Mụn nước là tình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và có thể gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tìm được nguyên nhân và điều trị theo nguyên nhân gây bệnh có thể giúp cải thiện bệnh tốt nhất.
I. Giới thiệu về mụn nước
1.1. Khái niệm và đặc điểm
Mụn nước là một tình trạng da khi xuất hiện những nốt mụn nhỏ chứa chất lỏng trong đó. Đặc điểm của mụn nước là chúng có kích thước nhỏ, trắng hoặc trong suốt, và thường xuất hiện dưới da mà không có đầu mụn. Mụn nước thường không gây đau, ngứa hoặc viêm nhiễm như mụn mủ thông thường, nhưng nếu bị viêm nhiễm, chúng có thể trở nên đỏ và tạo ra cảm giác khó chịu.
Mụn thường xuất hiện trên khuôn mặt, cổ, vai và lưng. Chúng có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc thành các nhóm nhỏ. Mụn nước thường là kết quả của sự tắc nghẽn của nang lông và một số yếu tố khác như tác động từ môi trường, chế độ ăn uống không lành mạnh, thay đổi hormone và stress.
Mụn nước có thể xuất hiện ở mọi vị trí trên cơ thể tuy nhiên nó nhiều hơn ở tay, hay ở chân. Đặc tính của chúng là rất dễ vỡ và làm chảy dịch ra ngoài, sau khi dịch khô đi có thể lại lớp vảy màu vàng trên da. Tuy nhiên, khi vỡ mụn nước nếu không được chăm sóc đúng có thể bị nhiễm khuẩn
1.2. Tác động đến sức khỏe và sự tự tin
Mụn nước không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sự tự tin của bạn. Dưới đây là một số tác động mà mụn nước có thể gây ra đối với sức khỏe và sự tự tin của bạn:
Ảnh hưởng sức khỏe:
Mụn nước có thể làm cho làn da của bạn nhạy cảm hơn và dễ bị viêm hơn. Nhiễm trùng gây ra mụn nước, có thể gây đau và khó chịu. Mụn nước làm cho da mỏng manh và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng da.
Tác động đến lòng tin:
Mụn nước tạo thành những mảng nhỏ trên mặt và các vùng da khác có thể khiến da mất đi độ mịn màng, tươi sáng và gây mất tự tin. Nhìn thấy mụn nước có thể khiến mọi người cảm thấy không an toàn, cảm thấy trốn tránh xã hội và gây ra cảm giác cô đơn và lẻ loi.
II. Bị mụn nước có nguy hiểm không ?
Mụn nước, hay còn gọi là mụn rộp, là một vết nổi da nhỏ, chứa chất lỏng trong đó. Đây là một tình trạng rất phổ biến và thường không nguy hiểm đến tính mạng.
Mụn nước có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
- Kích ứng da: Khi da bị kích ứng bởi các tác nhân như hóa chất, thuốc hoặc mỹ phẩm, mụn nước có thể xuất hiện như một phản ứng bảo vệ của cơ thể.
- Viêm da: Mụn nước có thể là một triệu chứng của các bệnh viêm da như thủy đậu, zona hoặc eczema.
- Côn trùng cắn hoặc kích ứng: Mụn nước có thể xuất hiện sau khi bị côn trùng cắn hoặc kích ứng da.
- Viêm nang lông: Khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn bởi dầu và tế bào chết, mụn nước có thể xuất hiện.
Thường thì mụn nước không gây ra tác hại nghiêm trọng và có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mụn nước có thể gây nhiễm trùng và dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn. Vì vậy, nếu mụn nước xuất hiện trên diện rộng hoặc không khỏi sau vài ngày, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
III. Những nguyên nhân gây mụn nước
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra mụn nước như:
3.1. Do ma sát
Các vết phồng rộp có thể gặp do ma sát, đây là một trong những loại mụn nước phổ biến nhất. Bạn có thể thấy xuất hiện mụn nước do đi găng tay, giày, ủng. .. trong thời gian dài. Đó là những điều có thể gây ra vết phồng rộp do ma sát trên gót chân, ngón chân, ngón tay cái hoặc lòng bàn tay. Những mụn nước này có thể tự mất đi sau một thời gian, tuy nhiên bạn nên hạn chế việc mang những vật dụng gây ma sát để tránh tổn thương nặng hơn.
3.2. Do nhiệt độ
Một số trường hợp nếu không đi găng tay vào mùa đông có thể bị phồng rộp vì tê cóng hoặc tương tự cũng sẽ xảy ra nếu cầm đồ đông lạnh. Nhiệt độ cao như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hoặc chạm vào những đồ vật quá nóng cũng khiến bạn bị mụn nước. Như vậy, cả lạnh và nóng đều gây ra mụn nước trên da bởi sự thay đổi nhiệt độ quá đột ngột có thể làm tổn thương da.
3.3. Viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc có hai dạng đó là viêm da kích ứng và dị ứng. Viêm da kích ứng gặp khi tiếp xúc một loại cây như cây thường xuân độc, dịch cơ thể của kiến ba khoang. .. đều là nguyên nhân gây mụn nước. Viêm da tiếp xúc dị ứng thường là một triệu chứng xảy ra khi chạm vào thứ gì đó khiến bạn bị dị ứng và những thứ này không nhất thiết phải độc hại, ví dụ như xà phòng, nước hoa, chất tẩy rửa, vải, đồ trang sức, thắt lưng, ví da, găng tay cao su, hoặc những thứ được sử dụng để làm đồ chơi hoặc các vật dụng hàng ngày khác.
3.4. Viêm da dị ứng
Còn được gọi là bệnh chàm vì tình trạng này thường biểu hiện dưới dạng mụn nước nhỏ chứa dịch trong. Trường hợp gãi nhiều bệnh chàm có thể bị bội nhiễm gây ra những mụn nước chứa dịch mủ ở trên lòng bàn tay và lòng bàn chân. Nếu bạn cho rằng mình có thể bị bệnh chàm nhiễm trùng, hãy tới các cơ sở y tế để được chăm sóc. Ngoài ra, để giảm ngứa có thể sử dụng các loại kem bôi có chứa chất chống histamin hoặc kem dưỡng ẩm. ..
3.5. Vết cắn của côn trùng
Côn trùng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị mụn nước và thường kèm theo triệu chứng ngứa. Ghẻ là một trong những loại ký sinh trùng gây ra những vết phồng rộp theo đường hầm của chúng tạo ra khiến người bệnh bị ngứa , ghẻ thường tấn công vào bàn tay, bàn chân, cổ tay và dưới cánh tay rồi sau đó lây lan sang khu vực khác. Vết cắn của bọ chét và rệp cũng có thể gây ra các vết phồng rộp nhỏ.
Nhện nâu cũng có thể cắn và gây cảm giác cực kỳ khó chịu, thường làm phồng rộp trước khi bùng phát nặng hơn thành vết loét hở gây đau đớn. Nếu Như ở trường hợp này bạn nhận thấy do các côn trùng này gây ra thì cần tới cơ sở y tế để được điều trị sớm.
3.6. Bệnh thuỷ đậu và bệnh Zona
Bệnh thuỷ đậu và bệnh zona là do cùng một loại virus gây ra. Ban đầu người bệnh có thể bị nhiễm thuỷ đậu qua đường hô hấp khi tiếp xúc với người bệnh khác, khi mắc bệnh người bệnh thường mệt mỏi, đau họng, sốt và xuất nốt mụn đỏ trở thành mụn nước, sau đó đóng vảy. Nếu bạn đã bị thuỷ đậu, sau đó bạn cũng có thể bị zona, bệnh sẽ nhắm vào các dây thần kinh và gây ra phát ban đau đớn kèm theo mụn nước.
Cơ quan kiểm soát bệnh tật khuyến cáo với những người từ 60 tuổi trở đi phải tiêm ngừa một lần nhằm ngăn ngừa bệnh zona, vì tuổi cao có khả năng mắc bệnh biến chứng đau cao nên đề phòng. Khi mắc cả hai bệnh này bạn nên tới cơ sở y tế sớm để được điều trị bằng thuốc và hướng dẫn biện pháp chăm sóc phù hợp.
3.7. Herpes Simplex
Sốt, kèm theo bị mụn nước trên môi, miệng hoặc cơ quan sinh dục có từng chùm là dấu hiệu của virus herpes simplex. Chất lỏng ở những vết loét này mang và lây lan virus qua đường tình dục, hôn hoặc dùng chung đồ dùng. Nhiều người không biết mình bị mụn nước này vì các triệu chứng thường nhẹ và tự khỏi. Không có cách chữa trị khỏi bệnh này hoàn toàn, vì virus vẫn đang ở trong cơ thể. Nhưng một số loại thuốc nhất định có thể ngăn chặn hoặc giảm nhanh triệu chứng ở các đợt bùng phát.
3.8. Bệnh tay chân miệng
Căn bệnh này được đặt tên theo những mụn nước mà nó gây ra trên các bộ phận cơ thể. Bệnh có khả năng lây nhiễm cao và chủ yếu ở trẻ em dưới 10 tuổi. Virus gây bệnh chân tay miệng lây lan bằng việc tiếp xúc với chất nhầy, nước bọt, phân hoặc mụn nước của người mắc bệnh. Bệnh chân tay miệng bắt đầu với sốt nhẹ, chảy nước mũi và đau họng. Sau đó xuất hiện các mụn nước ở tay, chân và bên trong miệng giúp dễ dàng chẩn đoán hơn. Chăm sóc bằng các biện pháp điều trị triệu chứng giúp bệnh nhanh khỏi hơn.
IV. Cách điều trị mụn nước
Mụn nước trên da chủ yếu là do các nguyên nhân không nguy hiểm gây ra. Cho nên, thường sẽ tự khỏi với những biện pháp chăm sóc đúng cách. Một Số biện pháp giúp chăm sóc và điều trị mụn nước bao gồm:
- Nếu mụn nước do một số nguyên nhân như viêm da tiếp xúc, chàm bội nhiễm, côn trùng cắn, ghẻ cần tới thăm khám tại các cơ sở y tế để được điều trị đúng phác đồ. Như với ghẻ cần dùng thuốc diệt ký sinh trùng ghẻ, chàm bội nhiễm cần dùng kháng sinh. ..
- Giữ cho mụn sạch sẽ và khô ráo: Có thể sử dụng một miếng đệm hoặc băng dính hình tròn để giữ chúng không bị vỡ ra.
- Một số cách để tăng độ ẩm cho khu vực da bị mụn nước: Có thể sử dụng các loại kem dưỡng ẩm hay thảo dược như lô hội, dầu dừa. .. giúp vùng da mụn nước không bị đau rát , giảm nguy cơ vỡ mụn nước.
- Cố gắng giảm cảm giác muốn phá vỡ các mụn nước này: Nếu không ảnh hưởng tới sinh hoạt thì đừng làm vỡ nó. Nhưng nếu mụn quá to hoặc gây đau quá khiến bạn không thể di chuyển và làm việc được nữa thì tới gặp bác sĩ, khi đó bác sĩ có thể tiến hành chọc thủng bằng kim vô trùng để chất dịch chảy ra ngoài.
- Sau khi vết thương bị bong ra hãy nhẹ nhàng rửa khu vực này bằng xà phòng và nước , cần phải bôi thuốc kháng sinh. Băng vết thương lại bằng băng để giữ vệ sinh vào ban ngày, nhưng hãy tháo băng vào ban đêm để cho vết thương được khô ráo.
- Rửa vị trí có mụn nước bằng nước muối ấm là phương pháp hiệu quả giúp giảm sưng và loại bỏ một số yếu tố gây hại trên da như vi khuẩn, nấm. Giúp hạn chế mụn nước bị bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
- Trang bị các dụng cụ bảo hộ an toàn như găng tay, ủng đi chân trong trường hợp cần tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng. Giúp bảo vệ làn da tránh khỏi các tác động gây hại của tác nhân này khi tiếp xúc trực tiếp.
- Ngăn ngừa mụn do ma sát nên hạn chế sử dụng những vật dụng quá chật và thường xuyên. Hoặc dùng bông hay bột talc để giảm ma sát.
- Chế độ ăn nên giảm các loại thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây. Giúp bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể từ đó giúp hệ miễn dịch được tăng cường chống lại tác nhân gây bệnh.
V. Lời khuyên và phòng ngừa mụn nước
5.1. Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da phù hợp là một yếu tố quan trọng trong việc ngăn ngừa và điều trị mụn nước. Sử dụng các sản phẩm có chứa thành phần không độc hại, không gây kích ứng như: B. Sữa rửa mặt dịu nhẹ, nước hoa hồng không chứa cồn và kem dưỡng da không gây bết dính. Ngoài ra, bạn nên hạn chế sử dụng các sản phẩm trang điểm và chọn những sản phẩm không làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
5.2. Bảo vệ da khỏi tác động môi trường
Bảo vệ da khỏi các tác động từ môi trường là cần thiết để giảm nguy cơ nổi mụn nước. Để đạt được điều này, hãy luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF cao khi ra ngoài và đội mũ hoặc đắp chăn để bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, tránh tiếp xúc lâu với không khí ô nhiễm, rửa mặt thường xuyên và sử dụng các sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ để giữ cho làn da luôn sạch sẽ.
5.3. Hạn chế căng thẳng và tạo cân bằng tâm lý
Giảm căng thẳng và tạo sự cân bằng tâm lý có thể làm giảm nguy cơ nổi mụn nước. Để giảm căng thẳng, hãy tham gia các hoạt động thể chất, yoga và các kỹ thuật thư giãn như hít thở sâu và thiền định. Ngoài ra, ngủ đủ giấc và sử dụng các phương pháp để kiểm soát căng thẳng có thể giúp cân bằng sức khỏe tinh thần và giữ cho làn da của bạn khỏe mạnh.
VI. Khi nào cần phải gặp bác sĩ
Trong một số trường hợp bị mụn nước bạn cần được thăm khám nếu kèm theo các triệu chứng như:
- Khi bị mụn nước kèm theo bị sốt, ớn lạnh hay các triệu chứng giống cúm. Bởi trường hợp này bạn có thể bị mắc một loại virus nào đó hoặc nhiễm trùng.
- Khi thấy các triệu chứng khác của nhiễm trùng có thể bao gồm: Cảm thấy rất đau, sưng, đỏ hoặc nóng, các vệt đỏ chảy ra từ mụn nước của bạn hoặc chảy mủ từ vết phồng rộp.
- Mụn nước xuất hiện ở vị trí quanh mắt hoặc bộ phận sinh dục cũng là nguyên nhân đáng lo ngại cần được thăm khám và điều trị.
- Trên đây là những nguyên nhân gây mụn nước thường gặp và biện pháp chăm sóc phù hợp. Tuy nhiên, nếu cảm thấy lo lắng hay các triệu chứng trên da có kèm theo xuất hiện nặng hãy tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị phù hợp nhất.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Tiểu Phẫu Cắt Lợi, Nướu Răng Thừa Thẩm Mỹ Là Gì? Có Đau Không? Giá Bao Nhiêu Tiền?
Xem thêm >> Những điều cần biết về mụn