Hàm hô là như thế nào? 1 vài phương pháp điều trị hàm hô hiệu quả tại nhà sẽ được Bedental chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Hàm hô được hiểu đơn giản là hiện tượng xương hàm trên bị lồi ra phía ngoài, tạo nên sự thiếu cân đối giữa hai hàm trên dưới và so với tổng thể khuôn mặt. Nguyên nhân chính là do di truyền chiếm khoảng 70%, còn lại là vì xương hàm tăng trưởng quá mức, thiếu dinh dưỡng. .. Đối với trường hợp trên thì phương pháp chữa trị tốt nhất chính là phẫu thuật hàm.
1. Như thế nào là hàm hô? Phân biệt với hô do răng thế nào?
Hàm hô hay cũng còn gọi là lệch hàm thực chất là hiện tượng phần hàm trên mở rộng quá mức so với hàm dưới hoặc cả hai hàm cùng phát triển quá mức so với mối tương quan của cấu trúc xương miệng.
Từ đó, khiến phần hàm trên bị đẩy ra ngoài nhiều hơn và đặc biệt khi nhìn từ góc độ nghiêng sẽ thấy khuôn miệng ngày càng mở rộng ra phía trước làm mất cân đối cho cả gương mặt. Tuy nhiên trong ngành nha khoa, ngoài hô hàm trên ra còn có nhiều thuật ngữ khác như hô do răng, hô cả xương và răng.
Do đó mọi người sẽ không khỏi bối rối khi phân biệt được từng trường hợp như vậy. Vì vậy, sau đây chúng tôi sẽ đưa ra định nghĩa chi tiết cho các trường hợp hàm răng bị hô giúp bạn nhận biết được dễ dàng hơn.
- Hô do răng: Nhóm răng cửa sẽ không phát triển theo hướng thẳng đứng so với xương hàm, thay vào đó sẽ bị chìa ra trước theo một góc độ cố định. Do vậy khi cười thì môi trên của người bị hô các răng sẽ hơi cong lại. Còn khi nói sẽ thấy các răng phát triển theo hướng chéo ra trước.
- Hô hàm (hô do xương) : Nhóm răng cửa được phát triển song song cùng với xương hàm. Tuy nhiên khi nhìn thẳng sẽ thấy phần hàm trên lồi ra tương đối lớn so với hàm dưới. Ngoài ra khi nhìn theo góc thẳng sẽ có cảm giác khuôn mặt người bị biến dạng vì xương sẽ làm lệch phần quai hàm.
- Hô do cả răng và xương hàm: Bao gồm cả phần hàm trên nhô cao lên so với hàm dưới khi nhìn nghiêng, cộng với các răng cửa mọc lệch ra phía ngoài. Đây là dạng hô phổ biến nhất và khó chữa trị nhất. Như vậy, để phân biệt hàm hô với răng bình thường thì đơn giản chỉ cần căn cứ vào nguyên nhân cụ thể.
Tất nhiên, nếu chỉ quan sát bằng mắt thì sẽ rất khó có thể phân biệt các trường hợp răng bị hô. Do đó, bạn cần phải đến phòng khám nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và chụp X-quang răng mới có thể đưa được chẩn đoán đúng.
2. Những nguyên nhân dẫn đến hàm hô
nguyên nhân xảy ra tình trạng hàm hô 70% là do bẩm sinh, 30% còn lại do sự phát triển không cân bằng của xương hàm, chế độ ăn uống và những thói quen xấu ngày bé của chúng ta như đẩy lưỡi, ngậm ti giả, mút tay. ..
- Do di truyền: Hầu hết các trường hợp bị hô hàm là do yếu tố di truyền, nghĩ đơn giản thì nếu trong nhà có ông bà hay bố mẹ bị hô hàm thì con cái có khả năng cao sẽ bị như vậy.
- Do sự phát triển không cân bằng của xương hàm: Cấu trúc xương hàm của con người sẽ phát triển và thay đổi từ từ theo năm tháng cho tới lúc trưởng thành. Nhưng khi xương hàm phát triển quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng hàm bị hô.
