Thư viện chuyên khoa

Bị Sâu Răng Nên Bọc Răng Sứ Hay Trám Răng?

Bị Sâu Răng Nên Bọc Răng Sứ Hay Trám Răng – đây là câu chuyện mà nhiều người đang đối diện khi gặp vấn đề về sức khỏe răng miệng. Khi sâu răng xâm nhập vào lớp men của răng, nó có thể gây ra đau đớn và tổn thương nghiêm trọng. Để khắc phục tình trạng này, có hai phương pháp chính để điều trị: bọc răng sứ hoặc trám răng. Tuy nhiên, rất nhiều khách hàng vẫn còn lăn tăn không biết nên tiến hành trám răng hay bọc sứ mới là sự lựa chọn tốt nhất.

I. Tìm hiểu về kỹ thuật trám răng và bọc răng sứ

Trám răng và bọc răng sứ đều là những phương pháp thẩm mỹ nha khoa hiệu quả, an toàn nhất hiện nay. Tuy nhiên, với trường hợp răng bị sâu phá hủy, bác sĩ nha khoa cần kiểm tra và đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp.

Trước hết, bạn cần hiểu rõ về cả hai kỹ thuật trám răng và bọc răng sứ là như thế nào. Mỗi kỹ thuật đều sở hữu ưu điểm, nhược điểm riêng. Cụ thể:

1.1. Phương pháp trám răng

Trám răng còn được gọi là hàn răng. Đây là kỹ thuật được sử dụng để hàn răng sâu từ lâu và đến nay vẫn được đông đảo khách hàng ưa chuộng. Bằng cách sử dụng những vật liệu hàn răng chuyên dụng như: composite, amalgam,… giúp khắc phục các khuyết điểm bị sâu phá hủy. Đồng thời bù đắp các khoảng trống để có thể khôi phục và bảo vệ những chiếc răng sâu đó.

Hiểu đơn giản, hàn răng sâu sẽ ngay lập tức đắp một hoặc toàn phần vào vùng răng bị sâu. Bằng việc lấp đầy các khoảng trống, hàn răng sẽ khôi phục và bảo vệ được những chiếc răng sâu này. Đồng thời giúp cải thiện chức năng nhai và giúp bạn có thêm tự tin khi giao tiếp.

Xem thêm : Tìm hiểu trám răng là gì? Các vật liệu trám răng phổ biến

 

Bị Sâu Răng Nên Bọc Răng Sứ Hay Trám Răng
Răng sâu không được hàn trám, sẽ lan rộng gây hậu quả nghiêm trọng là mất răng

Đặc biệt, hàn răng sâu được đánh giá là phương pháp an toàn, không ảnh hưởng xấu đến cấu trúc răng. Bên cạnh việc điều trị răng sâu, trám răng còn giúp chặn đứng tình trạng sâu răng tái trở lại.

Về ưu điểm

  • Thực hiện hàn răng sâu sẽ giúp bạn nhìn thấy được ngay hiệu quả điều trị hiệu quả.
  • Có rất nhiều vật liệu hàn răng để bạn lựa chọn. Điển hình là vật liệu composite có màu sắc và độ trong mờ giống với răng thật đến 99%.
  • Kỹ thuật hàn răng có thể cải thiện được cả tình trạng răng sâu biến dạng, gãy hay đổi màu.
  • Hàn răng sâu có độ bền khá cao. Tùy từng chất liệu mà độ bền có thể lên tới 6 – 12 năm.
  • Thời gian gặp bác sĩ cũng rất ít, bạn không cần thiết phải tới bác sĩ thường xuyên.
  • Giá cả hàn răng sâu khá phải chăng. Có những vật liệu trám răng giá rẻ phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
Phương pháp hàn răng sâu hiện vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục các lỗ hổng do sâu phá hủy
Phương pháp hàn răng sâu hiện vẫn được nhiều khách hàng lựa chọn để khắc phục các lỗ hổng do sâu phá hủy

Về nhược điểm

  • Hàn răng sâu chỉ được khuyên áp dụng cho những trường hợp sâu nhẹ.
  • Yêu cầu bác sĩ thực hiện hàn răng phải có kinh nghiệm và tính toán được độ co ngót của một số vật liệu trám răng.
  • Một số loại vật liệu hàn răng có chứa thủy nhân, số ít trường hợp sẽ có thể bị dị ứng.
  • Nếu chọn hàn răng bằng vật liệu trám vàng thì chi phí sẽ khá cao.

1.2. Phương pháp bọc sứ

Bọc răng sứ là kỹ thuật thẩm mỹ răng tiến hành mài cùi và bọc mão sứ bên ngoài. Các mão sứ này được chế tạo chuẩn kích thước với dấu hàm của khách hàng. Vì vậy, khi lắp với răng thật, độ giống gần như đạt điểm tuyệt đối.

Ngoài ra, tiến hành bọc sứ răng sâu mang lại tính thẩm mỹ cao. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể phục hồi chức năng nhai tốt.

Bọc sứ răng mang tính thẩm mỹ lẫn độ bền cao đối với những ca điều trị răng sâu
Bọc sứ răng mang tính thẩm mỹ lẫn độ bền cao đối với những ca điều trị răng sâu

Về ưu điểm

  • Răng sâu tiến hành bọc sứ mang lại tính thẩm mỹ cao. Bởi mão sứ trông rất giống răng thật, nhìn bằng mắt thường để phân biệt được là điều khó khăn. Bên cạnh đó, độ bóng của sứ giúp tăng độ sáng cho toàn hàm.
  • Thời gian bọc sứ khá nhanh, bạn chỉ mất khoảng 1 – 3 buổi từ khâu chế tác đến khâu hoàn thành bọc sứ.
  • Phục hồi chức năng nhai dù trước đó sâu đã phá hoại. Bởi độ bền của sứ rất cao nên chức năng nhai sẽ không bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bọc sứ cho răng sâu còn giảm nguy cơ xỉn men răng do những thực phẩm có màu ảnh hưởng.

Về nhược điểm

  • Với trường hợp răng sâu cần bọc sứ, bạn buộc phải chấp nhận việc nha sĩ mài mòn mô răng thật. Với những người có men răng nhạy cảm thì việc mài mòn này có thể đem tới những cơn đau nhức, ê buốt sau này.
  • Trong thời gian đầu sau khi bọc sứ, cùi răng khỏe mạnh bị mài mòn bớt đi nên khiến răng trở nên nhạy cảm hơn so với đồ ăn.
  • Răng thật bị xâm lấn khá nhiều. Nếu kỹ thuật không chính xác có thể khiến cấu trúc răng bị sai lệch.
  • Một số trường hợp bọc sứ xong sẽ cảm giác bị cộm cấn. Nếu mài cùi răng sai tỷ lệ có thể khiến hở chân răng.
  • Thời gian dài sử dụng cùng chế độ vệ sinh không cẩn thận có thể xuất hiện tình trạng đen viền nướu.
  • Chi phí bọc sứ khá cao.

Xem thêm: Bị Sâu Răng Nên Bọc Răng Sứ Hay Trám Răng? Chi Phí Hàn Răng Sâu Hết Bao Nhiêu Tiền?

II. Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng là tốt nhất?

Sâu răng tấn công và dần phá hủy cấu trúc từ bên trong. Nếu không kịp thời xử lý sẽ khiến răng bị hư, thậm chí không thể bảo tồn được nữa. Để khắc phục sâu răng, khách hàng hoàn toàn có thể chọn một trong hai phương án là hàn răng sâu hoặc bọc răng sứ.

Nhìn chung, cả hai kỹ thuật này đều có tác dụng phục hình lại thân răng, điều trị sâu và đem lại thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình trạng răng miệng hiện tại cùng kinh phí, bác sĩ sẽ đưa ra phương án bọc răng sứ hay trám răng cho bạn.

Theo ý kiến của các chuyên gia, hàn hay trám răng không phải là phương án chấm dứt tình trạng răng bị sâu. Nó chỉ là phương pháp giải quyết tạm thời và khắc chế sâu răng trong thời gian ngắn. Khi vết hàn hết tác dụng, miếng trám bị bong ra và vi khuẩn lại tiếp tục tấn công vào lỗ sâu cũ. Hơn nữa, trường hợp răng đã được xử lý tủy và hàn sẽ khiến độ giòn và dễ vỡ răng cao. Vì vậy, hàn răng sâu chỉ phù hợp với tình trạng sâu nhẹ và tạm thời giải quyết.

Còn phương pháp bọc sứ được xem là phương án tối ưu nhất điều trị sâu răng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng có thể bọc răng sứ. Chỉ những bạn sở hữu răng sâu còn đầy đủ thân răng, đồng thời có sức khỏe răng miệng tốt, ổn định thì mới bọc được.

Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng là tốt nhất?
Bị sâu răng nên bọc răng sứ hay trám răng là tốt nhất?

III. Có phải tất cả răng sâu đều phải bọc sứ mới tốt?

Không phải toàn bộ răng sâu cũng chỉ định bọc sứ. Như đã nói ở trên, mặc dù phương pháp hàn chỉ mang tính tạm thời nhưng không phải trường hợp nào cũng đủ điều kiện để bọc sứ.

Hiện nay, công nghệ hàn răng sâu cực kỳ phát triển với những công nghệ tiên tiến. Vì vậy, căn cứ tình trạng sâu răng hiện tại, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp mà không nhất thiết phải bọc sứ tốn kém. Cụ thể:

  • Nếu răng sâu có lỗ nhỏ khoảng chừng 2mm, bạn chưa cảm nhận được ê buốt khi ăn thì bác sĩ thường chỉ làm sạch lỗ sâu rồi kiểm tra lại.
  • Nếu lỗ sâu trên răng cách buồng tủy từ 1.5mm trở lên thì bác sĩ sẽ chỉ định hàn bằng vật liệu sinh học. Trường hợp này vẫn không cần bọc sứ vì bọc sứ sẽ làm lâm lấn và tốn chi phí. Trong khi đó, hàn răng vẫn có thể đảm bảo được sức nhai lẫn độ bền.
  • Nếu lỗ sâu lớn hoặc ở vị trí tiếp giáp giữa 2 răng, bạn có thể chọn phương pháp làm inlay cho răng sâu 1 thành hoặc onlay cho răng sâu 2 thành trở lên. Inlay – Onlay là phương pháp hàn răng sử dụng vật liệu sứ cao cấp, mang lại hiệu quả cao cùng độ bền ưu việt.

IV. Hàn răng sâu có đau không?

Mặc dù bọc sứ mang lại hiệu quả điều trị răng sâu tốt hơn nhưng phương pháp này khá kén người thực hiện. Bên cạnh đó, bọc sứ cũng sẽ làm xâm lấn đến răng thật, kéo theo rất nhiều hệ lụy sau này. Nếu bạn chỉ ở tình trạng răng sâu nhẹ thì phương pháp hàn răng sâu sẽ là sự lựa chọn tối ưu. Vừa mang lại hiệu quả điều trị sâu răng lại vừa giúp tiết kiệm chi phí.

Vậy hàn răng sâu có đau không? Thực chất, kỹ thuật hàn răng đau hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đó là tay nghề bác sĩ nha khoa thực hiện, cơ sở vật chất với máy móc hỗ trợ, công nghệ trám răng,… Hiểu đơn giản hơn, nếu bạn chọn đúng cơ sở nha khoa uy tín, chất lượng thì quá trình hàn răng sâu sẽ không có bất cứ cảm giác đau đớn nào cả.

Bên cạnh đó, khi tiến hành hàn răng, bác sĩ sẽ thực hiện gây tê tại chỗ. Thuốc tê giúp hạn chế cảm giác đau nhức khi có tác động vào, đồng thời giúp bạn ổn định tâm lý thoải mái hơn.

Hàn răng sâu có đau không?
Hàn răng sâu có đau không?

V. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền?

Hàn răng sâu hết bao nhiêu tiền cũng là vấn đề được đông đảo khách hàng quan tâm. Thực tế, chi phí trám răng sâu có sự chênh lệch cao thấp vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố sau đây:

5.1. Số lượng và tình trạng của răng

Dĩ nhiên, số lượng răng cần hàn càng ít thì chi phí dịch vụ tổng thể sẽ rẻ hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, nếu bạn cần tiến hành hàn răng khôn bị sâu thì chi phí sẽ cao hơn so với hàn răng hàm hay hàn răng số 6, hàn răng số 7, hàn răng số 8. Bởi răng khôn vốn đã rất khó xử lý, khi bị sâu sẽ càng phức tạp hơn.

Ngoài ra, tình trạng răng hiện tại cũng quyết định khá nhiều đến chi phí hàn răng. Đối với những chiếc răng bị viêm tủy thì bác sĩ sẽ yêu cần chữa tủy trước khi hàn.

5.2. Vật liệu hàn răng

Giá hàn răng hết bao nhiêu tiền cũng có sự khác biệt khi bạn chọn vật liệu trám răng. Hiện có rất nhiều vật liệu được sử dụng để hàn răng như: sứ, nhựa composite, amalgam, trám vàng, trám bạc,…

5.3. Phương pháp và công nghệ hàn răng

Hiện nay có rất nhiều kiểu hàn răng như hàn răng trực tiếp, hàn răng gián tiếp hoặc hàn răng bằng công nghệ Laser Tech. Với mỗi phương pháp sử dụng, giá hàn răng cũng sẽ có sự khác biệt. Bạn nên hỏi giá trước để luôn chủ động hơn trong việc thẩm mỹ lại chiếc răng bị sâu của mình.

Những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí hàn răng
Những yếu tố ảnh hưởng tới chi phí hàn răng

VI. So sánh phương pháp hàn trám răng và bọc răng sứ tại Bedental

Bảng So Sánh
Đặc tính phương pháp Hàn trám composite Bọc răng sứ
Chỉ định trong phục hình răng bị sâu, thương tổn Răng hàm, răng cửa Răng hàm, răng cửa
Thời gian thực hiện thủ thuật 30-50p 2 lần hẹn trong 2 ngày
Kiêng khem sau khi thực hiện thủ thuật ăn đồ mềm ăn nhai bình thường
Độ bền ăn nhai 2-3 năm 15 năm
Tính thẩm mỹ khó đồng màu răng thật Chọn được màu tương tự răng thật
Chi phí 300.000 – 500.000 đồng từ 1,5 triệu đồng
Bảo hành 1 tháng 5 năm

VII. Địa chỉ hàn trám răng sâu chất lượng, giá rẻ tại BeDental

Rất nhiều hệ lụy nghiêm trọng đến từ việc hàn răng sâu tại những địa chỉ nha khoa kém uy tín như: chảy máu, sưng đau, viêm nhiễm, giá hàn răng cao,… Dẫu biết hàn trám răng chỉ là thủ thuật nha khoa nhỏ nhưng để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên chọn thực hiện tại những cơ sở nha khoa chất lượng như BeDental.

Khi tiếp nhận yêu cầu trám răng sâu, đội ngũ bác sĩ của BeDental không tiến hành hàn ngay. Trước hết, chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra tổng thể tình trạng răng miệng của bạn trước. Nếu thực sự phương pháp hàn răng đem lại hiệu quả trong việc điều trị răng sâu thì BeDental mới tiến hành xử lý.

Khi thực hiện hàn răng, bác sĩ sẽ tiến hành theo quy trình đạt chuẩn từ khâu vệ sinh răng miệng đến chế tác mối hàn trám, bít lỗ hổng do sâu gây ra. Dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại cùng đôi bàn tay khéo léo, bạn sẽ chẳng hề cảm nhận được chút nào đau đớn hay khó chịu cho đến khi kết thúc việc hàn răng.

Về giá hàn răng, BeDental luôn báo giá cụ thể trước khi tiến hành dịch vụ. Chi phí được niêm yết trên website toàn hệ thống và có thể áp dụng song song với các chương trình khuyến mại nếu có. Vì vậy, trám răng sâu tại BeDental tuyệt đối không xảy ra tình trạng đội giá cao so với thị trường.

BeDental - Địa chỉ hàn trám răng sâu chất lượng, giá rẻ
BeDental – Địa chỉ hàn trám răng sâu chất lượng, giá rẻ

VIII. Bảng giá hàn trám răng 2022 mới nhất tại BeDental

[id bảng = 4 /]

Lưu ý: Bảng giá dịch vụ hàn răng này luôn được niêm yết trên website toàn hệ thống BeDental. Bảng giá này chưa bao gồm các ưu đãi giảm giá được áp dụng song song. Để nhận giá chính xác, bạn có thể liên hệ trực tiếp qua Hotline để được hỗ trợ.

IX. Cần lưu ý những gì sau khi tiến hành hàn răng sâu?

Sau khi tiến hành hàn răng sâu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế nhai bên phía răng vừa hàn để tránh tác động mạnh, làm lệch mối hàn hoặc tăng thêm cảm giác đau nhức.
  • Tránh ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng trong vài ngày đầu khi hàn răng xong.
  • Không nên dùng tăm hoặc vật cứng để xỉa răng. Thay vào đó, bạn có thể chọn chỉ nha khoa để vệ sinh kẽ răng.
  • Đánh răng phải thật nhẹ nhàng, tránh dùng lực quá mạnh để chà xát.
  • Hạn chế ăn uống những nhóm thực phẩm có màu vì miếng hàn có thể hấp thụ sắc tố và xỉn màu.
  • Chủ động tái khám định kỳ để kiểm tra mối hàn thường xuyên.
Những lưu ý sau khi hàn răng sâu
Những lưu ý sau khi hàn răng sâu

Bài viết trên đã giúp bạn tìm hiểu toàn bộ thông tin về hàn răng sâu. Có thể thấy, với công nghệ hiện đại, hàn răng cũng có thể mang đến hiệu quả cao trong việc điều trị răng sâu mà không nhất thiết phải bọc sứ tốn kém. Để được tư vấn phác đồ điều trị răng sâu phù hợp, bạn có thể liên hệ với BeDental ngay nhé.

Bọc răng sứ

ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM




    Bằng việc ấn tiếp tục, bạn đồng ý cho chúng tôi liên lạc với bạn để có thêm thông tin

    [id khối = “popupbsvi”]

    BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

    CHI NHÁNH HÀ NỘI

    CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
    CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

    CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

    CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
    CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

    CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

    CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

    GIỜ HOẠT ĐỘNG:

    09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

    Website: https://bedental.vn/

     

    Rate this post