Thư viện chuyên khoa

Bệnh SÙI MÀO GÀ: NGUYÊN NHÂN, DẤU HIỆU, BIẾN CHỨNG, PHÒNG NGỪA

Bệnh sùi mào gà là gì?

Bệnh sùi mào gà, còn được gọi là bệnh tăng sinh biểu mô tại chỗ (HPV), là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi virus Human Papillomavirus (HPV). Bệnh này ảnh hưởng đến da và niêm mạc của cơ quan sinh dục, vùng hậu môn và vùng xung quanh.

Bệnh sùi mào gà

Một số người xuất hiện mụn cóc sinh dục trong khoảng một vài tuần sau khi nhiễm bệnh nhưng cũng có trường hợp vài tháng hoặc vài năm. Thậm chí, hầu hết các trường hợp mắc HPV không có triệu chứng cũng không được phát hiện. Tỷ lệ người có triệu chứng rõ rệt cực kỳ thấp, chiếm khoảng 1-2% trường hợp. Vì vậy nên người bệnh sẽ khó xác định tình trạng của mìnhvô tình lây nhiễm virus sang người khác.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ

Ở giai đoạn mới hình thành, các nốt sùi thường rất nhỏ, màu da hoặc hơi sẫm hơn. Phần đầu của các nốt có hình dạng giống như chiếc mào gà hay bông súp lơ và sờ vào thấy mịn hoặc hơi gồ ghề. Bên cạnh đó, chúng cũng có thể xuất hiện dưới dạng một cụm mụn cóc hoặc chỉ một mụn cơm. Ngoài ra, tùy theo giới tính, triệu chứng sùi mào gà có thể khác nhau.

Triệu chứng sùi mào gà ở nam

  • Sùi mào gà ở nam giới có thể xuất hiện ở dương vật, bìu, háng, đùi, bên trong hoặc xung quanh hậu môn.
  • Nốt sùi màu da, nâu hoặc hồng ở vùng sinh dục gây cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, chảy máu sau khi quan hệ tình dục. Ngoài ra, mụn cóc sinh dục cũng có thể xuất hiện trên môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng của người có quan hệ tình dục bằng miệng với người nhiễm virus HPV.

Triệu chứng sùi mào gà ở nữ:

  • Các nốt sùi do nhiễm virus HPV ở nữ giới có thể xuất hiện bên trong hoặc ngoài âm đạo, hậu môn, cổ tử cung.
  • Tương tự như nam giới, sùi mào gà ở nữ có các nốt sùi cũng có thể xuất hiện ở một số nơi khác trên cơ thể người phụ nữ và gây ra tình trạng: tiết dịch âm đạo, ngứa ngáy, nóng rát, đau và/hoặc chảy máu khi quan hệ tình dục…

Triệu chứng của bệnh sùi mào gà có thể khác nhau ở nam và nữ. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh sùi mào gà ở cả nam và nữ:

  • Sùi mào gà trên cơ quan sinh dục: Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sùi mào gà. Nó có thể xuất hiện dưới dạng những khối u nhỏ màu da hoặc màu hồng trên cơ quan sinh dục, bao gồm dương vật, âm hộ, hậu môn và vùng xung quanh.
  • Mụn nước: Mụn nước có thể xuất hiện trên cơ quan sinh dục hoặc xung quanh vùng kín. Chúng thường có dạng những nốt mụn nhỏ và có thể gây ngứa, khó chịu.
  • Sự khác biệt màu sắc hoặc biểu hiện lạ: Có thể xuất hiện sự thay đổi màu sắc, biểu hiện lạ trên da hoặc niêm mạc cơ quan sinh dục. Các vết thâm, vết đỏ, hoặc màu sắc khác thường là những biểu hiện đáng chú ý.
  • Khó chịu, ngứa, hoặc đau: Bệnh sùi mào gà có thể gây khó chịu, ngứa hoặc đau trong vùng bị ảnh hưởng, đặc biệt khi tiếp xúc hoặc trong quan hệ tình dục.
  • Sùi mào gà trong hậu môn: Ở một số trường hợp, sùi mào gà có thể xuất hiện trong hậu môn, gây khó khăn và khó chịu trong việc tiêu hóa và vệ sinh cá nhân.

