Thư viện chuyên khoa

Những lưu ý khi bé mọc răng hàm mà bố mẹ cần biết

Bé mọc răng hàm khi nào là một câu hỏi thường gặp của các bậc phụ huynh. Việc mọc răng hàm là một quá trình tự nhiên và quan trọng trong sự phát triển của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, thời điểm mọc răng có thể khác nhau từ trẻ này sang trẻ khác. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập đến các dấu hiệu và triệu chứng của việc mọc răng, thời gian mọc răng thông thường và cung cấp một số lời khuyên hữu ích để giúp bạn quản lý tình trạng này một cách tốt nhất cho con của mình.1 Số lưu ý khi bé mọc răng hàm sẽ được Bedental chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !

I – Những điều cần biết khi bé mọc răng hàm

1. Trẻ mọc răng hàm khi nào? Lịch mọc răng của bé

Răng hàm là những chiếc răng có kích cỡ lớn nhất trên cung hàm, đảm nhiệm vai trò ăn nhai và nghiền nát thức ăn chính. Trẻ mọc răng hàm khi đã ngừng bú bình, ăn sữa và chuyển qua ăn cháo. 

Lịch mọc răng của bé: Thời điểm trẻ mọc răng cụ thể như sau:

Bé mọc răng hàm
Trẻ mọc răng hàm khi nào?

2. Trẻ mọc răng hàm đầu tiên trước?

Mọc răng hàm sữa nhỏ số 1 (răng cối nhỏ thứ nhất, răng sữa số 4) : khi trẻ khoảng 13 – 19 tháng tuổi. 

Mọc răng hàm sữa nhỏ 2 (răng cối nhỏ thứ hai, răng sữa số 5) : khi trẻ 23 – 33 tháng tuổi. 

Mọc răng hàm cối lớn thứ 1 (răng vĩnh viễn số 6) : khi trẻ 6 – 7 tuổi. 

Mọc răng hàm cối lớn thứ 2 (răng vĩnh viễn số 7) : khi trẻ 11 – 13 tuổi

Mọc răng hàm cối lớn thứ 3 (răng vĩnh viễn số 8, răng khôn) : khi trẻ độ tuổi 17 – 25.

Theo bảng danh sách độ tuổi mọc răng hàm của bé phía trên thì trẻ có răng hàm đầu tiên là răng số 4. Thông thường, bé sẽ mọc răng hàm số 4 hàm trên trước vào khoảng 13 – 19 tháng tuổi và tiếp đến là răng số 4 hàm dưới khi 14 – 18 tháng tuổi. Trẻ mọc răng hàm thứ hai sẽ diễn ra ngay sau đó một vài tháng nhưng sẽ không đau đớn và dễ chịu hơn chiếc răng hàm đầu tiên khá nhiều.

3. Mọc răng ở trẻ hàm trên trước có sao không?

Thời điểm bắt đầu phát triển răng hàm được dự tính đa phần trẻ sẽ có răng hàm trên trước và sau đó là răng hàm dưới. Nhưng trên thực tế, trẻ có thể mọc hàm dưới trước, mọc xen kẽ răng hàm trên với răng hàm dưới hay cả hai răng hàm dưới/hàm trên cùng lúc.

Bé mọc răng hàm không theo quy luật cố định nào. Do vậy, nếu bé có răng hàm trên trước thì đây là chuyện hoàn toàn bình thường và bạn không cần phải lo ngại.

4. Trẻ mọc răng hàm trước răng cửa, răng nanh phải làm sao?

Theo quy luật tự nhiên, bé mọc răng hàm sau khi có răng nanh và răng cửa. Trong trường hợp bé mọc răng hàm trước răng nanh hoặc răng cửa thì đây là hiện tượng khác thường. Nếu trẻ mọc răng hàm trước răng cửa và răng nanh thì khi những răng này nhú lên sẽ gây xáo trộn của hàm răng, làm răng bị xô lệch hoặc gãy.

