Thư viện chuyên khoa

Béo phì là gì? Nguyên nhân gây béo phì và 3 cách phòng ngừa

Một trong các bệnh lý phổ biến của thế kỷ 21 là béo phì. Tỷ lệ mắc bệnh này hiện đang gia tăng nhanh chóng và gây ảnh hưởng nặng nề cho sức khoẻ. Thế nhưng không mấy người hiểu rõ béo phì là gì cũng như những cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

1) Béo phì là gì? 

 Người béo phì có tình trạng tích mỡ thừa quá mức và gây hại đến sức khoẻ. Như vậy, bệnh béo phì sẽ thể hiện rõ ràng qua trọng lượng cơ thể so với trọng lượng chuẩn dựa trên chiều cao của người khoẻ mạnh. 

 Điều này không có nghĩa là người bình thường không có tích tụ mỡ thừa mà trong cơ thể luôn dự trữ lượng mỡ nhất định để cơ thể sử dụng khi cần thiết. Mỡ có thể chuyển hoá làm năng lượng cho hoạt động của các cơ quan và cơ thể, có vai trò giữ nhiệt và bảo vệ các cơ quan khỏi chấn động. Song khi lượng mỡ tích tụ này quá lớn thì nó sẽ cản trở hoạt động của các cơ quan. 

 Chỉ số cân nặng BMI được sử dụng để phân loại bệnh thừa cân, béo hơn bình thường. Công thức tính toán chỉ số bmi đơn giản giúp đánh giá khá chuẩn xác lượng mỡ trong cơ thể. 

 Chỉ số BMI = Cân nặng cơ thể/(Chiều cao x chiều cao) = kg/m2. 

 Cũng theo phân loại của tổ chức Y tế thế giới WHO thì người trưởng thành bình thường có cân nặng vượt mức chuẩn như sau: 

 BMI từ 25 – 29.9: thừa cân. 

 BMI từ 30 trở lên: Béo phì. 

 Người béo phì sẽ tích tụ mỡ dư thừa ở những bộ phận sau của cơ thể như: bụng, eo, đùi, ngực, . .. Người nào béo nghiêm trọng thì mỡ sẽ tích tụ trên toàn bộ cơ thể.

Béo phì là gì

2) NGUYÊN NHÂN BÉO PHÌ? AI CÓ NGUY CƠ BỊ DÍNH? 

 Dưới đây là một số nguyên nhân có thể dẫn đến béo phì:

2.1. Ăn nhiều 

 Ăn nhiều calo quá mức năng lượng cơ thể tiêu thụ mỗi ngày trong một thời gian dài sẽ dẫn đến béo phì. Béo phì liên quan với ăn uống cũng có thể là vì: 

 – Thức ăn nhanh. 

 – Thức ăn giàu chất béo bão hoà. 

 – Thực phẩm chứa nhiều carbohydrat (đặc biệt là đường, bánh kẹo ngọt, nước ngọt, bia rượu. ..) . 

 – Do thói quen ăn uống của gia đình. 

 – Ăn nhiều do bệnh lý tâm thần (rối loạn lo âu, rối loạn ăn uống vô độ. ..)

 

2.2. Thiếu vận động 

 Thiếu vận động sẽ ít sử dụng năng lượng dẫn đến calo thừa và tích luỹ dần theo thời gian. Thiếu vận động cộng với ăn nhiều là nguyên nhân gây nên béo phì phổ biến nhất. Những đối tượng dễ bị béo phì do ít hoạt động là: 

 – Có lối sống tĩnh. 

 – Nghề nghiệp ngồi nhiều như nhân viên văn phòng, nhân viên thiết kế. .. 

 – Hạn chế hoạt động vì tuổi tác, bệnh lý.

2.3. Di truyền 

 Di truyền đóng một vai trò đáng kể trong việc béo phì vì ảnh hưởng đến cách cơ thể xử lý thức ăn thành năng lượng và cách tích trữ chất béo trong cơ thể. Gia đình có bố và mẹ béo phì thì khả năng con cái bị béo theo lên đến 80%, trong khi bố mẹ không béo phì thì tỷ lệ trên chỉ có 7%. d. Nguyên nhân nội tiết 

 – Hội chứng Cushing 

 – Hội chứng buồng trứng đa nang 

 – Hội chứng Prader-Willi 

 – U tiết insulin 

 – Suy giáp

Di truyền đóng góp rất nhiều trong việc con cái có bị béo phì hay không

3) Thừa cân béo phì ảnh hưởng thế nào tới cơ thể? 

 Cân nặng quá khổ trước hết sẽ khiến người bệnh cảm thấy tự ti với ngoại hình mình, hơn nữa còn gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm. 

 Dưới đây là những yếu tố mà béo phì có thể ảnh hưởng tới tâm lý cũng như sức khoẻ người bệnh: 

 3.1. Gây cảm giác tự ti 

 Người béo phì thường mất tự tin trong giao tiếp hàng ngày , với người xung quanh và tình trạng stress trước đám động, . .. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống cũng như công việc. 

 3.2. Bệnh lý xương khớp 

 Với lượng mỡ tích luỹ lớn trong cơ thể , trọng lượng cao khiến hệ xương khớp phải chịu áp lực lớn hơn. Từ đó dễ bị thoái hoá , gây ra các bệnh lý như loãng xương, đau nhức khớp, gout, tổn thương cột sống, đau khớp gối, . .. 

 3.3. Bệnh tiểu đường 

 Béo phì và tiểu đường có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Người bị béo phì có nguy cơ đề kháng insulin (hormone điều hoà đường huyết) cao, là nguyên nhân chính gây ra tiểu đường tuýp 2. 

 3.4. Bệnh lý tim mạch 

 Mỡ dư thừa không những tích luỹ trong biểu mô, tế bào mà ngày càng cao trong máu của người béo phì và tạo nên nhiều bệnh về lipid máu. Tình trạng cholesterol trong máu cao không được kiểm soát sớm sẽ gây xơ vữa mạch máu, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, . .. 

 Về lâu dài, tim phải hoạt động nhiều hơn nữa vì lượng máu để nuôi dưỡng cơ thể sẽ gây quá tải. Những người bị béo phì thường mắc bệnh tim mạch, nhất là khi độ tuổi trung niên trở lên. 

 3.5. Suy giảm trí nhớ 

 Béo phì ảnh hưởng đến chức năng thần kinh ở cả trẻ em và người trưởng thành. Trẻ béo phì thường kém linh hoạt và chỉ số thông minh thấp hơn. Còn người trưởng thành bị béo phì có nguy cơ cao hơn đối mặt với chứng Alzheimer và suy giảm trí nhớ. 

béo phì có thể gây suy giảm trí nhớ

 3.6. Bệnh lý tiêu hoá 

 Nguyên nhân do mỡ tích tụ bám vào các quai ruột quá mức, làm suy giảm hoạt động và gây ra táo bón, bệnh trĩ. Lâu dài, khi phân và chất thải độc hại tồn đọng lâu làm tăng nguy cơ mắc bệnh Ung thư đại tràng. 

 3.7. Rối loạn nội tiết 

 Tình trạng này ảnh hưởng đến cả hai giới, nữ giới béo phì dễ bị rối loạn kinh nguyệt, khó mang thai, buồng trứng đa nang và có nguy cơ vô sinh cao. Khi đã mang thai, thai phụ cũng dễ bị đẻ khó, con sinh ra có thể bị béo phì di truyền và rối loạn chuyển hoá. Nam giới béo phì thường bị yếu sinh lý và vô sinh hiếm muộn. 

 3.8. Bệnh lý hô hấp 

 Sự tích tụ mỡ quá mức trong lồng ngực, ổ bụng và cơ hoành là nguyên nhân gây ra tình trạng khó thở ở người Thừa cân béo phì. Nguy hiểm hơn nếu béo phì nghiêm trọng , khó thở có thể tiến triển nặng hơn gây ra hội chứng Pickwick, khiến bệnh nhân ngưng thở khi ngủ và có nguy cơ gây tử vong. 

 Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ quan của hệ hô hấp do cản trở của mỡ dư thừa cũng gặp trục trặc, gây triệu chứng ngáy, rối loạn nhịp thở, ngưng thở khi ngủ, . .. 

 3.9. Ung thư 

 Khi cholesterol trong máu quá cao, sự có mặt của mỡ thừa nhiều sẽ khiến hệ miễn dịch hoạt động kém, khả năng kháng bệnh và nguy cơ ung thư sẽ cao hơn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa bệnh béo phì và ung thư trực tràng, ung thư tử cung, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, . ..

4) CHẨN ĐOÁN BÉO PHÌ NHƯ THẾ NÀO? 

 Tính chỉ số khối cơ thể BMI là phương pháp chẩn đoán béo phì được quốc tế công nhận. Ngoài ra, có thể chẩn đoán béo phì căn cứ vào công thức Lorenz: 

 – Công thức: (Trọng lượng thực/trọng lượng lý tưởng) x 100%. 

 – Kết quả: > 120-130% là tăng cân và> 130% là béo phì. 

 Một số xét nghiệm khác được sử dụng trong chẩn đoán béo phì là: 

 – Đo độ dày nếp gấp da. 

 – Đo chỉ số cánh tay đùi. 

 – Đo chỉ số vòng eo mông. 

 – Cận lâm sàng: siêu âm, CT. 

 Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán nguy cơ sức khoẻ liên quan đến béo phì như: 

 – Tầm soát rối loạn lipid máu: Cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, Triglyceride. 

 – Tầm soát bệnh đái tháo đường. 

 – Kiểm tra chức năng gan. 

 – Xét nghiệm tuyến giáp. 

 – Đánh giá sức khoẻ tim, chẳng hạn như điện tâm đồ. 

 

5) Làm sao để phòng ngừa béo phì? 

 Để có một sức khoẻ tốt và vóc dáng ưa nhìn, bạn cần hiểu rõ béo phì là gì và duy trì cân nặng ở mức ổn định phù hợp là điều thiết yếu. 

 Hãy thực hiện những điều sau để có một cơ thể khoẻ mạnh: 

 5.1. Chế độ sinh hoạt lành mạnh 

 Giữ tinh thần sảng khoái và hạn chế stress. 

 Không ngồi quá lâu, hãy đứng lên đi lại vận động hoặc thể thao nhẹ. 

 Theo dõi cân nặng thường xuyên để quyết định chế độ ăn uống và luyện tập. 

 5.2. Chế độ ăn uống khoa học 

 Cần ăn đủ bữa và đúng giờ, đặc biệt không bỏ bữa ăn sáng vì nó khiến cơ thể mệt mỏi, kích thích ăn nhiều hơn ở những bữa sau. 

 Kiêng thực phẩm chế biến sẵn như nội tạng động vật, nước ngọt có ga, rượu bia, . .. 

 Tăng cường ăn trái cây và rau xanh để bổ sung chất xơ. 

 5.3. Tập thể dục đều đặn 

 Nên hình thành thói quen tập luyện mỗi ngày để cơ thể săn chắc và hạn chế tích tụ mỡ dư thừa. 

 Không nên tập luyện quá sức, tham khảo chế độ tập phù hợp với sức khoẻ và điều kiện giờ giấc làm việc của mình. 

 Những môn thể thao phù hợp: tập gym, yoga, bơi lội, chạy bộ, đi xe đạp, . .. 

 Nắm rõ béo phì là gì và những ảnh hưởng nghiêm trọng của bệnh đến sức khoẻ sẽ giúp bạn phòng bệnh một cách chủ động. Hãy thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học để phòng ngừa béo phì, kiểm soát cân nặng và chất béo trong cơ thể tốt hơn. 

Tập thể dục đều đắn có thể giúp phòng ngừa bệnh béo phì

Xem thêm >> Những điều nên biết khi tập gym

 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Biến Chứng: Nhổ Răng Khôn Làm Răng Số 7 Lung Lay Và Đau

NẰM MƠ NHỔ RĂNG LÀ ĐIỀM LÀNH HAY DỮ ĐÁNH CON GÌ?

 

Rate this post

1 thoughts on “Béo phì là gì? Nguyên nhân gây béo phì và 3 cách phòng ngừa

  1. Pingback: Bệnh mãn tính là gì? 1 số lưu ý cần biết – Be Dental

Comments are closed.