Thư viện chuyên khoa

Các Giai Đoạn Khi Niềng Răng Cần Biết Trước Khi Niềng

Niềng răng là một phương pháp được nhiều người chọn để có một hàm răng đều đẹp và khớp cắn chuẩn. Thông thường, quá trình niềng răng kéo dài khá lâu, từ 18 đến 24 tháng hoặc thậm chí có thể lâu hơn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, quá trình niềng răng được chia thành các giai đoạn cụ thể. Vậy, các giai đoạn khi niềng răng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chúng.

Các giai đoạn khi niềng răng

Giai đoạn thăm khám và lên kế hoạch điều trị

Việc khám và lập kế hoạch điều trị là giai đoạn quan trọng vô cùng, vì sự chọn lựa phòng khám đáng tin cậy và bác sĩ giàu kinh nghiệm có thể là yếu tố then chốt quyết định răng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của quá trình niềng răng.

Vậy nên trong giai đoạn này, bạn cần phải tìm hiểu kĩ về thông tin phòng khám, bác sĩ trước khi thăm khám rồi sau đó đến bác sĩ để tiến hành tư vấn đầy đủ về các giai đoạn tiếp theo sau khi gắn mắc cài và thông báo về chi phí và thời gian cần thiết cho mỗi trường hợp. Ngoài ra, trong giai đoạn này, nếu bạn gặp phải các vấn đề bệnh lý về răng miệng, bác sĩ sẽ thực hiện liệu pháp điều trị toàn diện trước khi bắt đầu quá trình niềng răng.

Các giai đoạn khi niềng răng
Các giai đoạn khi niềng răng

Giai đoạn sau 3 tháng niềng răng

Đây là một giai đoạn đáng chú ý. Trong ba tháng đầu, việc thích nghi với việc đeo mắc cài có thể gây má hóp, gò má cao và cảm giác không thoải mái, gây đau răng tuy nhiên không cần quá lo lắng mà hãy giữ tinh thần mình thoải mái duy trì chế độ ăn uống cân đối để tránh suy nhược cơ thể. Đồng thời nếu có bất kì vấn đề nào có thể gọi điện đến phòng khám để có được sự tự vấn trực tiếp.

Việc đeo niềng răng có thể khiện tự tin của bạn giảm vì mắc cài ảnh hưởng đến nụ cười hay cách nói truyện của bạn nhưng hãy hình dung về bản thân sẽ trở nên đẹp hơn sau khi tháo niềng. Điều này sẽ là động lực lớn giúp bạn vượt qua khó khăn ở giai đoạn đầu của quá trình niềng răng.

Giai đoạn sau 6 tháng niềng răng

Sau 6 tháng kể từ khi bắt đầu đeo mắc cài, giai đoạn tiếp theo được gọi là giai đoạn cố định trong quá trình niềng răng. Trong thời gian này, răng và nướu đã thích nghi với dây cung và mắc cài, dẫn đến việc ăn uống trở nên dễ dàng hơn. Đặc biệt, trong giai đoạn này, việc xây dựng một quy trình chăm sóc răng miệng đúng cách là vô cùng quan trọng.

Các giai đoạn khi niềng răng
Các giai đoạn khi niềng răng

Giai đoạn sau 9 tháng niềng răng

Đến giai đoạn này, quá trình chỉnh nha đã vượt qua một nửa hành trình. Bạn sẽ nhận thấy sự ổn định trong hàm răng đã được hình thành. Điều này được thể hiện qua việc sự mở rộng của cung xương hàm, khớp cắn cân đối, hài hòa và đúng vị trí ở cả hàm trên và hàm dưới.

Giai đoạn sau 15 tháng niềng răng

Sau 15 tháng niềng răng, hàm răng vẫn tiếp tục trải qua những điều chỉnh cuối cùng sau quá trình định hình. Bác sĩ sẽ thực hiện các điều chỉnh nhỏ nhằm đảm bảo đạt được kết quả thẩm mỹ cao nhất.

Xem thêm: Tụt lợi khi niềng răng

Giai đoạn kết thúc quá trình niềng răng

Thời gian này sẽ tùy thuộc vào mức độ sai lệch và đặc điểm răng của từng bệnh nhân. Bác sĩ sẽ quyết định việc tháo mắc cài và đeo hàm duy trì nếu thấy hàm răng đã hoàn toàn ổn định.

