Thư viện chuyên khoa

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu ? Làm thế nào để ổn định nhịp tim

Nhịp tim là gì?

Nhịp tim bình thường là tốc độ nhịp tim tính theo số nhịp co lại của tim mỗi phút. Cùng với độ bão hoà oxy trong máu, nhiệt độ, huyết áp và nhịp hô hấp thì nhịp tim được coinhững tín hiệu sinh tồn chính của cơ thể chúng ta.

Nhịp tim bình thường

Yếu tố ảnh hưởng nhịp tim?

Nhịp tim có thể bị ảnh hưởng tăng cao hoặc hạ thấp hơn so với mức thông thường do những yếu tố:

  • Cảm xúc: Trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, sợ hãi hoặc giận dữ, bồn chồn, vui tươi hoặc buồn đột ngột sẽ khiếp nhịp tim của bạn tăng.
  • Hoạt động luyện tập thể chất: Nhịp tim bị ảnh hưởng tăng khi bạn thực hiện các bài tập thể dục, thể thao và giảm xuống mức bình thường khi ngừng luyện tập hoặc nghỉ.
  • Kích thước, thể trạng cơ thể: Người thừa cân hoặc béo phì thường có nhịp tim cao hơn người bình thường.
  • Sử dụng thuốc: Một số loại thuốc sẽ gây rối loạn nhịp tim của bạn (thuốc ức chế beta, thuốc kích thích tuyến giáp, . ..).
  • Bệnh lý: Người bị rối loạn tuyến giáp, tim mạch hay tiểu đường đềukhả năng làm cho nhịp tim rối loạn.
  • Sử dụng thuốc kích thích: Uống quá nhiều cà phê hoặc trà khiến bạn không thể kiểm soát được sự gia tăng của nhịp tim.

Bảng nhịp tim bình thường chuẩn theo độ tuổi

Nhịp tim bình thường theo độ tuổi

Tùy thuộc vào các yếu tố giới tính, độ tuổi, thể trạng,…mà nhịp tim ở mỗi người có thể khác nhau. Người có thể trạng càng khỏe mạnh thì nhịp tim càng thấp, tuổi càng cao thì nhịp tim có xu hướng thay đổi là dấu hiệu cảnh báo của tình trạng sức khỏe.

Bảng nhịp tim bình thường tiêu chuẩn đối với người khỏe mạnh theo từng độ tuổi:

STT Độ tuổi Nhịp tim tiêu chuẩn (nhịp/phút)
1 Trẻ sơ sinh 120 – 160
2 Trẻ từ 1 đến 12 tháng tuổi 80 – 140
3 Trẻ từ 1 đến 2 tuổi 80 – 130
4 Trẻ từ 2 đến 6 tuổi 75 – 120
5 Trẻ từ 7 đến 12 tuổi 75 – 110
6 Người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên 60 – 100
7 Vận động viên 40 – 60

Tầm quan trọng của nhịp tim bình thường đối với sức khỏe

Nhịp tim bình thường đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe của mỗi người. Đây là một chỉ số chủ yếu cho hoạt động của hệ tuần hoàn và hệ thống tim mạch. Tầm quan trọng của nhịp tim bình thường bao gồm:

  1. Đảm bảo cung cấp máu đủ cho cơ thể: Nhịp tim bình thường đảm bảo tim hoạt động hiệu quả, đẩy máu đến tất cả các phần của cơ thể. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và oxy đủ cho các tế bào và mô, đồng thời giúp loại bỏ các chất thải và khí tồn đọng trong cơ thể.
  2. Duy trì hoạt động thể lực: Khi nhịp tim bình thường, tim hoạt động ổn định và hiệu quả. Điều này giúp duy trì hoạt động thể lực và tăng cường khả năng chịu đựng của cơ thể trong các hoạt động vận động, thể thao và công việc hàng ngày.
  3. Đảm bảo chức năng của các cơ quan quan trọng: Mỗi cơ quan trong cơ thể đều cần một lượng máu đủ để hoạt động bình thường. Nhịp tim bình thường giúp duy trì sự hoạt động tốt của não, gan, phổi và các cơ quan khác.
  4. Đánh giá sức khỏe tim mạch: Nhịp tim bình thường cũng là một chỉ số đánh giá sức khỏe tim mạch. Nếu nhịp tim không bình thường, có thể là dấu hiệu của các vấn đề tim mạch như nhịp tim không đều, rối loạn nhịp, hay bệnh tim mạch khác.
  5. Tạo cảnh báo cho sự cố tim mạch: Khi nhịp tim không bình thường, nó có thể là một dấu hiệu cảnh báo cho sự cố tim mạch như đau tim, đau ngực, hay khó thở. Điều này giúp người ta nhận ra sớm và tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.

