo như: chanh, bưởi, cam quýt,…
- Bổ sung canxi: Canxi có tác dụng giúp răng được chắc khỏe, từ đó ngăn ngừa được tình trạng răng bị lung lay. Canxi có thể bổ sung qua các món ăn hàng ngày như thịt, cá, hải sản.
- Hoặc sữa chua cũng là lựa chọn tốt. Vì các lợi khuẩn có trong sữa chua không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng.
- Thảo dược giàu polyphenol: Hoạt chất này có tác dụng ức chế quá trình hoạt động của vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể bổ sung qua trà đen.
- Không những thế, bạn cũng có thể tăng cường thêm những thực tốt cho hệ miễn dịch và sức khỏe răng miệng khác như nấm hương, các loại rau xanh giàu chất xơ, trứng, sữa,…
- Tránh hút thuốc lá và uống rượu: Hút thuốc lá và uống rượu có thể làm cho răng bị lung lay và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe miệng khác.
- Tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia răng hàng năm: Hãy tìm kiếm sự hướng dẫn của chuyên gia răng hàng năm để được kiểm tra và xử lý bất kỳ vấn đề răng miệng nào sớm nhất có thể.
- Chọn chất liệu răng thay thế tốt: Nếu bạn cần thay thế răng, hãy chọn chất liệu răng thay thế tốt như vật liệu composite hoặc ceramics để giúp bảo vệ răng còn lại và giảm nguy cơ gây ra trường hợp răng lung lay.
- Thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để cạo vôi răng và kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng.
- Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên có chế độ vệ sinh răng miệng hằng ngày đúng cách. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa sau mỗi bữa ăn. Sử dụng nước súc miệng chứa Fluoride để răng được chắc khỏe.
Xem thêm: 10 bệnh răng miệng phổ biến nhất, nguyên nhân và hướng điều trị
Trên đây là bài viết mà BeDental chia sẻ về “Răng lung lay có bị làm sao không?”. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được gairi đáp chi tiết
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/