1) Mụn là gì?
Mụn là bệnh về da thường gặp, xuất hiện ở mặt, lưng, ngực, cổ, cằm, mông, bả vai. .. với nhiều nốt khác nhau như sưng tấy đỏ, bọc mủ, ngứa và đau. Nguyên nhân gây ra mụn chủ yếu do hoạt động của nội tiết tố, hoặc các tác nhân khác như nhiễm khuẩn, tắc nghẽn lỗ chân lông. .. Tuỳ vào biểu hiện trên da, mụn được chia ra nhiều loại khác nhau như mụn trứng cá thông thường, trứng cá đỏ, mụn ẩn, mụn bọc (mụn nốt nang) , mụn cám, mụn đầu đen, mụn mủ, mụn viêm. .. (1)
2) Nguyên nhân gây mụn phổ biến
Bốn nguyên nhân chính gây ra mụn bao gồm: da tiết nhờn quá nhiều, tắc nghẽn nang lông do dầu và tế bào chết; da bị nhiễm khuẩn; viêm da; chăm sóc da không đúng cách, lạm dụng mỹ phẩm. Tình trạng mụn có thể nặng hơn vì một số lý do:
- Do nhiễm trùng: vi khuẩn P. acne (Propionibacterium acnes) là nguyên nhân chủ yếu gây mụn trứng cá thông thường, trong khi vi khuẩn demodex là nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá đỏ.
- Thay đổi nội tiết tố: nội tiết tố thay đổi nhiều trong độ tuổi dậy thì và vào độ tuổi trung niên đặc biệt là phụ nữ trong thời kỳ tiền mãn kinh, khiến cho tuyến bã nhờn phát triển và tiết ra nhiều. Nhờn tiết ra nhiều, cùng với việc chăm sóc da không đúng có thể dẫn đến nổi mụn.
- Sử dụng thuốc: thuốc chứa corticosteroid, testosterone, lithium. .. cũng có thể gây ra mụn.
- Chế độ ăn: tiêu thụ thực phẩm giàu carbohydrate (đường, tinh bột) như bánh ngọt, khoai tây chiên, bánh ngọt. .. có thể làm mụn trở nên nghiêm trọng hơn.
- Căng thẳng: không gây ra mụn nhưng nếu đang bị mụn thì căng thẳng có thể làm tình trạng mụn trở nên xấu hơn.
- Chăm sóc da không đúng cách: da không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn gây mụn phát triển, da suy yếu dễ nổi mụn.
- Lạm dụng mỹ phẩm: mỹ phẩm giúp bảo vệ da và cung cấp các chất dưỡng ẩm nuôi dưỡng da nhưng việc dùng mỹ phẩm kém chất lượng hay mỹ phẩm không phù hợp với da trong thời gian dài khiến da dễ kích ứng, lỗ chân lông bít tắc và hình thành mụn.
- Ô nhiễm môi trường: làm việc trong môi trường có nguồn nước hoặc không khí ô nhiễm , bụi bẩn, bụi mịn. .. lâu dài khiến da dễ nhiễm khuẩn, bít tắc lỗ chân lông, tích tụ chất bã. .. sẽ gây ra mụn.
3) Triệu chứng dấu hiệu của mụn?
- Mụn có nhiều loại và tuỳ vào nguyên nhân gây mụn sẽ có các biểu hiện khác nhau. Dựa trên nguyên nhân và các triệu chứng, mụn được chia thành nhiều loại gồm: mụn trứng cá, mụn ẩn, mụn đầu đen, mụn bọc, mụn cóc. ..
- Mụn trứng cá : mụn có đầu trắng nếu lỗ chân lông kín và mụn có đầu màu đen nếu lỗ chân lông hở. Mụn trứng cá gây sưng đỏ, mụn nhọt, mụn mủ, có các u lớn rắn gây đau và viêm, chứa đầy mủ bên dưới da. (2)
- Mụn ẩn: phát triển ở sâu dưới nang lông, mụn nổi cục nhỏ li ti, không gây viêm sưng hay đau.
- Mụn đầu đen: dễ phân biệt do có màu tối xuất hiện trên da, hơi nhô lên, không gây đau, không viêm. (3)
- Mụn bọc: có biểu hiện là các nốt mụn sưng đỏ, cứng xung quanh, nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng , mủ, chạm vào đau, dễ vỡ và để lại vết thâm lâu.
- Mụn trứng cá đỏ: những mụn màu đỏ, thường ở quanh mũi và miệng, gây đau và ngứa. (4)
4) Phân loại mụn
Mụn được chia ra nhiều loại và tuỳ theo nguyên nhân gây mụn được chia làm những loại sau:
- Mụn trứng cá thông thường (mụn đầu trắng)
Mụn trứng cá là một tình trạng viêm da xuất hiện phổ biến ở nhiều đối tượng với các độ tuổi khác nhau. Nguyên nhân chính gây ra mụn trứng cá là do bã nhờn tiết ra nhiều dẫn đến tình trạng tích tụ vi khuẩn làm bít tắc lỗ chân lông, lâu dần gây viêm và nhiễm khuẩn dẫn đến nổi mụn. Mụn trứng cá gây khó chịu trên da và ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.
- Mụn ẩn
Mụn ẩn là mụn mọc ở sâu dưới nang lông, không gây viêm sưng và không đau nhức. Nhận biết mụn ẩn bằng các nốt mụn nhỏ li ti, mọc theo từng cụm và lan rộng theo các khu vực xung quanh khiến bề mặt da sần sùi. Mụn ẩn rất khó để phát hiện , cách đơn giản nhất là sờ lên da, nếu thấy có cảm giác thô ráp và gồ ghề thì nguy cơ cao đó là mụn ẩn.
Ngoài ra mụn ẩn có thể phát hiện qua soi da. Mụn ẩn thường mọc ở vùng trán, hai bên má và dưới cằm, do đây là vùng da chịu ảnh hưởng của môi trường bên ngoài. Mụn ẩn thường không gây sưng viêm bằng các loại mụn khác tuy nhiên nếu không được chăm sóc và xử lý đúng cách thì mụn có thể gây viêm, sưng và để lại vết thâm lâu ngày khó chữa trị. Nếu biết chăm sóc da đúng cách thì mụn ẩn sẽ tan và biến mất.
- Mụn bọc
Mụn bọc hình thành dưới da và không giống như các loại mụn đầu trắng hay đầu đen, mụn bọc phát triển dưới bề mặt da. Một số mụn bọc mọc hình thành từ những ổ áp xe nhỏ của vùng nang lông tuyến bã nhờn và bùng phát tạo nên các nốt to viêm đỏ sưng tấy và đau, có thể gây biến dạng khuôn mặt. Mụn bọc thường xuất hiện ở trên mặt, lưng hoặc ngực.
- Mụn cám
Mụn cám là mụn nhỏ hình thành do lỗ chân lông bị tắc nghẽn kèm với bã nhờn và bụi bẩn. Mụn cám thuộc thể nhẹ của mụn trứng cá, thường mọc theo vùng và khiến da mặt thô ráp, sần sùi. Nếu chăm sóc da không đúng cách hoặc tự ý nặn mụn có thể khiến sưng đỏ, viêm và đau nhức. ..
- Mụn đầu đen
Mụn đầu đen là những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên nền mụn trứng cá , do lỗ chân lông bị hở (còn gọi là nhân trứng cá hở) và mụn bị oxy hoá nên đầu mụn bị đen (vì vậy được gọi là mụn đầu đen) . Mụn đầu đen là tình trạng mụn nhẹ , hình thành trên mặt, lưng, ngực, cổ, cánh tay, vai. ..
- Mụn mủ
Mụn mủ là dạng viêm da gây nổi nốt sưng đỏ trên da, có đầu màu vàng hoặc trắng, bên trong chứa đầy dịch mủ (nhờn, tế bào chết, vi khuẩn. ..) . Mụn mủ nhìn giống mụn nhọt nhưng nhọt có kích thước lớn hơn và viêm tấy mô nhiều hơn hơn. Chúng hay xuất hiện ở các vùng khác nhau trên khuôn mặt như: cằm, mũi, gò má, trán, hàm, thái dương, nách, cổ. .. Mỗi vị trí mọc của mụn mủ biểu hiện một vấn đề về sức khoẻ nhất định. Mụn mủ nếu không được xử lý đúng cách có thể gây ra những biến chứng xấu cho sức khoẻ.
- Trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ thường xuất hiện ở xung quanh mũi và miệng, gây sưng đau và ngứa. Mụn xuất hiện thường do bất thường trong kiểm soát vận mạch, suy yếu hệ thống tĩnh mạch vùng mặt, tăng ký sinh trùng ở nang lông, rối loạn chức năng kháng khuẩn, chế độ ăn nhiều đồ ngọt cay nóng, lạm dụng các thuốc amiodarone và corticosteroid. .. Mụn trứng cá đỏ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng như mũi cà chua (sưng đỏ ở mũi) , đỏ da, phù mắt. ..
5) Tác hại biến chứng của mụn có thể gặp
Các biến chứng mà mụn gây ra thường liên quan đến tính thẩm mỹ như để lại các vết sẹo lồi hoặc rỗ, tồn tại lâu dài, mụn sau khi lành có thể để lại vết thâm gây mất thẩm mỹ cho da. Mụn nếu không được điều trị kịp thời có thể phát triển sang các vùng da lân cận và phát triển lâu gây khó chịu cho người bệnh.
Nếu tự ý nặn mụn và vệ sinh kém có thể gây viêm da. Đặc Biệt vùng da ở trán, mũi, cằm, miệng , nhiễm trùng gây sưng phù, méo miệng, trường hợp nặng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch xoang hang trong não dẫn đến hôn mê và tử vong. Trứng cá đỏ có biến chứng là mũi cà chua, hay trĩ mũi
Khi nào cần gặp bác sĩ
Khi thấy da nổi mụn, các phương pháp chăm sóc da không hiệu quả, người bệnh nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa Da liễu để được thăm khám và tư vấn điều trị. Với đa số phụ nữ, mụn trứng cá có thể tồn tại lâu và bùng phát một tuần trước kỳ kinh nguyệt.
Ở người lớn tuổi, nếu xuất hiện mụn trứng cá nặng có thể báo hiệu mắc bệnh lý , cần được thăm khám để điều trị.
Một số kem trị mụn, sữa rửa mặt, và các loại mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây ra phản ứng nghiêm trong cho da. Khi sử dụng mỹ phẩm có các biểu hiện như: nổi mẩn đỏ, kích ứng, ngứa ngáy, ngất xỉu, khó thở, sưng mắt, mặt, môi hoặc lưỡi và cổ họng căng cứng. .. cần đến ngay bệnh viện để điều trị kịp thời.
6) Phương pháp chẩn đoán
Nếu nghi ngờ bị nổi mụn, cần đến ngay bác sĩ da liễu để khám bệnh, chẩn đoán loại tổn thương và mức độ nghiêm trọng. Có thể phải làm thêm một số xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân chính xác gây nổi mụn.
7) Phương pháp điều trị
Mụn có nhiều loại, do vậy phương pháp trị mụn tuỳ thuộc vào từng loại mà sử dụng các phương pháp khác nhau. Dưới đây là một số liệu pháp được sử dụng phổ biến và hiệu quả
- Mức độ nhẹ
- Có thể sử dụng các loại kem, sữa rửa mặt và thuốc điều trị tại chỗ không kê đơn để điều trị mụn vừa nổi lên. Các thành phần trong gel trị mụn bao gồm: benzoyl peroxide giúp làm khô mụn và tiêu diệt vi khuẩn, axit salicylic giúp tẩy tế bào chết trên da ngăn ngừa lỗ chân lông bị tắc nghẽn.
- Tình trạng mụn nếu không cải thiện cần đến gặp bác sĩ da liễu để được thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Nếu bị mụn trứng cá mức độ nhẹ có thể dùng kem bôi theo toa hoặc thuốc kháng sinh, bác sĩ cũng tư vấn cách chăm sóc da và chỉ định các sản phẩm phù hợp. ..
- Trong trường hợp tình trạng mụn nặng, bác sĩ sẽ chỉ định làm các thủ thuật sau:
- Liệu pháp quang động (PDT) : sử dụng thuốc và ánh sáng đặc biệt hoặc tia laser để giảm sản xuất dầu và vi khuẩn.
- IPL trị liệu: sử dụng xung ánh sáng có cường độ mạnh để tiêu diệt vi khuẩn P.acne và demodex.
- Liệu pháp laser: có thể giúp cải thiện mức độ đỏ da trong trứng cá đỏ và sẹo mụn (tuỳ theo mỗi loại laser khác nhau sẽ có các tác dụng khác nhau với từng bệnh) .
- Mài da: giúp loại bỏ da chết và các lớp trên cùng của da mụn với bàn chải quay, giúp trị sẹo mụn. Hiện nay phương pháp mài da ít được sử dụng hơn.
- Thay da sinh học: phương giáp loại bỏ các lớp trên cùng của da để lộ lớp da bên dưới ít tổn thương hơn, giúp cải thiện tình trạng sẹo và mụn. Peel da và lăn kim có làm tế bào gốc hoặc PRP (huyết tương giàu tiểu cầu)
- Tiêm thuốc cortisone giúp giúp giảm viêm và tăng tốc độ điều trị mụn. Cortisone thường được sử dụng để điều trị với mụn bọc hoặc mụn nốt nang.
8) Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa
Một Số biện pháp giúp giảm nguy cơ bị nổi mụn mà bạn nên biết:
- Rửa mặt hàng ngày bằng sữa rửa mặt không chứa dầu
- Sử dụng sữa rửa mặt trị mụn không kê đơn để giúp loại bỏ dầu dư thừa trên da.
- Sử dụng các đồ trang điểm dạng nước , không gây dị ứng da và làm giảm khả năng tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Tránh các sản phẩm chăm sóc da và đồ trang điểm có chứa dầu.
- Luôn tẩy trang và làm sạch da trước khi ngủ.
- Tắm hay rửa mặt sau khi đổ nhiều mồ hôi , tập thể dục.
- Buộc tóc gọn gàng , hạn chế để tóc tiếp xúc với da mặt.
- Tránh đội mũ , hay đeo băng đô quanh đầu. ..
- Ăn uống điều độ, uống đầy đủ nước và giảm những thực phẩm nhiều chất béo.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant
Xem thêm >> 6 vị trí mọc mụn cảnh báo sức khỏe mà bạn cần lưu tâm