- Do chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình tăng trưởng của cơ thể, bao gồm cả sự phát triển của xương hàm. Trong quá trình xương hàm phát triển, nếu không cung cấp đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu cũng sẽ làm xương hàm phát triển lệch hướng.
- Do các thói quen xấu của cha mẹ: Ở trẻ nhỏ thì xương hàm chưa phát triển đầy đủ, cho nên những tác động xấu như mút tay, cắn núm giả, đẩy răng. .. sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình xương hàm hình thành.
3. Hàm hô có niềng răng được không
- Hàm hô do cấu trúc xương hàm thì chỉnh răng sẽ không đem lại kết quả tốt ngay ở những mức độ nhẹ.
- Theo thực tế, niềng nha là phương pháp được nhắc đến khá nhiều cho những ca hô do răng, tuy nhiên với các trường hợp hô do xương hàm bác sĩ sẽ không chỉ định phương pháp trên.
- Vì nguyên nhân thực sự liên quan đến cấu trúc xương hàm, việc chỉnh răng chỉ ảnh hưởng đến cơ nên sẽ không tạo được sự khác biệt. Ngoài ra, trong trường hợp hô do toàn bộ răng và xương, nếu chỉ áp dụng mỗi biện pháp niềng răng thì cũng không đem đến kết quả như mong đợi.
4. Hàm hô phải điều trị như thế nào?
- Đối với những trường hợp hàm hô do xương phát triển quá mức sẽ bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật hàm mới có thể chữa trị triệt để. Với cách phẫu thuật này bác sĩ sẽ điều chỉnh lại hình dạng và kích cỡ của xương hàm để từ đó trả hàm về đúng vị trí tiêu chuẩn.
- Tuỳ thuộc vào nguyên nhân hàm hô là do xương hàm trên phát triển quá mức, xương hàm ở trên hay dưới đều phát triển sai lệch hoặc ảnh hưởng đến cấu trúc răng và xương hàm thì bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp phẫu thuật thích hợp nhất với từng khách hàng.
- Nếu bị lệch hàm do xương hàm trên phát triển quá mức: Bác sĩ sẽ cắt bớt 1 phần nhỏ xương hàm trên (cắt tiền đình) và sau đó nâng cao hàm trên lên. Tiếp đến sẽ căn chỉnh xương hàm trên và dưới khớp chuẩn với nhau. Cuối cùng dùng vít để cố định hàm trên đợi tới khi vết thương liền hẳn.
- Nếu hô do cả hàm trên và dưới phát triển quá mức: Bác sĩ thực hiện phẫu thuật trên cả 2 hàm. Lượng răng cần thay thế sẽ được điều chỉnh lại cho hợp lý nhất. Nếu lệch hàm do răng và xương: Bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng niềng răng trước, đến lúc răng ở vị trí tiêu chuẩn rồi mới tiến hành phẫu thuật điều chỉnh cấu trúc xương hàm.
5. Rủi ro khi phẫu thuật hàm hô
Phẫu thuật hàm hô là kỹ thuật có sự can thiệp sâu vào phần xương hàm dưới nên đòi hỏi bác sĩ thực hiện cần có tay nghề cao, kinh nghiệm dày dặn cùng với đó là sự trợ giúp của máy móc hiện đại và trang thiết bị tiên tiến. Vì thế, nếu bạn làm tại những cơ sở không uy tín thì rất có thể sẽ phải đối diện với hàng loạt các tai biến và rủi ro khi phẫu thuật hàm hô sau đây.
- Mất rất nhiều máu: Trong khi phẫu thuật hàm hô bác sĩ sẽ phải gây mê cho khách hàng, tuy nhiên nếu kiểm soát không tốt dễ dẫn đến việc mất máu quá mức và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bệnh nhân.
- Nhiễm trùng: Nếu như vật dụng, không gian phẫu thuật không được vô khuẩn đúng cách sẽ rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng và đặc biệt là sự lây truyền chéo. Đương nhiên, nhiễm trùng sẽ xảy ra ngay cả khi bạn chăm sóc sau phẫu thuật tại nhà sai cách.
