BMI (viết tắt của Body Mass Index) là chỉ số khối cơ thể được tính dựa vào chiều cao và cân nặng của mỗi người.Chúng ta hay nghe chỉ số BMI như một yếu tố phản ánh thực trạng sức khoẻ và hình thể của từng cá nhân. Vậy thực chất BMI là bao nhiêu và chúng được ước tính như thế nào? Cùng BeDental tìm hiểu ngay trong bài báo dưới đây để có đáp án chính xác nhất nhé!
I. Chỉ số BMI là gì?
Theo các chuyên gia, trả lời câu hỏi “BMI là bao nhiêu?” (“chỉ số khối cơ thể là gì?”) có ý nghĩa lớn đối với việc đo lường sức khỏe. Chỉ số BMI là chữ viết tắt của cụm từ Body Mass Index và có thể hiểu là chỉ số khối lượng của bạn. Theo chuyên gia, chỉ số BMI không chỉ dùng để đánh giá sức khoẻ của bạn, mà còn là để đo lường hàm lượng chất béo bên trong cơ thể. Dựa trên chiều cao, cân nặng và giới tính để có thể tính toán được chỉ số BMI.
Bất kỳ ai cũng có thể chủ động tính toán chỉ số BMI của bản thân, từ đó sẽ điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nhằm bảo đảm sức khoẻ. Đối với người dư cân thì cần phải có kế hoạch giảm cân, đối với người gầy,cũng sẽ phải điều chỉnh lại khẩu phần dinh dưỡng nhằm cải thiện cân nặng và sức khoẻ. Chỉ số BMI được xem là rất cần thiết giúp bạn có thể duy trì thân hình cân đối nhất.
1.1. Công thức tính BMI là gì?
Sau khi đã biết rõ BMI là gì, có người thắc mắc công thức tính toán BMI là như thế nào? Bạn đơn giản chỉ cần tính toán đơn thuần căn cứ trên chiều cao và cân nặng của mình. Công thức được áp dụng với cả nam và nữ, rất dễ dàng và cho phép thực hiện online dựa trên các phần mềm.
Công thức đo lường chỉ số BMI như sau: BMI = (Cân nặng cơ thể)/ (Chiều cao x chiều cao)
Giải thích chi tiết các đơn vị trên như sau:
- Chỉ số BMI có đơn vị kg/m2
- Cân nặng cơ thể tính bằng đơn vị kg
- Chiều cao cơ thể tính bằng đơn vị m.
Sau khi xem chỉ số BMI, bạn sẽ biết được chính xác tình trạng cơ thể và sức khỏe của bản thân đã cân bằng hay chưa.
II. Chỉ số BMI tiêu chuẩn của cơ thể
Sau khi đã biết chỉ số BMI là gì? và chỉ số BMI được xác định dựa trên căn cứ nào? chúng ta cần xác định được liệu chỉ số BMI của mình đang nằm ở mức độ nào để có thể điều chỉnh lại, đảm bảo cho sức khoẻ cũng như để sở hữu một cơ thể cân đối. Dưới đây là một số quy chuẩn của chỉ số BMI đối với đàn ông, phụ nữ, người châu Á và châu Âu bạn nên biết.
2.1. BMI với nam giới
Đối với nam giới, việc xác định tình trạng dư cân hoặc thiếu cân, thân hình cân đối hay không sẽ có tiêu chuẩn riêng biệt. Theo nghiên cứu, chỉ số BMI chuẩn của đàn ông được xác định như sau:
- Chỉ số BMI dưới 20: Cơ thể đang thiếu cân và phải cung cấp đủ nhóm chất dinh dưỡng giúp tăng cường hấp thu, tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, cần tăng cường tập luyện thể dục, thể thao giúp thân hình săn chắc thêm.
- Chỉ số BMI trên 20 – 25: Cơ thể cân đối, không dư cân hoặc thiếu năng lượng. Cần có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý và tập luyện thể thao giúp giữ gìn vóc dáng.
