Nhiều chị em muốn làm tiểu phẫu cằm nhưng thiếu kiến thức về dịch vụ này. Tìm hiểu kinh nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ từ những người đi trước là điều cần thiết để chị em có được nguồn thông tin quý báu phục vụ trong quá trình thay đổi mình.
1. Kinh nghiệm trước khi thực hiện độn cằm
Độn cằm là một tiểu phẫu nhỏ nhưng bất kì động tác nào đụng chạm vào “nhan sắc” chị em cũng cần phải thận trọng. Trước khi tiến hành nâng cằm, chúng ta cần tham khảo ý kiến của mọi người để biết được địa chỉ uy tín và chuẩn bị tâm lý, kinh nghiệm trước khi thực hiện độn cằm trước khi tiểu phẫu.
1.1 Tham khảo ý kiến, những chia sẻ kinh nghiệm độn cằm của người đã làm hoặc kinh nghiệm của người đi trước giúp chị em có thêm nhiều thông tin thực tế.
Các diễn đàn với chủ đề “kinh nghiệm độn cằm “, “chia sẻ kinh nghiệm độn cằm”, “kinh nghiệm sau độn cằm” và phẫu thuật thẩm mĩ. .. mỗi ngày luôn được đông đảo chị em đăng tải bài viết. Rất nhiều người đã trải qua phẫu thuật gọt mặt, độn ngực và họ có những kinh nghiệm xương máu mà không phải trên trang mạng nào cũng có.
Mỗi người là một trải nghiệm riêng, chúng ta nên đọc các câu chuyện trên và cảm thấy thông tin đó có ích thì ghi lại nếu cần thiết. Ngoài ra, việc tham khảo hình ảnh trên một số group cũng làm chị em đỡ sợ hãi và tự hào về các “tấm gương” phẫu thuật thẩm mỹ thành công. Vì thực tế có rất nhiều người đã “đổi đời” an toàn nhờ phẫu thuật thẩm mỹ.
1.2 Kinh nghiệm độn cằm: Tìm địa chỉ độn cằm uy tín, an toàn
- Tìm được cơ sở nâng cằm uy tín xem như chị em đã thành công đến 80%. Tuy nhiên để chọn đúng cơ sở uy tín là việc không dễ dàng. có cả “rừng” thương hiệu làm đẹp trên mạng với những quảng cáo rầm rộ nhưng “thật giả lẫn lộn”.
- Không phải tất cả các địa chỉ thẩm mỹ có đầy đủ điều kiện vật chất để tiến hành độn cằm. Tốt nhất chị em nên bỏ một chút thời gian đến thẳng những trung tâm thẩm mỹ để bác sĩ tư vấn.
- Như vậy, bước đầu chúng ta sẽ có cái nhìn khách quan về cơ sở đó. Kết hợp với những chia sẻ kinh nghiệm độn cằm của người đi trước, chị em sẽ nhanh chóng tìm thấy được địa chỉ ưng ý nhất cho bản thân.
- Theo kinh nghiệm độn cằm của nhiều người: nếu sau khi nghe bác sĩ tư vấn, chị em thấy có những biểu hiện sau nên “rút lui” sớm:
– Tư vấn qua loa; cung cấp ít thông tin cần thiết về bác sĩ thẩm mỹ, thời gian phẫu thuật, chi phí, dịch vụ chăm sóc hậu phẫu
– Quảng cáo quá nhiều, hình bệnh nhân là “ảo”, lấy hình ảnh trên mạng
– Quy trình xét nghiệm sức khoẻ sơ sài, chỉ dừng lại ở khâu chụp X-quang vùng đầu và không tiến hành thăm khám các xét nghiệm trong cơ thể khách hàng
– Không có hợp đồng phẫu thuật hay các thủ tục, giấy tờ liên quan khác – Giá thành quá rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với thị trường chung.
Tuyệt đối không nên tin tưởng những nơi như thế này. Bởi trước khi hạ gò má, khách hàng phải làm qua 1 loạt các xét nghiệm cần thiết từ xét nghiệm máu, nhịp tim, huyết áp, siêu âm, test thuốc gây tê. ..
Nếu đủ điều kiện mới được phẫu thuật. Có rất nhiều khách hàng trong phòng phẫu thuật bị sốc phản vệ, xuất huyết, co giật vì dị ứng thuốc gây tê do sức khoẻ kém nhưng bác sĩ lại cố ý làm ngơ. Hậu quả là chịu nhiều di chứng, chưa kịp “đẹp” đã gây nên tai biến trên khuôn mặt.
