Thư viện chuyên khoa

Ký sinh trùng là gì ? 1 số điều cần phải biết về ký sinh trùng

Ký sinh trùng là gì?

Ký sinh trùng là một sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác (con người, động vật hoặc thực vật) hay còn gọi là ký chủ. Chúng sống hoàn toàn dựa trên ký chủ để tồn tại, phát triển và sinh sản. Do đó, ký sinh trùng hiếm khi giết chết ký chủ, tuy nhiêncó thể là nguồn lây lan bệnh tật, một vài trong số này có thể gây tử vong cho ký chủ.

Khác với động vật ăn thịt, ký sinh trùng thường nhỏ hơn khá nhiều so với ký chủ nhưng tốc độ sinh sản nhanh hơn. Chúng cũng có thể tồn tại dưới dạng ký sinh nội sinh hay ngoại sinh, ký sinh trên hay dưới da, ký sinh hoàn toàn hay không hoàn toàn. ..

Ký sinh trùng
Ký sinh trùng là một sinh vật sống ký sinh trên một sinh vật sống khác

Các loại ký sinh trùng

Khoảng 70% loài ký sinh không nhìn được bằng mắt người (như ký sinh trùng sốt rét), nhưng một số ký sinh vật dài hơn cả cơ thể người, có loại sán dây thường dài từ 2 – 4 mét có khi tới 8 – 10 mét.

Ký sinh trùng không phải là bệnh lý, nhưng chúng có thể truyền bệnh. Các loại ký sinh trùng khác nhau có khả năng gây bệnh khác nhau. Theo đó, ký sinh trùng được chia làm 3 dạng chính: Động vật nguyên sinh (sinh vật đơn bào), giun sán và sinh vật ngoại sinh (ngoại ký sinh). 

Ký sinh trùng ở người

Có nhiều loại ký sinh gây ảnh hưởng đến con người và là tác nhân gây ra nhiều loại bệnh. Ký sinh trùng ở người có 3 nhóm chính: nhóm sinh vật đơn bào, nhóm giun sán và nhóm ngoại ký sinh.

  • Bệnh do sinh vật đơn bào

1. Amip (trùng chân giả)

Amip xuất hiện nhiều ở những nước nhiệt đới hoặc nơi có mật độ dân cư cao và điều kiện vệ sinh kém. Có khá nhiều loại amip ký sinh ở người và được phân thành 3 loại cơ bản: loại ký sinh nhưng không gây bệnh; loại ký sinh gây bệnh và loại tự do không gây bệnh.

Entamoeba histolytica là loại amip duy nhất ký sinh và gây bệnh cho người. Loại này khi gây bệnh sẽ ăn hồng cầu gây nên những vết loét (thườngmanh tràng và kết tràng sigma) vách ruột sẽ bong tróc ra từng mảng khiến cho phân có lẫn máu và chất nhầy.

2. Babesiosis

Đây là bệnh truyền nhiễm do ký sinh trùng đơn bào babesia gây ra và lây truyền cho người qua những vết cắn của bọ ve. Bệnh ảnh hưởng lên các tế bào hồng cầu, với những biểu hiện như: sốt, tan máu và đái ra huyết cầu tố.

3. Balantidiasis

Bệnh Balantidiasis là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi trùng lông Balantidium coli một loại ký sinh trùng đơn bào sống ký sinh trên heo người chỉvô tình nhiễm bệnh. Đây cũng là loại trùng lông duy nhất trong phân người nó có thể lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với heo hoặc uống phải nguồn nước bị ô nhiễm chủ yếu là ở những vùng nhiệt đới.

4. Blastocystis (chứng tăng bạch cầu)

Ký sinh trùng đơn bào Blastocystis xâm nhập vào người thông qua đường phân – miệng có thể gây ra một số biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ăn uống không ngon miệng. .. hoặc không có triệu chứng. Ai cũng có thể mắc bệnh khi dùng thức ăn hoặc đồ uống chứa phân người hoặc động vật chứa ký sinh trùng này.

5. Cầu trùng

Bệnh cầu trùng gây ra do ký sinh trùng Coccidia, thường truyền qua đường phân-miệng được tìm thấy trên toàn thế giới. Có nhiều chủng cầu trùng khác nhau có thể gây bệnh cho người gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, chủng cầu trùng của chó, mèo và người thì thường không lây nhiễm cho nhau.