- Chỉ số BMI trên 25 – 30: Thừa cân nhẹ, nên giảm bớt những món thức ăn nhanh và tinh bột. Ngoài ra, cần tăng cường luyện tập thể dục thể thao giúp đốt mỡ và tìm được vóc dáng đẹp.
- Chỉ số BMI cao hơn 30: Cơ thể đạt ngưỡng béo phì, lượng mỡ dư thừa tích tụ sẽ dễ dàng gây ra nhiều bệnh lý về cao huyết áp, máu nhiễm mỡ, gan nhiễm mỡ, … Cần ăn uống kết hợp luyện tập thể thao cường độ cao giúp đốt mỡ, giảm cân.
2.2. BMI với nữ giới
Cấu tạo cơ thể, vóc dáng của nữ giới cũng khác so với đàn ông nên những chỉ số đánh giá vóc dáng đẹp cũng khá chênh lệch.
- Chỉ số BMI dưới 18: Cơ thể đang trong tình trạng thiếu cân, suy dinh dưỡng và nên tăng cường ăn uống, tập luyện thể dục thường xuyên hơn nữa.
- Chỉ số BMI trên 18 – 23: Cơ thể đang ở trạng thái cân bằng, mức mỡ dư thừa dưới ngưỡng an toàn và huyết áp ổn định. Nên vận động, ăn uống hợp lý nhằm cải thiện cân nặng và vóc dáng.
- Chỉ số BMI trên 23 – 30: Cơ thể có trạng thái dư cân, mỡ thừa giai đoạn 1. Cần ăn uống điều độ kết hợp tập luyện nhằm hạ chỉ số BMI xuống mức bình thường.
- Chỉ số BMI hơn 30: Cơ thể đang gặp tình trạng béo phì trầm trọng, mức độ mỡ cao gây mệt mỏi, khó khăn hoạt động. Cần tuân thủ chế độ ăn uống kết hợp luyện tập thể dục giúp tiêu mỡ, phòng tránh những bệnh lý phát sinh từ béo phì.
2.3. BMI với người châu Âu
Sau khi biết BMI là bao nhiêu và tiêu chuẩn khác nhau dành cho nam và nữ giới thì tiêu chuẩn này cũng có những biến đổi giữa người châu Á và châu Âu. Sự thay đổi của cơ thể về trọng lượng, chiều cao, cân nặng giữa châu Á và châu Âu đã khiến các chuyên gia thiết lập tiêu chuẩn này.
Đối với người châu Âu, chỉ số BMI tiêu chuẩn sẽ được đánh giá dựa trên các con số như sau:
- Nếu chỉ số BMI dưới 15: tình trạng thiếu cân cấp độ III
- Nếu chỉ số BMI trên 15 – 16: tình trạng thiếu cân cấp độ II
- Nếu chỉ số BMI trên 16 – 18.5: tình trạng thiếu cân cấp độ I
- Nếu chỉ số BMI trên 18.5 – 25: cơ thể cân đối, khỏe mạnh
- Nếu chỉ số BMI trên 25 – 30: tình trạng tiền béo phì
- Nếu chỉ số BMI trên 30 – 35: tình trạng béo phì cấp độ I
- Nếu chỉ số BMI dưới 35 – 40: tình trạng béo phì cấp độ II
- Nếu chỉ số BMI hơn 40: tình trạng béo phì cấp độ III
2.4. BMI với người châu Á
Đối với người châu Á, chỉ số BMI trong nước cao hơn so với người châu Âu. Nhìn chung, thể trạng của người châu Á khá nhẹ cân và chiều cao thấp vì vậy quy chuẩn đánh giá chỉ số BMI cũng thay đổi. Dưới đây là xếp hạng chỉ số cơ thể dành cho người châu Á.
- Nếu chỉ số BMI dưới 18.5: cơ thể đang bị thiếu chất, suy dinh dưỡng.
- Nếu chỉ số BMI trên 18.5 đến 22.9: cơ thể ở trạng thái khỏe mạnh, vóc dáng thon thả, cân đối.
- Nếu chỉ số BMI trên 23 – 24.9: cơ thể thừa cân nhẹ nhưng chưa ở mức béo phì.
- Nếu chỉ số BMI trên 25 – 29,9: cơ thể béo phì cấp độ I.
- Nếu chỉ số BMI trên 29,9 đến 34,9: cơ thể béo phì cấp độ II.
- Nếu chỉ số BMI lớn hơn 35: cơ thể béo phì cấp độ III.
III. Ý nghĩa BMI đối với cơ thể
Dưới đây là bảng chỉ số BMI thống kê phân loại tình trạng gầy – béo, những chỉ số này có thể ước tính trung bình trên tiêu chuẩn của nam – nữ giới, người châu Á và châu Âu.
3.1. BMI bình thường là bao nhiêu?
Chỉ số BMI bình thường là bao nhiêu? Thông qua bảng trên có thông tin về BMI là như thế nào, nhiều người thắc mắc chỉ số BMI bao nhiêu là bình thường. Có thể thấy chỉ số BMI trung bình cho người châu Âu dao động từ khoảng 18.5 – 22.9. Theo đó, nếu bạn có chỉ số BMI ở trong ngưỡng trên thì cơ thể bạn đang ổn định và khả năng bệnh tật thấp. Bạn nên có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh cùng với tập luyện thể dục thể thao nhằm duy trì chỉ số cân bằng.
3.2. Chỉ số BMI thấp
Dựa trên các công thức xác định BMI là bao nhiêu bạn có thể nhận biết trường hợp chỉ số BMI thấp được xem là nhẹ cân hoặc suy dinh dưỡng. Điều này đồng nghĩa với các căn bệnh nguy hiểm có thể sẽ tấn công bạn. Theo bác sĩ, người có BMI thấp sẽ dễ dàng gặp một số căn bệnh nguy hiểm như:
- Suy dinh dưỡng
- Hệ miễn dịch hoạt động yếu
- Cơ thể bị mỏi mệt, gầy yếu, hay bệnh
- Thiếu máu, người gầy
- Xương thiếu vững chắc, có thể gây vỡ xương
Trường hợp người bị thiếu cân, suy dinh dưỡng sẽ cần bổ sung thêm các Vitamin và khoáng chất để giúp tiêu hoá nhanh hơn nữa. Ngoài ra, kết hợp tập thể dục và chia làm các bữa ăn sẽ thúc đẩy sự lên cân hiệu quả.
3.3. Chỉ số BMI cao
Chỉ số BMI cao sẽ đi liền với tình trạng dư cân, béo phì và có những dấu hiệu nguy hại. Thừa cân sẽ đi liền với các loại bệnh như sau:
- Tiểu đường, cao huyết áp hoặc một số bệnh lý về tim mạch
- Rối loạn về đường trong máu, mật trong gan, thận, …
- Các bệnh về mạch vành
- Dễ bị tai biến hay đột quỵ gây tử vong so với người bình thường
- Bệnh liên quan đến cơ chế làm việc của gan, túi mật, thận, …
- Bệnh ngoài cơ tim
Đối với tình trạng dư cân, béo phì sẽ tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Do đó, cần có chế độ tập luyện và dinh dưỡng hợp lý để giảm tiêu thụ chất béo. Ngoài ra, cần phối hợp với những bài tập rèn luyện nhằm thúc đẩy việc giảm cân nhanh chóng.
IV. Cách để sở hữu BMI tiêu chuẩn
Cách để sở hữu BMI tiêu chuẩn là gì? Dựa trên những thông tin như BMI là bao nhiêu, ý nghĩa và cách tính toán chỉ số mà BeDental cung cấp, có lẽ ít nhiều bạn đã hiểu rõ tầm quan trọng của chỉ số này. Để có được chỉ số BMI lý tưởng đòi hỏi phối hợp các yếu tố khác nhau và những cách dưới đây sẽ giúp bạn tiếp cận sát với thân hình chuẩn nhất.
4.1. Chế độ ăn uống
Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng nhất để đảm bảo đủ Vitamin, khoáng chất và giúp cơ thể chuyển hoá tốt. Đối với những người có chỉ số BMI cao và ở ngưỡng béo phì cần cân bằng lại lượng calo đưa vào cơ thể. Theo khuyến cáo, nên hạn chế dùng đường tinh luyện và những món ăn giàu chất béo làm dư thừa calo.
Bổ sung rau củ, hoa quả giầu chất dinh dưỡng như Vitamin, khoáng chất và các chất xơ thiết yếu. Tập thói quen uống sinh tố, nước lọc giúp loại bỏ độc tố ra bên ngoài, thúc đẩy tiêu hoá và hấp thu dưỡng chất.
4.2. Luyện tập thể thao
Tập luyện thể dục cũng là một cách để duy trì các chỉ số BMI đúng chuẩn và có dáng người cân đối, săn chắc hơn nữa. Thống kê cho thấy những người có BMI cân đối thường xuyên tập luyện thể thao khoảng 30 – 90 phút mỗi ngày. Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao sẽ đem lại thân hình thon gọn, các cơ bắp khỏe mạnh và giảm mỡ dư thừa nhanh chóng.
4.3. Dùng thuốc giảm cân hoặc tăng cân
Đối với những người dư cân hay tăng cân nên sử dụng thêm một số loại thảo dược nhằm cải thiện cân nặng. Tuy nhiên, cần tham khảo và lựa chọn những thương hiệu uy tín, có chất lượng trước khi sử dụng chúng. Ngoài ra, những loại thuốc này còn đóng vai trò thúc đẩy để có được thân hình lý tưởng một cách nhanh chóng, tuy nhiên để duy trì được vóc dáng điều cần thiết nhất chính là sự kết hợp giữa bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và tập luyện đều đặn.
4.4. Phẫu thuật giảm mỡ
Cách phẫu thuật hút mỡ phù hợp với những bạn có BMI cao và muốn giảm cân cho cơ thể thon gọn ngay lập tức. Trường hợp thực hiện những biện pháp trên nhưng không hiệu quả thì bạn nên tiến hành phẫu thuật giảm mỡ hay các công nghệ giảm béo khác.
Đối với những hình thức hút mỡ trên bạn cần tham khảo và lựa chọn các địa chỉ có uy tín nhằm bảo đảm hiệu quả cao và không gây biến chứng. Ưu tiên lựa chọn những địa điểm đã có đầy đủ giấy tờ và chứng nhận sức khỏe bởi cơ quan chức năng nhằm sở hữu vóc dáng hoàn mỹ nhất và an toàn cho sức khoẻ.
V. Các mặt hạn chế của chỉ số BMI
Sau khi biết BMI là bao nhiêu cùng ý nghĩa của chúng, có thể thấy đây là chỉ số cần thiết cho những người muốn kiểm tra tình hình sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, cũng còn những vấn đề do chỉ số BMI đem lại không chuẩn xác.
5.1. Đối với người có nhiều cơ bắp
Một số trường hợp người có chỉ số BMI cao đến từ loại xương cứng khỏe, dẻo dai và lượng chất béo trong cơ thể thấp. Mặc dù cân nặng nhiều nhưng vóc dáng của các đối tượng trên vẫn cân đối. Do đó, chỉ số BMI sẽ phản ánh không đúng về những đối tượng trên.
5.2. Đối với người ít hoạt động
Những người lười hoạt động, có cân nặng vừa phải, với BMI đạt mức bình thường nhưng vẫn sở hữu tỷ lệ mỡ cao và thân hình ít săn chắc. Vì không vận động mà tỷ lệ mỡ quá cao, làm cho nhóm cơ chậm tăng trưởng và vóc dáng ít săn chắc. Nhóm đối tượng này thường là người già, hoặc người ít hoạt động. Vì vậy, chỉ số BMI cũng sẽ không chuẩn xác trong trường hợp trên.
5.3. Vóc dáng cơ thể
Một trong các mặt bất lợi nữa của chỉ số BMI là không phản ánh chính xác tình trạng sức khỏe theo nhiều kiểu người khác nhau. Thực tế, những người có cùng chỉ số BMI nhưng khi mang vóc dáng quả táo sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh tật hơn so với thân hình trái lê hay đồng hồ cát. Đối với dáng hình trái lê, mỡ sẽ tích tụ ở bụng dưới và nguy cơ đái tháo đường, tim mạch dễ dàng diễn ra hơn bao giờ hết.
5.4. Tuổi tác của mỗi người
Mỗi lứa tuổi sẽ có tỷ lệ tăng trưởng khác nhau giữa chiều cao và cân nặng. Điều này đồng nghĩa với tỷ lệ cơ bắp, xương và chất béo sẽ khác biệt nhau theo mỗi thời kỳ. Do đó, chỉ số BMI sẽ thay đổi tuỳ thuộc theo lứa tuổi, ví dụ với người trung niên thì BMI có xu hướng cao lên và mỡ dư thừa giảm. Ngược lại, với phụ nữ thì chỉ số BMI có thể thấp đi do tốc độ tăng trưởng chiều cao nhanh chóng và cân nặng thấp.
5.5. Bệnh lý đặc biệt
Hạn chế cuối cùng của chỉ số BMI là không đo đạc chính xác ở người bị bệnh. Một số người mắc bệnh như xơ gan, u, . .. do có cân nặng cao nên chỉ số BMI cũng gia tăng theo. Tuy nhiên, điều này chưa thể kết luận họ đang tăng cân bởi thực tế nguyên nhân là từ bệnh mà nên.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai hay cho con bú cũng không thể dùng BMI để đánh giá sức khoẻ. Do đó, BMI sẽ phù hợp với những đối tượng sức khoẻ bình thường và ổn định.
VI. Cách tính chỉ số cơ thể khác ngoài BMI
6.1. Tính theo kích thước vòng eo
Vòng eo là khu vực dễ tích lũy lượng mỡ dư thừa nhất giúp dễ dàng nhận biết cơ thể có đang tăng cân hay không. Sử dụng cân và số đo quanh eo, thông thường nam giới không được giữ eo trên 90cm, nữ giới không nên quá 80cm. Nếu số đo eo quá to chứng tỏ cơ thể đang dư cân, vóc dáng không đẹp và có khả năng mắc bệnh về tim mạch.
6.2. Tính theo vóc dáng cơ thể
Tỷ lệ chuẩn sẽ dựa trên việc tính toán vòng eo và chiều cao lý tưởng. Nếu tỷ lệ trên nhỏ hoặc bằng 0.5 nghĩa là bạn đang sở hữu thân hình khỏe mạnh và không có vấn đề béo phì hay tim mạch. Nếu tỷ lệ bằng hoặc lớn hơn 0.6 thì cơ thể đang bị dư mỡ cần phải tập luyện thường xuyên. Cách đo lường chỉ số này được cho là có phần chuẩn xác hơn so với dùng BMI.
6.3. Tính theo tỷ lệ eo/mông
Cách khác để đánh giá độ đẹp và cân đối trong vóc dáng là áp dụng tỉ lệ eo/mông. Theo nghiên cứu, nếu kết quả với nam giới từ 0.95 trở xuống thì với phụ nữ từ 0.85 trở xuống được cho là thân hình cân đối và sức khoẻ bình thường.
Trên đây là những thông tin về BMI. Nhìn chung, dựa trên kết quả tính toán BMI sẽ giúp bạn biết tình hình tổng quát cơ thể đang gầy hay mập như thế nào. Hy vọng với thông tin trên, BeDental đã hướng dẫn bạn có những cách giữ gìn sức khỏe và vóc dáng tốt nhất đấy.
Dưới đây là bài viết mà BeDental chia sẻ, bạn có thắc mắc gì cần giải đáp hoặc tư vấn về tình trạng hiện tại có thể liên lạc với đội ngũ bác sĩ để được giải đáp chi tiết tận tình nhất .
Bạn có thể tham khảo thêm
Lấy cao răng và tẩy trắng răng đồng thời cùng một lúc được không? Có nên lấy cao răng thường xuyên?
BÍ QUYẾT TẨY TRẮNG RĂNG TẠI NHÀ HIỆU QUẢ DỄ THỰC HIỆN
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Nhiễm trùng đường ruột- 1 số nguyên nhân và cách phòng ngừa – Be Dental