Thư viện chuyên khoa

Tiêm filler ? 1 vài lưu ý khi tiêm mà bạn cần biết

Bên cạnh các lợi ích khi tiêm filler (chất làm đầy) cho làn da căng tràn sức sống thì việc sử dụng các chất làm đầy cũng gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng. Để trả lời cho câu hỏi các tác dụng phụ của tiêm filler là gì? Tiêm filler có nguy hiểm về sau không? Hãy theo dõi bài viết sau đây!

Một trong những xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ gần đây là tiêm chất làm đầy giúp khuôn mặt trở nên đầy đặn hơn, loại bỏ nếp nhăn và các dấu hiệu lão hoá. Nhưng tác dụng phụ của tiêm filler cũng hay xảy ra. Tiêm filler là gì? Liệu bạn có nên tiêm filler để làm đẹp không? Hãy tìm hiểu những thông tin dưới đây trước khi đưa ra quyết định nhé!

Tiêm filler là gì?

Tiêm filler là gì? Filler còn có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong lĩnh vực trang điểm, chất làm đầy cũng được sử dụng để xoá hoặc làm giảm nếp nhăn trên khuôn mặt.

Khi tiêm filler là như thế nào? Đây là thủ thuật tiêm chất làm đầy tự nhiên hoặc tổng hợp vào những đường cong, nếp gấp và mô của khuôn mặt nhằm làm chậm sự xuất hiện của nếp nhăn và cải thiện sự căng đầy trên khuôn mặt để che bớt các dấu vết của tuổi tác.

Những chất này được tiêm dưới da, vì vậy nó thường được coi là chất độn da, để làm đầy mô mềm và từ đó giảm bớt nếp nhăn trên da. Chúng được dùng để loại bỏ những nếp nhăn khi cười, làm đầy mắt và miệng hoặc giảm sẹo mụn.

Các loại filler phổ biến hiện nay

Tiêm filler là gì?
Tiêm filler là gì?

Trên thị trường hiện có khá nhiều loại chất làm đầy khuôn mặt. Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho rằng nhiều loại filler sẽ có tác dụng tức thì, số khác phải cần có thời gian trị liệu khoảng vài tuần đến vài tháng mới có hiệu quả tốt nhất sau kiểm tra định kì.

Các loại filler phổ biến hiện nay hay dùng bao gồm:

  • Axit hyaluronic (HA):  Đây là một loại gel tự nhiên trong cơ thể, hay được dùng để massage cho da, làm đầy, căng mịn các nơi trên khuôn mặt và làm giảm nếp nhăn, đặc biệt là vùng xung quanh mắt, mũi và cằm. Do cơ thể sẽ tái hấp thu axit hyaluronic dần theo thời gian nên kết quả thường được kéo dài khoảng 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nhờ có nhiều nghiên cứu và sản xuất các chất làm đầy da nên tác dụng của axit hyaluronic thông thường sẽ kéo dài 12 tháng hoặc lâu hơn.
  • Canxi hydroxylapatite (CaHA) . Fiiler thực chất là những phân tử canxi siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm dưới da, CaHA đặc hơn HA nên nó được khuyên sử dụng để ngăn ngừa các nếp nhăn sâu.
  • Axit poly-L-lactic:  Axit phân huỷ sinh học sẽ giúp thúc đẩy việc tổng hợp collagen thay vì làm đầy những nếp nhăn, nhờ vậy đem lại vẻ săn chắc cho bề mặt da và hạn chế hình thành các nếp nhăn. Dù không mang lại kết quả tức thì nhưng tiêm filler sẽ có khả năng tồn tại ít nhất 2 năm và biến nó thành một filler có tác dụng bán vĩnh cửu.
  • Polymethylmethacrylat (PMMA): Chất làm đầy này bao gồm những hạt siêu nhỏ (microspheres) và collagen để làm đầy da. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nghiên cứu về da và thẩm mỹ thì PMMA có thể gây ra một số vấn đề. Vì thế, duỳ có thể được dùng làm loại filler vĩnh viễn với tác dụng kéo dài hơn 5 năm tuy nhiên nó lại không phải là lựa chọn hàng đầu của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
  • Theo nghiên cứu, các loại filler có tác dụng kéo dài sẽ gây nên biến chứng với tỷ lệ cao hơn, ví dụ như gây viêm nhiễm hoặc những nốt mụn trên da.
  • Bên cạnh những phương pháp tiêm filler ở trên, bạn cũng có thể lựa chọn làm đầy và căng da mặt bằng cách tiêm mỡ tự thân (hay còn gọi là cấy mỡ tự thân) .
Các loại filler phổ biến hiện nay
Các loại filler phổ biến hiện nay

Tham khảo thêm :  Phun mí mắt và 1 vài điều cần lưu ý

Ứng dụng của phương pháp tiêm filler là gì?

Phương pháp tiêm filler thường được ứng dụng trong thẩm mỹ hiện nay với những công dụng như sau:

  •  Làm phẳng sẹo
  •  Xoá nếp nhăn
  •  Làm đầy các rãnh
  •  Chống lão hoá và săn chắc da

Tiêm filler có nguy hiểm về sau không?

Liệu càng về sau việc tiêm filler có hại gì không? Tất cả các loại filler có thể hấp thu vào cơ thể. Cũng chính vì vậy nên kết quả làm đầy khi tiêm filler cũng chỉ duy trì được một thời gian nhất định, có thể là từ vài tháng đến hàng năm tuỳ theo chất lượng sản phẩm và cơ địa từng người. Tương tự như thế, các chất làm đầy trên thị trường được quảng cáo là có tác dụng mãi mãi hoặc trong rất nhiều năm.

Bản chất làm đầy cũng không phải là yếu tố gây tác động lớn đối với người dùng, bởi kỹ thuật tiêm mới là nguyên nhân chính gây ra tai biến. Nếu kỹ thuật tiêm không chính xác như nhầm chỗ hay lượng chất làm đầy không đủ cũng có thể gây biến chứng.

Tác dụng phụ khi tiêm filler

Tác dụng phụ khi tiêm filler
Tác dụng phụ khi tiêm filler

Tiêm filler có an toàn không và tác dụng phụ của tiêm filler luôn là chủ đề gây nhiều tranh luận. Hầu hết những phương pháp làm đẹp hiện nay đều tiềm ẩn nhiều tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như:

Tác dụng phụ của tiêm filler ít gặp 

Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, các tác dụng phụ sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm và không xuất hiện ngay nhưng nhanh chóng biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:

  •  Đỏ
  •  Sưng tấy
  •  Đau đớn
  •  Bầm tím
  •  Có cảm giác ngứa
  •  Phát ban

Tác dụng phụ hiếm gặp khi tiêm filler 

Như đã nói, việc trả lời cho câu hỏi tiêm filler có nguy hiểm về sau không còn phụ thuộc rất nhiều vào chuyên môn của người thực hiện thủ thuật này. Rất ít xảy ra tuy nhiên bạn cũng có thể gặp phải một số trường hợp như:

  •  Nhiễm trùng.
  •  Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở một số vị trí tiêm.
  •  Xuất hiện những vết sẹo hoặc u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần phải phẫu thuật để cắt bỏ.
  •  U hạt là một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy.
  •  Sự lan truyền của các chất độn từ vùng này sang khu vực kia.
  •  Chấn thương mạch máu.
  •  Có thể bị mù loà, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm giảm lưu lượng máu đến võng mạc.
  •  Chết mô vì lưu lượng máu bị tắc nghẽn khi tiêm chất làm đầy vào tĩnh mạch.

Những biện pháp đảm bảo an toàn 

Khi tiêm chất làm đầy khuôn mặt thường không nguy hiểm tuy nhiên bạn cần chú ý một số điểm sau để đảm bảo an toàn:

  • Bạn nên tìm gặp các chuyên gia đã được đào tạo, có kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề (một bác sĩ da liễu hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín) khi được tư vấn tiêm filler.
  • Thực hiện các thủ thuật tại các trung tâm y tế uy tín thay vì những phòng khám tư được quảng cáo.
  • Bạn cần tìm hiểu rõ những thông tin về các chất làm đầy mà bạn đã lựa chọn để sử dụng. Sau đó, bạn nên xem xét lại nếu cảm thấy nhân viên không hiểu được bản chất của những loại filler trên.
  • Không tự ý mua những chất làm đầy được rao bán online. Bạn chỉ nên mua ở những cửa hàng uy tín và có đầy đủ giấy tờ, chứng nhận an toàn.
  • Filler phải còn nguyên trong ống và có tem, nhãn rõ ràng.
  • Kiểm tra kỹ bao bì.
  • Bạn cũng cần biết rằng chất làm đầy bạn định sử dụng đang được Cục quản lý Dược phê duyệt với mục đích làm đẹp nhằm đảm bảo an toàn.
  • Nhận thức rõ ràng về những nguy cơ và tác dụng không mong muốn do chất làm đầy có thể đem lại.
  • Đọc kĩ các thành phần của chất làm đầy bạn sẽ tiêm và đảm bảo rằng bạn không dị ứng với bất cứ thành phần nào, ví dụ như collagen.
  • Bạn nên báo cáo với bác sĩ tất cả những loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Một số thành phần trong filler có thể xảy ra phản ứng làm ảnh hưởng đến sự đông máu của bạn.

Những ai không nên tiêm filler? 

Bạn cũng không nên sử dụng các chất làm độn nếu:

  •  Da của bạn đang bị viêm bởi bất cứ thứ gì (phát ban, mề đay, mụn trứng cá. ..)
  •  Dị ứng với bất cứ thành phần nào ghi trên đó
  •  Bạn bị rối loạn đông máu
  •  Bạn đang mang thai, cho con bú hay dưới 18 tuổi (không có bằng chứng rõ ràng về sự an toàn khi sử dụng filler đối với phụ nữ trẻ tuổi)
  •  Da của bạn có thể để lại sẹo (ví dụ như bạn hay bị sẹo lồi. ..)

Những phương pháp thay thế tiêm chất làm đầy

Có nhiều phương pháp có thể thay thế filler
Có nhiều phương pháp có thể thay thế filler

Có khá nhiều mỹ phẩm để chống lại dấu hiệu lão hoá và làm giảm những nếp nhăn trên mặt, mức độ thành công tuỳ thuộc vào da từng người. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như:

  •  Dùng lotion (kem dưỡng da) để làm mờ nếp nhăn.
  •  Điều trị mài mòn da (demabrasion) hay siêu mài mòn da (microdermabrasion) .
  •  Tẩy tế bào chết hoá học (lột da hoá học) .

Tham khảo thêm : LỢI ÍCH CỦA BỌC RĂNG SỨ THẨM MỸ VÀ NHỮNG LƯU Ý ?

Những chất làm đầy được Cục Quản lý Dược chấp thuận bởi các chuyên gia uy tín sử dụng sẽ hiệu quả và an toàn hơn. Vì thế, bản chất của việc tiêm filler là an toàn nếu bạn thực hiện thủ thuật này tại những địa chỉ uy tín và do các bác sĩ có tay nghề cao. Dưới đây là những lưu ý nhằm đảm bảo tốt nhất cho bạn khi quyết định tiêm filler là đẹp:

  • Bác sĩ khuyến cáo bạn không nên massage vùng da mới tiêm filler cũng như không tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc thấp (ví dụ như đi bơi khi trời lạnh hay sử dụng phòng tắm hơi) .
  • Bạn có thể sử dụng một số thuốc kháng histamin (chống dị ứng) và thuốc chống viêm không kê đơn khi có bất kỳ dấu hiệu sưng đỏ hoặc ngứa ngáy.
  • Nếu bạn nhận thấy có bất kỳ triệu chứng nào (sốt, tiết dịch mủ hay da bị viêm, ngứa) , bạn cần đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể.
  • Bạn nên đi đến cơ sở y tế ngay nếu cảm thấy có vấn đề khi nhìn như khó thở, cảm thấy đau đớn bất thường hoặc bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khiến bạn lo ngại.
  • Thực tế bất kỳ phương pháp làm đẹp nào cũng tiềm ẩn các phản ứng phụ và rủi ro nhất định. Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết rõ về việc tiêm filler là như thế nào, một số phản ứng phụ có thể có của tiêm filler và tự trả lời được câu hỏi tiêm filler có nguy hiểm không hay ảnh hưởng gì không ạ!

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental: Giá lấy cao răng

Bọc răng sứ giá bao nhiêu

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

 

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

 

Website: https://bedental.vn/

 

 

 

Rate this post