- Chấn thương dây thần kinh: Bác sĩ phẫu thuật nếu tay nghề yếu hoặc không có chuyên môn trong giải phẫu hàm mặt sẽ dễ dàng dẫn tới tình trạng chấn thương cột sống.
- Xương hàm bị biến dạng: Trong quá trình phẫu thuật xương hàm, khi bác sĩ cử động quá mức cũng có thể dẫn tới gãy xương hàm.
- Hàm hô bị biến dạng: Đây thực sự là một rủi ro mà không ai mong muốn mắc phải, hàm hô có thể xảy ra khi bác sĩ phẫu thuật không triệt để khiến phần xương hàm bị dịch chuyển trở lại vị trí cũ.
- Khớp cắn bị di chuyển không về vị trí ban đầu: Phẫu thuật hàm không chỉ là điều chỉnh lại sự cân bằng của xương hàm mà còn ảnh hưởng đến khớp cắn. Vì vậy, khi phẫu thuật nếu bác sĩ để xảy ra sơ suất sẽ dẫn đến khớp cắn phải điều chỉnh lại gây đau nhức kéo dài.
Niềng răng hay phẫu thuật hàm?
Nếu như trước kia đa số mọi người đều lựa chọn niềng răng nhằm khắc phục vấn đề hô hay tháo niềng răng 2 năm ròng mà đôi lúc không có kết quả, nay việc ra đời của hình thức phẫu thuật hàm đem tới một “làn gió” hi vọng mới. Tuy nhiên, việc lựa chọn niềng răng hay phẫu thuật hàm là câu hỏi gây đau đầu khá nhiều chị em.
Tuỳ theo việc bạn bị hô vì xương hay là do răng thì Bác sĩ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp. Nếu hô do xương thì Bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật hàm hô không dùng niềng răng, còn ngược lại nếu hô vì răng sẽ dùng niềng răng để chỉnh khớp nhai. Tuy nhiên, thường thì Bác sĩ sẽ kết hợp giữa 2 cách với một số bệnh nhân cụ thể nhằm giúp có được kết quả tốt.
Quy trình phẫu thuật hàm hô ở phòng khám nha khoa
Quy trình phẫu thuật hàm hô được thực hiện an toàn và đảm bảo chất lượng cao ở phòng khám nha khoa uy tín. Cần dùng kết hợp với công nghệ tiên tiến trong phẫu thuật thẩm mỹ vùng hàm. Nhờ thế. mới phẫu thuật tạo hình hàm hô. Bác sĩ chuyên môn cao mới có hướng dẫn và thực hiện phẫu thuật hàm hô chính xác và đúng tiêu chuẩn. Quy trình chi tiết được thực hiện ở mỗi nha khoa như sau:
Bước 1: Xét nghiệm đánh giá mức độ hô và các biện pháp chữa trị và phẫu thuật thích hợp để đảm bảo kết quả cũng như sự hài lòng đối với người bệnh.
Bước 2: Xét nghiệm tổng thể sức khoẻ và chăm sóc răng miệng toàn diện. Sau đó, bắt đầu thực hiện ca phẫu thuật với các đối tượng trên.
Bước 3: Thực hiện phẫu thuật chỉnh hàm hô của người bệnh. Trước khi phẫu thuật cần thực hiện gây mê theo phương pháp sinh học. Kỹ thuật chỉnh hàm hô cần đảm bảo an toàn và được thực hiện bằng bác sĩ có chuyên môn cao.
Bước 4: Kiểm tra sau phẫu thuật từ 1-2 lần ở nhà. Nếu không có dấu hiệu gì bất thường bác sĩ sẽ cho người bệnh được nghỉ ở nhà.
Bước 5: Lên kế hoạch tái thăm khám và theo dõi tình hình sức khoẻ răng miệng.
6. 1 vài phương pháp điều trị hàm hô hiệu quả tại nhà
Tuy rằng không giúp khắc phục triệt để nhưng dùng lực tay đẩy răng, dùng lưỡi đẩy răng hay sử dụng các dụng cụ chỉnh răng tháo lắp cũng là những phương pháp điều trị hàm hô tại nhà được nhiều người chia sẻ rộng rãi.
6.1. Dùng lực tay đẩy răng
Đây là phương pháp chữa hàm hô khá phổ biến và được mọi người ưa chuộng, bạn chỉ cần sử dụng lực tay để đẩy chiếc răng bị lệch theo hướng vào bên trong.
Lực đẩy trong miệng sẽ giúp răng dần trở về đúng vị trí theo các nguyên tắc của việc chỉnh nha.
Nhưng lưu ý, cách trên phải áp dụng được với trẻ sơ sinh từ 6 – 12 tuổi thì mới có tính hiệu quả rõ rệt. Vì đây là thời điểm các bé đang thay thế răng cửa và xương hàm chưa phát triển hoàn toàn nên không quá cứng mới có thể tác động được.
6.2. Dùng lưỡi đẩy răng hàng ngày
Gần giống với phương pháp trên, dùng lưỡi đẩy răng sâu vào bên trong mỗi ngày cũng sẽ giúp răng chuyển động một cách dễ dàng.
Nếu răng cửa dưới của bạn bị di chuyển không đồng đều thì khi sử dụng hãy đặt lưỡi vào khoảng trống dọc theo đường nướu và dần dần đẩy nhẹ nhàng sang phải hay qua trái sẽ có kết quả cao hơn.
Thế nhưng theo ý kiến từ nhiều chuyên gia nha khoa thì cách sử dụng lưỡi đẩy này gần như không mang lại kết quả mà chúng ta vẫn thường kỳ tưởng, bởi lực tác động từ lưỡi là quá nhỏ.
6.3. Sử dụng các loại dụng cụ niềng răng tháo lắp
Nhắc đến những phương pháp chữa hàm hô tại nhà, thì việc lựa chọn các thiết bị niềng răng tháo lắp luôn thu hút được nhiều sự chú ý hơn ca. Bởi đây là những khí cụ có cấu tạo tương đối đơn giản, dễ dàng lắp đặt và sử dụng tại nhà. Hơn nữa, tuỳ theo mỗi lứa tuổi cũng sẽ có các loại niềng răng tháo lắp khác nhau.
Thế nhưng, nếu cùng lứa tuổi thì mức độ phát triển của hàm ở từng người cũng sẽ có sự chênh nhau đáng kể, do đó chưa thể nói chỉ với một sản phẩm được bán ra là đem lại kết quả như mong đợi. Chưa kể, nếu bạn dùng những loại dụng cụ niềng răng làm không đúng cách và không thích hợp sẽ tạo nên nhiều tác động tiêu cực đến sức khoẻ răng miệng.
Đặc biệt có thể khiến răng bị hô to thêm hoặc dẫn đến hiện tượng hàm bị xô lệch nặng. Vậy nên, muốn giải quyết dứt điểm vấn đề hàm hô thì bạn vẫn cần tìm đến nha sĩ uy tín. Thông qua quá trình kiểm tra, thăm khám và chụp X-quang răng bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị tốt nhất.
Mong rằng, với các thông tin được cung cấp trong bài đã giúp bạn biết chính xác hơn về tình trạng hàm hô. Từ nguyên nhân, phương pháp chữa trị cho đến những nguy cơ có thể mắc phải khi thực hiện phẫu thuật hô hàm. Nếu như vẫn còn bất cứ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về tình trạng trên, hãy để lại bình luận ở ngay phía dưới, chúng tôi sẽ cùng bạn giải đáp giúp.
Tham khảo thêm : Các nguyên nhân gây đau nhức hàm
Răng vẩu và 5 loại răng vẩu thường gặp
Đau răng đột ngột có sao không ?
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Nhận biết 5 kiểu răng hô thường gặp và nguyên nhân khiến răng hô | Nha Khoa Bedental
Pingback: Sinh năm 2019 mệnh gì? | Nha Khoa Bedental