Những bài thuốc chữa bệnh cam ở trẻ em đã được Nha Khoa Bedental tổng hợp trong bài viết dưới đây. Bạn hãy tham khảo để có cách điều trị 1 cách hiệu quả nhất cho em bé nhà mình nhé.
Thời gian gần đây số lượng bé mắc bị bệnh cam ngày một tăng. Vậy bệnh cam là gì? Nguyên nhân như thế nào bạn đã biết chưa? Nếu chưa thì hãy cùng Nha Khoa Bedental tìm hiểu căn bệnh này là gì và một số bài thuốc chữa bệnh cam ở trẻ em nhé.
Bệnh cam là bệnh gì?
Bệnh cam là bệnh gì? Bệnh cam thường được dùng để chỉ các trẻ em bị cam thũng (sưng) , chướng (bụng trướng) , cam sang (mụn mủ, . .. Tuy nhiên hiện nay bệnh cam chủ yếu là ở trẻ em bị viêm hoặc loét tại miệng, họng, tai, họng hoặc ở trẻ bị suy dinh dưỡng.
Bệnh cam hay gặp ở nhóm trẻ dưới 3 tuổi khi vệ sinh hoặc chăm sóc răng miệng không đủ tốt. Cũng có thể xảy ra sau khi bị bệnh hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang, viêm amidan. Hoặc một số bệnh thông thường như thuỷ đậu, rubella, sởi, tay chân miệng.
Trong một vài trường hợp nếu trẻ bị bệnh cam mãn tính thì sẽ sinh hở môi, miệng, hở mũi. Biến chứng tương tự cũng sẽ xảy ra ở các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng có khả năng đề kháng cực kém.
Hiện nay bệnh cam ít xảy ra vì điều kiện sống cũng được cải thiện, ăn uống cũng nâng cao lên tuy nhiên mọi gia đình nên thận trọng để đề phòng trường hợp bệnh nặng sẽ dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng ở trẻ em.
Tham khảo thêm : Điều trị bệnh nấm lưỡi ở người lớn và trẻ em , 4 điều cần lưu ý
Nguyên nhân gây bệnh cam ở trẻ
Có khá nhiều lý do dẫn đến bệnh cam miệng cho trẻ, trong đó cơ bản nhất phải nói đến các nguyên nhân như sau:
– Việc chăm sóc răng miệng không tốt, đặc biệt lúc đang nhổ răng là cơ hội cho vi khuẩn phát triển và phá huỷ các tế bào mềm trong niêm mạc miệng gây ngứa ngáy và đau đớn.
– Trẻ mới ốm dậy hoặc bị mắc bệnh viêm đường ruột, hô hấp, tiêu chảy, . .. làm khả năng miễn dịch kém lên. Đây là lúc để vi khuẩn dễ xâm nhập và gây bệnh.
– Bị chấn thương hoặc va chạm với đồ vật có thể làm niêm mạc miệng bị trầy xước và vi khuẩn theo đó thâm nhập vào phía trong gây bệnh.
– Dùng thức ăn nóng gây ra các tổn thương bỏng niêm mạc miệng và lâu ngày các chỗ tổn thương này sẽ loét rộng và nếu cha mẹ xử lý không tốt thì sẽ làm gia tăng khả năng dẫn đến bệnh cam miệng cho trẻ.
– Dùng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi không theo kê đơn bác sỹ hoặc sử dụng vượt liều có thể làm loạn vi khuẩn khiến đường ruột nhiễm khuẩn và tì vị thương tổn gây đến bệnh cam miệng.
Dấu hiệu nhận biết trẻ bị bệnh cam
Để nắm rõ được tình trạng của bệnh dưới đây là một số triệu chứng thường gặp ở bệnh cam mà bố mẹ cần tham khảo:
Dấu hiệu khi trẻ bị cam miệng:
Bệnh cam miệng cũng khá phổ biến với các trẻ 2 đến 3 tháng với các triệu chứng đầu có phần giống với bệnh viêm họng và nhiệt miệng. Tuy nhiên bệnh cam miệng còn nghiêm trọng hơn gấp nhiều. Vì sự phát triển của vi khuẩn quá nhanh chóng nên có nguy cơ “ăn” cả môi và miệng hoặc đặc biệt là răng.
Thông thường, bệnh hay xảy đến với các trẻ có khả năng miễn dịch kém và suy dinh dưỡng. Dấu hiệu điển hình của bệnh cam miệng mà bố mẹ không bỏ qua là:
+ Mô môi đỏ to lên cùng với sưng tấy và lở loét
+ Trên môi có mảng da màu trắng khô dày
+ Trẻ thường tiết nước bọt và khoang miệng có mùi tanh nồng
+ Hay sốt cao, đặc biệt vào lúc chiều về xế
+ Trẻ ít ngủ hơn nhiều
+ Có hiện tượng nằm ngửa lúc ngủ và ra nhiều mồ hôi hơn
+ Nhiều trẻ khác đi cùng với táo bón, tiêu chảy, viêm dạ dày và nôn trớ
+ Trẻ giảm béo vì biếng ăn
Các biến chứng sẽ mắc phải nếu không chữa trị đúng
Như đã nói phía trên lứa bệnh cam miệng đầu tiên cũng có các triệu chứng giống với nhiệt miệng khiến nhiều người dễ dàng bỏ qua. Song trên thực tế bệnh cam miệng phức tạp hơn khá nhiều. Việc chần chừ không chữa trị sớm sẽ tạo thêm nhiều hậu quả nghiêm trọng hơn
– Mức độ tàn phá của bệnh cam miệng có thể ví như “cam mã tấu”, tức là tương đương với vận tốc xe phi. Chỉ một vài ngày nhiễm bệnh cam miệng đã làm toàn bộ răng và nướu đã chết.
– Ngoài ra, cam miệng cũng gây ra chứng kiết lỵ, gây nôn và biếng ăn hay quấy khóc lóc. Điều này làm bé khó ăn và kết quả là giảm ký và suy dinh dưỡng, tác động lên quá trình tăng trưởng tổng thể của bé.
Dấu hiệu khi trẻ bị cam tích
Cha mẹ nên chú ý các triệu chứng dưới đây nhằm phát hiện và điều trị sớm cho con:
- Trẻ sẽ có một hệ tiêu hoá yếu khiến thức ăn dễ đọng lại làm cho trẻ cảm thấy khó tiêu, đầy bụng.
- Khi trông trẻ bạn sẽ thấy có dáng vẻ gầy gò, bụng chướng, đau nhức, da mặt vàng, khi đi tiêu thì phân thường đặc và có mùi khó chịu.
- Trẻ sẽ bị sốt theo chu kỳ và ra mồ hôi miệng nhiều. Một số trẻ mắt cũng xuất hiện màng trắng và đặc biệt nhạy cảm với ánh sáng.
- Dấu hiệu khi trẻ bị cam lưỡi
- Khi mắc bệnh cam lưỡi, trẻ sẽ có các biểu hiện như:
- Phần môi và miệng bị đỏ, nặng hơn sẽ sưng lên và lở loét. Còn lại một số trẻ sẽ bị xuất huyết.
- Ngoài ra trẻ sẽ bị chảy nước miếng nhiều và miệng thì hôi.
- Ngoài ra cũng xuất hiện những vết nhiệt lở loét ở môi, miệng và vùng mắt.
- Một số trẻ cũng bị nóng sốt nhẹ nhất là về chiều hoặc sốt theo chu kỳ.
- Ban đêm ngủ trẻ hay quấy, khóc. Hệ tiêu hoá không tốt thường bị tả hoặc lỵ.
- Cuối cùng trẻ vẫn đau bụng, buồn nôn và biếng ăn, không tăng cân hay giảm cân
Dấu hiệu khi trẻ bị cam đường ruột
Dưới đây là những dấu hiệu khi trẻ bị cam đường ruột:
- Một số trẻ biếng ăn và quấy khóc nhiều.
- Trẻ có thể bị sốt nhẹ.
- Khi đi vệ sinh trẻ đi đại tiện phân có mùi hôi và chua.
- Cơ thể trẻ khó hấp thụ chất dinh dưỡng nên chậm tăng cân từ đó dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng. Còn có một số triệu chứng cam khác nữa như cam da, vàng tóc, . .. Tuy nhiên đa số các triệu chứng này gần tương tự nhau nên bố mẹ hãy tham khảo những triệu chứng bên trên nhé.
Tham khảo thêm : Sứt môi hở hàm ếch ở trẻ nhỏ và 1 số điều bạn cần biết
Trẻ bị bệnh cam có cần uống thuốc Nam?
Hiện nay có nhiều trường hợp cha mẹ tự mua những bài thuốc chữa bệnh cam cho trẻ em tại gia từ những thầy thuốc dân gian nhằm có thể chữa khỏi cho các bé.
Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp tiền mất tật mang khi mua nhầm thuốc “rởm”, thuốc không có xuất xứ và không có bác sĩ điều trị và được kiểm nghiệm chặt chẽ.
Điều này xảy đến những hệ luỵ đáng sợ, ví dụ như bé bị nôn ói, tiêu chảy, co giật dẫn đến mất nước trầm trọng, nhiều trường hợp bé bị nhiễm độc kim loại nặng gây tổn hại nghiêm trọng cho chức năng gan.
Do đó, cha mẹ không nên đặt niềm tin nhầm nơi và dùng thuốc nam một cách tuỳ tiện. Hãy đến bác sĩ khám và quyết định loại thuốc thích hợp và an toàn với trẻ nhỏ. Điều này sẽ giúp cho bé có thể chữa dứt bệnh khi con lo sợ về bệnh tật, và sinh mạng của bé.
Những bài thuốc chữa bệnh cam ở trẻ em
Dưới đây Nha Khoa Bedental xin chia sẻ một số bài thuốc chữa các bệnh cam ở trẻ em hiệu quả. Hãy tham khảo bạn nhé :
Tỳ cam
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bạch Truật: 6g
- Ý dĩ: 6g
- Hoài sơn: 12g
- Sa nhân: 2g
- Hạt sen: 6g
- Mạch nha: 6g
- Cam thảo nam: 4g
- Binh lang: 2g
Cách thực hiện: Bạn rửa nguyên liệu thật sạch rồi để ráo nước. Tiếp theo là sắc cùng với nước. Mỗi thang chỉ sử dụng một ngày bạn nhé.
Tiêu cam lý tỳ thang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Hồ hoàng liên: 6g
- Thanh bì: 4g
- Mạch nha: 6g
- Tam lăng: 2g
- Binh lang 2g
- Cam thảo: 4g
- Lô hội: 5g
- Hoàng liên: 4g
- Bạch truật: 8g
- Nga truật: 4g
- Thần khúc: 6g
- Trần bì: 4g
- Sử quân tử: 4g.
Cách thực hiện: Bạn rửa nguyên liệu thật sạch rồi để ráo nước. Tiếp theo là sắc cùng với nước. Mỗi thang chỉ sử dụng một ngày bạn nhé.
Cam tích
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bạch truật: 6g
- Hạt đỗ ván trắng: 8g
- Kê nội kim: 4g
- Hoài sơn: 8g
- Chỉ thực: 4g
- Trần bì: 4g
Cách thực hiện: Toàn bộ những dược liệu trên bạn hãy làm nhuyễn sáu đó chia ra mỗi ngày sử dụng 4 – 8g.
Tham khảo thêm : Tật ngậm môi dưới của trẻ để lại những hậu quả gì và cách khắc phục
Sâm linh bạch truật tán
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bạch biển đậu: 20g
- Nhân sâm: 40g
- Bạch linh: 40g
- Bạch truật: 40g
- Cam thảo: 40g
- Hoài sơn 40g
- Liên nhục: 20g
- Cát cánh: 20g
- Ý dĩ: 20g
- Sa nhân: 20g
Cách thực hiện: Toàn bộ nguyên liệu khô bạn hãy làm nhuyễn sau đó chia ra mỗi ngày sử dụng 4 – 8g.
Ngũ vị dị công tán
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- Bạch truật: 12g
- Đảng sâm: 8g
- Trần bì: 4g
- Chích thảo: 4g
- Phục linh: 8g
Cách thực hiện: Bạn rửa nguyên liệu thật sạch rồi để ráo nước. Tiếp theo là sắc cùng với nước. Mỗi thang này hãy sử dụng một ngày bạn nhé.
Tham khảo thêm : Cách Hạ Sốt An Toàn Và Hiệu Quả Cho Người Lớn Và Trẻ Em
Công thức chế biến thịt cóc an toàn cho trẻ bị cam tích
Thịt cóc từ xưa đã được dùng chế biến các món ăn như ruốc cóc, mắm cóc bí đỏ, ruốc cóc bí đỏ phô mai, . .. Chính vì thế thịt cóc có hàm lượng dinh dưỡng khá cao nên hay được dùng cho các bé bị suy dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, . ..
Ngoài ra, một số nghiên cứu trong dân gian cũng cho thấy, thịt cóc giúp điều trị chứng còi xương cho bé.
Món ăn bổ dưỡng từ cóc
Nhưng thịt cóc không chứa độc tố nhưng các cơ quan nội tạng của cóc như gan, mật, ruột, mủ, mắt và hạch thần kinh (dọc hai sống lưng) của cóc cũng chứa bufotenin, đây là một chất rất nguy hiểm có thể gây tử vong và tàn tật cho con người, một số bộ phận khác của cóc chứa độc tố trong đó có độc tố giết người như tetrodotoxin.
Những độc tố này khi được chế biến với nhiệt cao khó phân giải, nếu chế biến sai cách sẽ dẫn tới nguy cơ tử vong. Do đó, để bảo đảm an toàn cho cơ thể cần chế biến thịt cóc đúng cách và an toàn cho cơ thể
Bước 1: Cóc từ lúc mua phải là những con khoẻ mạnh, lành lặn, không mắc bệnh tật, . .. Deo bao tay cao su trong lúc mổ cóc và sử dụng dao sắc cắt bỏ đầu từ 2 u mắt trở lên, cắt bỏ 4 bàn chân, rạch một đường thẳng trên lưng, lột bỏ da, bỏ hết nội tạng và nhúng toàn bộ con cóc vào thau nước.
Bước 2: Rửa sạch phần thịt cóc 4-5 lần với nước rồi cho thịt cóc vào nước muối 1% khoảng 10 phút. Vớt ra xem trong ruột cóc có chất gì hay không.Bước 3: Vớt cóc ra để ráo nước và chế biến thành món ăn tuỳ theo sở thích.
Ruốc cóc
Nguyên liệu: thịt cóc 1kg, muối, đường
Bước 1: Thịt cóc đã được làm sạch lột bỏ da, bỏ hết nội tạng chỉ giữ lại phần đùi của thịt cóc đem rửa sạch với nước
Bước 2: Cho thịt cóc đã rửa sạch vào ướp với một chút nước mắm ngon.Bước 3: Bắc chảo trở lại bếp, chảo sôi cho tiếp phần thịt cóc đã ướp vào xào nhanh tay cho chín. Khi thịt cóc đã ráo bớt nước bám vào thịt cóc. Bỏ thịt cóc khỏi chảo rồi để nguội bớt, gạn bỏ phần nước và giữ lại phần thịt cóc
Bước 4: Cho phần thịt cóc vào xay nhỏ mịn 1 lượt và cho vào chảo rang to lửa và đảo đều tay. Sau khi rang phần thịt cóc bắt đầu săn lại thì cho vào máy xay sinh tố nghiền nhỏ và lại rang tiếp với lửa nhỏ. Khi thịt cóc đã nguội cho vào rổ để lọc lấy phần nước nhão. Để nguội cho vào hũ thuỷ tinh đậy nắp kín, để chỗ khô
Món cháo cóc đậu xanh
Nguyên liệu: thịt đùi cóc 20g, gạo tẻ 50g, đậu xanh bỏ vỏ 20g, gia vị, ngò
Thực hiện:
Bước 1: Rửa thịt đùi cóc cho sạch, băm nhỏ ướp với gia vị gồm hành tím, tiêu xay và nước mắm.
Bước 2: Đặt chảo lên bếp phi thơm dầu, tỏi và hành tím cho thơm, cho thịt cóc đã băm nhỏ vào đảo chín.
Bước 3: Gạo cùng với đậu xanh cho vào ninh mềm, cho thêm thịt cóc đã xào chín vào. Sau khi sôi nêm nếm lại gia vị cho vừa ăn xúc ra bát cho thêm hành và ngò băm nhỏ.
Cháo cóc khô
Nguyên liệu: thịt đùi cóc 20g, gạo tẻ 50g, gạo nếp 20g, gia vị, ngò
Thực hiện:
Bước 1: Thịt cóc đã được rửa sạch lột bỏ da, bỏ hết nội tạng chỉ giữ lại phần đùi của thịt cóc đã rửa sạch với nước và thái miếng vừa ăn
Bước 2: ướp đùi cóc với hành, hạt tiêu và nước mắm trong khoảng 10 phút cho thấm gia vịBước 2: Bắc chảo lên bếp rang gạo nếp và gạo tẻ trên chảo lớn với lửa nhỏ, không làm gạo chuyển màu. Thêm nước vào phần gạo đã rang cho thơm
Bước 3: . Khi cháo chín thì cho thịt cóc băm đã ướp vào ninh với cháo, nêm nếm lại gia vị theo khẩu vị của trẻ đến khi cháo sánh lại thì tắt bếp, cho thêm ngò lên trên là có thể thưởng thức
Một số lưu ý khi ăn thịt cóc
Để phòng ngừa ngộ độc thực phẩm khi ăn thịt cóc bạn cần lưu ý một vài điều sau đây:
- Chỉ sử dụng những sản phẩm của cóc đã được chế biến dưới dạng thực phẩm hoặc thuốc đã được các cơ quan chức năng cấp giấy phép sử dụng.
- Nếu muốn thịt cóc cần chặt bỏ đầu dưới 2 tuyến mang tai, chặt 4 bàn chân, lột da trong chậu nước, cắt bỏ hậu môn, lấy bỏ ruột, tim, gan và thận, rửa sạch nhiều lần dưới vòi nước, lọc hết da và nội tạng để chế biến món ăn.
- Không ăn Cóc tía (cóc có phần thịt với màu đỏ hay màu vàng rực rỡ)
- Nhìn chung, thịt cóc khá giàu dưỡng chất, nhưng có một vài bộ phận nhất định trên cóc đem lại lợi ích cho cơ thể. Do đó, trước khi ăn thịt cóc bạn cần biết rõ bộ phận nào ăn được và bộ phận nào có chất độc để nhanh chóng loại bỏ khi chế biến.
Lưu ý khi trẻ bị bệnh cam
Dưới đây là một số lưu ý khi trẻ bị bệnh cam mẹ không nên bỏ qua:
- Không để bé tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ nóng – lạnh đột ngột.
- Luôn giữ ấm cho bé giữa mùa lạnh và làm mát khi trời nóng.
- Thường xuyên cho bé đi khám sức khoẻ định kì.
- Không nên mua thuốc điều trị bệnh cam mà hãy mua theo hướng dẫn của các bác sĩ để được kê toa theo đúng liều lượng cần thiết của trẻ em.
Vậy là Nha Khoa Bedental đã giải đáp thắc mắc cho bạn bệnh cam là như thế nào. Và giới thiệu đến bạn một vài bài thuốc trị bệnh cam cho trẻ em cực kỳ hiệu quả. Đặc biệt, trước khi dùng một trong số các loại thuốc trên hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước nha.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Sinh năm 2022 mệnh gì? | Nha Khoa Bedental