Sâu răng là bệnh lý về răng miệng phổ biến ở người và được chia thành nhiều mức độ. Mỗi mức độ của bệnh sâu răng sẽ được điều trị bằng các biện pháp phòng ngừa sâu răng khác nhau. Bài viết dưới đây Bedental sẽ giúp bạn hiểu về 3 mức độ sâu răng và các phương pháp điều trị phù hợp.
Tổng hợp về 3 mức độ sâu răng bạn nên biết!
Mức độ sâu răng không được xác định dựa trên các công thức cụ thể, mà dựa trên phác đồ sâu răng. Căn cứ vào độ tổn thương của răng các bác sĩ nha khoa sẽ căn cứ vào đó để xác định mức độ sâu răng của bạn.
Có 3 mức độ sâu răng:
Sâu răng mức độ 1: Sâu răng nhẹ (Men răng bị sâu)
Đây là tình trạng sâu răng giai đoạn đầu hay còn gọi là giai đoạn chớm sâu răng. Sâu răng nhẹ có thể bắt gặp ở tất cả các độ tuổi và rất phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng mức độ 1 nhẹ là do vệ sinh răng miệng không kỹ càng. Khiến các mảnh thức ăn vụn bám vào răng tạo thành những mảng bám có tính axit bào mòn men răng.
Trong giai đoạn sâu răng mức độ nhẹ, bạn vẫn chưa thể cảm nhận các cơn đau do vi khuẩn xâm nhập, hay cảm giác ê buốt khi ăn thực phẩm cay nóng. Nếu có, các cơn đau chỉ xuất hiện thoáng qua rồi biến mất chứ không kéo dài.
Dấu hiệu của sâu răng nhẹ
Đầu tiên, răng bạn sẽ bắt đầu ngả vàng, có thể xuất hiện một vài vết trắng đục hay những đốm nhỏ màu đen li ti trên răng. Những vết trắng đục hoặc đen chỉ xuất hiện trên bề mặt nhai của răng. Ở giai đoạn này vi khuẩn chưa thể phá hủy men răng và xâm nhập vào sâu bên trong.
Cách chẩn đoán tình trạng sâu răng nhẹ
Để có thể chẩn đoán tình trạng sâu răng mức độ 1 một cách chính xác, các bác sĩ nha khoa sẽ tiến hành thổi khô bề mặt răng có khả năng bị sâu. Điều này nhằm để có thể xác định được các vệt trắng hay những tổn thương trên răng. Đây là phương pháp được đánh giá có độ chính xác lên đến 90%.
Khi bề mặt răng xuất hiện các vệt trắng đục hoặc những đốm nhỏ. Điều đó có nghĩa là răng đang bị sâu nhưng vẫn có thể điều trị nhanh chóng bằng các thuốc đặc trị. Tuy nhiên, nếu các vệt trắng có thể thấy được bằng mắt thường ngay cả khi không cần thổi khô bề mặt răng thì khó điều trị hơn.
Sâu răng mức độ 2: Sâu răng xâm nhập đến lớp ngà răng
Sâu răng mức độ 2 là tình trạng vùng sâu răng đã lan rộng và tạo thành những lỗ hổng trên răng và có thể nhận thấy bằng mắt thường. Nguyên nhân hình thành các lỗ hổng trên răng là do các vệt trắng ở giai đoạn đầu không được điều trị kịp thời.
Vi khuẩn tấn công men răng khiến phần men răng bị mất đi và xâm nhập vào phần ngà răng. Bạn sẽ cảm thấy các cơn đau và ê buốt răng kéo dài trong giai đoạn này. Tuy nhiên, cơn đau sẽ không xuất hiện thường xuyên mà chỉ xuất hiện khi gặp kích thích chẳng hạn như va chạm với các mảnh vụn thức ăn.
Dấu hiệu của sâu răng mức độ 2
Sâu răng đen hoặc vàng, xuất hiện với kích thước nhỏ khoảng 2mm.
Cách chẩn đoán sâu răng đen
- Chẩn đoán bằng mắt thường: Trong giai đoạn này, sâu răng có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Bạn có thể nhìn thấy các lỗ sâu ngả sang màu vàng hoặc màu đen. Điều này cho thấy quá trình sâu răng đang dần trở nên nghiêm trọng hơn.
- Chẩn đoán bằng cách sử dụng thám trâm – khí cụ dùng để khám bệnh nha chu. Các bác sĩ nha khoa sẽ dùng thám trâm để có thể xác định được các lớp gồ ghề bị sâu ở dưới đáy răng và lớp ngà mềm. Phương pháp này chỉ được sử dụng khi lỗ sâu chưa xâm nhập đến tủy răng.
Lưu ý: Đối với trẻ em chưa thay răng sữa, bạn có thể sẽ nhầm lẫn giữa lớp nông ngà sâu và sún răng. Những tổn thương do sún răng sẽ bắt nguồn từ mặt ngoài của răng rồi mới bắt đầu lan sang hai bên má răng. Còn tổn thương do sâu răng sẽ hình thành bên ngoài rồi đi sâu vào chân răng. Tổn thương do sún răng cũng có biểu hiện hình thành các sắc tố đen trên răng nhưng lại không gây đau. Vì thế, bạn cần phải xác định đúng triệu chứng để tránh điều trị sai cách.
Sâu răng mức độ 3: Sâu răng nặng ăn vào tủy răng
Nếu tình trạng sâu răng ở giai đoạn hai không được điều trị kịp thời, lớp ngà răng sẽ nhanh chóng bị vi khuẩn phá hủy. Vi khuẩn sẽ xâm nhập gây răng sâu vào tủy. Lúc này, lỗ sâu tương đối lớn, vì phần răng sâu bị vỡ, mẻ…Đây là tình trạng sâu răng hàm nặng. Tủy răng là nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng, gây nên tình trạng hôi miệng.
Ở giai đoạn này, các vi khuẩn sâu răng sẽ tấn công khoang miệng, xâm nhập trực tiếp vào tủy răng và gây nên các cơn đau dữ dội. Khi gặp phải tình trạng này bạn hãy nhanh chóng gặp ngay bác sĩ nha khoa để được điều trị. Tránh gặp phải tình trạng viêm tủy cấp tính. Bên cạnh đó, răng sẽ trở nên ê buốt hơn khi gặp phải các kích thích từ bên ngoài. Các cơn đau răng có thể kèm theo sốt nhẹ và gây khó khăn trong quá trình cải thiện chức năng nhai của bạn.
Dấu hiệu nhận biết sâu răng mức độ 3
Sâu răng mức độ 3 được phân biệt với sâu răng mức độ 2 bằng cách phân biệt độ nông của lỗ sâu. Nếu lỗ sâu dưới 2mm đây là tình trạng sâu răng cấp độ 2, nếu sâu hơn 2mm thì sâu răng đã đạt đến mức độ 3.
Cách chẩn đoán sâu răng cấp độ 3
- Để có thể chẩn đoán tình trạng sâu răng cấp độ 3. Đầu tiên các bác sĩ nha khoa sẽ xác định bằng mắt thường. Nếu lỗ sâu lớn từ 3 – 4mm thì bên trong có thể đã tổn thương rất nặng.
- Lúc này, các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các biện pháp chuyên môn là xịt nước vào lỗ sâu để xác định mức độ sâu răng và cơn đau do sâu răng gây ra.
- Cuối cùng, chụp phim răng: Đây là phương pháp xác định kết quả răng sâu chính xác nhất.
Thông thường chúng ta chỉ biết đến 3 mức độ của sâu răng. Tuy nhiên, ngoài 3 mức độ trên, khi tủy răng bị phá hủy sẽ có thể dẫn đến tình trạng chết tủy răng. Có thể coi đây là sâu răng cấp độ 4.
Vậy răng sâu độ 4 là như thế nào? Sâu răng cấp độ 4 là tình trạng sâu răng quá nặng. Phần thịt trong bị trồi lên, thân răng bị gãy vỡ…chỉ còn lại chân răng.
Nguyên nhân gây nên 3 mức độ sâu răng
Nguyên nhân gây nên 3 mức độ sâu răng chủ yếu là do các mảng thức ăn bám vào răng không được vệ sinh kỹ càng. Điều đó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh sâu răng phát triển và bào mòn men răng.
Bên cạnh nguyên nhân không vệ sinh răng còn có một số nguyên nhân gây sâu răng khác như:
- Do tuổi tác cao: Người cao tuổi sẽ có nguy cơ mắc bệnh sâu răng nhiều hơn. Khi càng lớn tuổi, sức khỏe răng miệng sẽ yếu dần đi. Vi khuẩn dễ tấn công vào men răng.
- Mắc một số bệnh lý khác: Người bị cao huyết áp, tiểu đường…có nguy cơ bị sâu răng cao
- Khi mang thai, người mẹ bị sâu răng, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi của trẻ. Điều đó khiến trẻ sinh ra có sức khỏe răng miệng yếu.
- Trẻ em chưa thay răng sữa. Men răng sữa yếu và mềm hơn so với răng vĩnh viễn.
- Khô miệng: Nước bọt có công dụng ngăn chặn và làm sạch các mảng bám, khiến cho vi khuẩn không thể phát triển được. Vì thế khô miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây sâu răng.
Cách điều trị 3 mức độ sâu răng
Với mỗi mức độ sâu răng khác nhau, các bác sĩ nha khoa sẽ có cách trị sâu răng khác nhau, giúp bảo toàn răng tối đa.
Điều trị sâu răng cấp độ 1
- Đối với tình trạng răng mới chớm sâu, bác sĩ nha khoa sẽ điều trị bằng cách đổ hỗn hợp bao gồm các chất cacium, phosphate, florinê vào vùng sâu răng. Phương pháp này được gọi là tái khoáng răng có tác dụng thu hẹp các vùng trắng đục trên răng. Ngăn chặn tình trạng sâu răng phát triển thêm.
- Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bạn sử dụng thuốc điều trị sâu răng. Phương pháp này thường được sử dụng khi bạn bị sâu răng hàm nhai. Khi răng có các vùng nhỏ đổi thành màu đen nhưng vi khuẩn chưa xâm nhập vào sâu bên trong.
Điều trị sâu răng cấp độ 2
- Khi vi khuẩn tạo những lỗ hổng trên răng, bạn không thể điều trị sâu răng bằng các phương pháp thông thường mà phải áp dụng các phương pháp phục hình răng bị tổn thương.
- Các bác sĩ nha khoa sẽ loại bỏ đi phần răng bị sâu. Sau đó,. phục hình răng bằng các phương pháp như: Trám răng, bọc răng sứ… Tùy thêm nhu cầu và khả năng tài chính của bạn.
Điều trị sâu răng cấp độ 3
- Khi răng ăn sâu vào tủy và đó là sâu răng mức độ 3, để điều trị sâu răng triệt để, các bác sĩ nha khoa buộc phải thực hiện lấy tủy răng trước khi áp dụng các phương pháp phục hình răng khác. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tủy răng không được làm sạch hoàn toàn bạn sẽ phải đến bác sĩ nha khoa để điều trị tủy răng thêm lần nữa. Nếu tủy răng không được làm sạch, tình trạng sâu răng sẽ kéo dài.
- Các bác sĩ nha khoa sẽ điều trị bằng cách làm sạch ống tủy. Sau đó đổ một lượng chất vào trong tủy răng, thay thế tủy răng. Tiếp đến răng sẽ được phục hình bằng các phương pháp hàn trám răng, bọc răng sứ…
- Đối với trường hợp răng bị chết tủy. Vi khuẩn xâm nhập đến chóp răng, phá vỡ thân răng chỉ còn lại chân răng. Lúc này, các bác sĩ nha khoa buộc phải loại bỏ răng sâu của bạn, tránh vi khuẩn xâm nhập sâu hơn gây ra tình trạng nhiễm trùng máu. Sau khi loại bỏ răng, bạn nên trồng răng giả để lấp đầy vị trí răng vừa nhổ, bảo đảm cho xương hàm phát triển bình thường, tránh tình trạng răng bị xô lệch.
5 biện pháp phòng ngừa sâu răng
Để ngăn sâu răng phát triển bạn nên thực hiện 5 phương pháp này thường xuyên:
Thứ nhất: Chải răng đúng cách
Chải răng phải được thực hiện ít nhất 2 lần/ngày, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy hoặc sau bữa ăn. Chải răng đúng cách là cầm bàn chải nghiêng 45 độ, sao cho bề mặt bàn chải hướng vào nướu, chuyển động bàn chải lên xuống theo bề mặt răng sau đó xoay tròn và lùi dần ra ngoài, không nên đánh răng theo chiều ngang.
Thứ hai: Sử dụng chỉ nha khoa
Đánh răng chỉ làm sạch được 75% các mảng thức ăn bám trên răng, 25% mảng thức ăn bám vào kẽ ở sẽ không được làm sạch. Vì thế bạn hãy sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng.
Thứ ba: Tạo thói quen dùng nước súc miệng
Nước súc miệng có chứa fluoride sẽ giúp bạn làm thơm miệng và giúp răng chắc khỏe.
Thứ tư: Hạn chế ăn các thực phẩm ăn vặt chứa nhiều đường
Bánh kẹo, nước ngọt…là các thực phẩm có hàm lượng đường hóa học cao. Khi ăn bánh kẹo không làm sạch răng kĩ càng, vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển vượt trội và gây sâu răng.
Thứ năm: Khám răng định kỳ
Khám răng định kỳ 6 tháng/ lần sẽ giúp điều trị và phát triển sâu răng kịp thời, giúp bạn khắc phục ngay tình trạng sâu răng và đỡ tốn kém chi phí.
Vậy sâu răng phát triển bao lâu? Sâu răng phát triển khá chậm, 3 mức độ sâu răng có thể kéo dài từ 2 đến 4 năm. Sâu răng từ cấp độ 1 đến cấp độ 2 có thể phát tiền từ 6 tháng đến 1 năm, thậm chí là 2 năm. Vì vậy, khi phát hiện sâu răng bạn hãy đi điều trị nhanh chóng để tránh tình trạng mất răng, đau nhức răng, gây ảnh hưởng đến các răng khác.
Kết luận
Hãy bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn cũng như sức khỏe của cơ thể. Tuy sâu răng chỉ là một bệnh lý răng miệng mà ai cũng có thể gặp phải nhưng nếu kéo dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe. Liên hệ ngay với BeDental nếu bạn cần tư vấn thêm về sâu răng cũng như các bệnh lý về răng miệng khác.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM