Trẻ ăn nhiều mì tôm có béo không? Đây cũng là mối lo lắng của cha mẹ khi mì ăn liền có sức hấp dẫn với con hơn bữa chính. Mì ăn liền đã rất nhanh chóng trở thành nguồn thực phẩm quan trọng của thời đại bận rộn ngày nay. Do quá bận rộn nên sinh viên và người đi làm cho trẻ ăn mỳ tôm cũng thường xuyên được bắt gặp. Nhưng cho trẻ ăn thêm mỳ tôm sẽ ra sao?
Tác hại của ăn mì tôm với trẻ em: Trẻ ăn nhiều mì tôm có khiến sức khỏe bị ảnh hưởng
Tác hại của ăn mì tôm với trẻ em là gì? Mì tôm được làm từ bột tinh chế, được chiên đi chiên lại nhiều lần. Chính vì vậy, thành phần dinh dưỡng của mì tôm chủ yếu gồm chất béo, tinh bột, ít đạm, ít chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Mì tôm cung cấp năng lượng cho trẻ một cách nhanh chóng, nhưng không cung cấp cho trẻ đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, trong các loại mì còn chứa nhiều phụ gia và các chất không lành mạnh vì vậy trẻ ăn mì tôm thường xuyên và quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, các tác động tiêu cực khác của mì tôm đến sức khỏe có thể bao gồm tăng nguy cơ mắc ung thư, tình trạng đau đầu, khó ngủ và giảm sự tập trung. Do đó, nếu muốn bảo vệ sức khỏe, hạn chế sử dụng mì tôm quá nhiều và thay thế bằng các thực phẩm dinh dưỡng hơn.
Lý do khiến mì tôm không nên được đưa vào thực đơn ăn chính
Dưới đây là 7 lý do tại sao mì ăn liền không nên được dùng nhiều:
-
Mì ăn liền không đảm bảo chất lượng
Mì sau chế biến có thành phần chủ yếu là tinh bột. Chúng không thể đáp ứng đủ carbs và vitamin. Khi dùng trong bữa ăn bạn sẽ không nhận đủ lượng protein cũng như vitamin mà cơ thể cần. Điều này càng nghiêm trọng thêm cho quá trình tăng trưởng của trẻ sơ sinh. Thêm vào đó hàm lượng calo của sản phẩm cao cũng được xếp vào danh sách calo rỗng.
-
Mì ăn liền khiến tích luỹ calo
Để sản xuất mì ăn liền, chúng được chiên ngập dầu trước khi sử dụng. Do vậy nên sản phẩm này có thời gian bảo quản rất lâu. Đồng thời chất béo đó cũng khó tiêu hoá và hấp thụ nếu trẻ ăn quá nhiều sẽ thừa cân béo phì.
-
Lớp bột bảo quản mì không thân thiện với Điều
Để mì giòn và bảo quản được lâu, cần rắc thêm một lớp dầu ngăn cách. Tuy nhiên khi ăn thì các thành phần này không tốt cho gan của trẻ nhỏ
-
Mì ống chứa propylene Glycol
Để giữ lại hương vị của sợi mỳ, một số cơ sở sản xuất đã bỏ thêm propylene Glycol. Khi trẻ em ăn mì tôm sẽ tăng khả năng ảnh hưởng đến tim và thận. Nhưng chúng chỉ xảy ra khi có sự tích tụ kéo dài. Vì thế cho trẻ dùng mỳ tôm thường xuyên sẽ có nguy cơ bị bệnh cao hơn.
-
Mì gói được sử dụng hương liệu tạo vị ngọt
Monosodium Glutamate được dùng khá nhiều trong thực phẩm. Chất này có tác dụng là mùi vị ngon hơn. Đồng thời đây cũng là nguyên nhân dẫn đến nghiện
Muối natri được bảo quản lâu không tốt
Muối natri trong mì khi được để lâu sẽ biến đổi. Hơn thế là cơ thể hấp thụ quá nhiều natri sẽ tổn hại cho một số cơ quan.
Mì tôm còn sử dụng nhiều hoá chất có hại cho cơ thể
Không dừng lại ở đó, chất hoá dẻo và dioxin cũng có thể sử dụng trong một gói mì. Khi bạn ăn mì ăn liền nguy cơ bị bệnh ung thư sẽ tiến đến gần hơn bao giờ hết. Kể cả là đã đun nóng ở nhiệt độ cao thì hoá chất cũng không mất đi.
Những tác hại của mì tôm khi được sử dụng thường xuyên
Gây béo phì: Theo thói quen, nhiều người thường chế biến món mì theo sở thích, những thực phẩm ăn theo sẽ khiến cơ thể nạp thêm quá nhiều carbohydrate và chất béo vào cơ thể dẫn tới hàm lượng chất béo, calo tăng cao từ đó gây béo phì và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới béo phì như tim mạch, tiểu đường, cholesterol cao… Những biểu hiện ban đầu, rõ rệt nhất như chóng mặt, mệt mỏi, tim đập nhanh…
Gia tăng quá trình lão hóa: Chất mỡ trong mì tôm thông thường đều thêm chất chống ô xy hóa, nhưng nó chỉ làm chậm tốc độ ô xy hóa, kéo dài thời gian biến mùi của mì tôm. Thời gian dài dung nạp quá nhiều chất chống ô xy hóa sẽ ảnh hưởng xấu tới hệ nội tiết và thúc đẩy lão hóa.
Gây sỏi thận: Mì tôm được ướp rất nhiều muối. Chính bởi thế khi ăn chúng, bạn đã tăng gánh nặng cho thận, cho hệ thống tim mạch và thậm chí nó có thể gây sỏi thận.
Loãng xương: Mì tôm cũng là thực phẩm chứa phosphate, một chất giúp bạn ngon miệng nhưng lại dễ làm loãng xương, mất xương, răng cũng yếu dần.
Tăng nguy cơ ung thư: Để cải thiện hương vị, hoặc kéo dài thời gian bảo quản, các hãng sản xuất thường cho thêm một vài chất phụ gia như phosphate, chất chống oxy hóa, chất bảo quản…
Bởi thế, khi trữ quá lâu, ảnh hưởng môi trường nên các chất này cũng sẽ từ từ biến chất. Khi ăn, chúng tích tụ lâu trong cơ thể, để lại hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt có thể dẫn đến ung thư.
Hơn nữa, quá trình chế biến của mì là sấy khô hoặc chiên qua dầu nên quá trình này có thể sinh ra một vài chất có độc như chất acrylamide gây ung thư.
Gây nóng trong người: Đa phần ai ăn mì xong cũng sẽ cảm thấy khát nước và khô miệng bởi lẽ mì được chiên với dầu ở nhiệt độ cao. Ăn mì thường xuyên sẽ gây thiếu nước và tình trạng nóng trong, đồng thời gây nên vấn đề mụn nhọt mà không ai mong muốn.
Gây hại cho gan: Để tiện dụng hơn, nhiều người thường lựa chon những hộp mì ăn liền để không phải dọn dẹp sau khi ăn, tuy nhiên các hộp nhựa chứa mì khi ngâm trong nước nóng trên 70 độ C sẽ sản sinh ra các chất độc hại làm tổn hại đến gan.
Gánh nặng cho dạ dày, tiêu hóa: Mì ăn liền là một trong những món ăn được sấy khô sau khi chiên qua dầu. Trong mì chứa khá nhiều hương liệu và chất phụ gia, ăn thường xuyên sẽ không những khiến vị giác giảm sút mà còn có thể tạo áp lực cho dạ dày trong việc tiêu hóa chung. Nếu bạn ăn mì ăn liền xuyên có thể sẽ gây rối loạn chức năng dạ dày, làm xuất hiện các triệu chứng như đầy hơi, đau dạ dày… Đặc biệt, những đứa trẻ thích ăn mì tôm càng dễ mắc chứng biếng ăn.
Gây bệnh tiểu đường, tim mạch: Thường xuyên dùng mì ăn liền, bạn có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch như cao huyết áp, xơ vữa động mạch, đột quỵ cao hơn bình thường. Nguyên nhân nằm ở thành phần chất béo có trong hầu hết các loại mì ăn liền. Loại chất béo này là transfat và chất béo bão hòa, chúng vô cùng có hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người cao tuổi hay người có tiền sử bệnh tim mạch.
Những cách ăn mì gói gây hại cho sức khỏe
Ăn mì úp nước sôi thay cho bữa sáng: Ăn mì tôm vào bữa sáng là thói quen rất phổ biến của nhiều người. Tuy nhiên, một gói mì vào buổi sáng sẽ không thể nào cung cấp đủ năng lượng cần thiết cho cơ thể.Điều này sẽ khiến cho bạn cảm thấy nhanh đói, mệt mỏi, khó tập trung nên mọi hoạt động đều kém hiệu quả. Đặc biệt về lâu dài tình trạng này sẽ gây ra sự ảnh hưởng không tốt cho dạ dày.
Dùng mì làm bữa ăn chính: Dinh dưỡng trong mì tôm chủ yếu là tinh bột, rất ít chất xơ, vitamin, đạm nhưng lại giàu carbonhydrates và chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe.Nếu sử dụng mì tôm làm bữa ăn chính sẽ gây mất cân bằng dinh dưỡng và lâu dần sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Hơn nữa, ăn mì quá nhiều còn gây nóng trong người và nổi nhiều mụn.
Ăn trước khi ngủ: Theo các nghiên cứu cho thấy, 2 giờ sau khi vào dạ dày mì tôm vẫn không thể tiêu hóa hết. Do đó, việc ăn mì tôm vào buổi tối hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, năng lượng trong mì tôm không được tiêu đi sẽ tích tụ khi ngủ và tạo thành mỡ khiến chúng ta tăng cân nhanh chóng.
Ăn sống: Nhiều người trong chúng ta có sở thích ăn sống mì tôm vì nó giòn giòn, thơm thơm. Tuy nhiên, do mì tôm được sản xuất bằng cách chiên qua dầu nên chứa rất nhiều chất béo khó tiêu hóa. Thói quen ăn mì tôm sống không chỉ gây đầy bụng mà còn gây tăng cân mất kiểm soát.