Bác sĩ cũng sẽ cung cấp hướng dẫn về chế độ ăn uống, chăm sóc và vệ sinh răng miệng. Vì vậy, quan trọng là bạn ghi nhớ và tuân thủ những hướng dẫn này để đạt được hiệu quả tối đa trong quá trình chỉnh nha.

Các giai đoạn khi niềng răng
Các giai đoạn khi niềng răng

Quá trình niềng răng mất bao lâu?

Thường thì quy trình niềng răng sẽ mất từ 12 đến 36 tháng để hoàn tất. Đây là một quá trình tốn nhiều thời gian và yêu cầu sự kiên nhẫn, nhẫn nại và sự hợp tác từ người thực hiện.

Trong quá trình niềng, sự thay đổi của răng sẽ diễn ra từng chút một, và thường bạn sẽ khó nhận ra rõ ràng những thay đổi đang diễn ra cho đến khi quá trình kết thúc. Chính vì vậy, qua từng giai đoạn của quá trình niềng răng, bạn sẽ có cái nhìn sâu hơn về sự thay đổi của răng. Điều này sẽ giúp gia tăng sự kiên nhẫn và sự kiên trì để bạn đạt được kết quả mong muốn sớm hơn.

Xem thêm: Niềng răng xong cần đeo hàm duy trì bao lâu?

Giai đoạn đau nhất khi niềng xảy ra thời điểm nào?

Giai đoạn đau nhất của quá trình niềng răng có thể coi là giai đoạn ban đầu và khi đặt thun tách kẽ. Khi bác sĩ gắn mắc cài, răng phải chịu tác động mà chưa kịp thích ứng, gây ra cảm giác đau nhức và khó chịu. Trong trường hợp đặt thun tách kẽ, bác sĩ sẽ tạo một vùng hở trên răng để gắn khâu và cho phép răng dịch chuyển.

Các giai đoạn khi niềng răng
Các giai đoạn khi niềng răng

Việc đặt thun tách kẽ có kích thước khoảng 2mm trong thời gian từ 5 đến 7 ngày, thường được đặt ở vị trí kẽ hở giữa hai răng. Ban đầu, bạn có thể cảm thấy bị cộm hoặc khó chịu, thậm chí có cảm giác hơi ê răng và đau nhẹ khi ăn nhai, đặc biệt khi thức ăn va vào vị trí đặt thun tách kẽ. Tuy nhiên, sau vài ngày, cảm giác này sẽ dần giảm và biến mất hoàn toàn.

Tuy cảm giác đau khi niềng răng không phải ai cũng trải qua, mức độ đau sẽ phụ thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm của từng người. Có một số trường hợp có cảm giác nhạy cảm nhẹ hoặc thậm chí không có đau nhức. Tuy nhiên, nếu răng của bạn khỏe mạnh, bạn được niềng răng bởi một bác sĩ có kinh nghiệm và tay nghề cao, và áp dụng công nghệ hiện đại, bạn có thể yên tâm và không cần lo lắng về giai đoạn đau nhất trong quá trình niềng răng.

Xem thêm: Niềng răng có đau không?

Cách giảm đau khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn có thể gặp phải một số cơn đau nhức. Tuy nhiên, chỉ cần tuân thủ các hướng dẫn dưới đây, bạn có thể giảm và hạn chế cơn đau nhức một cách nhanh chóng.

Chế độ ăn uống hợp lý

Sự đau đớn khi niềng răng không chỉ phụ thuộc vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, bạn nên ưu tiên tiêu thụ các loại thực phẩm mềm như món luộc, cháo, súp, sữa chua và nước ép trái cây để giảm sự khó chịu. Hạn chế ăn các thức ăn cứng hoặc giòn cũng là điều cần thiết để tránh gây tổn thương và nguy cơ làm lệch hoặc đứt dây niềng răng. Ngoài ra, giảm lực nhai cũng giúp giảm cảm giác ê nhức và khó chịu.