Des anh nha khoa haha 2024 07 31T163230.228

Bạn cần đưa con đến nha sĩ để theo dõi sự phát triển răng và can thiệp kịp thời (nếu răng cửa, răng nanh của trẻ không có nhưng mọc ngược hoặc mọc lệch) .

5. Trẻ mọc răng hàm sớm có ảnh hưởng gì không?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ mọc răng sớm hoặc muộn như: thiếu/thừa canxi, chế độ ăn uống trong bụng mẹ, thay đổi gen di truyền, . .. 

Vì vậy, nếu có dấu hiệu trẻ mọc răng hàm sớm thì bạn không nên lo lắng, chỉ cần quan tâm và chăm sóc vệ sinh cẩn thận để trẻ không bị sâu răng sữa sớm. Việc mọc răng hàm sớm sẽ giúp trẻ học nhai tốt hơn và cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ hay tinh thần của bé.

Des anh nha khoa haha 2024 07 31T163406.969

6. Trẻ mọc răng hàm có đau không?

Răng hàm là loại răng có kích cỡ tương đối lớn và thiếu chắc chắn vì vậy khi bé mọc răng hàm có thể sẽ đau hơn những răng còn lại. Một số trẻ sức đề kháng yếu cũng sẽ kèm theo các triệu chứng đau răng trên như sốt cao, mệt mỏi, biếng ăn, phát ban, . .. 

Tuy nhiên, nhiều bé mọc răng hàm mà không đau đớn vì cơ địa khoẻ mạnh, răng hàm đủ chắc và sắc nhọn có thể đâm thấu lên lớp nướu răng phía trên.

 Do vậy, cha mẹ cần nắm rõ chế độ chăm sóc, ăn uống và cách giảm đau khi trẻ nhổ răng để quá trình này diễn ra nhẹ nhàng, êm ái.

II – Bé mọc răng hàm trong bao lâu?

Các mốc thời gian bé mọc răng hàm trong ngày cha mẹ cần phải nắm rõ để có cách theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Trẻ mọc răng hàm bắt đầu từ răng hàm số 4 đến răng hàm số 8 diễn ra xuyên suốt quá trình trưởng thành của bé (trung bình từ khi 13 tháng tuổi đến 25 tuổi) .

Một số trường hợp đặc biệt 30 tuổi mới mọc răng hàm số 8 và có thể là lâu hơn thế nữa. Mọc răng hàm thông thường mất khoảng tám ngày, tức là bốn ngày trước và bốn ngày sau khi răng đi qua miệng.

 Để chiếc răng hàm được hình thành hoàn chỉnh phải cần đến vài tháng. Riêng răng số 8 mọc chỉ một tháng sẽ nhú lên 1 vài lần và chấm dứt việc mọc răng phải cần tới vài năm.

III – Trẻ mọc răng hàm có biểu hiện gì?

1. Trẻ sốt mọc răng hàm

Tình trạng trẻ sốt mọc răng hàm cũng là chuyện hết sức bình thường. Nếu bé sốt 38 độ hoặc 38.5 độ, mẹ có thể dùng một chiếc khăn hơi âm ấm và đặt lên mặt trẻ hay lau người cho trẻ. 

Nếu dùng thuốc hạ sốt, cần xin thêm ý kiến của bác sỹ; tuyệt đối không tuỳ tiện kê toa.

Des anh nha khoa haha 2024 07 31T163427.104
Trẻ mọc răng hàm có biểu hiện gì?

2. Trẻ mọc răng hàm có biểu hiện gì? Bé mọc răng hàm sưng lợi

Khi răng nhô lên trên thành nướu khiến vùng lợi khu vực này cũng phồng to, cảm thấy căng tức và đỏ như những phần nướu còn lại. Hiện tượng trẻ mọc răng hàm bị viêm lợi sẽ xảy ra trong khoảng 3 – 5 ngày khi bé mọc răng hàm sau đó chấm dứt. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể và cha mẹ không cần phải lo ngại.

3. Trẻ mọc răng hàm bị hôi miệng

Trường hợp trẻ mọc răng hàm bị sưng tấy kèm theo mủ sau khi răng đã cắn đứt nướu để mọc nhô lên trên có thể mắc kẹt thức ăn, nếu không được xử lý kỹ sẽ là ổ vi khuẩn gây viêm và hôi miệng cho bé.

4. Bé mọc răng hàm không chịu ăn

Trẻ ở lứa tuổi mọc răng hàm thường hay ốm vặt, dễ cáu kỉnh và biếng ăn không. Do đó, cha mẹ cần chia nhỏ khẩu phần ăn cho trẻ, nấu những món ăn thật ngon, đầy đủ chất dinh dưỡng và có biện pháp kích thích khả năng ăn uống của con giúp bé trải qua giai đoạn này một cách hiệu quả nhất.

Des anh nha khoa haha 2024 07 31T163718.773
Trẻ mọc răng hàm có biểu hiện gì?

5. Trẻ mọc răng hàm có bị đi ngoài không?

Các triệu chứng của một số bệnh thường gặp ở trẻ em bao gồm rối loạn giấc ngủ và ăn uống, quấy khóc, phát ban, đổ mồ hôi, chảy nước mũi, tiêu chảy có liên quan trực tiếp đến mọc răng cửa. 

Nếu trẻ mọc răng hàm bị sốt cao nhiều ngày kèm theo tiêu chảy thì có thể bé đã mắc các bệnh lý khác như nhiễm trùng do nấm, virus hay tai giữa. 

Do đó, nếu trẻ bị tiêu chảy trong lúc mọc răng hàm, cha mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay đến thăm khám trực tiếp để được cho lời khuyên thích hợp.

IV – Cách giảm đau cho bé mọc răng hàm

Trong giai đoạn mọc răng hàm, trẻ sẽ vô cùng khó chịu, vì vậy, bạn có thể áp dụng theo một vài cách giảm đau khi bé mọc răng hàm dưới đây nhằm xoa dịu phần nào nỗi đau cho con nhé! 

 Dùng ngón tay sạch hoặc một miếng vải mềm, ướt đã được khử trùng nhẹ nhàng mát xa nướu răng cho trẻ. 

Lưu ý, tất cả những dụng cụ khi cho vào miệng bé phải được tiệt trùng với nước muối hoặc các chất tẩy rửa không độc hại nhằm tránh nhiễm khuẩn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ.

Des anh nha khoa haha 2024 07 31T163532.573

Massage lợi để giảm đau khi trẻ mọc răng cửa. 

– Cho trẻ sử dụng một số loại bánh quy không đường hoặc kẹo dành riêng cho trẻ mọc răng 

– những thứ này chỉ được dùng khi trẻ sơ sinh trên sáu tháng tuổi đã bắt đầu nhai thức ăn cứng hơn. 

– Sử dụng thuốc giảm đau như paracetamol có lợi cho trẻ em. Thuốc Ibuprofen, gel bôi giảm đau nhức răng có chứa thành phần choline salicylate cũng có thể có hiệu quả, tuy nhiên cần tránh sử dụng vì nó có thể tạo nên những phản ứng không mong muốn ở trẻ em. 

– Thường xuyên lau vùng da quanh răng, đặc biệt là vùng cằm nếu trẻ bị chảy dãi nhiều. 

– Bổ sung vitamin D và canxi vào bữa ăn để răng chắc khoẻ hơn và chải răng nhẹ nhàng, giảm đau. 

– Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ nhằm ngăn ngừa các vi khuẩn gây sâu răng và viêm nhiễm tấn công vào thời điểm bé mọc răng hàm. 

– Đến nha sĩ thăm khám định kỳ 6 tháng/lần để theo dõi quá trình phát triển răng nhằm có phương pháp xử lý các vấn đề răng miệng sớm.

Dưới đây là bài viết mà Bedental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ https://bedental.vn/ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .

Bạn có thể tham khảo Răng khôn mọc lệch ra má, nguy hiểm tiềm ẩn cho sức khỏe con người 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post

Comments are closed.