Thư viện chuyên khoa

Cây cỏ mần trầu – Vị thuốc được ca ngợi là “thần dược” trong y học cổ truyền

Cây cỏ mần trầu là thảo dược có tính mát, vị ngọt, hơi chát và có tác dụng ích khí, sát trùng, lợi tiểu, nhuận tràng, mát gan. Cỏ mần đã được dùng trong các bài thuốc Y Học Cổ Truyền với tác dụng trị trướng bụng, táo bón, đại tiện không thông, sốt rét, gan nóng, huyết áp cao. .. Cùng tìm hiểu tác dụng của cỏ mần trầu và cách dùng thảo dược trên trong bài viết dưới đây. 

1. Đặc điểm cây cỏ mần trầu 

 Cỏ mần trầu thường được gọi là Thanh tâm thảo, Bạch thanh diệp , Cỏ chì tía, Cỏ vườn trầu – có tên khoa học là Eleusine indica (L. ) Gaertn – thuộc họ Lúa (Poaceae). Cỏ mần trầu thuộc loại cây thảo nhỏ sinh sống lâu năm và có các đặc tính dưới đây: 

  •  Cây mọc sum suê theo chùm, thân cây mọc leo lên sau đó phát triển và phân cành. Chiều cao cây cỏ mần trầu khoảng 30 – 50 cm; 
  •  Lá cây thành hình chấm tròn mọc đối, phiến lá mềm nhẵn và cuống lá không có lông, lá cây mọc theo hai dãy rời nhau; 
  •  Hoa cây mọc theo chùm với 5 – 7 bông ở đỉnh và khoảng 2 bông khác mọc thấp hơn nữa trên cuống hoa; 
  •  Quả cây dài 3 – 4mm, hình thon và gần giống 3 cạnh. Mùa thu hoạch quả của cây cỏ mần trầu từ tháng 5 – 7. 

 Cần lưu ý cây cỏ mần trầu rất hay bị nhầm với cây cỏ chân vịt – có tên khoa học là Dactyloctenium aegyptium (L. ) Richt và đều thuộc họ Lúa nước (Poaceae). Tuy nhiên cây cỏ chân vịt mọc thấp hơn và không có bông tách rời. 

 Cỏ mần trầu là loại cây ưa sáng, ưa ẩm ướt và có thể chịu nắng. Tại Việt Nam, cây mọc ở khắp nơi, chủ yếu mọc theo bụi tại các vùng thung lũng, trung du đến vùng đồi núi cao. 

 Cỏ mần trầu con mọc từ hạt và phát triển vào khoảng cuối mùa xuân. Sau mùa ra hoa, cây bị chết ngay giữa mùa hè. Tại các vùng địa hình đồi núi cao với khí hậu nóng ẩm khác nhau, cây cỏ mần trầu mọc từ hạt gần như quanh năm. 

Bản sao của cn bedantal 7

> Xem thêm: Diệp hạ châu (cây chó đẻ): Thần dược mát gan, lợi tiểu

2. Tác dụng của cây cỏ mần trầu 

 “Cây cỏ mần trầu có tác dụng gì?” Theo các nghiên cứu khoa học, cây cỏ mần trầu chứa các chất hoá học đem tới nhiều ích lợi cho sức khoẻ người dân. Cụ thể, cành và lá non của cây chứa flavonoid, phần trên bề mặt của cỏ mần trầu chứa 3 – 0 – β – D – glucopy ranosyl – β – sitosterol, dẫn chất 6 – 0 – palmitoyl. Tác dụng của cây cỏ mần trầu đã được nghiên cứu cả theo Y Học Cổ Truyền và Y Học Hiện Đại. 

 Tác dụng cây cỏ mần trầu trong Y Học Cổ Truyền: Trong Y Học Cổ Truyền, cỏ mần trầu có tính mát, vị ngọt hơi đắng có tác dụng chữa ho, mát gan và lợi tiểu. 

 Tác dụng cây cỏ mần trầu trong Y Học Hiện Đại: 

 Tác dụng hạ sốt, sát khuẩn: Hoạt chất C-glycosylflavones trong cây cỏ mần trầu được chứng minh là có tác dụng điều trị bệnh trên đường hô hấp đối với chuột bị viêm phổi hoặc hen suyễn. Một nghiên cứu được thực hiện trên chuột bị sốt cho thấy, dịch chiết từ cây cỏ mần trầu (liều 600 mg/kg) có tác dụng hạ sốt ngang với liều điều trị của acetylsalicylic (liều 100 mg/kg). Cơ chế của tác dụng giảm sốt được cho là nhờ dịch chiết từ cỏ mần trầu đã ức chế hiện tượng cyclooxygenase-2, qua đó ức chế sự sinh tổng hợp PGE 2; 

 Tác dụng hạ huyết áp: Các nhà khoa học đã chứng minh rằng dịch chiết từ cỏ mần trầu cho tác dụng hạ huyết áp ngang với Lorsatan (liều 12.5 mg/kg) trên chuột được gây tăng huyết áp bằng L – NAME (chất gây tăng huyết áp do ức chế sinh NO); 

 Tác dụng diệt vi khuẩn: Cỏ mần trầu được chứng minh là có tác dụng diệt vi khuẩn với nồng độ từ thấp đến trung bình với những loại khuẩn như Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus aureusSalmonella choleraesuis

 Tác dụng bảo vệ chức năng thận: Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được điều trị L – NAME cho thấy nhóm chuột được điều trị với dịch chiết cỏ mần trầu liều 200 mg/kg cho kết quả tương tự về giảm các chỉ số urea, createnine, ion K + và ion Na + so với nhóm chuột điều trị dùng Lorsatan liều 12.5 mg/kg. Qua nghiên cứu cho thấy cỏ mần trầu có tác dụng bảo vệ chức năng thận; 

 Tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu: Một nghiên cứu thực hiện trên nhóm chuột được gây béo phì cho thấy nhóm chuột được điều trị với cao chiết cỏ mần trầu trong dung môi hexan có tác dụng giảm nồng độ cholesterol toàn phần, giảm nồng độ LDL – cholesterol và tăng nồng độ HDL – cholesterol so với nhóm chuột đối chứng. Bên cạnh đó, các chỉ số ALT và AST trên nhóm chuột điều trị cũng được cải thiện. Qua nghiên cứu cho thấy tác dụng bảo vệ gan và hỗ trợ điều trị rối loạn lipid máu của cỏ mần trầu. 

Chữa sốt cao là tác dụng của cỏ mần trầu
Chữa sốt cao là tác dụng của cỏ mần trầu

> Xem thêm: Cây xạ đen – vị thuốc Đông Y bài trừ ung thư hiệu quả

3. Cây cỏ mần trầu trong các bài thuốc chữa bệnh

Công dụng của cỏ mần trầu trong chữa bệnh được biểu hiện trong những bài thuốc dưới đây: 

  •  Bài thuốc chữa cao huyết áp: Dùng 500g cây cỏ mần trầu rửa sạch, giã nát rồi thêm một bát nước sôi để nguội vào, gạn lấy nước thuốc đặc và thêm một chút muối để uống. Dùng bài thuốc 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng xay chiều. 
  •  Bài thuốc chữa sốt cao: Dùng 120g cây cỏ mần trầu tươi, thêm 600ml nước vào sắc đến khi còn 400ml thể tích thuốc rồi dừng. Nước thuốc thu được thêm ít đường rồi chia thành nhiều lần uống trong 12 giờ. 
  •  Bài thuốc chữa viêm gan, vàng mắt: Dùng 60g cỏ mần trầu tươi và 30g sơn chi ma. Đem sắc hỗn hợp dược liệu thành một thể tích nước thích hợp. Nước thuốc thu được chia làm các lần uống trong ngày. 
  •  Bài thuốc chữa viêm tuyến tiền liệt: Dùng 60g cỏ mần trầu và 10 cái cùi vải. Đem sắc hỗn hợp dược liệu thành một thể tích nước thích hợp. Nước thuốc thu được chia làm các lần uống trong ngày. 
  •  Bài thuốc chữa đi tiểu vàng ít, da mẩn đỏ, sốt cao: Dùng 16g cỏ mần trầu và 16g cỏ tranh sắc với nước. Nước thuốc thu được chia thành nhiều lần uống trong ngày. 
  •  Bài thuốc chữa viêm màng não mủ: Dùng 30g cỏ mần trầu sắc uống hàng ngày. Dùng bài thuốc liên tục trong 3 ngày, sau đó nghỉ ngơi 10 ngày và có thể tiếp tục uống thêm 3 ngày tiếp theo. 
  •  Bài thuốc để thanh nhiệt, lợi tiểu, an thai: Dùng 8g mỗi loại dược liệu gồm cỏ tranh, cỏ mực, rau má, ké đầu ngựa, cam thảo đất, mần trầu, 2g gừng tươi, 4g củ sả và 4g vỏ quýt. Hỗn hợp dược liệu được sắc với nước và dùng uống trong ngày. 

 Cây cỏ mần trầu giúp chữa đi tiểu ra máu đen 

Cây cỏ mần trầu giúp chữa đái ra máu đen qua bài thuốc dưới đây:

Cỏ mần trầu, ké đầu ngựa, cành lá muồng trâu, mã đề, rễ tranh sao đen, cam thảo nam, rau má mỗi thứ 1 nắm cùng với 2 nắm lá cỏ mực, 9 lá ngải cứu, 1 thìa nhọ nồi gang, 3 lát gừng tươi, 5 củ sả và 2 thìa nhỏ tóc đốt thành lửa, cho nước ngập mặt rồi sắc kỹ còn 2 bát nước. Chia đôi uống 2 lần/ngày. 

Cây cỏ mần trầu giúp chữa đái ra máu đen
Cây cỏ mần trầu giúp chữa đi tiểu ra máu đen

 Trị băng huyết 

Cây cỏ mần trầu không phải là biện pháp điều trị băng huyết chính thống. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, lá cây cỏ mần trầu lại được sử dụng như một biện pháp cấp cứu tại chỗ nhằm mục đích hạn chế chảy máu trong trường hợp cần thiết.

Dưới đây là hướng dẫn sử dụng lá cây cỏ mần trầu để điều trị băng huyết: Lấy một vài lá cây cỏ mần trầu tươi đã rửa kỹ với nước sạch. Giã mỏng hoặc cắt ngắn lá trầu để tạo ra một số lượng nhỏ hạt nhuyễn.

Đặt những hạt nhỏ trực tiếp lên vết thương dưới áp lực vừa phải để thúc đẩy sự đông máu.

Giữ lá cây cỏ mần trầu trên vết thương trong một khoảng thời gian nhất định (khoảng 10-15 phút) hoặc trước khi máu ngừng chảy hoặc trước khi bạn cần đến trung tâm y tế.

Lưu ý rằng việc sử dụng lá cây cỏ mần trầu chỉ là một biện pháp tạm thời và không thay thế điều trị y tế chuyên nghiệp. Trong trường hợp băng huyết không ngừng được hoặc nặng hơn bạn nên nhanh chóng đến trung tâm y tế gần nhất để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.

 Cải thiện chứng ngực sưng đau nhức ở mẹ đang cho con bú 

Việc sử dụng mận trầu (Centella asiatica) để điều trị tình trạng ngực sưng đau nhức khi mẹ đang cho con bú không được khuyến cáo trong y học hiện đại. Mặc dù cây mận trầu có nhiều công dụng và có thể cải thiện sức khoẻ cho một vài người, tuy nhiên không có bằng chứng y học mạnh nào khẳng định rằng nó có khả năng giảm sưng và đau ngực khi mẹ cho con bú.

Trong trường hợp ngực sưng đau nhức trong thời gian cho con bú, có một vài phương pháp điều trị đơn giản bạn có thể tham khảo: Hãy cho con bú đều đặn: Cho con bú đều đặn và đảm bảo con bú đủ thời gian sẽ đảm bảo hệ thống các hormone trong cơ thể của bạn cân bằng và giảm sưng.

Nén ấn nhẹ: Trước khi cho con bú hoặc bơm sữa, bạn có thể ấn nhẹ ngực giúp giảm đau và kích thích giải phóng không khí và chất lỏng dư thừa. Nước nóng hoặc lạnh: Áp dụng nước nóng hoặc lạnh vào ngực có thể giúp giảm sưng và đau ngực. Hãy thử đặt khăn ướt nóng hoặc nước lạnh lên vùng ngực để biết cảm giác có thể làm dễ chịu như thế nào.

Mát-xa nhẹ: Massage nhẹ vùng ngực có thể giúp tăng cường tuần hoàn máu và giảm sưng đau. Nghỉ ngơi: Đảm bảo bạn có thêm thời gian thư giãn và giảm stress, điều này cũng có thể giúp giảm sưng và đau ngực.

 Chuẩn bị nguyên liệu gồm: cỏ mần trầu, măng tre, rau má, lá vông nem, rễ tranh và cây cỏ mực, mỗi vị 40 g; rau sam, củ cỏ mực, rau má, củ câu đằng, lá chanh, cây tre gai và cỏ mực mỗi vị 20 g; bồ công anh 12 g; dây cườm thảo, me đất và cây chó đẻ răng cưa mỗi vị 16g. 

 Đem toàn bộ số nguyên liệu trên sắc đến khi còn 2 bát nước thuốc rồi chia nhau uống 3 lần mỗi ngày và kéo dài cho đến khi tình trạng sưng đau ngực được cải thiện. 

 Chữa bạc tóc 40-50 g cỏ mần trầu đun sôi với nước rồi gội mặt mỗi ngày. Duy trì thực hiện trong vòng 2 tuần nhằm đánh giá hiệu quả cải thiện chứng bạc tóc, tóc rụng và gãy, . .. 

Bản sao của cn bedantal 9

Nếu tình trạng ngực sưng đau không giảm hoặc chuyển biến tồi tệ thêm, bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn bởi bác sỹ hoặc chuyên gia tư vấn dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ mẹ cho con bú.

 Chữa đái dầm ở trẻ em 

 Cỏ mần trầu, mùi tàu và lá lốt mỗi vị 20 g; cỏ lá sữa 10g làm sạch, thái lát rồi sắc nước uống vào mỗi buổi chiều sau bữa. 

 Bài thuốc hỗ trợ tiêu hoá và giải độc gan 

 Cỏ mần trầu, cam thảo, cỏ mực, ké đầu ngựa, cỏ tranh và mơ gai mỗi vị 8 g; trần bì và củ sả 4g; sinh khương 2g. Cho toàn bộ nguyên liệu vào nồi, thêm 400ml nước và đun sôi khoảng 10-15 phút. Lọc lấy nước uống hàng ngày. 

 Chữa chứng mọc mụn trong da 

 Chuẩn bị các nguyên liệu gồm: mần trầu, rễ cỏ tranh, rau má, lá muồng trâu, mã đề, cây cỏ mực, rau má trắng, lá đậu lăng, bạc hà, lá chanh, cam thảo nam, mỗi thứ 1 nắm cộng với 2 khoanh mỏng bí đao, 10 lát củ sả, 1 vỏ quýt và 3 lát gừng. Cho nước vào ngập mặt các nguyên liệu, sắc cạn cho còn 1 bát nước rồi dừng. Mỗi ngày nên uống khoảng 2-3 bát thuốc như trên. 

>> Xem thêm: Cây vòi voi – Bài thuốc quý chữa đau khớp và bệnh ngoài da

 Chữa sỏi tiết niệu 

 Một thang thuốc gồm cỏ mần trầu 40 g; lá tre và bông mã đề mỗi loại 20 g; cam thảo và chi tử cùng loại 8 g; hương phụ chế 12 g; sinh địa 16g. Mỗi ngày sắc 2 thang, chia làm 3 lần uống. Dùng liên tục 10 ngày. 

 Chữa chứng viêm thận cấp và mạn tính 

 Chuẩn bị các nguyên liệu: cỏ mần trầu và lá đinh lăng mỗi vị 40 g; râu mèo và cây cỏ dại, kim tiền thảo mỗi vị 20g. Sắc thuốc và uống liên tục trong vòng 1 tháng. 

 Điều trị táo bón và động thai ở người có thai 

 Lấy 12g cỏ mần trầu sắc với 500ml nước cho đến khi cạn còn khoảng 300ml. Chia thuốc làm 2-3 lần uống trong ngày. 

 Trị bệnh tâm thần 

 Trường hợp người bệnh có biểu hiện khát nhiều, sốt cao hoặc đập phá, nói năng lung tung, không ngủ gì có thể dùng 20g thân và lá cỏ mần trầu (bỏ hoa và rễ), sắc thuốc uống liên tục trong vòng 1 tháng. 

4. Lưu ý khi sử dụng cây cỏ mần trầu

Một số lưu ý khi sử dụng cỏ mần trầu để điều trị bệnh như sau: 

  •  Cỏ mần trầu là loại cây mọc hoang nên có nhiều chất bẩn bám dính do đó cần rửa sạch trước khi sử dụng; 
  •  Cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng cỏ mần trầu để điều trị bệnh, đặc biệt là những người có bệnh lý mạn tính hoặc bệnh lý nền; 
  •  Thận trọng khi dùng dược liệu cho người có cơ địa nhạy cảm như trẻ sơ sinh; 
  •  Không dùng dược liệu có thời hạn kéo dài hay lạm dụng dược liệu. 

 Như vậy, cây cỏ mần trầu là dược liệu có nhiều tác dụng với cơ thể, nhưng cũng giống các loại thảo dược khác, cỏ mần trầu sẽ tạo ra các phản ứng phụ nhất định. Vì vậy, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng dược liệu nhằm bảo đảm sự an toàn và hiệu quả trong điều trị. 

 

 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post