1.Thủy đậu là gì?
Thủy đậu là bệnh nhiễm trùng do vi rút varicella-zoster gây ra. Vi rút này có kích thước khoảng 150- 200mm, với nhân là AND. Người mắc bệnh sẽ phát ban, nổi mụn nước nhỏ có chứa đầy dịch, gây ngứa.
Bệnh lây truyền từ người sang người qua cơ chế trực tiếp như: Những giọt nước bọt bắn ra từ đường hô hấp của người bệnh qua hắt hơi, sổ mũi, nói chuyện hoặc lây trực tiếp từ dịch tiết của người bệnh sang người lành. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể lây gián tiếp qua việc dùng chung các đồ dùng, vật dụng như bàn chải đánh răng, khăn mặt… mà các đồ dùng vật dụng này có dịch tiết từ tổn thương hoặc các giọt bắn từ nước bọt của người bị bệnh.
2. Triệu chứng khi mắc thủy đậu qua từng giai đoạn
Giai đoạn ủ bệnh
Giai đoạn khởi phát
Khi bắt đầu phát bệnh, người bệnh có biểu hiện mệt mỏi, nhức đầu, đau cơ, chán ăn, nôn ói, sốt nhẹ, chảy nước mũi, đau họng.(những hồng ban nổi trên da, có kích thước 1 – 3mm, sau đó trong 24 giờ nó phát triển thành bọng nước).. Một số người bệnh còn xuất hiện hạch sau tai, viêm họng.
Giai đoạn toàn phát
Giai đoạn này, sẽ thấy rõ các mụn nước hình tròn (đường kính khoảng 2mm) mọc ở toàn thân. Người bệnh bị sốt, hình thành các ban đỏ. Các ban đỏ này lúc đầu xuất hiện ở đầu, mặt, sau đó lan xuống thân mình và các chi. Tuy nhiên, ở những vùng ít tì đè như vùng liên bả, vùng mạng sườn thì tổn thương ban xuất hiện nhiều hơn, vùng 2 chi ít tổn thương hơn; đặc biệt ở lòng bàn chân, bàn tay hầu như hiếm gặp tổn thương.
Một khi phát ban thủy đậu xuất hiện, nó sẽ có màu màu hồng hoặc đỏ (sẩn). Các mụn nước nhỏ chứa đầy chất lỏng (mụn nước), hình thành trong khoảng 1 ngày, sau đó vỡ và rỉ dịch. Sau đó, các mụn nước bị vỡ mất thêm vài ngày để lành vết thương. Trong thời gian đó, các mụn nước mới tiếp tục xuất hiện Bệnh thủy đậu thường nhẹ ở trẻ em khỏe mạnh nhưng ở một số ca, ban có thể bao phủ toàn bộ cơ thể, có thể hình thành tổn thương ở cổ họng, mắt và niêm mạc niệu đạo, hậu môn và âm đạo.
Giai đoạn phục hồi
3. Biến chứng có thể gặp ở bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường là một bệnh tự giới hạn và không gây ra nhiều biến chứng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đặc biệt là ở người có hệ miễn dịch yếu hoặc phụ nữ mang thai, bệnh thủy đậu có thể gây ra các biến chứng.
Ngoài ra, người bệnh thủy đậu có thể gặp một số biến chứng như viêm tai giữa và tai ngoài, viêm niêm mạc miệng, viêm cơ tim, viêm hạch lympho, viêm dây thần kinh, hội chứng Croup giả, viêm thanh quản do các nốt mụn thủy đậu mọc ở khu vực này gây lở loét, nhiễm trùng gây sưng tấy. Hay biến chứng mất nước, hội chứng sốc nhiễm độc, hội chứng Reye ở trẻ em và thanh thiếu niên dùng thuốc aspirin trong điều trị bệnh thủy đậu.
Những đối tượng dễ bị biến chứng khi mắc thủy đậu gồm: Trẻ sơ sinh có mẹ chưa từng bị bệnh thủy đậu hoặc chưa chủng ngừa; thai phụ chưa mắc bệnh, người suy yếu miễn dịch như HIV, hóa trị, dùng thuốc ức chế miễn dịch, hen suyễn,…
4.Đối tượng có nguy cơ mắc thủy đậu
Bệnh thuỷ đậu xảy ra chủ yếu ở trẻ dưới 10 tuổi, tuy vậy điều này không có nghĩa người lớn không mắc bệnh. Tất cả mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh thuỷ đậu và trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 7 tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Riêng ở người lớn (trên 20 tuổi) có tỷ lệ mắc bệnh thuỷ đậu ít hơn, khoảng 10% vì đã có hệ miễn dịch.
5. Phương pháp điều trị
Thuốc điều trị
Người bệnh thủy đậu thường được điều trị bằng thuốc kháng vi rút, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, các vitamin,…
Thuốc điều trị như valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir dùng cho người bệnh có nguy cơ mắc bệnh từ trung bình đến nặng.
Cụ thể, với thuốc dùng điều trị bệnh thủy đậu là famciclovir 500mg, mỗi ngày 3 lần. Hoặc thuốc valacyclovir 1g, mỗi ngày 3 lần 3 lần mỗi ngày cho người lớn.
Thuốc acyclovir là một lựa chọn thứ yếu vì khả năng sinh khả dụng qua đường uống thấp, nhưng nó có thể sử dụng được ở liều 20mg/kg, với 4 lần/ngày và có thể sử dụng trong 5 ngày cho trẻ em từ 2 tuổi và ≤ 40kg.
Liều cho trẻ em nặng trên 40kg là 800mg 4 lần mỗi ngày trong 5 ngày. Trẻ vị thành niên và người lớn có thể uống acyclovir uống với liều 800mg 5 lần/ngày.
Trẻ em trên 1 tuổi bị suy giảm miễn dịch cũng nên dùng acyclovir 20mg/kg, mỗi 8 giờ qua đường tĩnh mạch. Người lớn suy giảm miễn dịch cần được điều trị với acyclovir 10 đến 12 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
Với thai phụ đối diện nguy cơ cao biến chứng thủy đậu, có thể uống acyclovir hoặc valacyclovir. Thuốc acyclovir tiêm tĩnh mạch được khuyến cáo cho bệnh thủy đậu nghiêm trọng ở thai phụ.
Ngoài ra, người bệnh được uống thuốc hạ sốt có hoạt chất paracetamol, thuốc an thần chống co giật gardenal, seduxen, canxi bromua 3%,… thuốc chống ngứa bằng các thuốc kháng histamin như dimedrol 1%… Nếu người bệnh bị bội nhiễm sẽ được dùng kháng sinh thích hợp. Người bệnh có thể được khuyến cáo tiêm thuốc chủng ngừa bệnh zona (Shingrix). Thuốc này được chấp thuận và khuyên dùng cho những người từ 50 tuổi trở lên.
Điều trị tại nhà
Khi điều trị tại nhà, người bệnh tuân thủ điều trị của Khi có sốt cao, người bệnh uống thuốc hạ sốt, vitamin nhóm B, C,… Phụ huynh có thể chấm dung dịch xanh methylen hoặc thuốc tím 1/4000 vào các nốt loét. Thông thường, bệnh thủy đậu của trẻ em, và trẻ dễ dàng vượt qua. Trong quá trình điều trị tại nhà, người bệnh cần đề phòng và phát hiện sớm biến chứng để nhập viện kịp thời.
6. Những lưu ý khi điều trị thủy đậu tại nhà
Khi điều trị thủy đậu tại nhà, có một số lưu ý quan trọng cần nhớ để giảm nguy cơ lây lan và giúp giảm triệu chứng cho người bệnh. Dưới đây là một số lưu ý khi điều trị thủy đậu tại nhà:
- Giữ vùng nhiễm trùng sạch sẽ: Làm sạch da và vùng nhiễm trùng hàng ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ. Tránh dùng khăn mặt chung và luôn giặt sạch khăn sau khi sử dụng.
- Tránh gãi ngứa: Ngứa từ mẩn đỏ có thể gây tổn thương da và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Cắt ngắn móng tay của trẻ em và hạn chế việc gãi mẩn đỏ. Bạn có thể sử dụng lô hội hoặc các loại kem chống ngứa để giảm tình trạng ngứa.
- Giữ cơ thể mát mẻ: Mặc quần áo thoải mái và thoáng khí giúp làm giảm cảm giác khó chịu và ngứa.
- Uống đủ nước: Đảm bảo người bệnh uống đủ lượng nước để tránh mất nước và duy trì sự cân bằng cơ thể.
- Tránh tiếp xúc gần với những người yếu đề kháng: Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, vì vậy tránh tiếp xúc gần với người yếu đề kháng, phụ nữ mang thai chưa từng mắc bệnh thủy đậu hoặc người có hệ miễn dịch suy yếu.
- Nghỉ ngơi: Bệnh thủy đậu là một bệnh cấp tính, nên người bệnh cần nghỉ ngơi đủ và giữ lịch trình hoạt động nhẹ nhàng trong giai đoạn ốm.
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
HƯỚNG DẪN ĐI KHÁM TẠI BỆNH VIỆN RĂNG HÀM MẶT TRUNG ƯƠNG NĂM 2023