1.3 Kinh nghiệm độn cằm: Chọn cho mình loại cằm phù hợp
Mỗi người phù hợp với một dáng cằm riêng và không ai giống ai. Theo chia sẻ kinh nghiệm độn cằm , đa số chị em vẫn “đam mê” nhất dáng cằm v-line thon gọn. Nếu có dáng cằm này, chị em hãy lưu nó trong điện thoại di động rồi gửi cho bác sĩ xem.
Việc lựa chọn vật liệu độn cằm là filler, sụn, silicon hay mỡ tự thân cũng là điều quan trọng. Dựa vào chỉ số sức khoẻ, cơ địa cơ thể và khả năng tương thích sinh học, chị em nên tham khảo thật kĩ lời tư vấn từ chuyên gia để có quyết định đúng đắn.
1.4 Chuẩn bị tâm lý trước khi phẫu thuật độn cằm
Phẫu thuật chiếc cằm về cơ bản là có tác động vào mô lợi trong miệng vì vậy chị em cần chuẩn bị sẵn sàng tâm lý chấp nhận việc chảy máu, sưng tấy, đau đớn trong những ngày đầu tiên.
Trước khi phẫu thuật, chúng ta nên có người thân bên cạnh cùng giúp đỡ, hỗ trợ, tạo tinh thần thoải mái, tự tin và đặc biệt là có người bên cạnh động viên trong vài ngày đầu tiên.
Ngoài ra, chị em cần cân bằng giữa vấn đề tiền bạc, sức khoẻ, thu nhỏ công việc để có thể chuẩn bị cho cuộc “cách mạng” này. Như vậy sẽ không bị vội vã, hấp tấp và lo sợ quá độ làm tổn hại đến cơ thể.
2. Kinh nghiệm trong ngày đi độn cằm
Khi lên bàn phẫu thuật, hãy để mọi lo âu thoáng bay, thảnh thơi đôi tâm lý trong cơ thể. Điều này quan trọng hơn bao giờ hết, vì áp lực và bực dọc có thể ảnh hưởng tới kết quả cuối cùng.
Ngoài ra, đừng lo lắng về đau đớn hay sự khó chịu khi bước vào phẫu thuật. Bác sĩ sẽ tiêm gây tê cục bộ để bạn giữ cho tâm trí và cơ thể không cảm thấy được bất kỳ đau đớn nào cả
3. Chia sẻ kinh nghiệm sau khi độn cằm
Sau độn cằm, chị em cần sinh hoạt theo thói quen bình thường. Chúng ta cần thay đổi thói quen ăn uống và ngủ nghỉ theo chế độ chuyên biệt từ hướng dẫn của bác sỹ. Những kinh nghiệm sau độn cằm được các diễn đàn chia sẻ lại được chúng tôi tổng hợp như sau.
3.1 Cách chăm sóc vết thương hậu phẫu
Cách chăm sóc vết thương hậu phẫu? Sau độn môi, trong khoang miệng thường có 1 vết rạch nhỏ (đã được khâu lại bằng chỉ nha khoa) . Để vết mổ mau lành hơn, chúng ta cũng không được vận động hàm mạnh khi cười đùa, ăn các vật cứng, hắt hơi, ho. .. vì có thể làm vỡ chỗ rách và xuất huyết.
Chú ý không để tay, đũa, muỗng, ống hút hoặc bất kì đồ vật khác chạm vào niêm mạc và vùng xung quanh vết mổ; không trang điểm hay son dưỡng lên mặt.
Cách chăm sóc vết thương hậu phẫu giúp cho vết thương sạch sẽ và không bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn bên ngoài. Ngoài ra, mỗi ngày cần rửa tay và súc miệng sạch với dung dịch muối loãng 2-3 lần, đặc biệt là sau khi ăn uống.
Tuyệt đối giữ nguyên phần băng ép trên mặt và không tháo rời hoặc xê dịch để kiểm tra vết thương. Khi nào có chỉ định từ bác sĩ, hãy đến nơi điều trị để được gỡ băng ép đúng cách.
3.2 Chế độ sinh hoạt, ăn uống giúp cằm mau lành
Để cằm nhanh lành, chị em phụ nữ nên dùng các thực phẩm bổ máu giúp tăng cường sức đề kháng cơ thể và mau lành vết thương. Theo tư vấn từ bác sĩ chuyên môn, chúng ta cần:
- Duy trì mức năng lượng trung bình khoảng 30 đến 35 kcal/kg/cân nặng/ngày
- Ăn từ dạng lỏng đến đặc, ăn ít trước sau đó nâng khẩu phần lên cao hơn
- Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, không nên ăn cố định 2-3 bữa
- Ăn nhai chậm, có thể sử dụng ống thở giúp giảm vận động cơ hàm
- Không tuỳ tiện nắn chỉnh, kéo cằm hoặc tháo băng ép trước khi được bác sĩ cho phép.
Hãy “bỏ túi” ngay các món sau vào thực đơn đồ ăn sau độn cằm (tại diễn đàn độn cằm webtretho) :
– Nhóm đồ ăn lỏng, dễ tiêu hoá dùng cho 10 ngày đầu: cháo, súp, nước canh hầm. ..
– Nhóm thức ăn có vitamin C (tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch) : Dâu tây, cam quýt, ớt chuông, súp lơ xanh, cà rốt. ..
– Nhóm giàu chất khoáng: các loại rau củ, gạo nâu, ngũ cốc, trứng. ..
– Nhóm cung cấp protein: thịt nạc, trứng và các loại hạt, cá. ..
– Nhóm giàu chất béo không cholesterol: cá hồi, dầu ô liu, bơ đậu phộng, hạt bí ngô. ..
– Nhóm canxi, khoáng chất và vitamin D: phomai, cải bó xôi, sữa chua (có đường hoặc không đường) . ..
– Nhóm đồ tráng miệng: nước lọc, nước dừa (đã đun sôi để nguội) , nước canh rau xanh, nước ép trái cây, sữa tươi không đường, kem. ..
3.3 Cách xử lý khi gặp các biến chứng sau phẫu thuật
Theo kinh nghiệm sau khi nâng mũi, ngoài hiểu biết về cách chăm sóc da và chế độ ăn uống, chị em cần có kỹ năng xử lý tình huống hậu phẫu. Trong mọi trường hợp, các triệu chứng trên khuôn mặt và trong khoang miệng thường báo hiệu một tình trạng nhất định nên phải theo dõi chặt chẽ để thông báo với bác sĩ kịp thời.
Thông thường trong 3 ngày đầu, khuôn mặt sẽ sưng đỏ và phù nề nên khách hàng có thể nghĩ đó không phải là dấu hiệu nguy hiểm.
Tuy nhiên nếu quá 7 ngày vẫn sưng đỏ và không khỏi là do cơ địa xấu, khó lành thương. Hãy kết hợp chườm đá và ủ nóng với khăn ấm từ 3-5 lần/ngày. Hạn chế vận động tay.
Trong quá trình lành vết thương, chị em thấy nóng, sưng, hôi miệng bất thường từ vùng miệng (nếu trước đó đã điều trị) cần súc miệng xem có trầy xước, bung chỉ hoặc bị chảy mủ không.
Nếu không thể đến nơi phẫu thuật gặp bác sĩ thì cần nhanh chóng súc miệng nước muối sinh lý hoặc chườm đá làm tan vết loét và rửa mặt bằng nước ấm tại nhà. Tuyệt đối không được ăn uống đồ cay, nóng, ngọt trong thời gian điều trị.
Triệu chứng nhiễm khuẩn nếu xảy ra sẽ biểu hiện ngay từ 1 tháng đầu. Tốt nhất nếu thấy có dấu hiệu lạ chị em nên báo ngay cho bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kịp thời.
Theo kinh nghiệm sau độn cằm, trước khi lành bệnh, chị em cũng cần phải kiểm tra thêm vùng cằm. Quan sát thấy cằm nổi cục u, lõm, lộ sụn nhân tạo hay có hình dáng khác thường thì không nên tự ý sờ nắn, đẩy, kéo hoặc di chuyển bất kì vật gì trên gương mặt. Hãy để bác sĩ trực tiếp kiểm tra hay can thiệp y tế.
4. Chia sẻ của 1 số người khi đã độn cằm thành công
“Hơn nửa năm chờ đợi hết dịch, đầu năm 2022 mình được bác sĩ hẹn lịch độn cằm. Dù đã chuẩn bị tinh thần nhưng mình rất lo lắng khi cơ địa bản thân không tốt, sợ mắc phải những bệnh như trên mạng thường nói. Điều yên tâm duy nhất là bác sĩ phẫu thuật.
Đây là bác sĩ phẫu thuật “mát tay” mà bạn mình giới thiệu sau ca cắt xương hàm. Đến ngày hẹn khám, mình được bác sĩ chụp chiếu toàn bộ vùng mặt và thực hiện các xét nghiệm sức khoẻ lần 2 (lần 1 là cuối năm 2022) .
Các chỉ số của mình ở mức trung bình nên có thể tiến hành tạo hình cằm ngay. Bác sĩ hướng dẫn cách đi đứng và nghỉ ngơi khi phẫu thuật cho bệnh nhân cùng các khách hàng cũng hết sức nhiệt tình.
