Thư viện chuyên khoa

8 Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Mút tay là một bản năng ăn sâu trong tiềm thức, có từ khi bé trong bụng mẹ, rồi tự mất.Vì vậy tại sao bé lại mút tay?  Bé mút tay lợi hay hại? Những lưu ý khi giúp bé hết mút tay.. Bedental sẽ chỉ cho mẹ các cách khắc phục tật mút tay ở trẻ.

Tại sao bé lại mút tay?

Tại sao bé lại mút tay? Chắc hẳn trong số chúng ta khi còn nhỏ sẽ có thói quen mút tay khi chơi hay đưa tay chờ mẹ đút “măm măm”. Hành động mút tay là một phản xạ tự nhiên của tất cả các bé, ngay từ khi nằm trong bụng mẹ, thói quen này đã hình thành.

Theo Bedental, khi trẻ mút ngón tay sẽ sinh ra hormone tên là Endorphin giúp trẻ thấy vui vẻ, thoải mái và an toàn khi không có mẹ ở cạnh, dần thành một động tác vô thức của trẻ mỗi khi đói bụng hay buồn chán.

Đa số mọi đứa trẻ thường sẽ mút tay trong 6 tháng đầu, dần biến mất cùng từ vào lúc 1 – 2 tuổi, chỉ một số ít đứa trẻ lại kéo dài lúc 4 – 5 tuổi.

Bé mút tay lợi hay hại?

Bé mút tay lợi hay hại? Hành vi mút tay ở trẻ sơ sinh có thể có cả hai mặt tích cực và tiêu cực, phụ thuộc vào mức độ và thời gian trẻ thực hành nó.

Dưới đây là một vài khía cạnh của việc mút tay:

Lợi ích của việc mút tay:

Phát triển tư duy: Mút tay là một phần của việc trẻ nhỏ phát triển khả năng vận động. Nó sẽ giúp trẻ tìm hiểu và khám phá về môi trường xung quanh.

An ủi và thoải mái: Mút tay sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu trong các trường hợp căng thẳng hoặc không thoải mái.

@bedental.vn

Con bạn chắc chắn sẽ bị hô trong tương lai nếu có các thói quen này #TikTokFashion #Master2023byTikTok #xuhuongtiktok #nhakhoa #răng #xuhuong2023 #dentist #learnontiktok #bedental #dental #béyêu #bébé #mút_tay @Dr. Thuỳ Nga

♬ nhạc nền – Nha khoa BeDental – Nha khoa BeDental

Hỗ trợ mọc răng: Khi răng của trẻ đang phát triển, việc mút tay sẽ giúp giảm sưng và đau nhức, tương tự với việc sục núm vú hoặc mút đồ chơi núm.

Hậu quả tiêu cực của việc mút tay:

Các vấn đề về răng: Nếu trẻ mút tay quá nhiều hoặc quá ít, nó sẽ gây áp lực lên răng và hàm, dẫn đến các vấn đề về răng, bao gồm lệch hoặc sâu răng.

Nhiễm trùng: Mút tay sẽ đưa vi trùng từ tay đến họng, gây ra tình trạng viêm nhiễm.

> Link tham khảo : Rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ
Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Cản trở sự phát triển ngôn ngữ: Nếu trẻ vẫn mút tay khi đã biết nói chuyện, hành vi này sẽ ngăn cản sự phát triển của khả năng nói chuyện.

Đưa vi khuẩn, virus vào trong miệng gây bệnh tay chân miệng, thuỷ đậu, giun sán, . . nếu vệ sinh miệng không sạch hay tay dơ.

Dễ nôn ói nếu đưa ngón tay chạm mạnh vào vòm họng sau khi bú hay nuốt, cũng như chảy máu khu vực này nếu móng tay cào trúng.

Biến dạng xương ngón tay, đầu ngón tay khác thường khi chạm mạnh.

Từ đó, việc cho trẻ ngừng mút tay cần thiết ngay từ bây giờ, để góp phần bảo vệ sức khoẻ của bé, nhất là trong thời điểm dịch bệnh hiện nay.

Để chắc chắn rằng việc mút tay không gây ra những vấn đề xấu, bạn nên theo dõi và giới hạn tần suất của trẻ nếu cần thiết và áp dụng các cách khắc phục tật mút tay ở trẻ mà Bedental đưa ra dưới đây nhé 

Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Dưới đây là 1 số cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Đảm bảo cho bé ăn ngon

Các bé sẽ mút tay khi cảm giác đói bụng, vì thế các mẹ có thể dụ bé ăn cơm, để bé quên đi cảm giác đói bụng không mút tay. Biện pháp này vô cùng hữu hiệu, bé sẽ bỏ thói quen mút tay và quên luôn hành động này.

Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ
Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Giải thích cho bé biết “mút tay là xấu”

Biện pháp này dành cho các bé lớn hơn một xíu, khi mà bé nghe theo lời nói của người lớn. Khi bé định đưa ngón tay vào miệng, bạn nên nhẹ nhàng dừng lại rồi nói chuyện nhẹ nhàng với bé về hành động mút tay là nguy hiểm, mút tay sẽ khiến con đau bụng và khi lớn răng con sẽ không tốt, những lời nói nhỏ nhẹ sẽ làm bé hiểu rằng mút tay có hại bé sẽ bỏ dần.

Còn nếu bạn muốn dạy các bé nhỏ hơn, hãy bắt đầu với hành động là không cho trẻ mút tay, việc này đòi hỏi bạn lúc nào cũng nhìn bé, mỗi lần như vậy sẽ làm bé có ý thức không đưa tay vào miệng.

Dùng đồ chơi giúp bé bỏ mút tay

Hãy dùng các phần thưởng khuyến khích bé bằng sữa, kẹo, bánh, . .. nếu bé không đưa tay vô miệng. Cách này sẽ hữu hiệu đối với các bé từ 6 tháng tuổi trở đi, bởi vì lúc này bé đang quan sát, học tập. Bạn động viên, khuyến khích bé bằng một tràng vỗ tay và khen ngợi bé giỏi khi bé không mút tay, từ từ trẻ con sẽ biết mút tay là xấu.

Tạo cho bé sự yên tâm, an toàn

Ngoài việc đói mới mút ngón tay ra thì bé khi không có cảm giác an toàn, chúng sẽ thực hiện hành động này. Bố mẹ nên quan tâm bé thường xuyên, ở bên bé, không la mắng khi phát hiện bé đang mút ngón tay mà từ từ giảng giải.

Dùng động tác nhẹ nhàng kết hợp cùng giải thích với bé hành động này là đúng, chăm sóc vỗ về bé, chúng sẽ dần quen việc không mút tay thay vì quát mắng hay đánh đập trẻ. Bạn nên cho trẻ ngậm núm giả khi chơi đùa với thú bông, trẻ hoạt động hai tay nhiều, trẻ sẽ quên ngay và thoả thích vui chơi.

> Link tham khảo : Tại sao trẻ bị hôi miệng? Trẻ em bị hôi miệng là bệnh gì?

Phương pháp “chất lỏng nhắc nhở”

Một cách tương đối hiệu quả là dùng một chất lỏng có vị mà bé không thích như chua hoặc đắng để ngăn bé mút tay.

Nếu bé mút mà thấy đắng, chua sẽ hình thành việc bé nghĩ là mút tay không thích thú và bỏ ngay, còn việc sử dụng vị cay nồng sẽ làm bạn khó chịu và gây kích ứng da, mắt của trẻ. Chất lỏng tốt nhất có nguồn gốc thiên nhiên như nước chanh.

Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ
Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Đánh lạc hướng bé

Khi bạn thấy bé mút tay thì chớ mắng mà hãy chơi đùa với bé, khuyến khích bé cầm đồ chơi, lôi kéo và phân tán sự chú ý của bé vào các hoạt động khác nhau, khiến chúng quên thói quen mút tay.

Hãy khuyến khích bé thử những hoạt động khác nhau, chẳng hạn cầm và chơi đồ chơi, vẽ tranh, hoặc chơi các khối xếp hình. Những hoạt động này sẽ giúp bé rèn luyện kỹ năng khác mà không nhất thiết phải mút tay.

Khi thấy bé mút tay, hãy cố gắng thu hút sự chú ý của bé bằng việc trò chuyện và chơi với bé. Bạn có thể hát nhạc, kể truyện, hoặc dẫn bé ra ngoài để tham gia những hoạt động khác nhằm bé quên đi hành động mút tay.

Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ
Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ

Sử dụng ti giả

Các núm giả, ti giả cũng là vật cứu tinh và cũng rất quan trọng trong các cách khắc phục tật mút tay ở trẻ cho những bà mẹ muốn cải thiện việc mút ngón tay. Khi cho con mút ti, trẻ sẽ tập trung vào việc mút núm vú, cảm thấy dễ chịu như đang ngậm bầu sữa mẹ. Tuy vậy, việc này cũng nên tránh khi trẻ đã lớn hơn cũng bởi nó sẽ làm thay đổi thói quen mút sữa mẹ, bé ti ít, sữa tiết ra ít, giảm chất lượng.

Ti giả cũng có nguy cơ bị viêm tai giữa, cũng tương tự nếu núm vú giả không rửa kỹ cũng có thể mang vi trùng từ môi trường không khí vào tai.

Bắt đầu tập từ những việc nhỏ

Bạn hãy cai mút tay cho bé bằng những động tác nhẹ nhàng, chú ý không làm sợ hãi hoặc la mắng trẻ mà hãy nhỏ nhẹ, kiên nhẫn từ từ. Trẻ con từ 6 tháng trở lên đã linh động, biết nhìn xung quanh và chúng có thể học hỏi mọi thứ xung quanh, tích luỹ được kiến thức.

Thay vì mắng bé bạn nên từ từ hiểu việc mút tay là sai và đè tay trẻ xuống vì với bé hành động này là xấu. Khích lệ, khen ngợi bé giỏi khi bé làm xong hay khi dỗ bé ngoan, chỉ cần bé sẵn sàng mút tay là bạn đánh lạc hướng, chơi đùa với bé, bé sẽ quên việc mút tay đi và ngủ ngay.

> Link tham khảo :Bé 5 tuổi bị sâu răng hàm phải làm sao – Cách điều trị hiệu quả

Những lưu ý khi giúp bé hết mút tay

Cách khắc phục tật mút tay ở trẻ có thể đòi hỏi sự kiên nhẫn và thời gian. Dưới đây là một số những lưu ý khi giúp bé hết mút tay:

Thời điểm thích hợp: Hãy chọn một thời điểm thích hợp để giúp bé ngừng mút tay. Tránh bắt đầu quá sớm hoặc quá muộn, và hãy xem xét tình trạng tinh thần và sức khỏe của bé.

Sự tham gia của bé: Hãy thảo luận với bé (nếu bé đã đủ lớn để hiểu) về quyết định ngừng mút tay và khuyến khích bé tham gia vào quá trình này. Bé sẽ cảm thấy thoải mái hơn nếu thấy mình có quyền lựa chọn và kiểm soát.

Cung cấp thay thế: Thay thế thói quen mút tay bằng các hoạt động khác mà bé thích, chẳng hạn như đọc sách, vẽ tranh, xây dựng từ khối xếp hình, hoặc chơi đồ chơi. Điều này có thể giúp bé tập trung vào các hoạt động khác thay vì mút tay.

Sử dụng kỹ thuật tích cực: Sử dụng phương pháp tích cực để khuyến khích bé ngừng mút tay. Bạn có thể tạo ra một bảng tiến độ hoặc hệ thống khen ngợi cho bé mỗi khi bé không mút tay trong một khoảng thời gian cố định.

Giữ sạch tay: Đảm bảo tay của bé luôn sạch sẽ. Bạn có thể giúp bé nhớ không mút tay bằng cách nhắc nhở bé rằng tay sạch là tốt cho sức khỏe.

Hỗ trợ từ gia đình: Yêu cầu sự hỗ trợ từ gia đình và người chăm sóc khác để đảm bảo mọi người tham gia vào quá trình giúp bé ngừng mút tay và không tạo ra áp lực cho bé.

Tránh trừng phạt: Tránh trừng phạt bé khi bé mút tay, vì điều này có thể làm tăng căng thẳng và khó khăn cho bé hơn. Thay vì đó, hãy sử dụng tích cực và động viên bé khi bé không mút tay.

Kiên nhẫn và thời gian: Nhớ rằng việc bé hết thói quen mút tay có thể mất thời gian và đòi hỏi kiên nhẫn. Hãy kiên trì cách khắc phục tật mút tay ở trẻ và hỗ trợ bé trong suốt quá trình này.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

 

Rate this post