Không thêm rau xanh: các loại mì ăn liền vốn đã gây nóng trong cơ thể và không cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể chính vì vậy việc bổ xung rau xanh cho khẩu phần mì ăn liền là rất cần thiết.
Sử dụng quá nhiều dầu mỡ trong chế biến: Mì ăn liền được chế biến bằng cách chiên ngập dầu vì vậy trong đó đã chứa một lượng dầu nhất định, vì vậy nếu chế biến mì gói bằng cách xào hay chiến lên sẽ làm tăng lên gấp nhiều lần lượng dầu cho món ăn và gây ra ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
Lưu ý khi cho trẻ ăn mì tôm
Có rất nhiều cách chế biến mì ăn liền dành riêng cho trẻ nhỏ mà bạn cần phải biết. Tuy nhiên phần lớn các loại mỳ chế biến sẵn đều độc hại không được khuyến khích sử dụng. Tốt nhất là nên hạn chế cho trẻ sử dụng mì ăn liền. Nếu trong trường hợp gấp phải cho trẻ sử dụng bạn nên tham khảo các công thức sau:
Trần mì trước khi nấu ăn nên tách lớp mỡ và lớp dầu bao phủ
Không sử dụng phụ gia đi cùng để tránh những loại dầu không lành mạnh. Bạn có thể tự pha chế nước mắm từ các nguyên liệu có sẵn trong gia đình.
Không dùng loại dầu thực vật có sẵn trong mì ăn liền. Hãy thử dùng loại dầu organic thân thiện với môi trường để làm mì ăn liền. Dầu dừa, dầu oliu hay dầu hướng dương sẽ là lựa chọn cho bạn
Mì ống lại không chứa nhiều dưỡng chất đối với sức khoẻ. Bạn hãy bổ sung nhiều cá và thịt khi nấu mì. Như vậy món mì sẽ giàu dưỡng chất hơn nữa.
Hãy lựa chọn loại mì ăn liền có hàm lượng natri thấp. Cho trẻ em ăn mì sẽ khiến bạn buộc phải lựa chọn kỹ càng hơn. Phần lớn mì ăn liền được thiết kế để thích hợp với khẩu vị của người lớn.
Trong trường hợp thường xuyên ăn mỳ sẽ không quá độc hại. Nhưng để đảm bảo an toàn sức khoẻ cho các con bạn vẫn nên lựa chọn những món ăn lành mạnh thay thế.
Những loại lương thực lành mạnh nên lựa chọn cho trẻ thay vì mỳ tôm
Trẻ em ăn bằng cảm nhận và vị giác nên bạn có thể thay thế các món quà vặt khác thay vì mì tôm.
Các loại hạt khô bổ dưỡng: Lạc, quả óc chó, hạt hướng dương. .. là những chất dinh dưỡng có tác dụng tốt với sức khoẻ. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo bé biết ăn và không dị ứng với món hạt khô.
Đậu phộng: Bạn có thể dùng ăn thay thế mì ăn liền để tạm thời trì hoãn cơn đói ở trẻ. Nhưng có một số trẻ dị ứng với mì ăn liền mà bạn cần chú ý.
Sữa chua: Sữa chua không chỉ giúp bé no nhanh mà còn có lợi khuẩn tốt cho đường tiêu hoá. Bạn có thể trộn thêm một vài hạt ngũ cốc hay hoa quả cắt lát để cho bé ăn cùng.
Bột yến mạch: Bột yến mạch có thể nấu thành rất nhiều món ăn mà lại đảm bảo cho bé đầy đủ chất dinh dưỡng.
Mì tươi: Các loại bún gạo hay miến gạo có nguồn gốc từ bột gạo sẽ tốt hơn cho bé. Đây cũng là loại thực phẩm giúp giảm các tác dụng phụ. Mà bạn cũng có thể tự làm bún gạo để bé dùng dần trong thời gian tới.
Có rất nhiều cách để thay thế mỳ tôm cho trẻ. Đừng cho trẻ ăn uống quá nhiều thực phẩm có thể làm tổn hại sức khoẻ lâu dài.
tham khảo thêm dịch vụ răng sứ venus tại nha khoa bedental
niềng răng
Ngoài ra bạn có thể tham khảo về:Tự Tin Đón Tết Với Nụ Cười Được Thiết Kế Tỉ Mỉ
NHÌN DÁNG RĂNG PHONG THỦY ĐOÁN NGAY VẬN MỆNH
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
Phó trưởng khoa tạo hình thẩm mỹ
Ngôn ngữ giao tiếp: Tiếng Việt, Tiếng Nga
Đặt Lịch Hẹn
Xem Hồ Sơ
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Bảng giá dịch vụ nha khoa Bedental – Dental service Price list Hanoi, Ho Chi Minh
Có Nên Nhổ Răng Khôn Số 8 Không? Khi Nào Thì Nên Nhổ? Có Nên Nhổ Răng Khôn Mọc Thẳng?