6. Giardia (sốt hải ly)

Là loại ký sinh trùng ở đoạn ruột tá tràng gây tiêu chảy mạn tính. Ngoài vật chủ chính là người thì trùng roi này cũng ký sinh trên động vật hoang dã gia súc.

Giardia không chịu được sự mất nước ở ruột già và tạo nên thể bào nang ở đoạn ruột này. Bào nang tại vị trí này là nơi phát tán bệnh có sức đề kháng cao với môi trường bên ngoài.

Mắc bệnh là do ăn phải bào nang có trong đồ ăn hoặc thức uống. Phần lớn bệnh nhân mang Giardia trong người không có triệu chứng. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh điển hình là ăn không ngon, chướng bụng tiêu chảy, phân có thể có mủ.

7. Viêm não do amip

Ký sinh trùng
Viêm màng não gây sốt rồi rơi vào hôn mê

Đây là loại amip không ký sinh nhưng gây bệnh. Sống hoàn toàn tự do trong nước gây bệnh cho ký chủ khi xâm nhập vào cơ thể gây bệnh viêm màng não amip tiên phát, khác hoàn toàn với áp xe não amip thứ phát.

Các loại amip này sinh sản trong nước bùn hoặc đất ướt nhiệt độ 25 – 50 độ C và hoá nang khi điều kiện khô và lạnh. Amip “chui” vào cơ thể khi tắm sông hoặc hồ bơi. Amip đi qua niêm mạc mũi, xương sàn, . .. màng não rồi vào não.

Sau thời gian ủ bệnh 12-15 ngày sẽ gây viêm mũi họng nhức đầu, sau cùngviêm màng não gây sốt rồi rơi vào hôn mê. Biến chứng chết sau một vài ngày mắc bệnh.

8. Sốt rét

Một người bị muỗi nhiễm ký sinh trùng sốt rét Plasmodium đốt, từ đó ký sinh trùng vào máu rồi đến gan phá vỡ tế bào gan phóng thích ký sinh trùng non vào máu. Tại máu, ký sinh trùng non thâm nhập hồng cầu non rồi trải qua các quá trình chuyển hoá trong tế bào gan, phá vỡ hồng cầu phóng thích ký sinh trùng non gây nên cơn sốt rét.

Đây là loại bệnh khiến người mắc thiếu máu mà hồng cầu có màu bình thường với kích thước hồng cầu không đồng đều biến dạng. Mức độ thiếu máu thay đổi tuỳ theo loại ký sinh trùng nào của Plasmodium gây ra. Bệnh trở nặng với Plasmodium falciparum, vừa với Plasmodium ovale và Plasmodium vivax; nhẹ không đáng kể với Plasmodium malariae.

9. Giun Anisakis

Bệnh do nhiễm ký sinh trùng Anisakis (thường gọi là bệnh Anisakis) xảy ra khi ăn phải hải sản sống ở vùng nước mặn hoặc nấu chưa chín ấu trùng giun Anisakis simplex. Những biểu hiện như đau bụng, buồn nôn, nôn mửa. .. sẽ xuất hiện sau khi ăn phải ấu trùng vài giờ.

10. Giun đũa

Sống trong ruột non từ 12-24 tháng. Nếu số lượng nhiều thì có thể gây tắc ruột hoặc tắc ống dẫn mật ống tuỵ hoặc viêm ruột thừa do giun trưởng thành chui vào. Ở trẻ em có nhiều giun đũa sẽ gây suy dinh dưỡng.

11. Sán lá gan

Sán lá gan bao gồm 2 loại phổ biến: sán lá lớn ở gan Fasciola sp (Fasciola hepatica hay Fasciola gigantica) và sán lá con ở gan thuộc họ Opisthorchiidae. Sán lá gan ký sinh trong gan trưởng thành trong ống mật nhưng giữa sán lá lớn ở gan và sán lá nhỏ ở gan lại khác nhau về: loại ốc ký chủ trung gian, hình dạng cơ chế gây bệnh sán lá gan biểu hiện lâm sàng, do đó, khác nhau về chẩn đoán và điều trị.

Người bệnh bị sán lá lớn ở gan thì thường đau vùng thượng vị hay vùng hạ sườn phải. Còn với bệnh do sán lá nhỏ ở gan thì nếu nhiễm nhiều sán thì gan cũng sưng to dần gây đau bụng.

12. Giun móc

Thường tìm thấy trong phân cả trong phân người bệnh sau khi đã dùng thuốc sổ giun. Giun móc vừa phải hút máu để sống, vừa phải tiết ra chất chống đông máu gây chảy máu từ vết thương khi miệng giun cắm vào trong ruột. Giun móc gây ra tình trạng thiếu máu thiếu sắt.

13. Giun kim

Trứng giun kim (Enterobius vermicularis) phát tán ra bên ngoài thông qua động tác gãi hậu môn giũ quần áo, chăn, chiếu. Bệnh lây lan do yếu tố vệ sinh cá nhân nên xuất hiện khắp nơi, cả xứ nóng lẫn xứ lạnh. Tỷ lệ nhiễm cao ở nơi có điều kiện vệ sinh kém, mật độ dân số đông sống chen chúc. Trẻ em có tỷ lệ nhiễm cao hơn người lớn; cư dân thành phố đô thị nhiễm cao hơn cư dân nông thôn.

Bệnh cũng mang tính chất gia đình: trong nhà nếu có trẻ bị nhiễm giun kim những người trong nhà cũng dễ bị nhiễm nếu sống cùngchăm trẻ.

Biểu hiện lâm sàng duy nhất dễ phân biệt là ngứa hậu môn giun cái đẻ trứng ở rìa hậu môn khi trẻ ngủ. So với những thời điểm khác trong ngày thì cảm giác ngứa hậu môn sẽ tăng vào đêm tối. Do bị ngứa nên trẻ thường gãi hậu môn có thể gây chàm hoá vùng da hậu môn hoặc gãi gây chảy máu hậu môn dẫn đến nhiễm trùng.

Rối loạn tiêu hoá do giun kim biểu hiện bằng chứng hay đau bụng, biếng ăn, buồn nôn tiêu chảy. Sự rối loạn thần kinh cũng thường gặp ở trẻ hay bị nhiễm giun kim hoặc nhiễm số lượng nhiều.

14. Giun lươn

Giun lươn Strongyloides stercoralis sống ở ruột non. Thông thường nhiễm giun lươn không có biểu hiện lâm sàng. Nhiễm nhiều giun lươn sẽ gây đau vùng thượng vị dễ nhầm với viêm loét dạ dày tá tràng gây tiêu chảy, buồn nôn sụt cân. Giun lươn cũng có thể gây bệnh nặng bùng phát toàn thân trên cơ địa suy giảm miễn dịch.

15. Giun tóc

Giun tóc Trichuris trichiura sống trong ruột già. Thông thường nhiễm giun tóc không có biểu hiện lâm sàng. Khi nhiễm nặng sẽ đi ra phân nhầy có máu. Ở trẻ nhỏ nhiễm giun tóc có thể gây tiêu chảy với biểu hiện đau bụng, thiếu máu, hạ protein máu và chậm phát triển.

Ngoại ký sinh

Ngoài những loài chí Pediculus humanus capitis, Pediculus humanus corporis và rận Phthirus pubis vốn ký sinh đặc trưng ở người thì con người cũng bị ký sinh bởi những côn trùng vốn ký sinh trên những động vật khác như chí Pediculus mjobergi của khỉ bọ chét chó Ctenocephalides canis Pulex simulans.

16. Rệp

Khi bị rệp chích hút máu, tuỳ theo cơ thể, phản ứng dị ứng có thể xảy ra. Ngứa sẽ xuất hiện 2-3 phút sau khi bị rệp chích máu. Phản ứng có thể nặng hay nhẹ hoặc thậm chí gây rối loạn thần kinh hoặc rối loạn tiêu hoá ở một vài người. Phản ứng nhạy cảm hơn đối với trẻ có thể xuất hiện tình trạng mệt mỏi.

17. Chấy (chí)

Bệnh chí gây nên bởi giống Pediculus (thuộc họ Pediculidae) chủ yếu ký sinh ở người biến thái không hoàn toàn. Pediculus humanus capitis gây cảm giác ngứa ngáy, nhất là vùng đầu, gáy có thể gây nhiễm trùng phụ do gãi hoặc trở thành chốc gây nên thương tổn có mày và rỉ nước hoặc có hạch cổ. Thậm chí, có thể gây viêm kết mạc mụn nước.

Loại ký sinh trùng này thường gặp ở xứ lạnh gây ngứa nhiều vào chiều tối ở vai, nách, lưng thắt lưng. Không xảy ra ở mặt, tay hay chân. Ngứa có thể dẫn đến tình trạng chốc hoá.

18. Rận

Ký sinh ở cơ quan sinh dục đặc biệt ít gặp ở nách, ria mép, râu hàm hay chân mày. So với chí thì rệp khó phân tán hơn lây lan chủ yếu thông qua tình dục ít khi lây lan qua giường chiếu, khăn tắm hay đồ dùng vệ sinh khác.

Biểu hiện điển hình của bệnh là ngứa về ban đêm ở vùng sinh dục nguồn cơn của nhiễm trùng thứ phát do gãi dẫn đến chốc hoá viêm da mủ có hạch.

19. Ve

Về môi trường, ve có thể chia làm hai nhóm: nhóm ngoài nhà và nhóm trong nhà. Nhóm ngoài nhà thích nơi rộng lớn rừng núi cây cối có thể sống lâu. Nhóm trong nhà đòi hỏi nhiệt độ cao, chịu đựng đói, sống trong hang chuột hoặcrắn, trong nhà hang dơi. ..

Khi bị cắn cảm thấy ngứa tại nơi chích phản ứng của ký chủ. Người bị ve hút nhiều máu có thể gây tình trạng thiếu máu gây phù nề do gia tăng nhiệt độcũng có thể ảnh hưởng toàn thân như bước đi khập khiễng. Vết chích là cửa ngõ cho phép các loại vi trùng ấu trùng ruồi xâm nhập gây bại liệt kéo dài nhiều giờ nguy cơ tử vong có thể đột ngột do liệt cơ hô hấp.

Ky sinh trung 3

20. Mạt

Một số loại mạt có thể gây viêm da tiếp xúc gây dị ứng hô hấp cho người. Nguyên nhân là do tiếp xúc nhiều lần, nhất là với xácchất tiết của chúng.

Các loại mạt ngoại ký sinh phổ biến sâu trong da ở lớp sừng bao gồm:

  • Cái ghẻ: Ký sinh trên người, gia súchoang dã. Bệnh cái ghẻ là bệnh phổ biến trên toàn cầu gặp nhiều tuổi thanh thiếu niên có lối sống tập thể, lây lan trực tiếp giữa người với người, thông qua quan hệ tình dục hay gián tiếp qua quần áo, giường chiếu.
  • Demodex folliculorum: ký sinh trong nang lông của người gây nên bệnh “ghẻ mụn trứng cá”.

Xem thêm >> Nấm da và các bệnh thường gặp

Tác động của ký sinh trùng đối với sức khỏe con người và động vật

Ký sinh trùng có thể gây nhiều tác động đáng kể đối với sức khỏe con người và động vật, bao gồm:

  1. Gây bệnh nhiễm ký sinh: Ký sinh trùng có khả năng xâm nhập vào cơ thể con người và động vật, gây ra các bệnh nhiễm ký sinh. Một số bệnh nổi tiếng do ký sinh trùng gây ra ở con người bao gồm malaria, giardiasis, amebiasis và bệnh chagas.
  2. Gây suy yếu sức khỏe: Ký sinh trùng tiêu thụ dưỡng chất từ cơ thể chủ, dẫn đến sự suy yếu và thiếu dinh dưỡng. Việc tiêu thụ dưỡng chất khiến cơ thể yếu đuối và dễ bị tổn thương, đồng thời giảm khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng khác.
  3. Gây tổn thương cơ quan nội tạng: Khi ký sinh trùng lưu thông trong cơ thể, chúng có thể gây tổn thương đến các cơ quan nội tạng quan trọng như gan, phổi, tim và ruột, gây ra các triệu chứng và hậu quả nghiêm trọng.
  4. Gây rối hệ miễn dịch: Một số loại ký sinh trùng có khả năng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng chống lại các bệnh truyền nhiễm và các tác nhân gây bệnh khác.
  5. Truyền nhiễm từ động vật sang người: Một số loại ký sinh trùng có thể được truyền từ động vật sang con người, gây ra các bệnh truyền nhiễm chuyển đổi.
  6. Ảnh hưởng đến hoạt động học tập và công việc: Bệnh ký sinh trùng có thể làm giảm khả năng học tập và làm việc của con người và động vật do tác động đến sức khỏe và trạng thái tổng quát.

Do đó, việc phòng ngừa và kiểm soát các bệnh ký sinh trùng là rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của con người và động vật. Các biện pháp phòng ngừa bao gồm hạn chế tiếp xúc với nguồn nhiễm ký sinh trùng, vệ sinh cá nhân và môi trường, tiêm chủng, cải thiện vệ sinh thực phẩm và nước uống, cũng như sử dụng các loại thuốc chống ký sinh trùng hiệu quả.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bệnh gây bởi ký sinh trùng có thể phân chia làm 4 nhóm triệu chứng lớn, bao gồm:

  • Hiện tượng viêm: người bệnh thường bị viêm nhiễm nơi bị ký sinh xâm nhập hoặc định vị và gây ra những phản ứng tại chỗ.
  • Hiện tượng nhiễm độc: do ký sinh vật tiết ra độc tố, thường kéo dài và mãn tính.
  • Hiện tượng hao tổn: người bệnh bị suy dinh dưỡng và thiếu máu do bị ký sinh trùng giành chất dinh dưỡng mất máu do xuất huyết. Đặc biệt, khi nhiễm giun nặng thì người bệnh sẽ bị thiếu máu trầm trọng.
  • Hiện tượng dị ứng: xảy ra rất phổ biến trong bệnh nhiễm ký sinh trùng với những mức độ biểu hiện khác nhau như: hen suyễn, mề đay, rối loạn bạch cầu ái toan. ..

Do đó, khi thấy những dấu hiệu nhiễm ký sinh trùng, bạn nên đi khám những cơ sở y tế có chuyên khoa Ký sinh trùng hoặc khoa xét nghiệm ký sinh trùng để được thăm khám và điều trị kịp thời. Những dấu hiệu phổ biến bao gồm:

  • Các biểu hiện dị ứng về da như phát ban đỏ, chàm, sưng tấy, loét. .. hay các dị ứng trên da khác.
  • Các vấn đề về tiêu hoá như tiêu chảy mãn tính, táo bón mãn tính, đầy hơi, nôn ói, cảm giác bỏng rát trong bao tử. ..
  • Cảm giác ngứa ngáy vùng hậu môn: có thể là do giun kim đang đẻ trứng , xung quanh hậu môn gây ngứa khó chịu. ..
  • Thiếu máu gây mệt mỏi cảm giác thèm ăn kéo dài. ..

Phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể

Những yếu tố cơ bản nhất mà mỗi cá nhân cần được trang bị để phòng ngừa ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể bao gồm:

Làm sạch sẽ môi trường sống xung quanh:

  • Chôn vùi hay đốt các đống rác
  • Che đậy thức ăn để ngăn ruồi nhặng bám vào
  • Lau nhà thay vì quét nhà
  • Không dùng phân bón rau cải ruộng lúa. cần phân ít nhất 3 tháng.

Nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân:

  • Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
  • Không nên để trẻ (mới biết , đi) chơi đùa dưới đất
  • Rửa rau ăn sống từng lá, từng cọng nhiều lần dưới vòi nước đang chảy để trôi hết trứng giun sán. ..
  • Hạn chế ăn hàng rong (bánh trái cây ăn cả vỏ); Không nên ăn thịt tái, nấu chưa nấu chín hay gỏi cá sống. ..

TS.BS Nguyen Huu Quang Pho truong khoa Phau thuat tao hinh tham my va Phuc hoi chuc nang Benh vien Da lieu Trung uong Co van chuyen mon khoa tao hinh tham my tai Bedental Noi cong tac hien tai Pho 1 1 TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương - Cố vấn chuyên môn khoa tạo hình thẩm mỹ tại Bedental - Nơi công tác hiện tại : Phó trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ tại Viện Da liễu Trung Ương. Bác sĩ Quang đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị da liễu và phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Hiện bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện da liễu Trung ương và đồng thời khám chữa bệnh, cố vấn chuyên môn về da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ tại Bedental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?