Dùng sáp nha khoa

Các giai đoạn khi niềng răng
Các giai đoạn khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, một số trường hợp có thể gặp vết loét và nhiệt miệng trên má, lợi do cọ xát với mắc cài. Bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn sáp chỉnh nha để giảm thiểu vết loét và bảo vệ các vùng má, môi, nướu khỏi đau và xước do mắc cài gây ra khi ăn hay nói chuyện. Đây cũng là một phương pháp hiệu quả giúp giảm đau khi niềng răng.

Cách sử dụng sáp chỉnh nha rất đơn giản. Bạn chỉ cần bôi một lượng nhỏ sáp lên các mắc cài gây cọ xát hoặc chảy máu. Sáp chỉnh nha sẽ tạo một lớp bảo vệ, giảm ma sát và nguy cơ tổn thương mô nướu.

Chườm đá lạnh

Khi bạn gặp cảm giác đau nhức sau khi niềng răng, một phương pháp bạn có thể áp dụng là sử dụng chườm đá để giảm đau nhanh chóng. Nếu bạn cảm thấy đau sau khi niềng răng hoặc sau mỗi lần siết răng định kỳ, bạn có thể đặt túi đá lên vùng bị nhức để giảm cơn đau.

Súc miệng bằng nước muối ấm

Các giai đoạn khi niềng răng
Các giai đoạn khi niềng răng

Ngoài những phương pháp giảm đau đã được đề cập, bạn cũng có thể giảm đau bằng cách súc miệng với nước muối ấm trong khoảng 60 giây để giảm kích ứng và viêm loét. Trong trường hợp bạn gặp đau lạ thường khi niềng răng, hãy liên hệ với bác sĩ điều trị để được hỗ trợ kịp thời.

Hơn nữa, hãy lưu ý rằng độ tuổi lý tưởng để niềng răng thường là từ 13 đến 16 tuổi, khi xương hàm đang trong giai đoạn phát triển, giúp việc điều chỉnh và di chuyển răng dễ dàng hơn, giảm thiểu đau đớn và rút ngắn thời gian niềng răng. Để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và mang lại kết quả tốt nhất, hãy lựa chọn nha khoa chuyên sâu về niềng răng. Điều này giúp tránh rủi ro và tình trạng đau nhức trong suốt quá trình niềng răng.

Xem thêm: Nâng khớp cắn là gì?

Lưu ý giúp rút ngắn các giai đoạn niềng răng

Sau đây là một số điều mà bạn cần lưu ý trong và sau khi niềng răng:

Hạn chế những món ăn dai, cứng

Trong quá trình niềng răng, bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại thức ăn dai và cứng. Lúc này, răng đang được tác động mạnh để di chuyển về vị trí đúng, làm cho chân răng trở nên yếu. Việc ăn những loại thức ăn này có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến răng.

Hơn nữa, tránh nhai kẹo cao su và tiêu thụ các thức ăn giàu đường. Những thứ này có thể tăng nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng và ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình niềng răng.

Vệ sinh răng miệng sạch sẽ

Trong quá trình niềng răng, việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng và cần được thực hiện đều đặn. Bạn nên sử dụng bàn chải chuyên dụng cho người niềng răng để làm sạch răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, kết hợp việc sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám thức ăn dính trên răng và mắc cài.

Xem thêm: Chỉnh răng mọc lệch giá bao nhiêu?

Tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ

Tay nghề của bác sĩ chiếm đến 80% ảnh hưởng đến kết quả của quá trình niềng răng. Do đó, khi bạn quyết định niềng răng, việc lựa chọn một nha khoa uy tín là rất quan trọng. 

Hơn nữa, hãy tuân thủ đúng lịch hẹn tái khám theo chỉ định của bác sĩ để theo dõi quá trình hình thành răng, vì điều này đóng vai trò quan trọng trong việc đạt được kết quả tốt nhất trong quá trình niềng răng, giúp bạn có một hàm răng mạnh khỏe, đều và đẹp hơn.

Qua bài viết này đã giúp bạn trả lời hiểu rõ hơn về các giai đoạn khi niềng răng? Chúc bạn thành công trong quá trình niềng răng sắp tới.

Xem thêm: Niềng răng khi mang thai

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post