Nhưng phụ nữ mang thai cần chăm sóc răng miệng như thế nào cho đúng cách, có nên nhổ răng khi mang thai không thì không phải ai cũng biết. Việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở mỗi người là vô cùng cần thiết và cần phải thực hiện thường xuyên. Đặc biệt ở phụ nữ mang thai thì lại càng quan trọng vì thời kỳ này họ có nguy cơ bị các vấn đề răng miệng cao hơn. bạn hãy cùng Bedental tìm hiểu chủ đề này nhé!
Phụ nữ có nên nhổ răng khi mang thai không?
Khi mang thai không chỉ có những thay đổi về mặt hình thể mà còn có sự thay đổi về mặt sinh lý. Trong thời kỳ này nồng độ hormone gia tăng bất thường khiến phụ nữ có nguy cơ mắc các bệnh nướu và các bệnh nha khoa khác. Bên cạnh đó, lượng canxi từ người mẹ phải cung cấp cho thai nhi là rất lớn, gây thiếu hụt canxi của người mẹ.
Canxi là thành phần quan trọng và không thể thiếu của răng nên làm cho răng bị suy yếu. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai nước bọt cũng tiết ra ít hơn, mà nước bọt lại có tác dụng làm chắc men răng, bảo vệ và ngăn chặn sâu răng, vì thế răng trong thời kì này không được bảo vệ tốt dẫn đến nhiều nguy cơ đối với sức khỏe răng miệng.
Có nên nhổ răng khi mang thai không?
Nhiều phụ nữ thắc mắc ‘khi mang thai có thể nhổ răng không?’,’có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé không?’ thì câu trả lời của các chuyên gia là có, các bà mẹ hoàn toàn có thể nhổ răng trong giai đoạn mang thai. Thường thì nhổ răng là biện pháp cuối cùng được chọn để giải quyết vấn đề răng miệng khi mà các phương pháp khác không hiệu quả thì bắt buộc phải loại bỏ răng để tránh những nguy cơ khác có thể xảy ra.
Nhổ răng khi mang thai trong giai đoạn nào là tốt?
Dù có thể nhổ răng trong khi mang thai nhưng vẫn phải chú trọng thời điểm nhổ để ít gây ảnh hưởng nhất. Hiệp hội mang thai Hoa Kỳ khuyến cáo nên thực hiện các can thiệp nha khoa cần thiết trong tam cá nguyệt thứ hai và hoãn mọi phương pháp không cần thiết khác cho đến sau khi sinh. Tam cá nguyệt thứ hai là giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ bắt đầu từ tuần 14 đến tuần 27 của thai kỳ.
Lựa chọn thời điểm này vì điều này giúp bạn tránh được việc chụp X-quang trong 3 tháng đầu tiên (tam cá nguyệt thứ nhất) khi mà em bé đang bước vào giai đoạn phát triển. Ngoài ra, vào tam cá nguyệt thứ ba thì em bé đã lớn, bụng của bạn to lên rất nhiều, gây khó chịu cho bạn đếu phải nằm trong một khoảng thời gian dài để nhổ răng hoặc thực hiện các kỹ thuật nha khoa khác.
Nếu trong trường hợp khẩn cấp và thực sự không thể hoãn nhổ răng thì bạn vẫn có thể nhổ trong giai đoạn đầu của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất). Việc nhổ răng sâu trong giai đoạn này tốt hơn so với việc cứ ngậm mãi cái răng sâu, vừa gây đau đớn, khó ăn uống, sinh hoạt lại còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Phương pháp nhổ răng khi mang thai có ảnh hưởng tới mẹ và bé không?
Như ta đã biết, để tiến hành nhổ răng cần chuẩn bị rất nhiều bước như chụp X-quang, gây tê,… và sử dụng nhiều loại thuốc. Vậy liệu những công đoạn đó có ảnh hưởng đến sức khỏe khi mang thai hay không? Có tác động đến thai nhi hay không? thì nhiều người chưa rõ. Hãy cùng Bedental tìm hiểu ngay nhé!
Chụp X-quang
Trước khi điều trị nha khoa, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp X-quang để xem tổng quan xương hàm, vị trí các răng để đưa ra phương án nhổ chính xác, nhiều người lo ngại tia X trong khi chụp sẽ ảnh hưởng đến thai nhi nhưng các bác sĩ khẳng định rằng tia X trong điều trị nha khoa có liều lượng thấp và chỉ dùng 1 liều duy nhất nên không đủ để có thể gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào đối với thai nhi.
Mặc dù không gây ra tác dụng phụ nhưng bác sĩ vẫn khuyên bạn nên tránh tiếp xúc với bức xạ tia X trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Nhưng nếu trường hợp khẩn cấp, đau dữ dội hoặc buộc phải nhổ răng khi mang thai thì bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bác sĩ chụp X-quang để chẩn đoán và điều trị tốt hơn.
Các loại thuốc giảm đau, kháng sinh
Các thủ thuật nha khoa để lại vết thương hở thường sẽ được kê toa thuốc có kháng sinh để chống nhiễm trùng. Các loại thuốc kháng sinh như amoxicillin, clindamycin và penicillin,… được dán nhãn loại B để đảm bảo an toàn cho phụ nữ mang thai và được kê đơn ngay sau khi nhổ răng.
Gây mê
Nếu ca nhổ răng phức tạp thì các bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây mê để giúp bạn giảm đau và thư giãn. Điều bạn cần làm là thông báo cho bác sĩ về tình trạng mang thai, sức khỏe của bạn để bác sĩ lựa chọn loại thuốc gây mê và định lượng phù hợp.
Nên tránh sử dụng các loại thuốc gây mê có thành phần chứa Glypressin khi mang thai vì chất ngày có khả năng làm co mạch máu và bạn cũng nên hỏi bác sĩ thật rõ ràng về loại thuốc gây mê bạn sử dụng.
Đối với phụ nữ có thai, các bác sĩ luôn chọn liều lượng thấp nhất để vừa đạt hiệu quả giảm đau, thư giãn mà lại không gây tác dụng phụ.
Gây tê
Đây là kỹ thuật được dùng rất phổ biến trong xử lý các vấn đề răng miệng. Hình thức này gây vô cảm vùng bằng cách sử dụng thuốc tê ức chế và tạm thời luồng xung động thần kinh từ ngoại biên lên trung ương làm mất cảm giác đau tạm thời. Có 2 cách thực hiện kỹ thuật này là gây tê bề mặt và gây tê tại chỗ tiêm.
Thuốc tê dùng trong nha khoa thường là Lidocaine, loại thuốc này không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi, do đó việc sử dụng nó trong nhổ răng không có vấn đề gì. Tác dụng phụ có thể tránh được nếu tuân thủ liều lượng. Tuy nhiên trong 3 tháng đầu thai kỳ thì bác sĩ vẫn khuyên nên tránh sử dụng thuốc tê trong giai đoạn này. Ngoài ra vẫn có một số tác dụng phụ như mất vị giác, tê kéo dài, sưng mặt, đau đầu hoặc có thể nghiêm trọng hơn như co giật, buồn nôn, khó thở, hạ huyết áp.
Vậy nếu trong thời kỳ mang thai, người mẹ muốn sử dụng trồng răng thì có sao không? phương pháp trồng răng implant có đau không đối với người đang mang thai, hay các phương pháp kỹ thuật nha khoa khác như bọc răng sứ, cắt lợi,… mà người đang mang thai hay có người thân là các mẹ bầu đang thắc mắc thì hãy liên lạc với Bedental để được các chuyên gia bác sĩ khám và tư vấn tận tình nhất.
Biện pháp chăm sóc và phục hồi sau khi nhổ răng khi mang thai
Sau khi nhổ răng khi mang thai, chăm sóc và phục hồi là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bạn và sự an toàn cho thai nhi. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc và phục hồi sau khi nhổ răng khi mang thai:
- Thực hiện vệ sinh miệng: Vệ sinh miệng hàng ngày là yếu tố quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và viêm nhiễm sau khi nhổ răng. Hãy đảm bảo bạn đánh răng kỹ và sử dụng chỉ điều trị sau khi nhổ răng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Giữ vùng xung quanh răng bị nhổ sạch sẽ: Sau khi nhổ răng, vùng xung quanh nơi nhổ răng sẽ có thể chảy máu và sưng. Sử dụng một bông gòn sạch để vệ sinh nhẹ nhàng vùng xung quanh răng và giữ vùng đó sạch sẽ.
- Kiểm soát đau và viêm: Đau và sưng là những tình trạng phổ biến sau khi nhổ răng. Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc giảm đau và chống viêm phù hợp cho bạn. Hãy tuân thủ đúng liều lượng và hướng dẫn sử dụng của thuốc.
- Kiên nhẫn trong việc ăn uống: Trong giai đoạn phục hồi, hãy tránh ăn những thức ăn có cấu trúc cứng và nóng quá nhiệt. Chọn các thức ăn mềm và dễ ăn như súp, canh, thức uống không cồn và tránh nhai phía vùng nhổ răng.
- Tuân thủ lời khuyên của bác sĩ: Luôn tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ về chăm sóc và phục hồi sau khi nhổ răng khi mang thai. Hãy đến khám định kỳ và thông báo cho bác sĩ về bất kỳ tình trạng lạ hay biến chứng nào bạn gặp phải.
- Theo dõi triệu chứng: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng không bình thường như đau lạc quan, sưng nề, chảy máu không kiểm soát, hoặc bất thường khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.
- Thực hiện khám thai định kỳ: Đảm bảo bạn tiếp tục thực hiện các cuộc khám thai định kỳ để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe của thai nhi không bị ảnh hưởng.
Cách bảo vệ sức khỏe răng miệng khi mang thai
Thực hiện vệ sinh răng miệng một cách thường xuyên và liên tục để giảm các nguy cơ bị sâu răng cũng như các bệnh răng miệng khác. Đánh răng ngày 2 lần và đánh đúng cách để bảo vệ men răng, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn mắc trong kẽ răng. Tránh đánh răng ngay sau khi ăn hoặc sau khi nôn nghén để bảo vệ men răng, chỉ đánh răng sau khoảng 30 phút.
Tăng cường các chất cần thiết cho răng như canxi, flour, phốt pho,… Vì trong thời kỳ mang thai, người mẹ phải cung cấp các chất dinh dưỡng cho con khiến cho người mẹ bị thiếu hụt. Mẹ bầu cần nên ăn các loại thực phẩm như: tôm, cua, hải sản không chứa thủy ngân, sữa và các sản phẩm từ sữa (sữa chua, phô mai,…), vừng, một số loại rau quả (chuối, kiwi, cam, rau mồng tơi, đậu, cà rốt, rau cần,…)
Hạn chế các loại thực phẩm nhiều đường, axit vì vừa gây hỏng men răng, lại còn tăng nguy cơ sâu răng.
Như vậy, chỉ cần thực hiện tất cả các phương pháp trên thì mẹ bầu hoàn toàn có thể bảo vệ rất tốt sức khỏe răng miệng của mình, hạn chế nguy cơ bị sâu răng. Không những thế người mẹ còn có thể cung cấp được đầy đủ các dưỡng chất cho con, giúp giảm nguy cơ sinh non, tạo hàm răng vững chắc và khỏe mạnh cho bé sau này.
Bài viết trên là tất cả các thông tin giải đáp cho thắc mắc “Khi mang thai có nên nhổ răng không?” và còn cung cấp thêm các thông tin liên quan, hi vọng qua bài viết các bạn đã một phần tìm được câu trả lời cho mình, bổ sung thêm kiến thức về nhổ răng trong thời kỳ mang thai.
Với những thiết bị tiên tiến và hiện đại bậc nhất được nhập khẩu từ các quốc gia nổi tiếng cùng với đội ngũ bác sĩ nhân viên có tay nghề chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn thì Bedental luôn là một sự lựa chọn uy tín hàng đầu của mọi khách hàng.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM