Sún răng là một vấn đề phổ biến ở trẻ em, nhưng thường bị bỏ qua bởi các phụ huynh, dẫn đến tình trạng răng sún trở nên nghiêm trọng hơn và gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe răng miệng cho trẻ. Vì vậy, cần tìm hiểu các phương pháp an toàn để điều trị sún răng cho trẻ em? Hãy cùng Bedental tìm ra giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!
I – Chuẩn bị kiến thức vững vàng khi bé sún răng
1. Sún răng là gì? Hình sún răng ở trẻ em
Sún răng là hiện tượng hao mòn lớp men răng của răng cửa. Sún răng khiến lớp men răng của răng bên ngoài bị mài mòn, sau đó vỡ, cuối cùng là mất răng. Bé sún răng nặng có thể dẫn đến sâu răng.
Răng sún có thể nhận biết qua một số biểu hiện cơ bản sau:
- Nhạy cảm với thức ăn nóng, cay
- Có nhiều đóm vàng, đen trên bề mặt răng
- Răng bị biến dạng
- Khoang miệng có mùi hôi
- Nếu tiến triển nặng còn có thể gây đau nhức.
Hãy quan sát những hình ảnh sún răng dưới đây để nhận biết rõ nhất!
2. Nguyên nhân gây răng sún ở trẻ nhỏ
Bệnh nướu răng hay xảy ra ở trẻ em khi men răng của chúng còn yếu và mềm nên dễ dàng bị bào mòn. Nguyên nhân gây đau răng ở trẻ thường là do vi khuẩn gây sâu răng kết hợp với cacbonhydrat trong tinh bột và đường còn đọng lại sinh ra chất axit làm tổn hại cho men răng. Nguyên nhân trực tiếp gây nên bệnh nướu răng điển hình như:
- Do thói quen ăn uống: Thường thì việc sún răng ở trẻ em phần lớn là do ăn quá nhiều đồ ngọt. Đường có trong đồ ăn sẽ kết dính trên bề mặt răng và tạo ra axit làm hỏng men răng. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công, xâm nhập vào bên trong răng và gây tổn hại đến cấu trúc của ngà răng và tủy răng.
- Ngoài ra, việc thiếu canxi cũng ảnh hưởng đến sức khỏe răng, giúp cho vi khuẩn và axit bên ngoài có thể tấn công dễ dàng hơn.
- Do lạm dụng kháng sinh quá sớm: Các chuyên gia răng miệng đưa ra nhận định rằng sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cho trẻ sớm và thường xuyên sẽ gây ra tình trạng yếu men răng và ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ sau này.
- Do chế độ chăm sóc răng miệng ở trẻ: Thường xuyên bỏ qua việc chăm sóc răng miệng cho trẻ nhỏ sẽ khiến thức ăn và mảng bám tích tụ trên răng, dần tạo ra các vết sâu và sún răng.
- Do bản chất răng của trẻ: Cách bố mẹ ăn uống trong quá trình thai kỳ cũng ảnh hưởng lớn tới sự phát triển răng của con. Việc sử dụng quá nhiều kháng sinh khi thai nhi đang phát triển có thể làm yếu men răng. Hơn nữa, việc sử dụng kháng sinh thường xuyên cho con từ khi còn bé cũng góp phần làm giảm độ bền của men răng.
II – Trẻ bị sún răng, viêm lợi có nguy hiểm không?
Có thể bạn cho rằng ai cũng đều trải qua thời kỳ răng rụng và trẻ bị mất răng sữa không đáng lo lắng bởi sẽ được thay thế bằng răng vĩnh viễn thì bạn đã lầm. Trẻ bị rụng răng viêm lợi sẽ gây nên rất nhiều vấn đề nghiêm trọng.
- Trẻ có răng hở lâu ngày sẽ bị mòn dần vào chân răng và kẽ răng làm trẻ đau nhức, quấy khóc, biếng ăn và ảnh hưởng đến trí nhớ.
- Bé bị mất răng cửa có xu hướng thích dùng thức ăn mềm làm ảnh hưởng đến hoạt động của phần não bộ chịu trách nhiệm cho ghi nhớ.
- Nếu bé bị rụng răng hoặc mất răng sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị răng vĩnh viễn sau này, răng dễ mọc lệch lạc và có thể phát triển một số bệnh lý răng miệng, điển hình là sâu răng.
- Cười mất răng làm bé luôn tự ti về mình và không muốn bộc lộ ra vì sợ bạn bè trêu đùa.
- Trẻ bị rụng răng sữa ảnh hưởng đến quá trình học nói, bé sẽ nói ngọng hoặc phát âm không đúng so với những bé có hàm răng bình thường.
- Răng thưa có do cơ thể trẻ thiếu hụt canxi có liên quan với bệnh này, cho nên hầu hết trẻ bị rụng răng đều gầy gò và yếu ớt.
Một số phụ huynh có thói quen lầm tưởng rằng khi trẻ đến độ tuổi thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn thì tình trạng răng sún sẽ tự khắc được giải quyết, dẫn đến bỏ qua việc giám sát và xử lý kịp thời. Tuy nhiên, hành động này là không đúng và có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của trẻ.
- Khó khăn khi nhai
Sún răng sẽ gây ra khoảng cách giữa chân răng và lợi, gây khó khăn trong quá trình nhai và ăn uống của trẻ. Nếu tủy răng bị ảnh hưởng, ngà răng sẽ tiếp xúc trực tiếp với thức ăn, gây đau nhức cho trẻ khi ăn, dẫn đến tình trạng sợ ăn và biếng ăn.
- Phát âm không rõ
Nếu răng của trẻ bị sún, đặc biệt là ở vị trí răng cửa, thì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể làm cho trẻ nói ngọng, đặc biệt là khi so sánh với trẻ có răng khỏe mạnh.
- Răng vĩnh viễn bị ảnh hưởng
Răng sữa và răng vĩnh viễn có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong độ tuổi từ 5 – 6, trẻ bắt đầu thay răng sữa và quá trình này sẽ hoàn tất vào độ tuổi 12 – 13. Mỗi khi một chiếc răng sữa mất đi, sẽ có một chiếc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế nó.
Nếu trẻ bị răng sún quá sớm, các răng xung quanh sẽ có xu hướng dịch chuyển sang vị trí răng sún, gây ra sự chen lấn và mọc ngầm của răng vĩnh viễn. Khi đó, không đủ không gian cho chiếc răng vĩnh viễn mọc lên và có thể dẫn đến tình trạng răng lệch hoặc mọc chen lấn. Nếu răng sữa không tự rụng vào thời điểm thay răng, có thể khiến cho răng vĩnh viễn phải mọc lệch sang vị trí khác.
III – Trẻ bị sún răng phải làm sao?
Răng sâu đã và đang là nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đối với trẻ nhỏ vì vậy nếu bạn đang lo sợ bé bị mất răng phải phẫu thuật thì có thể tham khảo các phương pháp trị răng sún cho bé dưới đây:
1. Thuốc trị sún răng cho bé
Trên thị trường có khá nhiều sản phẩm thuốc trị đau răng cho bé như: thuốc chữa nhức răng Nhật Dương, thuốc trị răng lợi ở trẻ em Dạ Thảo Liên, . ..
Đây là các loại thuốc Đông Y gia truyền có thành phần trong thiên nhiên có khả năng trị đau răng, viêm nướu, hôi miệng, chảy máu chân răng, … có thể dùng tốt với cả trẻ em bị mất răng khi mới nhú và mẹ mang bầu.
Tuy nhiên, có rất nhiều loại thuốc chữa đau răng không rõ nguồn gốc xuất xứ và không đảm bảo chất lượng. Vì vậy, trước khi sử dụng bạn nên kiểm tra kĩ nguồn gốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
2. Trị sún răng cho trẻ tại nhà
- Trị sâu sún răng cho bé bằng nha đam
Theo một đánh giá năm 2015, Gel nha đam sẽ giúp kháng lại vi khuẩn gây sâu răng. Chúng có khả năng diệt khuẩn và làm sạch vi khuẩn có hại trong miệng, đồng thời khôi phục lại men răng ở giai đoạn này.
Bạn chỉ cần thái nha đam thành những lát nhỏ và lột vỏ. Lấy gel nha đam thoa đều lên răng bé trong khoảng 3 phút.
Súc miệng lại để loại bỏ vi khuẩn còn bám trên răng. Thực hiện đều đặn, bạn sẽ thấy bệnh nướu răng ở trẻ em được cải thiện rõ rệt.
- Súc miệng bằng dầu vừng/ dầu dừa
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, các loại dầu dừa có thể tăng cường sức khỏe răng miệng, giúp giảm số lượng mảng bám và vi khuẩn ở mức độ tương đương với nước súc miệng.
Bạn súc miệng với dầu dừa mỗi ngày khoảng 5 phút giúp cải thiện sức khỏe răng và ngăn chặn tình trạng trẻ bị mọc răng sớm.
Đây là hai cách chữa đau răng ở trẻ đơn giản và dễ làm nhất tại nhà. Tuy nhiên, các phương pháp này không thể chữa hoàn toàn bệnh và mất rất nhiều thời gian để có hiệu quả.
- Dùng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn hiệu quả, giúp làm chậm sự lây lan của bệnh răng sún. Bố mẹ có thể mua nước muối sinh lý để cho con súc miệng hàng ngày, vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng sau khi thức dậy, nhằm bảo vệ răng miệng của bé.
- Dùng lá trầu không
Lá trầu vì chứa các thành phần kháng khuẩn cao nên có tác dụng chống lại sún răng. Bố mẹ có thể dùng 3 – 5 lá trầu tươi, rửa sạch, giã nhuyễn và đắp lên vùng răng sún trong 3 – 5 phút hoặc đun nước lá trầu để súc miệng hàng ngày cho con.
- Bài thuốc chữa sún răng bằng lá lốt
Việc sử dụng lá lốt để chữa sún răng được xem là một phương pháp hiệu quả và an toàn cho sức khỏe. Để chuẩn bị dung dịch, người dùng cần rửa sạch và giã nhuyễn một ít rễ lá lốt, sau đó trộn với muối tinh và vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm ướt dung dịch này và bôi lên vùng bị sún từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, vì nước cốt lá lốt có vị cay hơi khó chịu nên có thể không phù hợp cho trẻ nhỏ.
3. Bé sún răng hàn trám là tốt nhất
Vậy trẻ bị mất răng phải làm sao hiệu quả nhất? Phương pháp phổ biến nhất tại phòng nha chính là hàn trám răng.
Phương pháp này sẽ giúp phục hồi các lớp men răng đã hỏng, vỡ, có màu sắc giống răng thật và loại bỏ vi khuẩn răng miệng gây hại nên nếu như trẻ bị mất răng sữa hoặc răng vĩnh viễn đều phải được khám răng sớm.
IV. Phòng ngừa sún răng cho bé như thế nào?
1. Vệ sinh răng cho bé đúng cách
Khi răng sữa đầu tiên của bé mọc ra, đó là thời điểm quan trọng để cha mẹ bắt đầu chăm sóc răng của bé. Ban đầu, cha mẹ có thể vệ sinh răng sữa của bé bằng khăn gạc mềm vào mỗi buổi sáng và sau khi bé ăn. Sau khi bé ăn xong, cần cho bé uống nước để rửa sạch thức ăn và làm sạch răng cũng như họng, từ đó phòng ngừa sún răng và viêm họng cho bé.
Sau khi bé tròn 2 tuổi và hàm răng của bé đã phát triển tương đối đầy đủ, việc chăm sóc răng miệng cho bé càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Cha mẹ nên sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để bảo vệ răng bé khỏi bị sâu răng.
Đối với các bé có thói quen ăn vặt hoặc ăn nhiều đồ ngọt, cha mẹ cần khuyến khích bé chải răng ngay sau khi ăn để ngăn ngừa các vấn đề như sún răng hay sâu răng.
Khi bé tròn 3 tuổi, cha mẹ nên khuyến khích bé tự chải răng đúng cách (chải răng dọc từ chân răng xuống, đủ 3 mặt răng ngoài – trên – trong ít nhất 2 lần mỗi ngày: sáng sau khi thức dậy và tối trước khi đi ngủ).
Khi bé được 3 tuổi, bố mẹ nên cho bé tập tự chải răng đúng cách
2. Lưu ý về thực đơn cho bé
Khi trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa, mọc răng vĩnh viễn, bố mẹ cần bổ sung các thực phẩm giàu canxi và flour vào chế độ ăn như cá biển, trứng, gan động vật, sữa tươi,… Cà rốt cũng là một loại thực phẩm hữu ích giúp răng chắc khỏe và hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Ngoài ra, bố mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng đồ uống có ga, nước ngọt, nước lạnh và bánh kẹo, để bảo vệ sức khỏe răng miệng của con.
3. Chú ý khi cho bé sử dụng thuốc
Việc sử dụng thuốc kháng sinh một cách tùy tiện có thể gây hại đến sức khỏe răng miệng của trẻ, gây vàng răng, hỏng men răng và thậm chí đổi màu răng. Do đó, để bảo vệ răng của bé, cha mẹ cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ trước khi cho con uống bất kỳ loại thuốc kháng sinh nào.
Bạn có thể tham khảo thêm
Trồng Răng Implant Là Gì? 6 Ưu Điểm của Trồng Răng Implant. Bảng Giá Trồng Răng Implant
Niềng Răng Cửa Tốn Chi Phí Bao Nhiêu? Có Mất Thời Gian Không?
CÓ NÊN NIỀNG RĂNG TRẢ GÓP HAY KHÔNG?
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Pingback: Xử trí với sâu răng qua 5 loại “Thần dược” dân gian - Tác dụng thần kỳ của lá lốt | Nha Khoa Bedental