Nhổ răng khôn được xem là một trong những ca nhổ răng phức tạp. Tùy thuộc vào vị trí, kiểu dáng mọc của chiếc răng số 8 mà mức độ khó cũng tăng theo. Một số ca gặp phải vấn đề nhổ răng khôn chạm dây thần kinh Vì vậy, rất nhiều khách hàng muón biế nhổ răng khôn chạm dây thần kinh có làm sao không? Ngay ở bài viết dưới đây, BeDental sẽ gửi tới bạn toàn bộ thông tin về việc nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không, kể cả là khi liên quan đến một dây thần kinh nào đó, mời bạn cùng theo dõi.
I. Nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn có nguy hiểm không là câu hỏi thắc mắc được rất nhiều bạn quan tâm. Nếu so sánh nhổ răng khôn với những tiểu phẫu khác trên cơ thể thì đây là ca mổ khá đơn giản. Tuy nhiên, do vài yếu tố khác nhau, nhổ răng khôn vẫn có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, việc khác hàng lo lắng không biết nhổ răng khôn số 8 có nguy hiểm không là hoàn toàn có cơ sở.
Do đó, trước khi quyết định có nên nhổ răng khôn hay không thì bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào các kết quả kiểm tra bao gồm: xét nghiệm máu, X-quang răng. Qua đó sẽ xác định được vị trí, sự phát triển của răng khôn và kết cấu hàm tổng thể.
II. Nhổ răng khôn có sao không?
Vậy nhổ răng khôn có sao không? Đa số mọi ca nhổ răng số 8 đều không nguy hiểm Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp nhổ răng khôn tại địa chỉ kém uy tín có thể dẫn tới một vài biến chứng khôn lường như:
2.1. Xuất hiện các ổ viêm với mủ trắng
Ổ răng xuất hiện viêm mủ là biến chứng sau nhổ răng khôn khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do quá trình nhổ răng khôn được tiến hành ở những cơ sở nha khoa kém chất lượng, không đảm bảo vô trùng.
Về bản chất, ổ viêm xuất hiện vì cục máu đông không được hình thành sau nhổ răng. Dây thần kinh cùng cơ xương, mô mềm không được cục máu đông bảo vệ nên càng nhạy cảm hơn trước tác động bên ngoài, vì thế dễ bị tổn thương và gây ra hiện tượng viêm nhiễm.
Về dấu hiệu, bạn sẽ thấy tình trạng đau nhức kéo dài hơn bình thường. Kèm theo đó là hàng loạt triệu chứng đau tai, thở ra thấy có mùi hôi khó chịu,…
Biến chứng viêm ổ răng có 2 dạng khác nhau:
- Viêm ổ răng dạng khô: xảy ra khi cục máu đông bị xô lệch ra khỏi vết mổ nên không che kín được vết thương. Bạn sẽ thấy rõ đau nhức khó dứt điểm, viêm kéo dài, vết thương lâu lành.
- Viêm ổ răng có mủ trắng: gây sốt, cảm nhận rõ lợi bị sưng phủ kín ổ răng, xung quanh răng có mủ trắng và các hạt rớm máu. Ngoài ra, có một số trường hợp bị nổi hạch ở cổ hoặc tai.
2.2. Nhiễm trùng sau nhổ răng số 8
Biến chứng nhiễm trùng sau nhổ răng khôn cũng xảy ra khá phổ biến. Nguyên nhân thường là do tay nghề bác sĩ nhổ không đúng kỹ thuật, dụng cụ & phòng mổ không đảm bảo vô trùng và quá trình chăm sóc vết thương sau nhổ không đúng.
Hiện tượng nhiễm trùng thường xảy ra sau khi viêm nhiễm không được xử lý kịp thời. Ngoài ra, có một số trường hợp bị nhiễm trùng sau nhổ răng là do cơ thể suy giảm kháng thể khiến cho vi khuẩn gây viêm bùng phát mạnh.
2.3. Khiến dây thần kinh bị tổn thương
Với những trường hợp răng khôn mọc chèn, mọc sát dây thần kinh thì khả năng chạm đến chúng khi nhổ sẽ rất cao. Dấu hiệu cho biết dây thần kinh bị tác động khi nhổ răng khôn xong là: ăn uống khó, há miệng bị đau, nhai mất tự chủ, bị tê môi má,…
2.4. Sưng mặt, sưng má
Hầu hết các trường hợp nhổ răng khôn bị sưng mặt hoặc sưng má. Đừng lo lắng, đây chỉ là hiện tượng bình thường. Bạn chỉ nên theo dõi, giảm sưng đau bằng cách chườm nóng, chườm lạnh và nếu sưng đau kéo dài quá lâu, kèm theo các dấu hiệu khác thì bạn hãy tới bác sĩ để được thăm khám.
III. Răng khôn chạm dây thần kinh không nhổ có được không?
Vì tâm lý lo lắng, phân vân và sợ đau, sợ biến chứng nên không ít bạn đắn đo không biết có nên giữ răng khôn để tránh tổn hại vào dây thần kinh chạm vào nó hay không. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, tùy từng trường hợp mà bạn có thể quyết định là Nhổ hay Không nhổ. Cụ thể:
- Nếu răng khôn chạm dây thần kinh nhưng mọc thẳng, không gây đau nhức thì bạn vẫn có thể giữ. Nhưng nếu để loại trừ các nguy cơ biến chứng sau này, bạn có thể tham khảo nhổ răng từ sớm tại các địa chỉ uy tín.
- Nếu răng khôn chạm dây thần kinh có hiện tượng mọc ngầm, mọc lệch, đang viêm nhiễm thì phương án nhổ bỏ là điều cần thiết. Bởi thực tế cho thấy, có rất nhiều trường hợp gặp nguy hiểm vì răng khôn mọc lệch không chịu nhổ đi. Bên cạnh đó, các công nghệ nhổ răng tiên tiến hiện nay đều mang lại hiệu quả nhổ răng khôn chạm dây thần kinh an toàn, giúp bạn khỏi lo lắng nhổ răng khôn có nguy hiểm không.
IV. Nhổ răng khôn chạm dây thần kinh có làm sao không?
Vấn đề nhổ răng khôn chạm dây thần kinh có nguy hiểm không luôn là nỗi lo lắng của hầu hết bệnh nhân. Thực tiễn, gần như ca phẫu thuật lấy răng khôn nào cũng đều tiềm ẩn nguy cơ chạm vào dây thần kinh. Dù tình trạng răng khôn có mọc sát với dây thần kinh hay không thì khi rạch nướu lấy răng cũng có thể chạm vào.
Tuy nhiên, bạn chớ vội lo lắng nhé. Hệ thống thần kinh dưới răng chỉ thuộc dây thần kinh ngoại vi chứ chúng hoàn toàn không thuộc nhóm thần kinh trung ương. Những dây thần kinh ngoại vi ở trong khoang miệng chỉ có nhiệm vụ nhận tín hiệu và trả về cảm giác của môi, lưỡi và cằm. Dù có làm tổn thương thì bạn chỉ gặp một vài biến chứng như tê, ngứa và chúng hoàn toàn có khả năng tự phục hồi trong 4-6 tháng.
V. Những dây thần kinh nào dễ bị tác động khi tiến hành nhổ răng khôn
Có 2 dây thần kinh dễ bị chạm khi nhổ răng khôn đó là: dây thần kinh phế nang và dây thần kinh ngôn ngữ.
5.1. Dây thần kinh phế nang
Dây thần kinh phế nang gọi tắt là IAN, là dây thần kinh dài từ niêm mạc má đến chân răng cối lớn. Chúng đảm nhiệm chức năng duy trì cảm giác của các mô bên trong miệng.
Mặc dù dây thần kinh phế nang thường nằm cách xa chân răng. Tuy nhiên, có một vài trường hợp răng khôn mọc ngầm ở hàm dưới sẽ chạm vào dây thần kinh này.
Trong quá trình phẫu thuật nhổ lấy răng khôn, nếu bác sĩ tay nghề yếu kém có thể khiến dây thần kinh phế nang bị ảnh hưởng. Ở trường hợp bị tác động, bạn sẽ không bị ảnh hưởng đến vị giác nhưng sẽ khiến bạn cảm thấy đau nhức, ngứa hoặc ê buốt.
5.2. Dây thần kinh ngôn ngữ
Dây thần kinh ngôn ngữ là một nhánh trong hệ thống dây thần kinh sinh ba. Vị trí của chúng thường nằm sát chân răng khôn nên rất dễ bị tổn thương khi có phát sinh bóc tách lấy răng.
Công dụng chính của dây thần kinh ngôn ngữ là tiếp nhận và vận chuyển các tín hiệu nhận từ lưỡi đi đến não. Đặc biệt, vị giác của chúng ta cũng do dây thần kinh ngôn ngữ đảm nhiệm.
