Nẻ môi, nguyên nhân và cách điều trị sẽ được chúng tôi chia sẻ qua bài viết dưới đây, cùng tìm hiểu nhé !
Vì sao nẻ môi lại bong tróc nhiều vậy
Có thể đó không phải lí do khiến bạn cần phải lo cả. Môi không có tuyến bã nhờn, vì thế mà môi không giữ đủ ẩm và bị nứt nẻ tự nhiên (đó là lí do vì sao môi không bao giờ có mụn! ). Không có tuyến bã nhờn đồng nghĩa với việc da môi không tự động sản xuất những chất giữ ẩm tự nhiên (NMF) hoặc những chất giữ các lớp khác của da được bảo vệ.
Thực tế, da môi gần như không có lớp bên ngoài. Không giống với những phần da khác trên cơ thể, da môi gần như không có lớp da chết trên bề mặt. Lớp da môi giống như một lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể, cấu tạo từ chất béo, protein và da chết. Lớp giáp này giúp bảo vệ khi da quá khô và cũng là một lớp “áo” chống tia cực tím tự nhiên.
Vì vậy, mỗi khi bạn cố gắng trấn an mình rằng bạn đang mắc phải điều gì đó nghiệm trọng thì nên nhớ làn da môi vốn dĩ nhạy cảm hơn những phần da khác trên cơ thể. Sử dụng son dưỡng môi có thể giúp ngăn ngừa hiện tượng nẻ môi và tróc vảy.
1.Nguyên nhân gây nẻ môi
- Do thời tiết khô lạnh
Thời tiết hanh khô và lạnh khiến đôi môi bị khô hoặc nứt. Da môi có rất ít sắc tố melamin cho nên môi ít được bảo vệ trước ánh nắng mặt trời. Môi lại không được các lớp mô dày bao phủ và không có tuyến nhờn, nên dễ bị nẻ môi.
Ngoài lòng bàn tay và gan bàn chân thì môi là nơi duy nhất trên cơ thể không có lông phát triển. Do vậy, môi cũng dễ nẻ môi.
nẻ môi, khô vì thiếu nước. Nước có vai trò thiết yếu đối với quá trình loại bỏ độc tố đồng thời giữ ẩm cho da, tóc và môi. Do đó, nếu thiếu nước sẽ rất dễ dẫn đến hiện tượng môi khô, nẻ môi thường xuyên.
- Do tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc chữa bệnh cường tuyến giáp, tăng huyết áp, điều trị mụn isotretinoin… có tác dụng phụ gây nẻ môi, miệng. Ngoài ra, thừa vitamin A cũng có thể khiến nẻ môi.
- Dị ứng hóa chất
Các thành phần hoá học trong son môi, kem đánh răng, nước súc miệng có chứa flo, sodium lauryl sulphate hoặc nước bể bơi có chất clo không thích hợp với một số người có cơ địa nhạy cảm, đặc biệt là có thể khiến môi khô và nẻ môi.
- Thiếu vitamin C, B2
Thiếu vitamin C gây viêm nướu lợi, chảy máu chân răng, khô môi, xuất hiện vết bầm tím quanh nang tóc và các khớp bị sưng, đau. Thiếu vitamin B2 hay thường được gọi là riboflavin cũng là nguyên nhân gây khô môi và nẻ môi.
- Liếm môi, bóc vảy môi
Khi cảm thấy nẻ môi và khô, phản xạ là bạn muốn liếm môi. Nhưng ngay sau khi liếm môi, lại cảm thấy khô môi hơn nữa, vì thế bạn tiếp tục liếm môi rồi cứ thế chu trình này sẽ khiến môi dần mất nước, do nước bọt bốc hơi, làm giảm độ ẩm của môi, gây nẻ môi.
Ngoài liếm môi, nhiều người hay dùng tay bóc những lớp môi khô. Tay cũng là nơi tập trung rất nhiều vi khuẩn và bụi bẩn, khi lấy tay lột bỏ lớp biểu bì ở ngoài sẽ gây tổn thương môi, làm mất đi phần da bảo vệ môi, tạo điều kiện cho một số loại vi khuẩn thâm nhập.
Không dừng lại ở đấy, lớp biểu bì non vừa mới lột môi còn khá mỏng manh, do tác động mạnh có thể dẫn đến thâm môi, khô môi và làm bào mòn lớp biểu bì.
- Do thở bằng miệng
Do thói quen ngủ thở bằng miệng hay bị bệnh lý làm tắc nghẽn mũi buộc bạn thở qua miệng. Thở miệng làm cho không khí liên tục đi qua đôi môi của bạn sẽ làm môi khô nhanh chóng.
Những người ngáy hoặc mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường xuyên thở miệng và thường tỉnh dậy với đôi môi khô và nứt nẻ.
- Do một số bệnh lý
Khi cơ thể gặp phải một số bệnh lý khác cũng sẽ gây ra hiện tượng môi nứt nẻ hay nói một cách khác không được coi thường môi nứt nẻ bởi đó chính là triệu chứng của bệnh đặc biệt nghiêm trọng phải nhập viện chữa trị càng sớm càng tốt, thậm chí là chết: bệnh lý tự miễn hoặc lupus, bệnh lý tuyến giáp bao gồm suy giáp và những rối loạn chức năng tuyến giáp khác.
Vẩy nến, liken môi, bệnh chàm (do nấm gây nên, có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, hay xuất hiện quanh môi, miệng, cánh tay hoặc mông, xuất hiện những đốm đỏ hoặc mụn nước trên da quanh miệng, môi khô, nứt nẻ).
Bệnh đái tháo đường, bệnh Kawasaki (bệnh thường xuất hiện ở phụ nữ và trẻ nhỏ, do viêm các mạch máu gây sưng hạch bạch huyết, có thể gây tổn thương ở thận, tim), nhiễm nấm Candida (môi nứt nẻ và có vết nứt ở khoé môi), bệnh viêm ruột mạn tính như bệnh Crohn. ..
Tham khảo thêm : Top 5 thỏi son hồng cánh sen đẹp nhất hiện nay
Môi nứt nẻ có thể là cảnh báo bệnh gì ?
Thiếu sắt, kẽm và vitamin B
Chế độ dinh dưỡng tác động không nhỏ lên đôi môi của bạn. Theo đó, nếu cơ thể cung cấp không đầy đủ hàm lượng sắt, kẽm, vitamin B cần thiết, tình trạng môi thô ráp, nứt nẻ sẽ xuất hiện. Ngoài ra, một dạng vitamin B là vitamin B2, còn gọi là riboflavin, khi thiếu có thể làm đôi môi bị sưng tấy, viêm và bong tróc.
Nhiễm nấm men
Khi bạn bị nhiễm trùng nấm men, chúng sẽ lây lan với vận tốc cực kỳ nhanh chóng không thể khống chế được. Nước bọt lúc này sẽ đóng vai trò như tác nhân thúc đẩy nấm men lan rộng.
Và nếu bạn bị nhiễm nấm men xung quanh miệng, điều ấy cực kỳ nghiêm trọng. Dấu hiệu nhận biết nấm men ở vùng miệng là đôi môi nứt nẻ với các đường rãnh nhỏ ở mép miệng. Trong tình huống này, tốt nhất là không liếm môi và vùng xung quanh nhằm hạn chế nước bọt làm bệnh nặng hơn.
Mất nước
Khi lượng nước trong cơ thể bị mất dần, mọi chức năng sinh lý của cơ thể có vẻ đã bước đầu bị suy giảm. Đôi môi cũng không ngoại lệ. Khi mất nước, môi có nguy cơ mất dần lượng nước và muối khoáng, dần dần trở nên nứt nẻ, khô và bong tróc.
Nếu bạn là phụ nữ vận động thường xuyên hoặc bị bệnh tiểu đường, bạn có khả năng mất nước cao hơn nữa. Cách duy nhất để chăm sóc làn da, cũng như cơ thể, là uống rất nhiều nước, cung cấp đủ các khoáng chất tự nhiên. Thực hiện quy tắc “8 ly nước mỗi ngày” để không bị mất nước.
Phản ứng với dị ứng
Môi là một trong các vùng nhạy cảm cần được chăm sóc kỹ lưỡng. Tuy nhiên, mọi người không để ý rằng các sản phẩm chăm sóc môi có thể không phù hợp và gây dị ứng. Một số loại thuốc khác cũng có thể gây ra phản ứng phụ này. Khi bôi, môi trở nên khô, bong tróc và sưng. Đó là vì bạn cần xem xét kỹ những thành phần có trong sản phẩm chăm sóc môi.
Tham khảo thêm : Top 5 Son dưỡng môi tốt cho mùa hè. Cách sở hữu đôi môi căng mọng như ý muốn
Nhiễm virus Herpes
Herpes là bệnh lây qua quan hệ tình dục và nẻ môi không phải dấu hiệu của nó. Tuy nhiên, dấu hiệu trên cũng có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy bạn bị nhiễm Herpes. Mụn nước sẽ xảy ra phổ biến hơn khi bị Herpes, chúng gây ngứa và nổi mụn nước trên da. Bệnh thường biểu hiện với những dấu hiệu đau nhức, nóng đỏ, ngứa ngáy hoặc tê nhẹ vùng da trước khi xuất hiện mụn nước.
Bệnh zona
Đây là bệnh nhiễm trùng bởi virus có thể ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, nhưng phổ biến ở xung quanh mũi, miệng, trên cánh tay hoặc mông. Triệu chứng điển hình của bệnh là những đốm đỏ nhỏ, mụn nước trên vùng da xung quanh miệng. Hiện tượng môi khô, nẻ môi kèm theo ngứa ngáy cũng là dấu hiệu của chốc lở.
Bệnh Kawasaki
Đây là dạng bệnh khiến cho mạch máu sưng viêm và gây ra vấn đề với những mạch bạch huyết. Khi nẻ môi là dấu hiệu của bệnh chàm, bạn cần điều trị càng sớm càng tốt, bởi vì nó có thể gây mất mạng. Bệnh hay được gây nhầm lẫn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngoài nẻ môi , những triệu chứng khác của bệnh bao gồm phát ban, bong tróc da, sốt, đỏ, sưng ở mắt, tay và chân, đặc biệt là miệng và họng. ..
Rối loạn tuyến giáp
Đây là một trong những bệnh đáng lo ngại nhất bởi vì đôi khi nó không thể được phát hiện đúng lúc, đặc biệt là trong thời kỳ đầu tiên. Sau khi chẩn đoán, nó cũng không dễ dàng điều trị. Khi bị bệnh, lớp trên cùng của da trở nên dày lên, bạn sẽ thấy ngứa, da dễ bị khô hơn.
Môi khô và nẻ môi có thể là dấu hiệu sớm của bệnh rối loạn chức năng tuyến giáp mà bạn cần lưu ý. Do đó, cần tham khảo tư vấn của bác sĩ bệnh viện đa khoa Chữ Thập Xanh ngay.
Thiệt hại từ tia nắng mặt trời
Không khí và nhiệt độ xung quanh con người cũng ảnh hưởng tiêu cực lên cơ thể, kể cả bên trong lẫn bên ngoài. Tất cả sẽ bị ảnh hưởng bởi tia nắng mặt trời đến mức nhất định nào đó.
Vào ngày mùa đông khắc nghiệt, mặt trời cộng với những làn gió lạnh lẽo làm cho nẻ môi và bong tróc, gây đau nhức. Nếu bạn gặp tình trạng nứt nẻ, hãy đảm bảo bạn dùng sản phẩm chăm sóc môi chất lượng cao giúp trị nẻ môi.
2.Cách xử lý khi bị nẻ môi:
- Dùng vitamin E
Vitamin E dạng viên nang, dùng kim đục một lỗ nhỏ, nặn ra và bôi lên môi trước khi đi ngủ (để qua đêm) . Vitamin E có tác dụng chống lão hoá, giúp việc làm mịn và tạo sự đàn hồi cho môi.
- Dầu dừa
Dầu dừa chứa rất nhiều axit có lợi, đặc biệt là rất giàu vitamin E và một số chất chống oxy hoá.
Nó có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm và chống lại virus có hại, đồng thời giúp giữ độ ẩm rất hiệu quả cho đôi môi. Bởi vậy, dầu dừa cũng được rất nhiều người dùng để chữa trị nẻ môi ,dưỡng môi. ..
Cách dùng dầu dừa giúp trị nứt nẻ môi cũng cực kỳ dễ dàng. Các bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên môi trước khi đi ngủ, nó sẽ đem tới hiệu quả vô cùng nhanh chóng và có thể cải thiện tình trạng khô nứt môi ngay sáng hôm sau. Cũng có thể thoa dầu dừa 2 – 3 lần mỗi ngày để có được đôi môi hồng căng mọng.
Tham khảo thêm : Khô môi và 6 cách trị khô môi đơn giản tại nhà
- Mật ong
Chỉ cần dùng 1 chút mật ong bôi lên môi trước khi đi ngủ 30 phút sau đó rửa lại với nước ấm hoặc đặt lên trên màng nilon để qua đêm càng tốt.
- Nha đam
Nổi tiếng nhờ dưỡng giữ ẩm tốt nên gel nha đam cũng là 1 trong các phương pháp điều trị nứt nẻ môi an toàn và hiệu quả. Không chỉ tăng cường độ ẩm, giúp làm lành những vết nứt nẻ gây đau đớn trên môi vô cùng nhanh chóng mà chúng cũng góp phần xoá tan sắc tố thâm sạm để môi hồng hào, căng mọng.
- Cánh hoa hồng
Rửa sạch những cánh hoa hồng rồi ngâm trong sữa khoảng 2 giờ, nghiền nhuyễn rồi bôi lên môi nẻ từ 2 – 3 lần/ngày và mỗi tối trước khi đi ngủ.
Sap dưỡng môi có tác dụng cấp nước và dưỡng độ ẩm trên môi. Đây là biện pháp đơn giản, hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng khô môi, nứt nẻ hiệu quả. Nhiều loại son dưỡng môi được cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho môi.
Bạn nên lựa chọn thỏi sap có các chiết xuất thiên nhiên từ bơ, dầu oliu, dầu hạnh nhân, sáp ong – các chất sẽ góp phần cung cấp ẩm, tăng tính đàn hồi. Các tinh chất Vitamin E cũng sẽ giúp môi ẩm mịn và có thêm chất nhũ giúp màu son trên môi trở nên tự nhiên hơn. Cuối cùng bạn nên cân nhắc lựa chọn các thỏi son dưỡng có khả năng chống nắng tối thiểu SPF 15.
5 Vitamin cần thiết khi nẻ môi , bong tróc
Cơ thể con người chỉ cần một lượng nhỏ các vitamin tuy nhiên nếu không cung cấp đủ, cơ thể sẽ có những tín hiệu cảnh báo ngay. Nguyên nhân chính tình trạng môi khô nứt nẻ là thiếu chất và cũng là một dấu hiệu báo động cơ thể đang thiếu hụt các vitamin.
Vitamin B2
Vitamin B2 thường được gọi là Riboflavin – là một hoạt chất thiết yếu giúp tăng cường sức mạnh của đôi bàn tay, da và đôi môi của bạn. Thiếu vitamin B2 sẽ gây ra tình trạng ngứa ngáy môi, nẻ môi thậm chí là nứt môi. Trung bình mỗi ngày, một người trưởng thành cần 1.7 mg Vitamin B2 vào cơ thể. Những thực phẩm giàu Vitamin B 2: thịt, cá, sữa, trứng, nấm hương, súp lơ xanh, . ..
Vitamin B3 (Vitamin PP)
Vitamin B3 thường được gọi là vitamin PP, là một dạng Niacin phức tạp, nếu cơ thể thiếu loại vitamin này sẽ dẫn đến tình trạng da khô, nẻ môi, sưng mồm và lưỡi. Ngoài ra, Vitamin B3 có tác dụng kiểm soát lượng cholesterol cao trong cơ thể, ngăn ngừa rối loạn chức năng hô hấp và mạch máu, rất cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu giúp chức năng của não bộ hoạt động tốt, giúp cải thiện thị lực.
Theo các nhà nghiên cứu sức khoẻ, chúng ta nên hấp thụ khoảng 13-20 mg Vitamin B3 mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin B 3: nấm, trái hạch, những loại ngũ cốc, rau xanh, hạt. ..
Vitamin B6
Một trong các nguyên nhân phổ biến làm nẻ môi là do thiếu vitamin B 6. Vitamin B6 được gọi là Pyridoxine, nếu thiếu loại vitamin này sẽ gây rối loạn da, viêm da và nứt nẻ ở khoé môi. Trung bình, mỗi phụ nữ trưởng thành cần tiêu thụ 1,3 mg Vitamin B6 mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin B 6: thịt, cá, trứng, sữa chua, ngũ cốc, các loại đậu, rau xanh, trái cây, đậu. ..
Vitamin C
Chắc mọi phụ nữ điều biết tầm quan trọng của Vitamin C với làn da. Vitamin C giúp làn da trắng hồng, mềm mượt và giữ mãi vẻ tươi trẻ. Với đôi môi cũng vậy, vitamin C giúp đôi môi trở nên căng mọng và mịn màng nhưng nếu thiếu loại vitamin này, đôi môi sẽ trở nên khô và thâm nhìn thấy.
Theo các bác sĩ da liễu, phụ nữ cần tối thiểu 75mg Vitamin C mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin C: kiwi, dâu, bưởi, bơ, xoài, mận; ớt đỏ, bông cải xanh, . ..
Vitamin A
Vitamin A không chỉ quan trọng đối với thị lực mà còn có vai trò tích cực đối với quá trình tái sinh các tế bào da và tóc. Khi cơ thể bạn thiếu hụt vitamin A, sẽ khiến bạn mắc phải các bệnh ngoài da như viêm da, chàm da, khô da, nẻ môi và những triệu chứng có thể nặng thêm như khô miệng, giảm thị lực. .. Trung bình, mỗi người cần khoảng 1mg Vitamin A mỗi ngày. Những thực phẩm giàu Vitamin A: cà rốt, khoai tây, bí ngô, những loại rau xanh đậm, phomai, hoa quả sấy khô, cá, . ..
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant
10 lợi ích giúp bạn quyết định bọc răng sứ có cần thiết không?
Pingback: GÀU – 10 NGUYÊN NHÂN VÀ TRIỆU CHỨNG PHỔ BIẾN BẠN CẦN BIẾT – Be Dental
Pingback: XỎ KHUYÊN MÔI VÀ 1 SỐ LƯU Ý – Be Dental