Thư viện chuyên khoa

Trám răng vỡ, bể có nên trám không? 5 Cách khắc phục răng bị vỡ như thế nào? Chúng ta có nên nhổ bỏ chúng không?

Trám răng vỡ, bể có nên trám không? Cách khắc phục răng bị vỡ như thế nào? Chúng ta có nên nhổ bỏ chúng không?

Mặc dù răng của chúng ta rất cứng chắc và có thể chịu được áp lực nhai rất lớn, tuy nhiên răng vẫn có nguy cơ bị vỡ nếu chúng ta không bảo vệ răng đúng cách và thói quen sinh hoạt hàng ngày không tốt. Vậy khi răng bị vỡ, liệu chúng ta nên nhổ bỏ hay trám lại? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các phương pháp xử lý và lựa chọn tốt nhất cho tình trạng răng bị vỡ. Hãy cùng BeDental tham khảo để biết thêm chi tiết nhé!

Trám răng là gì?

Trám răng là gì ? Trám răng (hay hàn răng) là một phương pháp điều trị trong nha khoa được sử dụng để phục hồi lại những vùng răng bị hư tổn, mất mát hoặc sâu răng. Khi răng bị hư hỏng, bề mặt của nó thường bị mất đi một phần hoặc hoàn toàn, vì vậy các chất liệu nhân tạo được sử dụng để đắp lên vùng răng đó nhằm phục hồi lại hình dáng và chức năng của răng.

Các chất liệu được sử dụng để trám răng thường là nhựa nhân tạo composite, sứ hoặc kim loại, tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Nhựa composite là chất liệu được sử dụng phổ biến nhất vì có thể tạo ra màu sắc và hình dáng giống với răng tự nhiên, đồng thời còn có tính năng kháng khuẩn và bền vững.

Quá trình trám răng bao gồm việc làm sạch vùng răng bị hư tổn, lấy bỏ phần răng bị hỏng và đắp chất liệu trám lên. Sau đó, chất liệu trám sẽ được đánh bóng để giúp nó trông giống với răng tự nhiên hơn. Khi được thực hiện đúng cách, trám răng có thể giúp cho răng phục hồi lại chức năng, hình dáng và độ bền tương đương với răng tự nhiên. Đây cũng là một trong những phương pháp làm răng đơn giản mà không làm ảnh hưởng đến bất kỳ cấu trúc nào của răng hàm.

Trám răng vỡ và trám răng là gì?
Trám răng là gì

Răng bị bể vỡ là gì?

Răng bị bể vỡ là gì ? Răng là một bộ phận cứng chắc và chịu được áp lực nhai rất lớn để giúp nghiền nhiều loại thức ăn có độ cứng khác nhau trước khi những thức ăn này đi xuống dạ dày. Tuy nhiên chúng có thể bị gãy vỡ nếu chịu tác động quá lớn từ bên ngoài, bên trong hoặc một số bệnh lý gây ra.

Răng bị bể, vỡ không chỉ làm giảm tính thẩm mỹ mà còn khiến chúng ta cảm thấy đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Nếu bể răng không quá nghiêm trọng, chúng ta có thể cảm thấy một vài cơn đau nhẹ khi ăn các thức ăn quá nóng hoặc lạnh.

Tuy nhiên, nếu cơn đau kéo dài hoặc khi chúng ta có cảm giác nhạy cảm khi dùng răng, chúng ta nên kiểm tra vị trí của răng bằng cách tự soi gương hoặc dùng lưỡi để xác định vị trí bể của răng. Việc tìm ra vị trí này sẽ giúp chúng ta nắm bắt tình trạng răng bị vỡ và lựa chọn phương pháp xử lý tốt nhất.

Nguyên nhân khiến răng bị bể vỡ

Nguyên nhân khiến răng bị bể vỡ là gì ?

Nghiến răng: Nhiều người có thói quen khi ngủ thường hay nghiến răng điều này khiến răng bị mài mòn dần và yếu đi dẫn đến tình trạng dễ bị nứt, vỡ răng.

Thiếu canxi: Canxi cũng là một trong những thành phần giúp cho răng chúng ta trở nên chắc khỏe. Do đó, việc ăn uống thiếu điều độ cũng như thiếu các chất dinh dưỡng sẽ khiến cơ thể bị thiếu hụt Canxi. Điều này cũng làm răng yếu đi dễ bị gãy vỡ khi nhai.

trám răng vỡ và Nguyên nhân răng bị vỡ
Nguyên nhân khiến răng bị bể vỡ

Chấn thương: Mặc dù răng chúng ta có thể chịu được lực nhai khá lớn, tuy nhiên việc tác động từ các lực bên ngoài hay một va chạm mạnh vào vật cứng có thể khiến răng chúng ta bị vỡ, mẻ răng.