Trường hợp dây thần kinh ngôn ngữ bị tổn thương sau nhổ răng khôn, bạn sẽ bị mất vị giác tạm thời. Đi kèm là các hiện tượng đau sưng, tê, ngứa,..
Bạn hoàn toàn không phải lo lắng vì dây thần kinh phế nang và dây thần kinh ngôn ngữ có thể tự phục hồi.
VI. Làm sao để bớt lo lắng nhổ răng khôn có nguy hiểm không?
Để nhổ răng khôn an toàn, tránh tác động mạnh và làm dây thần kinh tổn thương, bạn nên:
6.1. Lựa chọn địa chỉ nha khoa chất lượng
Để không đắn đo quá nhiều về vấn đề nhổ răng khôn có nguy hiểm không và tránh những biến chứng nguy hiểm, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín. Nên ưu tiên chọn địa chỉ nha khoa lớn, được nhiều khách hàng phản hồi tích cực về dịch vụ.
Ví dụ: Bạn có thể tiến hành nhổ răng khôn ở các bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế hoặc phòng khám đa khoa lớn, có cơ sở vật chất hiện đại.
Ngoài tránh tổn thương trực tiếp đến các dây thần kinh, thực hiện nhổ răng khôn tại cơ sở nha khoa uy tín còn hạn chế được nhiều biến chứng nghiêm trọng xảy ra như: mất máu nhiều, nhiễm trùng, sót chân răng, xâm lấn các mô,…
6.2. Chọn bác sĩ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao
Có thể nói, tay nghề bác sĩ nha khoa chính là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp nhổ răng khôn chạm dây thần kinh an toàn. Bạn có thể tìm hiểu chi toàn bộ thông tin về bác sĩ ấy đã thành công thực hiện các ca nhổ răng khôn nhiều chưa? Bệnh nhân trước đó có đánh giá cao không? Trình độ chuyên môn thế nào?
6.3. Quy trình nhổ răng khôn đạt chuẩn chất lượng với máy móc hiện đại
Không thể phủ nhận hàng loạt lợi ích từ công nghệ, máy móc mang tới cho con người. Trong quá trình nhổ răng khôn, nhờ có máy móc mà bác sĩ có thể dễ dàng lấy răng mà không gây xâm lấn quá nhiều như với phương pháp cũ.
Bên cạnh đó, quy trình nhổ răng khôn đạt chuẩn với sự hỗ trợ của máy móc hiện đại sau đây cũng giúp xua tan nỗi lo nhổ răng khôn có nguy hiểm không:
- Bước 1: Kiểm tra và xác định tình trạng răng miệng hiện tại.
- Bước 2: Tiến hành chụp X-quang răng để xác định chính xác vị trí, tình trạng mọc, tư thế mọc,… Sau đó lên phác đồ nhổ răng khôn phù hợp nhất.
- Bước 3: Kiểm tra tình trạng sức khỏe toàn thân xem có đảm bảo đủ điều kiện tiểu phẫu lấy răng hay không. Đặc biệt, các trường hợp có bệnh lý nền như bệnh tim mạch, tiểu đường, máu khó không,… cần có phương án xử lý đặc biệt.
- Bước 4: Tiến hành lấy cao răng, vôi răng để tránh xảy ra nhiễm trùng khi nhổ lấy răng khôn.
- Bước 5: Tiến hành lấy răng khôn.
- Bước 6: Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng sức khỏe và tư vấn sau nhổ răng chi tiết.
6.4. Chọn công nghệ nhổ răng
Hiện nay có rất nhiều công nghệ nhổ răng khôn để bạn chọn lựa đó là nhổ răng khôn bằng kìm và nhổ răng khôn bằng máy. Theo các chuyên gia, để tránh biến chứng khi nhổ răng khôn chạm dây thần kinh, bạn nên chọn phương pháp nhổ răng khôn với máy sóng siêu âm Piezotome.
Piezotome là công nghệ nhổ răng khôn khôn đau, ít xâm lấn tốt nhất hiện nay. Quá trình bóc tách mô nướu nhanh chóng, nhẹ nhàng, ít xâm lấn mô mềm và tổn hại dây thần kinh nên rất an toàn, không biến chứng.
