Dị ứng thời tiết là tình trạng mà hầu hết ai cũng từng gặp phải, đặc biệt vào giai đoạn chuyển mùa. Tình trạng này không gây ảnh hưởng cho cơ thể tuy nhiên nếu không được điều trị đúng phương pháp thì sẽ khiến chúng ta cực kỳ khó chịu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống sinh hoạt và giao tiếp hằng ngày. Vậy làm như thế nào có thể cải thiện hiệu quả tình trạng trên?
Mục Lục
- 1 1. Dị ứng thời tiết là gì ?
- 2 2. Dấu hiệu khi bị dị ứng thời tiết
- 3 3. Vì sao chúng ta bị dị ứng thời tiết ?
- 4 4. Khi bị dị ứng thời tiết nên làm gì ?
- 5 5. Cách chữa trị khi bị dị ứng thời tiết
- 6 BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
- 7 CHI NHÁNH HÀ NỘI
- 8 CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
- 9 CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
- 10 CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
- 11 CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
- 12 CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
- 13 CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
- 14 GIỜ HOẠT ĐỘNG:
- 15 09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
1. Dị ứng thời tiết là gì ?
Hiện nay, dị ứng thời tiết là bệnh lý phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Dị ứng thời tiết thực chất là do thay đổi nhiệt độ nóng-lạnh hoặc độ ẩm ảnh hưởng hướng đến sự phát triển của dị nguyên nấm mốc là thay đổi về độ phấn hoa trong không khí. Khi bị dị ứng thời tiết người bệnh sẽ có những triệu chứng như da mẩn đỏ, ngứa ngáy, nổi mề đay, và có nhiều mức độ ảnh hưởng khác nhau.
Một số trường hợp dị ứng thời tiết có thể đi kèm theo những vấn đề về hô hấp, mũi họng… làm cho người bệnh gặp khó khăn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày.
2. Dấu hiệu khi bị dị ứng thời tiết
- Da ửng đỏ xuất hiện kèm theo ngứa ngáy dai dẳng và có dấu hiệu mề đay trên da. Tuỳ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng và mức độ dị ứng của người bệnh, mỗi một đợt da ửng đỏ sẽ có thời gian bùng phát nhất định.
- Nổi mề đay: Thường xuất hiện với dấu hiệu mẩn ngứa. Những trường hợp này thường sẽ xuất hiện dấu hiệu phù và mảng mề đay dày cộm, có màu trắng hoặc hồng. Sau khoảng thời gian ngắn khi da tiếp xúc với những yếu tố thời tiết như mưa lạnh hay độ ẩm cao da sẽ nổi mề đay.
- Chàm bội nhiễm: các bệnh nhân sẽ có dấu hiệu dị ứng như nổi mẩn đỏ có thể xuất hiện mụn nước li ti, tiết dịch vàng hoặc có nhiều vảy gầu ở đầu, khuỷu tay, đầu gối và mặt. Các đợt chàm bội nhiễm xuất hiện thường kéo dài gây tổn thương cho làn da của người bệnh. Để tránh ảnh hưởng xấu lên da và phòng ngừa chàm bội nhiễm trở nên nặng hơn người bệnh cần được điều trị sớm.
- Viêm mũi dị ứng: triệu chứng rất dễ gặp ở những người bệnh có cơ địa dị ứng thời tiết. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ cảm thấy khô vùng mũi họng, ngứa vùng mũi, mắt khó chịu, hắt hơi, ngạt mũi, chảy nước mũi, mất ngủ, buồn ngủ ngày, mệt mỏi, kém tập trung… Người bệnh sẽ thường cảm thấy khó chịu vùng mũi theo từng đợt, kéo dài khoảng 20-30 phút. Tuỳ thuộc vào mức độ dị ứng nặng nhẹ khác nhau mà tần suất xuất hiện mỗi đợt viêm mũi dị ứng cũng khác nhau.
- Khò kè, ho hoặc khó thở: các triệu chứng thường lặp đi lặp lại nhiều lần mỗi khi thay đổi thời tiết hoặc giao mùa, cần đi khám sàng lọc phát hiện sớm hen phế quản để tình trạng bệnh ổn định tránh trở nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng, đặc biệt thường thấy với trẻ em hay những người lớn đã bị chẩn đoán hen phế quản trước đó nhưng chưa kiểm soát bệnh tốt.
3. Vì sao chúng ta bị dị ứng thời tiết ?
Rối loạn hệ miễn dịch trong cơ thể là nguyên nhân chính gây ra đến dị ứng thời tiết. Từ đó sẽ xuất hiện nhiều phản ứng dị ứng và sản sinh nên hàng loạt các kháng thể, chất hoá học trong cơ thể để chống chọi với những yếu tố kích thích từ môi trường bên ngoài, làm ảnh hưởng sức khoẻ cơ thể. Cơ chế sản sinh histamine cũng là hoạt động quan trọng trong hệ miễn dịch cũng gây ảnh hưởng nhất định đối với tình trạng dị ứng. Người mắc dị ứng thời tiết khi tiếp xúc với một số yếu tố bất lợi sẽ xuất hiện những triệu chứng dị ứng rất nhanh chóng.
Theo các chuyên gia y tế bệnh dị ứng thời tiết gồm có hai dạng là cấp tính và mạn tính. Ở dạng cấp tính cơ thể sẽ có hiện tượng phát ban và ngứa, tình trạng phát ban sẽ xuất hiện trong vòng một ngày hoặc dưới sáu tuần.
Nghe tưởng chừng như đơn giản tuy nhiên nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp sẽ rất dễ đưa đến tình trạng mạn tính. Giai đoạn này có các biến chứng như: Viêm da, phù nề, để lại sẹo mất thẩm mỹ, hạ huyết áp, khó thở và trường hợp xấu nhất có thể là shock phản vệ có thể đe doạ đến sinh mạng.
Vì vậy mà khi có những biểu hiện của dị ứng với thời tiết chúng ta không nên coi thường mà cần thiết phải điều trị theo đúng phương pháp. Hoặc bạn nên nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để chữa trị và không mắc vào các sai lầm không cần thiết.
4. Khi bị dị ứng thời tiết nên làm gì ?
Không thể chữa trị triệt để khi bị dị ứng thời tiết bởi nó liên quan đến cơ địa và hệ miễn dịch của mỗi người. Sẽ có một số trường hợp rất dễ bị dị ứng thời tiết, tuy nhiên cũng có nhiều người không bị. Đối với người bị dị ứng thời tiết chỉ có biện pháp chữa trị theo từng đợt và hạn chế tiếp xúc với điều kiện thời tiết xấu.
Hiện nay, các chuyên gia khuyến khích phòng ngừa dị ứng kết hợp cùng các phương pháp chữa trị cắt cơn dị ứng theo từng đợt bùng phát.
Ngoài việc uống thuốc chữa trị, khi bị dị ứng bởi thời tiết chúng ta cần phải đặc biệt lưu ý trong việc sinh hoạt và ăn uống hàng ngày. Dưới đây sẽ là một vài điều không được thực hiện khi bị dị ứng để giúp người hết bệnh nhanh chóng nhất.
- Không hút thuốc, uống rượu và những thực phẩm có tính kích thích, hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá và phấn hoa, . ..
- Khi cảm thấy bề mặt da có biểu hiện mẩn đỏ, ngứa ran, người bệnh không được gãi nhằm tránh tình trạng da bị nhiễm trùng trầm trọng thêm, những khi cần phải đến khám ngay để tránh bị nhiễm khuẩn da.
- Hạn chế ăn những đồ cay nóng và uống đồ uống có cồn.
- Tránh uống rượu và ăn những thực phẩm làm từ rượu.
- Không nên ăn những nhóm thực phẩm có thể gây kích ứng như: Trứng, cua, nhộng ,đậu phộng. ..
5. Cách chữa trị khi bị dị ứng thời tiết
Để chữa trị dứt khỏi bệnh dị ứng thời tiết là vô cùng khó khăn. Nhưng chúng ta cũng có những cách khác giúp giảm tối đa những triệu chứng và không làm tình trạng bệnh nặng thêm, dựa vào một số biện pháp như sau:
- Luôn giữ ấm cơ thể khi trời lạnh và luôn theo dõi tình hình thời tiết để có sự chuẩn bị giúp cơ thể không bị hạ nhiệt đột ngột gây ra tình trạng dị ứng.
- Mặc trang phục có chất liệu thoáng mát và thấm nước sẽ giúp giảm tình trạng dị ứng nặng hơn nữa.
- Đối với những ai bị viêm xoang cần chú ý mang khẩu trang khi đi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc với bụi thuốc lá, phấn hoa và những loại côn trùng, . ..
- Uống nước ép hoa quả giàu vitamin C, ăn nhiều rau củ tươi và bổ sung nước lọc đều đặn giúp tăng cường hệ thống đề kháng cho cơ thể.
- Tăng cường thể dục thể thao để nâng cao thể lực.
- Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của thầy thuốc.
- Hạn chế tiếp xúc với khói bụi và phấn hoa, đặc biệt không sử dụng thuốc lá hoặc thức uống có cồn để tránh làm tình trạng dị ứng trở nên trầm trọng.
Khi sử dụng những biện pháp kể trên mà bạn cảm thấy tình trạng dị ứng không cải thiện, thì bạn cần nhanh chóng đến ngay những cơ sở Y tế gần nhất để được các bác sĩ tư vấn và có cách chữa trị thích hợp để hạn chế tối đa những hậu quả không đáng có.
Các biện pháp chẩn đoán bệnh Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết được chẩn đoán chủ yếu nhờ vào lâm sàng mà không phải dùng thêm những xét nghiệm tiền lâm sàng. Bác sĩ sẽ hỏi bạn về bệnh sử của mình như thời điểm khởi phát các triệu chứng do tác động của thời tiết và tiền sử có bị những bệnh như viêm xoang, viêm phổi và hen phế quản.
Các biện pháp điều trị bệnh Dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết thường được điều trị chủ yếu bởi thuốc. Tuỳ theo tính chất của bệnh mà mỗi bác sĩ sẽ kê những đơn thuốc phù hợp. Một số nhóm thuốc nên dùng có thể kể đến như:
- Thuốc kháng histamin như cetirizine, loratadin đối với các trường hợp dị ứng thời tiết thông thường
- Thuốc kháng thụ thể H2 bằng cimetidine hoặc dùng doxepin phối hợp với thuốc kháng histamin đối với các trường hợp mề đay cấp.
- Prednisolone được dùng điều trị khi có co mạch và mề đay.
- Corticoid được dùng trong điều trị dự phòng bệnh và tránh diễn biến dài của bệnh.
Ngoài việc dùng thuốc thì các lưu ý về ăn uống giúp ích cho việc làm giảm các triệu chứng của bệnh và hạn chế tối đa những biến chứng.
Bất cứ ai cũng đều có thể bị dị ứng với thời tiết, dù là ở mức nặng hay nhẹ. Vậy nên mỗi một người đều cần chuẩn bị cho bản thân những hiểu biết cần thiết nhằm phòng tránh bệnh cũng như cách khắc phục khi bị dị ứng thời tiết nhằm không để xảy đến những hậu quả nặng hơn nữa.
Hy vọng thông qua bài báo trên các bạn đã có được các kiến thức hữu ích như dị ứng thời tiết là như thế nào? Các biểu hiện và cách chữa trị cũng như phòng tránh căn bệnh trên giúp mình cũng như những người trong gia đình được hiệu quả nhất. Chúc mỗi bạn cùng gia đình có được cuộc sống hạnh phúc!
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: 343 Tây Sơn, Ngã Tư Sở, Đống Đa, Hà nội ( nút giao ngã tư sở) - 0934.61.9090
CS3: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/Xem thêm bài viết >>> 1 số lưu ý về bệnh viêm da cơ địa