Cắn vào các vật cứng: Đôi khi trong quá trình nhai chúng ta vô tình cắn phải một mẫu thức ăn quá cứng hay chúng ta có thói quen dùng răng để nạy, cắn các đồ vật cứng. Điều này dễ khiến cho răng dễ bị vỡ, nứt răng.

Bị mài mòn: Axit có tính ăn mòn cao, đặc biệt đối với răng axit có thể làm mòn và hỏng men răng. Axit cũng thường có trong nhiều loại thực phẩm mà chúng ta đang ăn như cam, chanh, cà phê,… làm cho răng bị mài mòn dần và yếu đi hơn rất nhiều.

Bệnh lý: Một số các bệnh lý răng miệng cũng khiến răng chúng ta trở nên nhạy cảm và yếu hơn bình thường như các về viêm tuỷ, sâu răng, viêm nha chu,… khiến răng dễ bị gãy vỡ khi nhai thức ăn.

Răng bị vỡ có nguy hiểm không?

So với một hàm răng bình thường, răng bị vỡ có thể ảnh hưởng trở thành mối nguy hại cho cả hàm răng trong thời gian sau này.

Ảnh hưởng đến quá trình nhai: Răng vỡ thường gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu trong khi nhai. Đặc biệt đối với một số loại răng như răng nanh, răng cấm giữ chức năng quan trọng trong việc nghiền nhỏ thức ăn. Nếu thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đi xuống dạ dày, ruột sẽ tạo áp lực cho các bộ phần này hoạt động nhiều hơn. Lâu dần, hình thành nên các bệnh về tiêu hoá.

Trám răng vỡ và Răng bị vỡ có nguy hiểm không
Răng bị vỡ có nguy hiểm không

Mất thẩm mỹ: Việc mất các răng ở vị trí khi cười như răng cửa, răng nanh có thể khiến chúng ta thiếu tự tin hơn rất nhiều

Dễ làm tổn thương mô nướu: Khi răng bị vỡ, các mảnh sắc nhọn có thể vô tình ghim vào mô, nướu lưỡi khi nhai gây xước, chảy máu và làm tổn thương các bộ phận này.

Ảnh hưởng đến việc phát âm: Răng chúng ta cũng có vai trò quan trọng trong việc điều tiết âm, chi phối ngữ điệu đặc biệt đối với răng nanh, răng cửa. Nếu các loại răng này bị mẻ, vỡ có thể ảnh hưởng đến cách phát âm, đặc biệt là các âm cần bật hơi.

Răng trở nên nhạy cảm hơn: Đặc biệt là ở những chỗ bị mẻ, vỡ răng trở nên bị nhạy cảm, dễ kích ứng với các đồ nóng,, lạnh gây nên tình trạng ê buốt.

Gây ra các bệnh lý: Đối với các vị trí răng bị vỡ, dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển. Gây ra các tình trạng bệnh lý cho răng miệng như sâu răng, viêm nha chu, viêm tuỷ,… Nếu để tình trạng này kéo dài có thể bị mấy răng hoặc làm phá huỷ các răng lân cận.

Răng bị bể vỡ khắc phục như thế nào?

Răng vỡ có thể gây ra những nguy hại khôn lường ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và xuất hiện nhiều bệnh lý khác nếu như chúng ta không xử lý kịp thời.

Răng bị vỡ có thể khắc phục được tuy nhiên tuỳ vào mức độ của các trường hợp là nặng hay nhẹ mà các bác sĩ sẽ có hướng giải quyết khác nhau. Bởi nếu không sử dụng đúng phương pháp cho mỗi trường hợp răng, thường sẽ khiến cách khắc phục răng đã sử dụng trở nên không hiệu quả, gây phiền toái cho răng miệng chúng ta sau này.

Trám răng vỡ và Răng bị bể vỡ khắc phục như thế nào
Răng bị bể vỡ khắc phục như thế nào

Mài răng nếu răng bị vỡ mảnh rất nhỏ

Trong trường hợp răng bạn bị vỡ một mảnh rất nhỏ. Rất có khả năng cao phần gờ răng bị vỡ của bạn có thể được đánh bóng và mài nhẵn lại. Giúp làm hạn chế tình trạng gờ răng làm tổn thương đến các mô mềm khác.

