Nhìn chung các vấn đề về sâu răng vẫn chưa thực sự được người dân quan tâm từ đó mọi người cũng chủ quan trong việc chăm sóc răng miệng của mình hơn. Bệnh sâu răng có lây không? Tác hại của việc sâu răng lây lan. Hãy cùng BeDental tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Sâu răng có lây không?
Sâu răng là một tình trạng cấu trúc răng bị ăn mòn, các phần cứng của răng bị phá huỷ vĩnh viễn tạo thành những khe hở hoặc các lỗ nhỏ li ti trên răng và xuất hiện những đốm nâu đen trên những vị trí bị phá huỷ này. Sâu răng là một tình trạng phổ biến trên toàn thế giới ở cả trẻ em, lứa tuổi vị thành niên và cả những người lớn tuổi.
Sâu răng được xem là tình trạng phổ biến bởi chúng có liên quan trực tiếp đến thói quen vệ sinh răng miệng là nhiều nhất, ngoài ra có những trường hợp do cơ địa mỗi người như một số người có lượng canxi thấp khiến răng không được chắc khỏe, hoặc men răng yếu không bảo vệ được răng nên dễ dẫn đến tình trạng sâu răng. Theo đó, trong hầu hết các trường hợp, sâu răng được hình thành bởi các mảng bám thức ăn, ăn nhiều đường và vệ sinh răng miệng không đúng cách đây được xem là những vấn đề cơ bản gây nên tình trạng sâu răng.

Sâu răng có lây không? Sâu răng lây nhiễm từ người sang người
Sâu răng có lây không? Sâu răng có thể do sự lây nhiễm từ người khác. Sâu răng được xem là một bệnh lý dễ lâu lan đặc biệt là ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Tương tự như bất cứ loại bệnh lây nhiễm nào, các vi khuẩn sâu răng cũng có thể lây lan từ người này sang người khác theo nhiều đường nếu không được phòng ngừa cẩn thận.
Về sâu răng lây lan sang người khác theo nhiều hình thức khác nhau, các loại vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus, có thể lây truyền từ người này qua người khác khi sử dụng chung thức ăn với nhau, dụng cụ ăn uống, hắt hơi trong môi trường và cả nôn ói.Bên cạnh đó, nguy cơ lây truyền sâu răng được xem là nhiều và phổ biến đó là do cha mẹ bị sâu răng và khi chuẩn bị nấu ăn nêm nếm thức ăn cho trẻ nên trẻ dễ bị nhiễm vi khuẩn sâu răng.
Số liệu thực tế chứng minh sâu răng có lây không? Theo một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có đến 30% số trẻ ở giai đoạn 3 tháng tuổi và 60% số trẻ ở giai đoạn 6 tháng tuổi và gần 80% số trẻ giai đoạn 2 tuổi đã bị nhiễm khuẩn Streptococcus mutans từ những người trong gia đình người thân của họ đặc biệt là những người có tiền sử bị sâu răng trong gia đình. Sâu răng có lây không? Do đó, để phòng ngừa cần tránh tiếp xúc gần gũi và vệ sinh răng miệng phù hợp đúng cách chính là cách tốt nhất để phòng ngừa sâu răng và tránh lây lan cho những người xung quanh.
Sâu răng có lây không? Sâu răng lây lan từ răng này sang răng khác
Sâu răng có lây không? Về sâu răng lây lan sang các răng lân cận là bởi các loại vi khuẩn Streptococcus mutans và Streptococcus sobrinus, những loại vi khuẩn này xuất hiện chủ yếu trên cùng một răng và có thể lây lan sang các răng lân cận rất dễ dàng nếu trong một điều kiện thích hợp. Việc những vi khuẩn này lây lan sang các răng khác bởi các thói quen sinh hoạt của bệnh nhân đã tạo điều kiện cho chúng như thường xuyên ăn vặt, sử dụng các loại thực phẩm hay đồ uống chứa nhiều đường, vệ sinh răng miệng cẩu thả, không đúng cách.

