Sốt siêu vi là căn bệnh mà bé rất dễ mắc phải. Vậy triệu chứng nhận biết sốt siêu vi ở bé là gì? Bố mẹ nên chăm sóc gì khi bé bị sốt siêu vi? Cùng Nha Khoa Bedental tìm hiểu những điều căn bản nhất của bài viết dưới đây nhé!
1.Sốt virus ở trẻ em là gì?
Sốt siêu vi ở trẻ sơ sinh thường được gọi là sốt virus, đây là hiện tượng khi cơ thể của bạn có dấu hiệu sốt cao kèm theo một số triệu chứng khác do cơ thể đã nhiễm virus. Có rất nhiều những loại virus khác nhau, tuỳ từng tác nhân virus sẽ có biểu hiện lâm sàng khác nhau. Trong đó, những virus gây bệnh phổ biến nhất có thể kể đến như virus cúm, Enterovirus, Coronavirus, . .. Bệnh có xu hướng xảy ra phổ biến nhất ở các thời điểm chuyển mùa hoặc thời điểm có những thay đổi bất thường.
Xem thêm: SỐT PHÁT BAN 1 số nguyên nhân và biểu hiện
Sốt virus ở trẻ em được lây truyền thông qua các cách thức sau:
- Trẻ tiếp xúc hoặc trò chuyện với người lớn đang bị sốt virus.
- Ăn thực phẩm có nhiễm virus và vi khuẩn.
- Mẹ bầu có thể lây truyền cho con trong thời gian thai sản
Sốt virus ở trẻ thường kéo dài khoảng từ 7 – 10 ngày hoặc có thể ngắn hơn nữa nếu trẻ được chăm sóc đúng cách. Trong trường hợp trẻ sốt virus, bố mẹ cũng không nên chủ quan nhằm hạn chế những biến chứng xấu có thể xảy ra làm tổn hại đến sức khoẻ của con.
2.Triệu chứng, dấu hiệu nhận biết sốt siêu vi với trẻ sơ sinh?
Sốt siêu vị với trẻ sơ sinh rất dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác, do vậy, bố mẹ nên đặc biệt chú ý tới những triệu chứng của bé. Gồm có:
Sốt cao
Với sốt virus, sốt cao là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh lý. Trẻ có thể sốt cao từ 38 – 39 độ hoặc thậm chí còn cao hơn nữa.
Sốt cao ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi nếu không có biện pháp hạ sốt thích hợp sẽ xảy ra hiện tượng co giật gây tổn thương tới não bộ hay bị suy hô hấp, . ..
- Vấn đề về tiêu hoá
Rối loạn tiêu hoá thông thường sẽ xuất hiện rất sớm nếu sốt siêu vi là do virus gây bệnh ở đường ruột. Thông thường, trẻ sẽ buồn nôn, nôn hoặc đi ngoài phân lỏng.
Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa ở trẻ
- Nôn mửa
Trẻ có nôn nhiều hoặc có cảm giác muốn được nôn ra. Nôn nhiều sau khi ăn.
- Đau nhức này
Thường đi cùng với sốt hoặc sốt cao. Trẻ bị ngứa ngáy khắp cơ thể, đau đớn và quấy khóc.
- Cơ thể phát ban
Trẻ có thể xuất hiện tình trạng phát ban, mẩn đỏ ở da hoặc toàn thân. Các nốt phát ban sẽ xuất hiện sau khoảng 2 – 3 khi trẻ có dấu hiệu sốt cao. Sau khi phát ban, tình trạng sốt của trẻ có xu hướng được cải thiện.
Một vài triệu chứng khác
- Ho
- Hắt hơi
- Ớn lạnh
- Đổ mồ hôi
- Mất nước
- Đau đầu
- Đau nhức cơ thể
- Mệt mỏi
- Ăn không ngon
- Đau amidan
- Chảy nước mũi
- Khó thở
- Viêm họng
- Viêm da
- Buồn nôn, nôn ói
- Rối loạn tiêu hóa (thường gặp là tiêu chảy)
- Phát ban
- Sưng mặt
- Đỏ mắt
3. Sốt siêu vi có gây những biến chứng ở trẻ không?
Theo các chuyên gia, sốt siêu vi cũng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm hoặc làm ảnh hưởng tới quá trình tăng trưởng của trẻ sơ sinh như sốt cao, co giật và rối loạn điện giải.
Do đó, với những trường hợp sau đấy, bố mẹ cần ngay lập tức đưa con vào bệnh viện để khám và điều trị sốt siêu vi bao gồm:
- Trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi bị sốt cao.
- Trẻ có biểu hiện sốt cao kéo dài và không thể hạ sốt trên 2 ngày.
- Sốt cao kèm theo triệu chứng xuất huyết dưới da hoặc tiêu chảy kéo dài.
- Trẻ có biểu hiện lơ mơ, ngủ lịm và rối loạn tri giác.
Bệnh sốt siêu vi có lây không?
Nguyên nhân sốt siêu vi là từ các vi khuẩn gây bệnh và có khả năng lây nhiễm từ người nọ sang người kia. Do đó, nếu bị bệnh, bạn cần hạn chế tiếp xúc với người nhiễm bệnh, đặc biệt là trẻ sơ sinh.
Mặt khác, khi trẻ mắc sốt siêu vi, bạn cần cho bé nghỉ học, đồng thời không cho trẻ đến các chỗ đông người để tránh bị lây nhiễm.
Sốt siêu vi lây theo cách nào?
Hô hấp và tiêu hoá là hai đường lây nhiễm quan trọng nhất của những virus gây sốt siêu vi. Phần lớn virus có khả năng lây từ người nọ sang người kia qua các hình thức khác như:
- Nói chuyện
- Hắt hơi
- Ho
- Sổ mũi
- Ăn thực phẩm đã nhiễm virus
Đây cũng là lý do vì sao sốt siêu vi có thể nhanh chóng phát triển trở thành bệnh dịch nguy hiểm nếu nhiều người không chú ý phòng tránh ngay từ ban đầu.
Ngoài ra, trong một vài trường hợp, bệnh sốt siêu vi cũng có nguy cơ lây nhiễm qua tiếp xúc với các hành động như:
- Tiêm chích
- Quan hệ tình dục không đảm bảo
- Mẹ truyền cho con trong khi quan hệ
Mặt khác, vật dụng nơi công cộng như tay nắm cửa, tay vịn cầu thang. .. cũng có khả năng nhiễm vào dịch cơ thể có virus gây bệnh. Vì vậy, bạn có thể mắc bệnh nếu tự do tiếp xúc với động vật.
4. Bố mẹ nên chăm sóc con bị sốt virus như thế nào?
Khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tại nhà, bố mẹ nên làm theo một số hướng dẫn như sau:
- Cho trẻ mặc quần áo thoáng, khô ráo.
- Bởi bớt quần áo, chăn đắp cho bé. Điều này có tác dụng giúp cơ thể của trẻ hạ thân nhiệt và làm dịu sốt.
- Sử dụng khăn ướt nhúng vào nước nóng để làm mát cơ thể bé khi bé có hiện tượng sốt cao. Cách làm này không áp dụng với trẻ nhỏ và chỉ phù hợp với bé từ 6 tháng đến 5 tuổi.
- Chỉ sử dụng thuốc hạ sốt khi bé sốt cao trên 38.5 độ. Khi sử dụng thuốc, bố mẹ cần chú ý hướng dẫn bé dùng đủ liều lượng quy định.
- Dùng khăn đã nhúng nước nóng, vẫn còn hơi ẩm và đắp vào 2 bên bẹn và 2 bên nách của trẻ. Khi thấy cơ thể của bé giảm xuống dưới 38 độ thì dừng sưởi ấm.
- Bù nước và điện giải cho bé bằng cách cho bé uống thêm nước, oresol hoặc nước ép trái cây.
- Cho bé nằm ngủ trong môi trường mát mẻ, dễ chịu.
- Khi bé mệt, bố mẹ nên cho trẻ dùng những loại thức ăn có thể lỏng, dễ tiêu hoá và dễ hấp thu như sữa, súp, cháo, . .. Nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và không cho trẻ ăn quá no trong một lần.
- Xây dựng thực đơn với nhiều trái cây, rau xanh giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và mau chóng hồi phục.
- Bố mẹ nên cho bé có không gian và thời gian nghỉ ngơi hợp lý khi bị bệnh
5. Phòng ngừa bệnh lý đối với trẻ
Bố mẹ có thể ngừa nguy cơ mắc sốt siêu vi cho trẻ em bằng những phương pháp sau:
- Không cho trẻ tiếp xúc gần hoặc trực tiếp với người lớn đang mắc bệnh.
- Luôn giữ ấm cho bé, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.
- Không tắm quá lâu cho bé.
- Không cho bé tắm mưa hay vui chơi quá lâu dưới trời nắng gắt.
- Đảm bảo vệ sinh cá nhân cho trẻ.
- Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng và đủ chất làm tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch của bé.
- Đảm bảo vệ sinh với môi trường sống của trẻ để ngăn ngừa tối đa sự xâm nhập của những tác nhân gây bệnh.
- Tập cho trẻ thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân như rửa tay trước khi ăn, sau khi đi ngủ hoặc sử dụng đồ chơi.
- Tiêm phòng sớm cho trẻ.
Trên đây là tất cả những thông tin về sốt siêu vi ở trẻ em mà Nha khoa Bedental muốn chia sẻ với bạn đọc. Khi trẻ bị sốt siêu vi, bố mẹ không nên chủ quan mà phải theo dõi cũng như chữa trị đúng cách. Tốt nhất là hãy mang trẻ tới những cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và tìm ra cách chữa trị phù hợp với bé.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/