Gắn lại răng vỡ

Nếu mảng răng vỡ của bạn không có dấu hiệu hư hỏng và được bảo quản tốt và tình trạng mẻ răng của bạn không gây hơn chân răng hoặc tủy răng thì bác sĩ sẽ áp dụng việc gắn lại răng vỡ bằng các dụng cụ nha khoa chuyên biệt.

Hàn trám răng vỡ – Răng bị bể vỡ có trám được không?

Răng bị bể vỡ có trám được không ? Hàn trám răng vỡ có thể giúp răng phục hồi lại được hình dạng răng ban đầu bằng việc lấp đầy chỗ răng vỡ bằng chất liệu nha khoa chuyên dụng. Phương pháp này sẽ phù hợp đối với các răng bị mẻ, vỡ nhỏ giúp răng trở lại như vị trí ban đầu. Tuy nhiên, đối với phương pháp này, miếng trám răng có thể không bền lâu dễ bị vỡ, bong ra sau một thời gian. Đặc biệt là đối với những răng bị vỡ lớn thường sẽ không có tác dụng và hiệu quả cao.

Bọc răng sứ

Trường hợp khi răng bạn bị bể, vỡ lớn (không quá 50%) hoặc răng vỡ nhưng phần thân còn nhiều. Các bác sĩ sẽ thực hiện bọc răng sứ lên phần thân răng bị vỡ giúp răng phục hồi lại như trạng thái ban đầu giúp thực hiện quá trình nhai, cắn diễn ra như bình thường. Những răng sứ ngày nay thường có tuổi thọ rất cao từ 5-10 năm hoặc có thể trọn đời nếu được chăm sóc đúng cách và phụ thuộc vào từng loại răng sứ.

Trám răng vỡ và Cách khắc phuc răng bị vỡ
Răng bị bể vỡ có trám được không ? Cách khắc phuc răng bị vỡ

Nhổ và trồng răng mới – Có nên nhổ răng bị vỡ không?

Đối với các trường hợp răng bị gãy khá lớn có thể gây làm hở tuỷ hoặc có những tổn thương nghiêm trọng mà khả năng phục hồi răng khá thấp hoặc không có. Các bác sĩ sẽ thường thực hiện nhổ răng và trồng răng mới cho bệnh nhân. Mặc dù có nhiều phương pháp phục hình mà chúng ta có thể lựa chọn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn và hiệu quả lâu dài cho răng miệng thì phương pháp Implant vẫn là sự lựa chọn tốt nhất. Ở phương pháp này, bác sĩ thường sẽ loại bỏ triệt để răng còn lại và thực hiện trồng răng mới vào.

Ưu điểm của phương pháp này giúp loại bỏ được các nguy cơ gây nhiễm trùng tủy nướu cũng như loại bỏ được các nguy hại về bệnh lý răng miệng cho chúng ta sau này . Đảm bảo răng được sử dụng trong thời gian lâu dài, an toàn nhất.

Hàn trám răng bị bể vỡ có hiệu quả không?

Để xem xét liệu việc trám răng có mang lại hiệu quả hay không phải dựa trên tình trạng răng hiện tại mà khách hàng đang mắc phải. Việc xem xét có thể liên quan đến các mức độ vỡ răng, răng đã vỡ đến tủy chưa? Do đó, để có thể chẩn đoán và đưa ra phương pháp điều trị thích hợp cần có những kiểm tra kỹ hơn, chụp X-quang.

Trường hợp răng được trám bị vỡ lớn nhưng chưa vào tuỷ răng

Ở trường hợp này, phương pháp trám răng vẫn có thể được sử dụng, tuy nhiên hiệu quả sẽ không cao và không được xem là một giải pháp tối ưu. Bởi miếng trám chỉ có thể chịu được một lực cơ bản. Nếu vị trí răng bị vỡ nhiều và lớn thì thời gian duy trì miếng trám này ngắn hơn. Nếu khi ăn nhai trúng phải các vật cứng dai sẽ dễ làm vỡ và rơi miếng trám ra ngoài.

Trám răng vỡ có thực sự hiệu quả không
Trám răng vỡ có hiệu quả không

Trường hợp trám răng bị vỡ lớn và đã ảnh hưởng đến tủy răng

Khi răng bị vỡ để quá lâu dẫn đến tình trạng viêm tuỷ, hư tủy thì cần phải triệt tủy trước khi phục hồi lại răng. Trước khi trám răng không nên để sót mô tuỷ viêm nào trong ổ răng để loại bỏ được tình trạng vi khuẩn sẽ tấn công tiếp tục gây nên các tình trạng viêm tuỷ nghiêm trọng hơn nữa gây ảnh hưởng đến hiệu quả trám răng.