Tóm lại, nhịp tim bình thường đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe toàn diện của cơ thể. Để duy trì nhịp tim bình thường, việc duy trì lối sống lành mạnh, tập luyện đều đặn và kiểm tra sức khỏe thường xuyên là rất quan trọng.

 Xem thêm >> Bệnh tim mạch và những điều cần biết về 5 loại thường gặp

Cách đo nhịp tim phổ biến

Bạn hoàn toàn có thể đo nhịp tim bình thường mà không cần sử dụng máy đo bằng cách kiểm tra mạch đập theo 2 bước:

  • Bước 1: Thực hiện đặt ngón trỏ và ngón giữa vào trên cổ, ngay dưới xương hàm, vị trí giữa khí quảnnhững cơ bắp lớn ở cổ hoặc đặt ngón trỏ và ngón giữa tay phải lên cổ tay trái, ngay dưới nếp gấp cổ tay. Ấn nhẹ ngón tay vào cổ hoặc cổ tay cho đến khi cảm nhận được nhịp đập.
  • Bước 2: Đếm số nhịp đập, song song sử dụng đồng hồ trong vòng 1 phút và ghi nhận kết quả. Số nhịp đập trong 1 phút chính là nhịp tim của bạn.

Nhịp tim bình thường đo như nào ?

Cách đo này phổ biến và thường được dùng đo tại nhà hoặc đo khi nghỉ ngơi (ngồi hoặc nằm) thực hiện đo thêm lần 2, lần 3 và nhiều ngày khác nhau rồi ghi nhận kết quả nhằm bảo đảm độ chính xác cao hơn.

Ngoài ra, muốn đo nhịp tim nhanh chóng và chính xác hơn, nên sử dụng đồng hồ thông minh hoặc các loại máy đo hiện đại tích hợp đo nhịp tim như máy đo nồng độ oxy máu SpO2 hoặc máy đo huyết áp.

Dấu hiệu và nguyên nhân rối loạn nhịp tim

Rối loạn nhịp tim là tình trạng khi nhịp tim bị đánh đập không đều hoặc không bình thường. Điều này có thể gây ra những dấu hiệu và triệu chứng không thoải mái và có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây là một số dấu hiệu và nguyên nhân chính của rối loạn nhịp tim:

Dấu hiệu của rối loạn nhịp tim:

  1. Nhịp tim không đều: Thay đổi trong tốc độ đánh tim, nhịp đập không đều, nhịp tim chậm hoặc nhanh hơn so với bình thường.
  2. Đau ngực: Cảm giác đau hoặc khó chịu ở vùng ngực.
  3. Khó thở: Cảm giác khó thở, thở nhanh, hoặc không thể thở sâu.
  4. Chóng mặt hoặc hoa mắt: Cảm giác mất thăng bằng, hoa mắt, chóng mặt.
  5. Thành mạch tăng: Cảm giác như tim đập mạnh hơn thường lệ.
  6. Thất thoát ý thức: Dựa vào loại rối loạn nhịp tim, có thể gây ra cảm giác thiếu ý thức hoặc ngất xỉu.