Các chủng virus gây bệnh sùi mào gà

  • Virus gây sùi mào gà là Human Papillomavirus (HPV). Loại virus này gồm khoảng 150 chủng với ít nhất 30-40 chủng lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Nhưng chỉ một số chủng có thể gây ra sùi mào gà. Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, có hai nhóm chính gây ra hai tình trạng bệnh sùi mào gà gồm:
  • Chủng HPV-16 và HPV-18 thuộc nhóm nguy hiểm cao có khả năng gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn hầu họng. ..
  • Chủng HPV-6 và HPV-11 thuộc nhóm lành tính. Tuy nhiên, sùi mào gà khổng lồ (u Buschke-Lowenstein) cực kỳ hiếm gặp và được coi là một dạng của ung thư biểu mô tế bào vảy dạng nhú do HPV 6 và 11 gây nên. Bệnh có đặc điểmlan xuống dưới trung bì. Bệnh học có những vùng lành tính xen kẽ các tế bào thượng bì bất thường hoặc những tế bào biệt hoá ung thư tế bào vảy (SCC)

Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà sinh dục

Bệnh sùi mào gà

Virus Human Papillomavirus (HPV) là tác nhân gây ra bệnh sùi mào gà sinh dục. Loại virus này gồm khoảng 150 chủng với ít nhất 40 chủng lây truyền qua đường quan hệ tình dục.

Trong đó, 2 chủng phổ biến gây bệnh sùi mào gà là HPV-16 và HPV-18 thuộc nhóm nguy cơ cao nhất do có khả năng gây ung thư cổ tử cung, dương vật, âm hộ, âm đạo, hậu môn hầu họng. ..

Chủng HPV-6 và HPV-11 cũng có thể gây ra bệnh sùi mào gà u nhú đường hô hấp tái phát, nhưng lại không phát triển thành ung thư.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh sùi mào gà:

Hầu hết người có quan hệ tình dục đều sẽ bị nhiễm virus vào một thời điểm nào đó trong đời. Ngoài ra còn những yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm bệnh như:

  • Quan hệ tình dục không có biện pháp bảo vệ
  • Quan hệ tình dục khi không lịch sử tình dục của bạn tình
  • nhiều bạn tình
  • Nhiễm những căn bệnh lây qua đường tình dục khác
  • Quan hệ tình dục sớm
  • Hệ miễn dịch yếu do nhiễm HIV hoặc dùng thuốc chống thải ghép
  • Người dưới 30 tuổi
  • Người hút thuốc lá
  • Có mẹ bị nhiễm virus HPV

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Sùi mào gà là một trong những bệnh rất nguy hiểm, với khả năng lây lan nhanh chóng khiến cho người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn, lo lắng mặc cảm. .. Nếu không được chẩn đoán chính xácchữa trị sớm, đúng cách thì bệnh có thể để lại nhiều biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản của người bệnh. Cụ thể như:

Phát triển thành ung thư

Sùi mào gà có khả năng gây bệnh ung thư cho cả nam lẫn nữ. Các kết quả thống kê cho thấy, khoảng 10,2% phụ nữ bị sùi mào gà ở cổ tử cung, 5% ở âm đạo 5% ở hậu môn có thể tiến triển trở thành ung thư. Ở nam giới, 15% trường hợp mắc virus HPV chuyển thành ung thư dương vật.

Người bệnh cũng có thể bị ung thư vòm họng hoặc cổ họng. .. khi bị nhiễm sùi mào gà do có quan hệ tình dục bằng đường miệng.

Bệnh sùi mào gà

Ảnh hưởng đến thai kỳ

Trong quá trình mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể của người phụ nữ tăng cao. Đây là nguyên nhân khiến cho các nốt sùi to lên, lan rộng hơn và gây chảy máu. Các nốt sùi mào gà không chỉ gây khó khăn cho việc đi vệ sinh khi kích cỡ tăng lên, còn có thể làm giảm sự co giãn của âm đạo ảnh hưởng đến quá trình sinh đẻ tự nhiên khiến nhiều thai phụ khó sinh bằng ngả âm đạo.

Tuy rất hiếm gặp, ở 4/100.000 trẻ sinh ra sống, nhưng một số trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh sùi mào gà cũng có nguy cơ bị u nhú thanh quản khiến cho trẻ khàn giọng, khóc yếu. .. Trong trường hợp nặng bệnh có thể lan sang phế quản phổi, gây tắc nghẽn đường thở.

Ảnh hưởng khả năng sinh sản

Bệnh sùi mào gà có thể làm biến dạng dương vật, tắc nghẽn ống dẫn trứng, tắc niệu đạo hoặc ung thư cổ tử cung. .. ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của cả hai giới. Một số nghiên cứu cũng cho thấy, sự hiện diện của virus HPV trong tinh trùng làm hạn chế khả năng di chuyển của tinh trùng có thể gây hiếm muộn ở nam. Nếu tinh trùng chứa HPV kết hợp với trứng cũng có thể làm tăng khả năng sảy thai.

Giai đoạn phát triển của bệnh sùi mào gà

Theo quá trình phát triển của sùi mào gà, nhiều chuyên gia chia ra thành 5 giai đoạn tương ứng với những biểu hiện dưới đây:

  • Giai đoạn khởi đầu: Đây là giai đoạn người bệnh tiếp xúc với mầm bệnh cho đến lúc hình thành nốt sùi đầu tiên. Khoảng thời gian ủ bệnh có thể vài tuần đến vài tháng thậm chí kéo dài đến một vài năm. Thông thường là khoảng 3 tháng.
  • Giai đoạn khởi phát: Hiểu một cách ngắn gọn thì đây là sùi mào gà giai đoạn đầu. Người bệnh xuất hiện nốt sang thương nhỏ, màu nhạt nằm rải rác. ..
  • Giai đoạn phát triển: Ở giai đoạn này, những nốt sùi phát triển mạnh mẽ về kích thước, số lượng vị trí. .. tác động nhiều đến tâm lýquá trình sinh hoạt.
  • Giai đoạn biến chứng: Trong dân gian, đây được coi là sùi mào gà giai đoạn cuối. Người bệnh có biểu hiện bội nhiễm, vùng bị bệnh bị sưng tấy, tiết dịch loét rộng gây xuất huyết. Một số người có biến chứng thành ung thư hậu môn, vòm họng. ..
  • Giai đoạn tái phát: Sau khi chữa khỏi, người bệnh vẫn có nguy cơ tái phát từ chính người bạn tình hoặc do virus trong cơ thể không được loại bỏ hoàn toàn. Thông thường, tình trạng của người bị tái phát sùi mào gà sẽ nghiêm trọng hơn nguyên phát.

Điều trị sùi mào gà

Theo các bác sĩ, việc điều trị sùi mào gà cần phải tuân thủ nguyên tắc đầu tiên là loại bỏ sang thương và các thương tổn tiền ung thư bắt nguồn từ nguyên nhân nhiễm virus HPV.

Kiểm soát nguy cơ mắc những bệnh lây truyền qua đường tình dục khác nhằm tránh gây bệnh bệnh sùi mào gà chuyển biến nặng, đồng thời điều trị cho cả đối tác của người bệnh, nhằm ngăn ngừa tình trạng tái nhiễm.

Điều trị bằng thuốc

Hiện nay, bệnh sùi mào gà có thể được điều trị theo những phương pháp dưới đây:

  • Imiquimod (Aldara): Loại thuốc này được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, hiện nay chưadữ liệu về độ an toàn đối với phụ nữ có thai và trẻ em dưới 12 tuổi. Thuốc có khả năng tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ. Tuy nhiên, thuốc này được dùng ngoài da gây phản ứng viêm tại chỗ như: đỏ da, kích ứng, chai, loét, ngứa, mụn nướcgiảm sắc tố. ..
  • Axit trichloroacetic: Loại axit này tương tự với axit axetic được sử dụng trong điều trị thẩm mỹ chữa mụn cóc và sùi mào gà. Thuốc cũng có thể gây các tác dụng phụ kích ứng da nhẹ, bao gồm ngứa, sưng đau. .. Có thể dùng cho người đang mang thai.
  • Podophyllin và Podofilox: Đây là một loại nhựa cây có công dụng phá huỷ các của bệnh sùi mào gà. Tuy nhiên, podofilox chấttác dụng giống với Podophyllin nên không dùng vùng bên trong bộ phận sinh dục và chống chỉ định với phụ nữ mang thai.
  • Interferon hoặc 5 – fluorouracil: Đây là loại thuốc được dùng theo đường uống có tác dụng tăng khả năng đề kháng tự nhiên của cơ thể, nhờ vậy giúp loại bỏ virus HPV. Tuy nhiên, thuốc chỉ phù hợp với các vết thương nhẹ chưa nặng bởi có thể gây nhiều tác dụng và có chi phí khá cao.

Bệnh sùi mào gà không thể điều trị bởi những loại thuốc trị mụn cóc thông thường hoặc loại thuốc không kê toa. Do đó, người bệnh không nên tự dùng thuốc hoặc mua tại tiệm thuốc, mà nên đến bệnh viện để thăm khám tình trạng cụ thể nhằm được kê đơn thuốc thích hợp nhất để ngăn ngừa biến chứng và tình trạng kháng thuốc.

Điều trị bằng thủ thuật, phẫu thuật

Nếu việc điều trị bằng thuốc không đem lại kết quả, người bệnh sẽ cần phải tiến hành một vài thủ thuật ngoại khoa nhằm tiêu diệt nốt sùi. Các biện pháp đó bao gồm:

  • Cryotheraphy (Liệu pháp đông lạnh): Thủ thuật này sử dụng nitơ lỏng (-196 độ C) gây đóng băng bệnh gây ra tổn thương không phục hồi được. Bác sĩ xịt hoặc dùng tăm bông chấm tổn thương cho đến khi xuất hiện quầng ô đông lạnh 1mm quanh tổn thương, thời gian quang đông khoảng 5-20 giây, mỗi lần 1-2 chu kì đông lành và lặp lại 1-3 lần/tuần tối đa 12 tuần. Tác dụng phụ của biện pháp này là gây đau, hoại tử, bọng nước sẹo. Có thể cần gây tê cục bộ nếu nhiều hoặc tổn thương rộng.
  • Tỉ lệ sạch tổn thương là 44 – 87%, tái phát 12 – 42% sau 1-3 tháng và tăng lên thành 59% sau sạch tổn thương 12 tháng. Áp lạnh bằng nitơ lỏng cần thiết bị tương đối đơn giản rẻ, an toàn cho phụ nữ có thai. Nhược điểm là người bệnh cần đến cơ sở y tế nhiều lần

bệnh sùi mào gà

Cách chăm sóc người bệnh

Khi chăm sóc người bệnh bị sùi mào gà, có một số biện pháp và lời khuyên quan trọng sau đây:

  • Tìm kiếm sự chăm sóc y tế chuyên nghiệp: Đầu tiên, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia y tế, bao gồm bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ chuyên khoa về bệnh lây truyền qua đường tình dục. Họ sẽ có kiến thức và kỹ năng để chẩn đoán và điều trị bệnh sùi mào gà.
  • Tuân thủ các chỉ định điều trị: Người bệnh cần tuân thủ chế độ điều trị được đề xuất bởi bác sĩ. Điều này có thể bao gồm sử dụng thuốc, thuốc bôi ngoài da hoặc các phương pháp điều trị khác. Quan trọng là tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng.
  • Tránh quan hệ tình dục: Để ngăn chặn sự lây lan của bệnh, người bệnh cần tránh quan hệ tình dục trong quá trình điều trị và cho đến khi được bác sĩ cho phép.
  • Thực hiện vệ sinh cá nhân: Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày là rất quan trọng. Điều này bao gồm việc rửa sạch vùng bị ảnh hưởng, sử dụng các sản phẩm vệ sinh riêng biệt và tránh chia sẻ đồ dùng cá nhân như towel, quần áo hoặc đồ chơi tình dục.
  • Đảm bảo an toàn tình dục: Trong trường hợp người bệnh có quan hệ tình dục, cần sử dụng biện pháp bảo vệ như bao cao su để giảm nguy cơ lây nhiễm cho đối tác.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ: Điều quan trọng là thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tiến triển của bệnh và đảm bảo rằng điều trị đang diễn ra hiệu quả.
  • Thực hiện lối sống lành mạnh: Cải thiện hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe tổng thể bằng cách duy trì một lối sống lành mạnh. Điều này bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và giảm stress.
  • Hỏi ý kiến và hỗ trợ: Nếu có bất kỳ câu hỏi hoặc lo ngại nào, hãy luôn hỏi ý kiến và nhờ hỗ trợ từ các chuyên gia y tế. Họ sẽ có thể cung cấp thông tin và lời khuyên cần thiết để giúp bạn chăm sóc tốt cho bệnh sùi mào gà.

