Thư viện chuyên khoa

1 số điều cần lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

Chóng mặt, xoay tròn và mất thăng bằng là các triệu chứng thường thấy của căn bệnh rối loạn tiền đình mà bất cứ ai cũng có thể mắc phải, không những tạo nên khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày mà còn làm gia tăng khả năng té ngã dẫn đến chấn thương không ý muốn. 

1.Cấu tạo của hệ thống tiền đình 

 Hệ thống tiền đình bao gồm 2 phần: các ống bán khuyên và bộ phận tiền đình thực sự. 

  •  Các ống bán khuyên: 

 Bao gồm 3 ống bán khuyên, có hình dạng vòng cung, mỗi một ống bán khuyên lại có 1 đầu phẳng và 1 đầu phình lớn hơn gọi là bóng phình. Ở mỗi bóng phình có gắn các tế bào thần kinh cảm giác (cơ quan bóng phình) . 

 – Ống bán khuyên trên: nằm trên 2 ống còn lại, có vòng cung hướng lên trên, bóng phình hướng ra sau và đầu phẳng hướng vào trong. 

 – Ống bán khuyên dưới: là ống rộng và nhỏ nhất, có vòng cung hướng ra sau và nằm trên mặt phẳng thẳng đứng. 

 – Ống bán khuyên sau: là ống nhỏ nhưng dài nhất trong 3 ống, có vòng cung hướng ra ngoài, bóng phình hướng xuống dưới và đầu phẳng hướng lên trên. 

  •  Bộ phận tiền đình thực sự: 

 Bộ phận tiền đình gồm 2 phần chính là kim nang (hình bầu dục) và cầu nang (hình cầu) . Soan nang nằm trên cùng với 5 lỗ thông với các ống bán khuyên và cầu nang ở dưới đối diện với vòng xoắn nền của ốc tai. 

Cấu tạo giải phẫu cơ quan tiền đình
Cấu tạo giải phẫu cơ quan tiền đình

2. Chức năng của hệ thống tiền đình

  • Chức năng chủ yếu của hệ thống tiền đình là giữ cân bằng cho cơ thể khi làm một số động tác như đi, quay người, nghiêng đầu. … và được thực hiện thông qua những tế bào thần kinh bên trong não. 
  •  Phần ngoại vi của hệ thống tiền đình là một bộ phận của tai trong hoạt động như một thiết bị điều khiển quán tính và gia tốc thu nhỏ, nó sẽ cung cấp thông tin về những chuyển động, tư thế của đầu và cơ thể cho các trung tâm thần kinh nằm trong thân não, tuỷ sống và vỏ não. 

3.Rối loạn tiền đình là gì? 

 Rối loạn tiền đình (tiếng Anh là Vestibular Disorders) là những rối loạn có liên quan đến thăng bằng, bắt nguồn từ dây thần kinh số 8 và các đường nối của nó. Nếu bộ phận tiền đình bị tổn thương sẽ khiến thông tin não bị sai lệch và cơ thể bị mất thăng bằng, hoa mắt, choáng váng, ù tai. .. 

 Dây thần kinh số 8 là thần kinh tiền đình, gồm hai phần, mỗi phần đảm nhiệm chức năng giác quan riêng biệt: 

  •  Thần kinh ống tai: chức năng cảm nhận thăng bằng 
  •  Thần kinh tiền đình: chức năng cảm nhận thăng bằng 
  •  Dây thần kinh số 8 xuất phát từ cầu não, bám vào xương sụn qua lỗ ống tai phải, là đường truyền thông tin điều khiển hệ thống tiền đình duy trì cân bằng cho cơ thể. 

4.Phân loại và triệu chứng của hội chứng tiền đình 

 Bệnh gồm 2 dạng với những biểu hiện đặc trưng khác nhau: 

 4.1. Rối loạn tiền đình ngoại biên 

  •  Thường gặp ở 90% – 95% bệnh nhân. Có nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình ngoại biên, biểu hiện lâm sàng đa dạng tuỳ theo mức độ, với biểu hiện chủ yếu là những cơn chóng mặt thoáng qua, thường diễn ra trong một thời gian ngắn hoặc sau khi đổi tư thế như đứng hay từ tư thế nằm nghiêng sang ngồi. Bên cạnh đó, cũng có khi xuất hiện cơn chóng mặt rất mạnh và liên tục khiến người bệnh không đi lại hoặc chuyển tư thế nằm sang ngồi được. 
  •  Nếu người bệnh bị rối loạn tiền đình ngoại biên cấp tính thì ngoài chóng mặt dữ dội ra sẽ có những biểu hiện đi kèm như nôn ói liên tục và kéo dài, ù tai, giảm thính lực, nhức đầu, mất tập trung, rối loạn vận mạch làm da nhợt nhạt, giảm nhịp tim, toát mồ hôi, nghiêm trọng hơn nữa là té ngã gây chấn thương do không giữ được thăng bằng. 

4.2. Rối loạn tiền đình trung ương

Chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất
Chóng mặt là triệu chứng thường gặp nhất

Hay gặp với những biểu hiện của tình trạng rối loạn hệ thống tiền đình của hệ thần kinh trung ương như người bệnh đi lại khó khăn, khi thay đổi tư thế thấy đau đầu, choáng váng, thỉnh thoảng kèm theo nôn ói. Tình trạng này là do có sự tổn thương tổ chức tiền đình hoặc tổn thương đường nối của các nhân dây tiền đình ở thân não và tuỷ sống mà nguyên nhân có thể là do tai biến mạch máu não, bệnh lý viêm, u não. .. 

5.Nguyên nhân rối loạn tiền đình 

  •  Rối loạn cơ quan tiền đình ngoại biên có một số nguyên nhân: chóng mặt tư thế kịch phát lành tính, viêm thần kinh tiền đình, viêm tiền đình, bệnh Ménière, viêm mê nhĩ, rò ngoại dịch, u dây thần kinh 8, dị vật ống tai ngoài, viêm tai giữa cấp; Rối loạn nội tiết gồm: suy giáp, tiểu đường, cao ure huyết. .. 
  •  Nguyên nhân gây nên hội chứng tiền đình cấp hay gặp nhất là migraine, u não, xuất huyết não, thiếu máu não, chấn thương, viêm não, xơ cứng bì. 

 Ngoài ra còn các nguyên nhân có thể gây rối loạn tiền đình như: 

  •  Tuổi tác: hầu hết những người ở lứa tuổi từ 40 trở lên có nguy cơ bị hội chứng rối loạn tiền đình cao hơn những người khác vì giảm chức năng của 1 số cơ quan. Theo số liệu thống kê, cứ trung bình 100 người từ 40 tuổi trở lên sẽ có 35 người bị bệnh lý tiền đình. 
  •  Mất máu quá mức: những người bị thiếu máu do chấn thương hay người mắc bệnh nào đó khiến cơ thể thường xuyên ói ra máu hoặc nôn ra máu, phụ nữ sau đẻ. .. là đối tượng có nguy cơ rối loạn tiền đình cao. 
  •  Tiền đình 
  •  Dùng quá nhiều chất kích thích như rượu, bia. .. 

6.Ai có nguy cơ mắc bệnh rối loạn tiền đình 

  •  Thông thường, đây là bệnh lý hay gặp ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng trẻ hoá, có thể diễn ra ở nhiều độ tuổi và phổ biến hơn ở người trung niên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây nên những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng và cuộc sống của người bệnh. 

 Thuộc đối tượng có nguy cơ cao bao gồm: 

 6.1. Người cao tuổi 

  •  Theo chúng ta thường biết, người già bị rối loạn tiền đình có tỷ lệ rất cao, khi con người ở lứa tuổi bắt đầu quá trình lão hoá cơ thể và các cơ quan dần suy giảm chức năng. 
  •  Một nghiên cứu gần đây về sức khoẻ ở Hoa Kỳ ước tính 35% người từ 40 tuổi trở lên đã từng trải qua một số triệu chứng rối loạn tiền đình. Những người từ 65 tuổi trở lên thường xuyên bị chóng mặt, trong đó chóng mặt do thay đổi ở hệ thống tiền đình chiếm khoảng 50%. Khoảng gần 8 triệu người Mỹ đang mắc bệnh mãn tính. Nguy hiểm hơn khi từ những năm 70 trở lại đây có hơn một 1 ⁄ 2 số ca chết vì tai nạn ở người cao tuổi là do các bệnh liên quan đến, hoặc do căng thẳng và mất cân bằng sinh lý. 
  •  Ở Việt Nam thực trạng trên cũng diễn ra tương tự khi số người bị hội chứng đang tăng và trẻ hoá. 