Nguyên nhân của rối loạn nhịp tim:

  1. Bệnh lý tim mạch: Ví dụ như bệnh van tim, viêm màng tim, thấp khớp, bệnh nhân loại tim, các khối u tim…
  2. Bệnh lý nội tiết: Tiểu đường, bệnh tuyến giáp…
  3. Rối loạn cân bằng điện giải: Thiếu kali, natri, canxi…
  4. Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc đang sử dụng để điều trị bệnh khác có thể gây ra rối loạn nhịp tim.
  5. Tình trạng cường độ cao: Stress, lo âu, căng thẳng lâu dài có thể gây ra rối loạn nhịp tim.

Để xác định chính xác nguyên nhân và chẩn đoán rối loạn nhịp tim, cần thực hiện các xét nghiệm và kiểm tra y tế tại các cơ sở y tế chuyên khoa.

Một số dạng rối loạn nhịp tim cần cẩn trọng

Rung nhĩ Rung nhĩ thường xảy ra ở buồng tim phía trên của tim (tâm nhĩ) chiếm khoảng 1/3 các trường hợp rối loạn nhịp tim. Khi rung nhĩ thì nhịp tim sẽ trở nên không đồng đều tăng nhanh đột ngột , khoảng từ 140 – 180 nhịp/phút, tâm nhĩ rung chứ không đập được khiến máu không thể chảy xuống buồng tim dưới (buồng thất) hình thành nên những cục máu đông. Cục máu đông sẽ vỡ bất cứ lúc nào gây thuyên tắc động mạch phổi, đột quỵ não tử vong.

Nhịp nhanh thất

Nhịp nhanh thất làm tim bơm máu khi tâm thất không đủ máu cho nên người bệnh thườngcác dấu hiệu mệt mỏi. Căn nguyên của bệnh nhịp tim không đều này sẹo sau khi phẫu thuật tim mạch hoặc do bệnh mạch vành hoặc thiếu máu cục bộ gây ra.

Rung thất

Là một dạng bệnh rối loạn nhịp tim ở thể nặng. Rung thất là hiện tượng cơ tâm thất rung lên do những xung đột loạn xạ ở buồng tâm thất. Nếu không cấp cứu kịp, bệnh có thể gây ngừng tim đột ngột hoặc thậm chítử vong máu không kịp bơm ra ngoài tim.

Suy tim

Khi nhịp tim bị rối loạn thì hiệu quả bơm máu sẽ bị giảm. Vì vậy, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm đầy đủ máu đi nuôi khắp cơ thể. Lâu ngày sẽ làm cơ tim yếu dẫn đến suy tim.

Đột quỵ

Máu ứ đọng lại tại buồng tim chính là nguyên nhân hình thành những cục máu đông có thể làm tắc hoặc vỡ mạch máu gây đột quỵ. Một số biến chứng khác mà người bệnh dễ gặp phải như ngừng tim đột ngột, nhồi máu cơ tim. ..

Khi phát hiện nhịp tim không đều hay bất thường, bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ chẩn đoántìm ra biện pháp điều trị , tránh dẫn tới những biến cố nguy hiểm.

1 số rối loạn nhịp tim

Cách ổn định nhịp tim đơn giản tại nhà

Khi nhận thấy nhịp tim có biểu hiện khác thường (rối loạn nhịp tim), bạn hãy ổn định nhịp tim bằng các cách gợi ý như sau:

  • Tập hít sâu thở chậm: Hít vào 5-8 giây nín thở khoảng 3-5 giây, sau đó thở ra từ từ từ 5 – 8 giây.
  • Rửa mặt bằng nước lạnh: Phương pháp đơn giảndễ dàng nhất sẽ góp phần làm ổn định nhịp tim.
  • Ho mạnh: Ho mạnh giúp bạn duy trì tâm lý ổn định gây sức ép lên thành ngực làm tim đập chậm lại.
  • Nghiệm pháp Valsalva: Đây là phương pháp ổn định nhịp tim nhanh rất hiệu quả. Thực hiện bịt mũi, ngậm miệng hít thật sâu rồi ép hơi thở ra thật mạnh.
  • Thói quen tập thể dục đều đặn giữ tinh thần thoải mái để ổn định nhịp tim.
  • Bổ sung thực phẩm dinh dưỡng hạn chế sử dụng những chất kích thích: cà phê, thuốc lá, rượu bia, nước ngọt có gas, . ..
  • Sử dụng thuốc: Dùng những loại thuốc làm chậm nhịp tim (thuốc ức chế beta hoặc thuốc chẹn canxi) theo đúng hướng dẫn chỉ định của bác sỹ.

Những nội dung trên đã cung cấp cho bạn những kiến thức nhịp tim bình thường. Hãy luôn theo dõi và khám sức khoẻ định kỳ nhằm đảm bảo an toàn, phát hiện sớm những triệu chứng bất thườngchữa trị kịp thời.

Lưu ý và điều cần tránh để bảo vệ nhịp tim bình thường.

Để bảo vệ và duy trì nhịp tim bình thường, có một số lưu ý và điều cần tránh sau đây:

  1. Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa caffeine: Caffeine có thể làm tăng nhịp tim và gây ra nhịp tim không đều. Hạn chế uống cà phê, trà, nước ngọt có caffein và các đồ uống có năng lượng cao để giảm tác động lên nhịp tim.
  2. Giữ cân nặng trong khoảng lý tưởng: Tăng cân và béo phì có thể gây tăng áp lực lên tim và ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường. Duy trì cân nặng trong khoảng lý tưởng thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện đều đặn.
  3. Hạn chế tiêu thụ rượu và thuốc lá: Rượu và thuốc lá có thể làm tăng huyết áp và gây rối loạn nhịp tim. Nếu có, hãy cân nhắc giảm thiểu tiêu thụ hoặc tuyệt đối ngừng sử dụng những chất này.
  4. Thực hiện lịch trình tập luyện đều đặn: Tập luyện đều đặn giúp cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì nhịp tim bình thường. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu chương trình tập luyện mới, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  5. Giảm stress: Căng thẳng và stress có thể làm tăng nhịp tim và gây ra nhịp tim không đều. Học cách quản lý stress thông qua yoga, thiền, hoặc các phương pháp thư giãn khác.
  6. Theo dõi tình trạng sức khỏe: Định kỳ kiểm tra sức khỏe và theo dõi tình trạng tim mạch giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề về nhịp tim và đưa ra biện pháp can thiệp kịp thời.
  7. Uống đủ nước và duy trì lượng điện giải cân đối: Thiếu nước và mất cân đối điện giải có thể gây ra rối loạn điện giải trong tim, ảnh hưởng đến nhịp tim bình thường.
  8. Tránh dùng quá liều thuốc: Điều quan trọng là tuân thủ đúng liều lượng và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nhịp tim nếu sử dụng quá liều.
  9. Điều chỉnh tư thế ngủ: Tư thế ngủ bị đè lên ngực có thể gây áp lực lên tim và ảnh hưởng đến nhịp tim. Nên chọn tư thế ngủ thoải mái và hỗ trợ để giảm áp lực lên tim.
  10. Hãy lắng nghe cơ thể: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào liên quan đến nhịp tim, hãy lắng nghe cơ thể và tìm kiếm sự tư vấn y tế từ chuyên gia.

TS.BS Nguyen Huu Quang Pho truong khoa Phau thuat tao hinh tham my va Phuc hoi chuc nang Benh vien Da lieu Trung uong Co van chuyen mon khoa tao hinh tham my tai Bedental Noi cong tac hien tai Pho 1 1 TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương - Cố vấn chuyên môn khoa tạo hình thẩm mỹ tại Bedental - Nơi công tác hiện tại : Phó trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ tại Viện Da liễu Trung Ương. Bác sĩ Quang đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị da liễu và phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Hiện bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện da liễu Trung ương và đồng thời khám chữa bệnh, cố vấn chuyên môn về da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ tại Bedental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023

 

Rate this post