Đến khi phẫu thuật xong, mình được mấy chị y tá an ủi để ổn định tâm lý. Sau giấc ngủ dài 30 phút thì mình tỉnh lại. Cảm giác tiếp theo là đau mỏi cổ và nhức hàm dưới nhưng mức độ đau còn kiểm soát được. 5 ngày đầu vùng da dưới mắt đã bớt sưng đỏ. Mình ăn 1 vài món mà bác sĩ khuyên như: canh bí ngô hầm, món chay canh đậu xào, canh thịt hầm. ..
Vì không phải tháo băng ép nên dáng cằm đẹp hay xấu luôn là “ẩn số” với mình. Tuy nhiên cảm giác sau độn cằm không hề kinh khủng như những chia sẻ từ các chị đi trước. Có lẽ do mình kiêng cữ tốt và may mắn gặp bác sĩ chuyên môn cao trực tiếp phẫu thuật.
Sau nửa tháng mình được tháo băng ép và bất ngờ vì khuôn mặt xinh đẹp khác lạ. Chiếc cằm cũ nhỏ, lẹm, gò má thô được thay thế bằng chiếc cằm v-line thon dài, mặt nhìn hài hòa hơn rất nhiều.
Vết chỉ khâu tự tiêu trong miệng cũng đã biến mất. Lúc này mình có thể ăn cơm nhão và đồ ăn cắt nhỏ dễ dàng như ngày bình thường. Sau 3 tháng nâng cằm từ sụn nhân tạo, mình hoàn toàn hài lòng với dáng cằm hiện tại.
Lúc này dáng cằm đã cố định hoàn toàn nên mình có thể hát, múa hay chơi thể thao theo ý muốn. Cả góc nghiêng và góc thẳng vẫn hài hoà tự nhiên, không hề lộ hình sụn hoặc “giả trân” như nhiều chị em thiếu may mắn khoe trên mạng.
Cuối cùng giấc mộng độn cằm đã thành. Việc đau đớn, sưng tấy là điều nhiều chị em cũng đã từng trải qua, nhưng cảm giác không đau bằng “đau đẻ” đâu nà.
Chỉ cần các chị em được bác sĩ giỏi chữa trị và biết cách kiêng khem việc độn cằm không có gì là quá đáng ngại cả. Làm đẹp là quyền lợi cũng là nhu cầu chính đáng của người phụ nữ. Chúc chị em mãi xinh đẹp và thành công nhé! “.
5. Giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề độn cằm
5.1 Chất làm đầy dùng trong độn cằm có an toàn không?
Chất làm đầy được sử dụng trong độn cằm là các loại chất trương nở, chất làm đầy có độ an toàn cao và được FDA phê duyệt.
5.2 Độn cằm bằng chất làm đầy có duy trì vĩnh viễn không?
Độn cằm bằng chất làm đầy có duy trì vĩnh viễn không? Độn cằm là một trong những phương pháp thẩm mỹ được sử dụng để tạo hình cằm thon gọn, đẹp mắt. Tuy nhiên, việc lựa chọn loại chất làm đầy và cách thực hiện đóng vai trò rất quan trọng để đảm bảo kết quả đạt hiệu quả nhất.
Hiện nay, có nhiều loại chất làm đầy đang được ưa chuộng như chất làm đầy HA, Radiesse, Sculptra, …
Với mỗi loại chất làm đầy, thời gian duy trì kết quả khác nhau, từ 6 tháng đến 2 năm. Tuy nhiên, để đạt được kết quả tối ưu, bên cạnh yếu tố cơ địa của bệnh nhân, độ dày của chất làm đầy, kỹ năng của bác sĩ, việc bảo vệ và chăm sóc da sau phẫu thuật cũng rất quan trọng.
Bệnh nhân cần tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của bác sĩ và định kỳ tái khám để điều chỉnh và bảo vệ kết quả phẫu thuật. Vì vậy, khi muốn độn cằm, hãy tham khảo kỹ và chọn địa chỉ uy tín để đạt được kết quả đẹp và an toàn nhất.
5.3 Độn cằm mấy ngày tháo băng?
Thời gian tháo băng sau khi độn cằm có thể khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể và loại chất làm đầy được sử dụng. Tuy nhiên, thường thì sau khoảng 1-2 tuần sau khi độn cằm, bác sĩ sẽ tháo băng và kiểm tra kết quả. Trong thời gian này, bạn nên tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hồi được tốt nhất.
tham khảo thêm dịch vụ Răng sứ venus tại nha khoa bednetal
Ngoài ra bạn có thể tham khảo về: Sửa mũi xong làm răng sứ được không? – Hành Trình Tân Trang Khuôn Mặt Với Ra Răng Thỏ của Cô Chủ Spa Xinh Đẹp Lương Hồng Thu
NHÌN DÁNG RĂNG PHONG THỦY ĐOÁN NGAY VẬN MỆNH
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023