 6.2. Người lao động trong tình trạng nguy hiểm 

  •  Môi trường lao động áp lực cao, công việc quá sức hoặc chế độ ăn uống không hợp lý cũng tiềm ẩn nguy cơ cao. 
  •  Stress khiến cơ thể sản xuất một lượng lớn hormone cortisol tạo nên một loạt các bệnh về cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, . .. gây tổn thương hệ thống thần kinh, trong đó có dây thần kinh số 8 làm hệ thống tiền đình tiếp nhận những thông tin không chuẩn xác và vận hành không theo ý muốn, dẫn đến rối loạn chức năng. Với tỷ lệ mắc bệnh ở giới văn phòng, người làm việc trí óc. .. ngày càng gia tăng. 

 6.3. Phụ nữ mang thai 

  •  Phụ nữ mang thai dễ bị nghén dẫn đến biếng ăn, đặc biệt trong 3 tháng đầu khi cơ thể không được bổ sung đầy đủ dưỡng chất khiến thai phụ mệt mỏi, buồn nôn. Đồng thời yếu tố tâm lý thay đổi, căng thẳng, lo lắng cũng ảnh hưởng không nhỏ lên cơ quan tiền đình và có thể dẫn tới hội chứng rối loạn tiền đình khi đang mang thai. Việc điều trị khi đang mang thai bắt buộc phải theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm giảm tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm. 

7.Phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình 

 7.1. Khám thai 

 Tình trạng bệnh có thể được chẩn đoán ban đầu căn cứ trên một số triệu chứng như: 

  •  Chóng mặt: cảm giác đồ vật xung quanh xoay tròn và thường kèm theo các dấu hiệu của thần kinh thực vật như buồn nôn, toát mồ hôi, cảm giác sợ di chuyển, rất khó chịu. 
  •  Mất ý thức: Mức độ rối loạn thần kinh thực vật khiến bệnh nhân khó đứng dậy hay nằm trong giai đoạn sớm của hội chứng tiền đình ngoại biên hoặc khi ở mức độ nhẹ có thể chẩn đoán qua một số nghiệm pháp thăm khám như: dấu hiệu Romberg, bước đi hình sao. .. 
  •  Rung giật nhãn cầu: Là một vận động tự động của cả hai nhãn cầu, đặc trưng bằng sự xuất hiện liên tục có nhịp, tương đối đều đặn và sự liên tục đổi hướng của sự di chuyển đan xen nhau. .. 

 7.2. Xét nghiệm 

 Dựa vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị bạn làm thêm các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm củng cố cơ sở chẩn đoán bệnh: 

  •  Những xét nghiệm cơ bản; 
  •  Siêu âm hệ mạch cảnh cột sống: phát hiện khối xơ vữa, bóc tách động mạch gây tắc mạch, giãn mạch. .. ; 
  •  Chụp CT-Scanner sọ não và MRI sọ não xác định các tổn thương như: U góc cầu thái dương, TBMM não. .. 
  •  Đo chức năng tiền đình qua Ảnh động nhãn đồ (VNG) 

8.Các biến chứng nguy hiểm 

 Rối loạn tiền đình có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng hơn: 

  •  8.1. Dễ trầm cảm 

 Căn bệnh trầm cảm đang ngày càng phổ biến, một trong các nguyên nhân chủ yếu là vì khi mắc phải, phần lớn người bệnh bị hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, không đứng dậy và sinh hoạt được, điều này khiến họ thấy cô đơn, chán nản, mệt mỏi. 

  •  8.2. Dễ bị té ngã 

 Khi cơn đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng khi bệnh tái phát đột ngột ở nhất là lúc tỉnh dậy vào giữa khuya, đang điều khiển phương tiện giao thông hay làm việc trên cao, có thể khiến họ xảy ra tai nạn nguy hiểm với bản thân mình và cả những người chung quanh. 

  • 8.3. Nguy cơ đột quỵ, tai biến

Bệnh nhân có thể phải nằm liệt giường thậm chí tử vong
Bệnh nhân có thể phải nằm liệt giường thậm chí tử vong

Nếu nguyên nhân rối loạn tiền đình là do hệ mạch máu não thì nguy cơ đột quỵ thật hoặc tái phát cao, vì vậy cần phải theo dõi và điều trị thích hợp. 

9.Những dạng rối loạn tiền đình hay mắc 

 9.1 Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) 

  •  Chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV) là nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng chóng mặt khi thay đổi tư thế đột ngột, khiến bạn cảm giác bản thân hoặc mọi vật đang quay tròn, lắc lư. Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do một số tinh thể canxi ở trong tai bị lạc chỗ. 
  •  Hội chứng này sẽ được cải thiện thông qua các bài tập tiền đình mà bác sĩ chỉ dẫn để đưa những tinh thể canxi quay lại đúng vị trí ban đầu. 

 9.2 Viêm mê đạo tai 

  •  Viêm mủ tai là tình trạng nhiễm khuẩn tai trong cấp tính gây nên khi một cấu trúc mỏng manh ở sâu bên trong tai bị viêm. Tình trạng này cũng ảnh hưởng đến việc duy trì cân bằng và thính giác của cơ thể mà còn gây nên các triệu chứng như ngứa tai, ù tai, chảy dịch tai, buồn nôn và sốt cao. …. 

 9.3 Viêm dây thần kinh tiền đình 

  •  Viêm dây thần kinh tiền đình là nguyên nhân gây nên những cơn chóng mặt bất thường kèm theo buồn nôn, nôn ói và mất thăng bằng. Nguyên nhân được suy nghĩ nhiều nhất có lẽ là do siêu vi gây nên và làm tổn thương đến dây thần kinh tiền đình – bộ phận truyền tín hiệu âm thanh và điều khiển thăng bằng từ tai trong đến não bộ. 

 9.4 Bệnh Ménière 

  •  Bệnh Ménière là chứng rối loạn tai trong gây nên tình trạng chóng mặt, ù tai và giảm thính lực. Nguyên nhân gây nên bệnh lý này có thể là do sự tăng lượng dịch trong tai hoặc do virus, dị ứng hay phản ứng tự miễn của cơ thể. Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ làm cho tình trạng mất thính lực ngày càng nghiêm trọng thêm và thậm chí kéo dài mãi mãi. 
  •  Việc thay đổi chế độ dinh dưỡng như ăn nhạt, ít muối, đường và bia rượu sẽ làm giảm những triệu chứng do bệnh Ménière gây ra. Đối với một số trường hợp nặng cần có can thiệp phẫu thuật mới làm thuyên giảm những triệu chứng của bệnh, nhưng người mắc phải bệnh lý này thường ít khi cần phẫu thuật. 

 9.5 Rò quanh ngoại dịch (PLF) 

  •  Rò quanh ngoại dịch tai trong là khi có một lỗ hổng hoặc khuyết điểm nằm ở vị trí nối tai giữa và màng tai trong, gây nên tình trạng đau đầu hay nghiêm trọng hơn là giảm thính lực. Rò quanh ngoại dịch có thể do bẩm sinh, chấn thương vùng đầu hay khiêng vác nặng gây ra. Khi gặp phải bệnh lý này, bạn cần được can thiệp phẫu thuật để vá đầy lỗ thủng hoặc vết rách trong tai. 

 9.6 Các nguyên nhân rối loạn tiền đình khác 

 U thần kinh thính giác 

  •  U thần kinh thính giác hay u dây thần kinh số 8 là một dạng u lành tính, không có ung thư và tiến triển từ từ. Tuy nhiên, nó lại chèn ép dây thần kinh thính giác và gây mất thăng bằng cho cơ thể, dẫn đến tình trạng suy giảm thính lực, ù tai và buồn nôn. Trong một vài trường hợp, khối u còn có thể chèn vào dây thần kinh thị giác và dẫn đến co giật hoặc liệt cơ mặt. Khối u thần kinh thính giác có thể được giải quyết bằng phương pháp phẫu thuật hay điều trị với thuốc làm giảm sự tăng trưởng. 

 Ngộ độc tai 

  •  Ngộ độc tai là tình trạng tai trong bị tổn thương nặng, chủ yếu là ở ốc tai và phá huỷ tế bào thần kinh thính giác khi dùng thuốc hay hoá chất chữa bệnh gây giảm chức năng hoặc thậm chí là mất thính giác. Tình trạng chỉ có thể cải thiện khi người bệnh ngưng dùng thuốc hoặc hoá chất. 

 Cống tiền đình dãn rộng (EVA) 

  •  Cống tiền đình là một ống xương nhỏ được nối từ khoảng không nội của tai trong đến não. Khi cống tiền đình dãn lớn hơn mức bình thường thì người bệnh có nguy cơ bị giảm thính lực. Trên thực tế, chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh lý này tuy nhiên có ý kiến cho rằng, gen di truyền là một trong các yếu tố khiến cống tiền đình dãn lớn. 
  •  Hiện nay, không có phương pháp chữa trị cụ thể đối với người bị bệnh lý này. Tuy nhiên, việc phát hiện kịp thời và ngăn ngừa tình trạng chấn thương đầu là cách hiệu quả nhất giúp cải thiện thính giác của bạn. 

 Đau đầu Migraine 

  •  Đau đầu Migraine là tình trạng đau đầu dữ dội, từ vài giờ đến 3 ngày, đôi khi kèm theo buồn nôn, nhạy cảm với ánh sáng hoặc âm thanh, giảm thính lực và ù tai, một số người cũng có triệu chứng mờ mắt. Bệnh lý này thường xuất hiện ở những người có tiền sử đau nửa đầu. Rối loạn tiền đình có thể xảy ra ở người bị migraine nhưng không có biểu hiện đau đầu. 

10.Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình 

  •  Điều trị không đúng cách hoặc sử dụng thuốc chữa không đúng bệnh sẽ gây lãng phí tiền, sức lực, thời gian trong khi tình trạng bệnh lại trở nên trầm trọng thêm và đưa ra những hậu quả khó lường. 
  •  Điều trị bao gồm: điều trị nguyên nhân gây nên rối loạn tiền đình, điều trị triệu chứng đau đầu và buồn nôn, điều trị phục hồi chức năng tiền đình. 
  •  Phục hồi chức năng: Những bài tập rèn luyện não bộ và tăng cường sự linh hoạt, nhanh nhạy của hệ tiền đình có tác dụng rất tốt trong phục hồi chức năng cho bộ phần đầu, cơ thể, mắt. 
  •  Tập luyện thể dục: Tập luyện ở mức thích hợp với tình trạng sức khoẻ sẽ giúp người bệnh cải thiện sức khoẻ, đặc biệt là hồi phục chức năng tiền đình một cách hiệu quả. 
  •  Duy trì thói quen sinh hoạt điều độ: Đây có thể xem là “chìa khoá vàng” trong việc tăng cường sức khoẻ tiền đình ở người bệnh và giảm các triệu chứng. 
  •  Sử dụng thuốc theo đơn: Tuỳ vào tình trạng bệnh lý của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra quyết định cụ thể về thời gian và liều uống thuốc. 
  •  Nghiệm pháp tái định vị sỏi tai (Epley maneuver) trong điều trị chóng mặt tư thế không lành: phương pháp này thường được các bác sĩ chuyên khoa sử dụng với các thao tác chuyển động đầu của người bệnh vào những tư thế thích hợp để “tái định vị” các tinh thể nằm lạc chỗ trong tai. 
  •  Phẫu thuật: Khi thuốc và một số biện pháp điều trị không đem lại kết quả mong muốn thì người bệnh cần được thực hiện phẫu thuật. Phụ thuộc vào nguyên nhân gây rối loạn tiền đình mà các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp phẫu thuật thích hợp để phục hồi chức năng của tai trong. 
  •  Thời gian chữa bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất, mức độ bệnh và sự thích ứng với từng phương pháp trị liệu, có thể hồi phục nhanh trong một hai ngày hay kéo dài hàng tháng. Do đó khi xuất hiện những triệu chứng như trên, người bệnh cần khám ngay để tìm nguyên nhân và chữa trị dứt điểm. 

11.Cách phòng chống rối loạn tiền đình 

 Rối loạn chức năng tiền đình là căn bệnh phổ biến, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng một số cách đơn giản sau: 

  •  Luyện tập thể dục đều đặn và hợp lý 
  •  Giảm stress lo âu 
  •  Tránh đọc sách báo khi ngồi ô tô nên ngồi hoặc nằm ngay xuống khi cảm thấy mệt mỏi 
  •  Uống đủ nước mỗi ngày 
  •  Hạn chế các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá. .. 
  •  Đối với những người mắc rối loạn tiền đình, cần thận trọng khi vận động vùng đầu cổ. 
  •  Không nên xoay cổ đột ngột hay thay đổi tư thế đứng lên ngồi xuống quá nhanh 
  •  Khi có biểu hiện của bệnh, nên đi thăm khám sớm để được tư vấn và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. 

12. Chăm sóc bệnh nhân

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh
Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện đáng kể tình trạng bệnh

12.1 Chế độ dinh dưỡng

  • Nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng và tốt cho sức khoẻ tim mạch, não như ăn nhiều rau xanh, hoa quả, giảm mỡ động vật. 
  •  Bổ sung đủ nước hàng ngày
  •  Mỗi ngày người bệnh nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước để cơ thể được bổ sung đầy đủ nước giúp các hoạt động trao đổi chất và phục hồi chức năng của cơ thể luôn diễn ra hiệu quả. Hoặc cũng có thể cho người bệnh dùng thêm các loại nước ép trái cây, sinh tố. 

 12.2 Luyện tập thể dục thường xuyên 

  •  Chế độ tập thể dục đặc biệt cần thiết đối với việc giữ gìn sức khoẻ. 

 12.3 Hạn chế việc người bệnh bị stress căng thẳng 

  •  Stress, căng thẳng sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn chính vì vậy phải tạo tâm lý vui tươi thoải mái, hạn chế vận động và không nên ngồi lâu một chỗ. 

 12.4 Khám sức khoẻ tránh 

 Kết quả khảo sát cho thấy: 

  •  80% người bệnh có tâm lý chủ quan, coi thường bệnh khi mới phát hiện các triệu chứng nghi ngờ rối loạn tiền đình nên không đi thăm khám và điều trị ngay; 
  •  77% người được khảo sát cho rằng không hiểu nhiều về bệnh này nên cũng không quan tâm điều trị hoặc thay đổi chế độ ăn uống chưa hợp lý; 
  •  58% người bệnh tự chẩn đoán bệnh cho bản thân mình hay nghe người khác nói theo kinh nghiệm mà không đến bệnh viện để được thăm khám và làm cận lâm sàng. 
  •  Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc nhận biết và nắm vững các dấu hiệu của bệnh nhằm sớm chẩn đoán và chữa trị. Do đó, bệnh nhân cần khám sức khoẻ định kỳ, nhằm chẩn đoán và điều trị sớm ngay khi có những dấu hiệu của bệnh rối loạn chức năng tiền đình, để góp phần ngăn ngừa các bệnh lý nguy hiểm như tai biến mạch máu não, đột quỵ não. .. 

 Các câu hỏi thường gặp về rối loạn tiền đình

1 Rối loạn tiền đình nên ngủ gối cao hay thấp? 

 Người bị bệnh cần từ bỏ một số thói quen không tốt, trong đó nên lưu ý không được kê gối cao khi nằm ngủ. Gối đặt ở chiều cao thích hợp sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu tốt lên, nhờ đó giúp ngăn ngừa các triệu chứng bệnh gây nên cũng như những biến chứng nguy hiểm khác. 

2 Bị rối loạn tiền đình bạn cần thăm khám ở chuyên khoa nào? 

 Hội chứng tiền đình là bệnh lý liên quan giữa hệ thần kinh và tai mũi họng, vì vậy khi có các dấu hiệu bị bệnh này bạn nên được khám và điều trị tại chuyên khoa Nội thần kinh hoặc Tai Mũi Họng của những trung tâm y tế uy tín.

3 Rối loạn tiền đình có truyền nước được không? 

 Với bệnh nhân bị rối loạn tiền đình, nếu cơ thể rơi vào trạng thái thiếu nước sẽ vô cùng nghiêm trọng. Do đó, trong giai đoạn này, khi bệnh nhân đang choáng váng, buồn nôn, mất cân bằng tư thế có thể bù nước điện giải thông qua đường truyền.

4 Đàn ông có bị rối loạn tiền đình không? 

 Đa số nam giới do phải chịu đựng áp lực cao trong công việc, học tập, tâm lý trụ cột gia đình thường dẫn đến tình trạng mệt mỏi, stress và lo lắng quá mức, làm tăng khả năng bị bệnh. Đồng thời, nam giới cũng chủ quan và ít chú ý đến sức khoẻ nên hay xem nhẹ và bỏ qua các triệu chứng “sớm” của bệnh rối loạn chức năng cơ quan tiền đình như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu. .. 

 Rối loạn tiền đình có ảnh hưởng cả hai giới tính nam và nữ

5 Rối loạn tiền đình có chữa dứt điểm được không? 

 Tiên lượng bệnh phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh, triệu chứng bệnh, thời điểm chẩn đoán và phương pháp điều trị. .. Bệnh hoàn toàn có thể chữa dứt điểm, không tái phát nếu người bệnh tuân thủ đúng và đầy đủ phác đồ theo chỉ dẫn. Do đó, muốn chữa khỏi, trước tiên bệnh nhân cần khám đúng chuyên khoa, tìm ra nguyên nhân để có phác đồ điều trị thích hợp.

6 Rối loạn tiền đình có nguy hiểm không? 

 Hầu hết các trường hợp là không nghiêm trọng. Tuy không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng rối loạn tiền đình vẫn có tác động khá lớn trong đời sống cũng như sinh hoạt hàng ngày của người bệnh, đặc biệt khi những cơn chóng mặt, đau đầu, hoa mắt xuất hiện đột ngột. Iều triệu chứng của bệnh lý tiền đình cũng gây nên không ít chấn thương ở người cao tuổi, nhẹ thì xây xát, chảy máu, nặng thì té ngã, chấn thương. .. 

 Những nguyên nhân gây rối loạn tiền đình có thể nguy hiểm đến tính mạng như u não, dị dạng mạch máu não. .. và các trường hợp này phải được phát hiện và điều trị ngay.

7 Rối loạn tiền đình kéo dài bao lâu? 

 Những triệu chứng của rối loạn tiền đình như đau đầu, hoa mắt. .. có thể kéo dài đến nhiều giờ hay một vài ngày và sau đó sẽ mất dần. Nhưng trong một vài trường hợp, quá trình hồi phục diễn ra chậm hơn có thể là khoảng 3 tuần cho đến triệu chứng biến mất hẳn. 

 Ngoài ra, bệnh lý tiền đình có thể tái đi tái lại nhiều lần. Nếu không tìm được đúng nguyên nhân cũng như phương pháp chữa trị hiệu quả thì bệnh sẽ kéo dài suốt đời. Vì thế, người bị bệnh lý tiền đình không nên chần chừ mà phải đi kiểm tra ngay.

8 Người rối loạn tiền đình có nên tập yoga? 

 Người bị hội chứng rối loạn tiền đình hoàn toàn nên tập yoga bởi đây là phương pháp giúp người bệnh tìm lại cân bằng và làm giảm chóng mặt đáng kể. Trên thực tế đã có khá nhiều người khỏi bệnh nhờ tập yoga cùng với dùng thuốc chữa trị. 

 Còn những người đang có triệu chứng chóng mặt, đặc biệt chóng mặt nặng và chóng mặt liên quan đến tư thế thì không nên tập luyện trong thời gian này. 

 

Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ của Nha Khoa Bedental: nhổ răng khôn có nguy hiểm không

sưng chân răng

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

 

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 140 Nguyễn Văn Thủ, Đa Kao, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

 

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

 

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

 

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

 

Website: https://bedental.vn/

 

 

Rate this post

One thought on “1 số điều cần lưu ý khi bị rối loạn tiền đình

  1. Pingback: Tại sao lại bị chóng mặt buồn nôn? Nếu bị thì phải làm gì – Be Dental

Comments are closed.