Bác sĩ sẽ thực hiện trám lại ống tuỷ sau khi triệt tủy. Nên bọc răng sứ sau đó để răng được bảo vệ tốt hơn, bởi lúc này răng đã không còn tủy để nuôi dưỡng thân răng nên răng rất dễ bị giòn và vỡ nếu không được bảo vệ trước một áp lực nhai lớn.

Trường hợp răng bị vỡ rất nghiêm trọng và không thể điều trị

Khi răng bị vỡ, việc giữ lại răng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng cho tuỷ răng, gây ra viêm nhiễm và các biến chứng nguy hiểm không thể khắc phục bằng phương pháp trám răng. Trong trường hợp này, nhổ bỏ răng và trồng răng mới là phương pháp hiệu quả. Với phương pháp trồng răng implant, răng mới sẽ được phục hình lại, giúp đảm bảo thẩm mỹ và an toàn cho quá trình nhai thức ăn. Đồng thời, phương pháp này còn ngăn ngừa được các biến chứng nguy hiểm cho răng trong tương lai.

Cách phòng ngừa và hạn chế răng bị vỡ

Với các thói quen sinh hoạt không lành mạnh hàng ngày mà chúng ta không để ý có thể khiến cho răng của chúng ta yếu đi rất nhiều dẫn đến tình trạng bị gãy, vỡ. Do đó, để răng chắc khoẻ có răng chắc hơn chúng ta cần làm là:

Trám răng vỡ và Cách phòng ngừa răng bị vỡ
Cách phòng ngừa răng bị vỡ
  • Thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng thường xuyên với bàn chải và kem đánh răng phù hợp giúp làm sạch và cung cấp nhiều dưỡng chất cho răng để bảo vệ răng.
  • Canxi là dưỡng chất cần thiết giúp răng chắc khỏe hơn. Chúng ta cần bổ xung thêm canxi bằng việc ăn uống cũng như sử dụng các kem đánh răng có chứa thành phần này.
  • Sử dụng nước muối sinh lý và chỉ nha khoa hàng ngày để loại bỏ được những thức ăn thừa bám trên răng gây nên tình trạng không tốt cho răng miệng.
  • Đồng thời giữ thói quen sinh hoạt không nên ăn các thực phẩm quá nóng hoặc lạnh.
  • Tránh sử dụng răng để cạy, cắn vào các vật cứng.
  • Thực hiện đến nha khoa thăm khám định kỳ và kiểm tra răng khi bạn cảm thấy có những dấu hiệu răng miệng bất thường.

Răng bị vỡ có rất nhiều cách khắc phục và điều trị để có thể hồi phục lại như trạng thái ban đầu và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của chúng ta. Tuy nhiên nếu để tình trạng này kéo dài không khắc phục sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng không chỉ cho răng vỡ mà còn ảnh hưởng đến các răng lân cận và cả hàm răng.

Do đó, khi nhận biết và nghi ngờ răng bị vỡ cần kiểm tra ngay và đến nha khoa để được điều trị kịp thời để bảo vệ răng miệng của chúng ta. BeDental cảm ơn bạn đã đọc qua bài viết này nhé! Để lại thông tin nếu bạn muốn nha khoa tư vấn thêm.

Bảng giá tham khảo :

Danh mụcUnitGiá thành
1.Teeth filling (More detail...)
Baby teeth filling1 Unit250.000
~ 10$
Permanent Teeth Filling1 Unit500.000
~ 20$

Cosmetic Filling
1 Unit700.000
~ 28$

Sensitive teeth filling
1 Unit500.000
~ 20$
2.Root Canal Treatment - Anterior by endodontist machine (More detail...)
Root Canal Treatment - Anterior for baby teeth1 Unit800.000
~ 31$
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth1 Unit1.200.000
~ 47$
Root Canal Treatment - Anterior for Premolar teeth1 Unit1.500.000
~ 59$
Root Canal Treatment - Anterior for molar teeth1 Unit2.000.000
~ 79$
3.Root Canal reTreatment - Anterior by endodontist machine
Root Canal Treatment - Anterior for Front teeth by endodontist machine1 Unit1.500.000
~ 59$
Anterior for Premolar teeth by endodontist machine1 Unit1.800.000
~ 71$
Anterior for molar teeth by endodontist machine1 Unit2.300.000
~ 90$
4 Vecniflour dental care (More detail...)
Vecniflour dental care for child1 Unit500.000
~ 20$

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post