Tác hại của việc sâu răng lây lan
Có nhiều người thắc mắc xoay quanh vấn đề này, việc gặp tình trạng sâu răng càng sớm càng tốt có thể điểm trị sớm sẽ hạn chế được các nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng sau này như chân răng bị suy yếu, hôi miệng, viêm tủy và viêm quanh chân răng, răng bị lung lay, áp xe răng, răng bị hoạt tử hoặc có thể mất răng vĩnh viễn. Cho dù là lây lan từ răng này sang răng khác hay lây sâu răng sang người khác thì sâu răng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý sức khoẻ nghiêm trọng khác như tiểu đường, ảnh hưởng đến trí nhớ bởi các răng có liên quan đến hệ thần kinh và làm phụ nữ mang thai dễ tăng nguy cơ bị sinh non.

Phòng ngừa sâu răng lây lan bằng cách nào?
Để phòng ngừa sâu răng lây lan, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:
1. Vệ sinh răng miệng đúng cách
Đánh răng đúng cách là biện pháp quan trọng nhất để ngăn ngừa sâu răng lây lan. Bạn nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng kem đánh răng chứa fluoride để giúp củng cố men răng và hạn chế vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt giữa các kẽ răng, những nơi mà bàn chải khó tiếp cận. Để tăng cường hiệu quả, súc miệng bằng nước muối hoặc nước súc miệng kháng khuẩn cũng là một cách hữu ích để giảm số lượng vi khuẩn trong khoang miệng.
2. Hạn chế thực phẩm gây sâu răng
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe răng miệng. Những thực phẩm giàu đường như bánh kẹo, nước ngọt có gas, hay tinh bột dễ lên men có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Thay vào đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu canxi như sữa, phô mai, rau xanh để giúp men răng chắc khỏe hơn. Đồng thời, uống đủ nước, đặc biệt là nước lọc, giúp làm sạch khoang miệng và hạn chế vi khuẩn tích tụ.
3. Không dùng chung đồ cá nhân
Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua nước bọt. Vì vậy, bạn không nên dùng chung bàn chải đánh răng, cốc uống nước, muỗng hoặc đũa với người khác, đặc biệt là trẻ nhỏ. Ngoài ra, việc hôn trực tiếp vào miệng trẻ cũng có thể vô tình truyền vi khuẩn gây hại từ người lớn sang trẻ em, làm tăng nguy cơ sâu răng từ sớm. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho cả gia đình, mỗi người nên có bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân riêng biệt.
4. Khám nha khoa định kỳ
Dù bạn không có triệu chứng sâu răng rõ rệt, việc khám răng định kỳ mỗi sáu tháng là điều cần thiết. Nha sĩ có thể phát hiện sớm những dấu hiệu của sâu răng và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng lan rộng gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh. Nếu phát hiện răng sâu nhỏ, trám răng kịp thời sẽ giúp ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục phá hủy men răng. Bên cạnh đó, việc lấy cao răng định kỳ cũng giúp loại bỏ mảng bám tích tụ, giảm nguy cơ mắc các bệnh răng miệng.
5. Tăng cường sức đề kháng cho răng
Men răng đóng vai trò như một lớp bảo vệ tự nhiên của răng, do đó việc củng cố men răng là rất quan trọng để ngăn ngừa sâu răng lây lan. Bạn có thể sử dụng kem đánh răng hoặc gel fluoride theo chỉ định của nha sĩ để giúp tăng cường khả năng chống lại axit từ vi khuẩn. Ngoài ra, đối với những người có nguy cơ sâu răng cao, phủ sealant răng (một lớp nhựa bảo vệ trên bề mặt nhai của răng hàm) là một giải pháp hiệu quả giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào các rãnh nhỏ trên bề mặt răng.

Sâu răng có lây không? Cũng như các loại bệnh lây truyền khác thì sâu răng cũng rất dễ lây lan khi tiếp xúc, dùng chung đồ dùng ăn uống. Do đó mọi người cần có những biện pháp phòng ngừa cho mình và cả người thân trong gia đình để đảm bảo sức khỏe răng miệng và giảm thiểu được những nguy cơ mà sâu răng miệng đã gây ra.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/