VII. BeDental – Địa chỉ nhổ răng khôn chạm dây thần kinh an toàn, không biến chứng
Điều kiện quan trọng giải quyết nỗi lo nhổ răng khôn có nguy hiểm không chính là cơ sở vật chất, máy móc hiện đại cùng tay nghề chuyên môn của bác sĩ nha khoa. Vì thế, chỉ cần gửi lòng tin đúng nơi, bạn sẽ chẳng còn phải lo lắng về những biến chứng nguy hiểm khi nhổ răng khôn, kể cả là chiếc răng khôn có chạm gần tới các dây thần kinh trong miệng.
Tự hào là một trong những địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng hàng đầu, BeDental chính là cơ sở nha khoa được đông đảo khách hàng lựa chọn và phản hồi tốt về dịch vụ. Tất cả khách hàng đều cảm thấy hài lòng bởi sự phục vụ chu đáo, tận tâm cùng chất lượng dịch vụ nha khoa chất lượng.
Bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi tiến hành nhổ răng khôn chạm dây thần kinh tại BeDental vì:
- Đội ngũ bác sĩ nha khoa đều có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn và thành công nhiều ca nhổ lấy răng khôn phức tạp, có độ khó cao.
- Phòng nhổ răng và các dụng cụ đều đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Vì thế, sẽ không gây viêm nhiễm hay biến chứng nguy hiểm.
- BeDental đưa công nghệ nhổ răng hiện đại Piezotome vào quá trình nhổ răng từ rất sớm. Bác sĩ đều thuần thục các sử dụng máy nên đưa máy nhẹ nhàng với độ chính xác cao. Quá trình nhổ răng bằng máy rất nhanh, không xâm lấn các mô mềm khác.
- Đặc biệt, giá nhổ răng khôn chạm dây thần kinh tại BeDental luôn được niêm yết trên website. Bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline để được tư vấn.
Hy vọng thông tin hữu ích ở bài viết trên sẽ giúp bạn gỡ rối được thắc mắc nhổ răng khôn có nguy hiểm không? Nhổ lấy răng khôn chạm dây thần kinh có sao không? Để tránh được những rủi ro ngoài ý muốn, bạn hãy tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín như BeDental nhé. Để đặt lịch khám mà không phải chờ lâu hoặc nhận tư vấn online miễn phí, bạn có thể liên lạc với BeDental ngay nhé.
Tham khảo bảng giá nhổ răng khôn:
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Website: https://bedental.vn/ CÓ NÊN NHỔ RĂNG KHÔN MỌC LỆCH, NGẦM, NGANG- CÁC THÔNG TIN CẦN NẮM RÕ
Nhổ răng khôn
List Unit Price
1. Tooth Extraction
(More detail...)
Deciduous tooth Extraction without anesthetic 1 unit ~ Free
Deciduous tooth Extraction with Anesthetic 1 unit 150.000
~ 6$
Front Tooth Extraction 1 unit 1.000.000
~ 39$
Premolar tooth Extraction 1 unit 1.500.000
~ 59$
Molar tooth Extraction 1 unit 2.000.000
~ 79$
Upper Wisdom Tooth Extraction 1 unit 1.500.000
~ 59$
Lower Wisdom Tooth Extraction Straight-grown 1 unit 2.000.000
~ 79$
Lower Wisdom Tooth Extraction non Straight-grown 1 unit 3.000.000
~ 118$
Lower Wisdom Tooth Extraction - Dificult 1 unit 4.000.000
~ 157$
Upper Wisdom Tooth Extraction with Piezotime 1 unit 2.000.000
~ 79$
Lower Wisdom Tooth Extraction Straight-grown with Piezotome 1 unit 3.500.000
~ 138$
Lower Wisdom Tooth Extraction Straight-grown with Piezotome - Dificult Case 1 unit 5.000.000
~ 196$
Lower Wisdom Tooth Extraction non Straight-grown with Piezotome 1 unit 4.500.000
~ 177$
Tooth abscess Treatment 1 unit 800.000
~ 31$
Tooth follicles treatment 1 unit 2.000.000
~ 79$
2.
Gum contouring Surgery
(More detail...)
Gum contouring Surgery with Knife surgery 1 unit 500.000
~ 20$
Gum contouring Surgery with laser machine 1 unit 1.000.000
~ 39$
Gum contouring Surgery bone impacting 1 jaw 15.000.000 ~ 589$
3. Other Surgery
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ ĐÀM TRỌNG HIẾU
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần