Thư viện chuyên khoa

Táo bón là gì ? Nguyên nhân gây ra nó là gì ?

Táo bón phổ biến nhất trong các bệnh lý về đường tiêu hoá trên thế giới với tỷ lệ 17% dân số toàn cầu, trong đó, chỉ 12% số người tự xác định được bệnh. Hiên tượng này xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là ở những người trên 65 tuổi với tỷ lệ 30-40%. Phụ nữ có tỷ lệ mắc táo bón cao gấp 3 lần nam giới. Táo bón cũng hay xảy ra ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ mang thai. 

 Hiểu rõ về táo bón sẽ giúp người dân có biện pháp phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm, nhằm hạn chế tình trạng táo bón lâu ngày có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn về đường tiêu hoá như trĩ hay các bệnh về hậu môn trực tràng. 

1) Táo bón là gì? 

  •  Táo bón là tình trạng khó đi đại tiện, phân cứng, buồn đi đại tiểu mà không đi nổi phải rặn mạnh phân khó thải ra, thời gian đi lâu hoặc nhiều ngày mới đi một lần. 
  •  Thông thường, hiện tượng táo bón sẽ diễn ra liên tục kéo dài đến một vài ngày. Tuy nhiên, những người hay bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, suy giáp trạng, tăng canxi máu, nhiễm độc chì, suy nhược cơ thể. .. 

 2) Nguyên nhân táo bón 

 Mỗi nhóm táo bón được gây ra bởi các nguyên nhân khác nhau bao gồm.

   2.1) Nguyên nhân gây táo bón nguyên phát 

  •  Táo bón có nhu động bình thường: Nguyên nhân do rối loạn cơ chế tống phân, xuất phát từ cơ thắt và cơ vòng hậu môn có vấn đề. Loại táo bón này khi khám thực thể rất khó phát hiện. 
  •  Táo bón có nhu động chậm: Khi nhu động ruột hoạt động kém sẽ gây ra táo bón. Loại táo bón này thường gặp hơn ở phụ nữ với các triệu chứng như chướng bụng và ít có nhu cầu đại tiện. 
  •  Táo bón do rối loạn chức năng sàn chậu: Rối loạn chức năng sàn chậu là do các khối cơ và dây chằng bị thoái hoá, dẫn đến không thể giữ cho các cơ quan ở vùng sàn chậu nằm tại vị trí của chúng. Hậu môn, trực tràng cũng nằm trong số những bộ phận bị suy yếu có thể dẫn đến tình trạng táo bón. Đặc trưng của táo bón do nguyên nhân này là rặn nhiều, đại tiện không sạch phân, phải cần trợ giúp mới đẩy phân ra ngoài hết được.

Các nguyên nhân gây táo bón

   2.2) Nguyên nhân gây táo bón thứ phát

  •  Do chế độ ăn uống, sinh hoạt: Chế độ ăn ít chất xơ, dư thừa chất béo có nguồn gốc từ động vật, ăn nhiều đường, cà phê, trà, rượu, uống không đủ nước; lười vận động và thường xuyên trì hoãn việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón cũng có thể từ việc uống sữa bột (các loại sữa công thức trong thành phần ít chất xơ và quá nhiều protein, đường) . 
  •  Mắc bệnh lý thực thể: Nếu mắc phải bệnh nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hoá do khối u, trĩ huyết khối, to trực tràng vô căn sẽ dễ bị táo bón. 
  •  Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh về thần kinh (đột quỵ, Hirschsprung, Parkinson, chấn thương đầu, tuỷ sống) ; vấn đề tâm lý (trầm cảm, rối loạn lo âu) ; rối loạn nội tiết (chuyển hoá tăng canxi máu, hạ kali máu, tiểu đường) ; bệnh tuyến giáp (cường giáp, suy giáp) ; bệnh mô liên kết (xơ cứng bì, lupus) ; nhiễm độc chì cũng gây táo bón. 
  •  Mang thai: Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ cộng với áp lực từ tử cung gây sức ép lên ruột, hoặc chế độ ăn thay đổi quá nhiều trong thai kỳ (uống viên bổ sung nhiều sắt , canxi, ăn các thực phẩm giàu protein) . .. đều ảnh hưởng đến nhu động ruột dẫn đến táo bón. 
  •  Dùng một số loại thuốc: Thuốc chống trầm cảm; thuốc kháng cholinergic; thuốc kháng axit; thuốc lợi tiểu; thuốc chống viêm không steroid (ibuprofen, diclofenac) ; thuốc chứa codein và morphin; thuốc chống co giật. .. có thể gây táo bón.

 3) Các đối tượng dễ bị táo bón

Táo bón có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính, hay lứa tuổi từ trẻ sơ sinh, người lớn đến người già. Dưới đây là một số đối tượng dễ bị táo bón. 

  •  Dân công sở: Ngồi lâu thiếu vận động, kết hợp với ăn uống không điều độ , ăn nhiều đồ cay, nóng, uống nhiều rượu bia. .. đều là nguyên nhân có thể gây bệnh táo bón. 
  •  Người già: Người lớn tuổi có chức năng đường ruột suy giảm, ít vận động rất dẫn đến tình trạng táo bón. 
  •  Phụ nữ mang thai và sau sinh: Hormone nội tiết thay đổi, chế độ ăn uống, sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng rất dễ gây ra táo bón. 
  •  Trẻ em. 

Dân văn phòng là đối tượng dễ bị táo bón nhất

4) Dấu hiệu nhận biết táo bón 

 Mặc dù triệu chứng táo bón ở mỗi đối tượng và độ tuổi có thể khác nhau song đều có những đặc điểm chung là đại tiện khó khăn, phải rặn nhiều, phân cứng, tỏn mỏn, chướng bụng, sờ thấy bụng cứng. Cụ Thể hơn: 

  •  Dấu hiệu táo bón ở người lớn: Quá 3 ngày không thể đại tiện, chướng bụng, rặn nhưng không đại tiện được, hoặc rất khó khăn để tống phân ra ngoài, phân cứng, phân có thể kèm máu do xuất huyết hậu môn. 
  •  Dấu hiệu táo bón ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, chướng bụng, đại tiện khó khăn, mỗi khi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân cứng và có chảy máu nhẹ ở hậu môn do việc rặn quá mức. Hoặc ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi 5-7 ngày không đi đại tiện; phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy; trẻ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon do chướng bụng, đau bụng. 

Xem thêm: 1 số nguy cơ khi bị đau bụng bên trái

 5) Chẩn đoán táo bón 

 Nếu việc chẩn đoán lâm sàng không giúp phát hiện táo bón thì bác sĩ có thể chỉ định người bệnh làm một số xét nghiệm bao gồm: 

  •  Xét nghiệm máu và phân: Xét nghiệm máu để phát hiện những dấu hiệu của bệnh suy giáp, thiếu máu và tiểu đường. Xét nghiệm phân để kiểm tra những dấu hiệu táo bón, viêm và ung thư. 
  •  Chẩn đoán hình ảnh (CT) và (MRI) : Việc kiểm tra hàng loạt hình ảnh của đường tiêu hoá dưới sẽ giúp bác sĩ xác định các vấn đề khác gây ra táo bón. 
  •  Nội soi đại tràng: Nội soi đại tràng giúp phát hiện các vấn đề ở ruột kết, chẳng hạn như khối u. 
  •  Đo áp lực hậu môn trực tràng: Người bệnh được uống một lượng nhỏ chất phóng xạ, ở dạng thuốc viên để theo dõi thời gian và cách chất này di chuyển qua ruột. 
  •  Các xét nghiệm đường ruột khác: Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm tiếp một số xét nghiệm kiểm tra hậu môn và trực tràng nữa nhằm xem việc cầm và đào thải phân hiệu quả thế nào. Các xét nghiệm tương tự bao gồm siêu âm X-quang (soi đại tiện) . (2) 

 6) Cách trị táo bón 

 Bác sĩ cần căn cứ vào nguyên nhân gây ra táo bón để lựa chọn phương pháp điều trị cụ thể. Nhưng về cơ bản, việc điều trị táo bón sẽ thường bao gồm: 

  •  Chế độ ăn uống: Người bệnh nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, bao gồm cả việc uống các loại nước ép trái cây; tăng chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh và trái cây, ngũ cốc nguyên cám, ăn thức ăn lỏng như cháo, súp; không ăn các loại quả xanh chát; không uống nước ngọt đóng chai, không ăn/uống thực phẩm nhiều đường, không uống rượu, bia. .. 
  •  Vận động: Người bệnh nên tập 30 phút thể dục mỗi ngày. Khi di chuyển cơ thể, các cơ trong ruột cũng được hoạt động nhiều hơn giúp thúc đẩy tiêu hoá. 
  •  Không nhịn đi đại tiện: Việc trì hoãn đại tiện sẽ gây áp lực lên hậu môn trực tràng và càng làm cho tình trạng táo bón nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, người bệnh nên tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ mỗi ngày để hình thành giờ sinh học cho cơ thể. Điều này giúp cho việc đại tiện luôn đều đặn trong một khung giờ mỗi ngày. 
  •  Thuốc: Một số loại thuốc nhuận tràng có thể giúp chữa trị táo bón. Tuy nhiên, người bệnh nên dùng thuốc theo kê đơn của bác sĩ, đặc biệt trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và phụ nữ cho con bú. Lưu ý, không được dùng bất kỳ loại thuốc điều trị táo bón cho trẻ nhỏ. 
  •  Thụt hậu môn: Thụt hậu môn có thể được áp dụng khi việc đại tiện không thể thực hiện. Thuốc thụt hậu môn và phương pháp thụt, người bệnh nên nắm kỹ trước khi áp dụng, nhất là áp dụng cho trẻ em và phụ nữ mang thai nhằm tránh tổn thương vùng hậu môn trực tràng và ảnh hưởng đến thai nhi. 
  •  Phẫu thuật: Một số tình trạng táo bón có thể cần phải điều trị qua phẫu thuật như ung thư đại trực tràng hoặc bệnh trĩ mãn tính. 

Uống nhiều nước có thể trị táo bón

 Nguyên nhân khiến 90% các trường hợp táo bón mặc dù đã tự điều chỉnh chế độ ăn và bổ xung chất xơ nhưng tình trạng không cải thiện là do: 

  •  Rối loạn tống phân 
  •  Mất phản xạ đại tiện 
  •  Co thắt hậu môn 
  •  Đờ đại tràng 
  •  Hội chứng tắc nghẽn đường ra 
  •  Táo bón do dùng thuốc 

7) Biến chứng của táo bón lâu ngày 

Táo bón lâu ngày không được điều trị có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ ruột nói riêng và sức khoẻ con người nói chung như: 

  •  Sưng tĩnh mạch ở hậu môn (bệnh trĩ) 
  •  Rách da ở hậu môn (nứt hậu môn) 
  •  Phân không thể tống ra ngoài được (phân áp lực) 
  •  Ruột lòi ra khỏi hậu môn (sa trực tràng) . ..

8) Phòng ngừa bệnh táo bón

 Bạn có thể giảm nguy cơ bị táo bón trở lại bằng các cách sau: 

bo sung xo 1

  •  Ăn một chế độ dinh dưỡng đầy đủ chất xơ. Chất xơ có nhiều trong rau, quả, củ và ngũ cốc thô. 
  •  Uống nước và các chất lỏng khác trong ngày 
  • Tập các bài tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường tuần hoàn vùng ổ bụng, khả năng hoạt động cơ sàn chậu, giúp đại tiện dễ dàng hơn.
  • Đi vệ sinh đúng giờ mỗi ngày, Đi đại tiện vào đúng một giờ nhất định và ngồi vệ sinh đúng tư thế.

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

 

Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant

 

Trám Răng Là Gì? Trám Răng Có Đau Không? Mất Thời Gian Bao Lâu?

Xem thêm >> 1 vài lưu ý về bệnh sốt xuất huyết

Rate this post