Lưu ý rằng việc chăm sóc người bệnh bị sùi mào gà cần phải được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Mỗi trường hợp có thể có những yếu tố riêng cần được xem xét và điều trị theo phương pháp tốt nhất.

Cách phòng ngừa sùi mào gà

Để phòng ngừa sự lây lan và mắc phải bệnh sùi mào gà, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Sử dụng bảo vệ khi quan hệ tình dục: Sử dụng bao cao su hoặc bao ngoài để giảm nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà trong quan hệ tình dục.
  • Tránh quan hệ tình dục không an toàn: Tránh quan hệ tình dục không an toàn, bao gồm quan hệ tình dục không bảo vệ, quan hệ tình dục đồng tính hoặc quan hệ tình dục không đảm bảo vệ sinh cá nhân.
  • Tránh tiếp xúc với những người mắc bệnh: Tránh tiếp xúc trực tiếp với những người mắc bệnh sùi mào gà để giảm nguy cơ lây nhiễm. Hãy hạn chế tiếp xúc với các vết thương hoặc ánh sáng màu hồng từ vùng bị ảnh hưởng.
  • Duy trì vệ sinh cá nhân: Thực hiện vệ sinh cá nhân hàng ngày để giữ vùng kín sạch và khô ráo. Sử dụng sản phẩm vệ sinh riêng biệt và không chia sẻ đồ dùng cá nhân với người khác.
  • Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ: Thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ với bác sĩ để phát hiện và điều trị sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan đến sùi mào gà.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Duy trì một lối sống lành mạnh, bao gồm ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn và đủ giấc ngủ, để tăng cường hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch mạnh mẽ có thể giúp ngăn chặn vi khuẩn gây bệnh.
  • Tìm hiểu và thông báo: Hiểu về bệnh sùi mào gà, triệu chứng và cách lây truyền để có thể tự bảo vệ mình. Hãy chia sẻ thông tin về bệnh lây truyền qua đường tình dục với người thân và bạn bè để tăng cường nhận thức và sự chủ động trong việc phòng ngừa.

Lưu ý rằng việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa là cực kỳ quan trọng trong việc ngăn chặn sự lây lan của bệnh sùi mào gà

TS.BS Nguyen Huu Quang Pho truong khoa Phau thuat tao hinh tham my va Phuc hoi chuc nang Benh vien Da lieu Trung uong Co van chuyen mon khoa tao hinh tham my tai Bedental Noi cong tac hien tai Pho 1 1 TS.BS Nguyễn Hữu Quang, Phó trưởng khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ và Phục hồi chức năng, Bệnh viện Da liễu Trung ương - Cố vấn chuyên môn khoa tạo hình thẩm mỹ tại Bedental - Nơi công tác hiện tại : Phó trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ tại Viện Da liễu Trung Ương. Bác sĩ Quang đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị da liễu và phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ Hiện bác sĩ đang công tác tại Bệnh viện da liễu Trung ương và đồng thời khám chữa bệnh, cố vấn chuyên môn về da liễu và phẫu thuật thẩm mỹ tại Bedental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023