Mụn là nỗi ám ảnh của nhiều chị em vì vừa ảnh hưởng đến thẩm mỹ lại gây ngứa ngáy, khó chịu. Thực tế có nhiều loại mụn có đặc tính, biểu hiện và gây hại khác nhau cho da. Trong đó, mụn bọc là dạng mụn nguy hiểm và không thể điều trị dứt điểm vì thường để lại thâm, sẹo. Vậy nguyên nhân gây mụn bọc là gì và cách khắc phục như thế nào?
1. Mụn bọc là gì?
Nhiều người nhầm lẫn mụn bọc dưới da với mụn cóc, nhưng không như dạng mụn trứng cá, mụn này có nhiều mủ, gây sưng đỏ và đau rát ở nơi mụn xuất hiện. Mụn bọc có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên gương mặt từ mắt, mũi, trán, . .. tuy nhiên mụn bọc ở má là thường thấy và ít để lại biến chứng nhất.
Mụn bọc hình thành là hậu quả của quá trình viêm nhiễm trên bề mặt da, cộng với lỗ chân lông bị
bã nhờn, bụi bẩn và lớp mỹ phẩm làm bít kín nên vi khuẩn Propionibacterium phát triển. Sự phát triển của vi khuẩn sẽ gây viêm và kích ứng nang lông nhiều hơn, dẫn đến mụn bọc xuất hiện.
Cũng vì thế nên mụn bọc xuất hiện có kích cỡ to, cứng và gây đau đớn nhiều hơn so với những dạng mụn khác. Vùng vỏ mụn có dịch mủ màu trắng hoặc vàng, có thể nổi lên hay ẩn sâu trong da. Nếu điều trị sai cách, mụn bọc sẽ bị vỡ ra, gây nhiễm trùng ở những vùng da lân cận và làm khu vực có mụn viêm trầm trọng hơn nữa. Hơn nữa, vùng có mụn bọc đã bị viêm nên nếu không xử lý tốt, mụn vỡ ra sẽ để lại thâm hoặc sẹo rất khó điều trị.
2. Mụn bọc tiến triển như thế nào?
Nhiều người cho rằng khi có mụn bọc không cần nặn mà để nó tự khỏi viêm rồi xẹp đi, thực tế dịch mủ sẽ không biến mất, nếu không điều trị mụn sẽ nhanh chóng quay trở lại.
Bạn sẽ thấy mụn bọc thường tồn tại lâu hơn trên khuôn mặt so với những dạng mụn khác, bình thường nó sẽ xuất hiện và phát triển trong 3 giai đoạn sau:
2.1. Giai đoạn 1
Mụn trứng cá hình thành từ chất bẩn, bã nhờn làm lỗ chân lông bị tắc nghẽn, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây viêm và biến mụn trở thành mụn bọc mủ. Đa phần mụn ở giai đoạn này rất nhỏ, không nhận biết được.
2.2. Giai đoạn 2
Tới giai đoạn này, quá trình viêm đã xảy ra làm mụn sưng phồng lên, đồng thời bên trong có dịch mủ màu vàng hoặc trắng. Dịch mủ này có thể nằm sâu không nhìn được nhưng gây đau đớn, nhất là khi sờ tay vào mụn. Mụn bọc ở giai đoạn này không nên sờ tay vào hoặc nặn bởi sẽ làm mụn bị vỡ, có thể để lại thâm sẹo lâu liền.
2.3. Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn mụn chín, mủ sẽ nổi trên bề mặt da rồi từ từ vỡ ra. Khi mụn vỡ, không những mủ mà còn có máu sẽ tràn ra, khi thoát ra ngoài được thì da sẽ nhanh chóng liền lại. Tuy nhiên thâm mụn để lại sau đó kéo dài khá lâu, nếu điều trị không dứt điểm mụn viêm có thể để lại sẹo lớn.
3. Nguyên nhân gây mụn bọc rất phức tạp
Trong các loại mụn thì mụn bọc là khó điều trị và chữa dứt điểm nhất một phần vì nguyên nhân gây bệnh đa dạng, không thể xử lý triệt để. Dưới đây là một số yếu tố ảnh hưởng đến mụn bọc:
3.1. Rối loạn chức năng bài tiết
Hệ bài tiết chủ yếu của con người là gan và thận, khi hai cơ quan này làm việc không hiệu quả sẽ khiến chất độc tích tụ và da là một trong những bộ phận bị tổn thương. Khi rối loạn chức năng bài tiết, tuyến bã nhờn hoạt động mạnh lên làm da chảy dầu hơn, dễ tích tụ bụi bẩn và tế bào da chết sinh mụn. Kết hợp với việc rửa mặt không sạch, mụn bọc ở trán, má hay cằm sẽ nhanh chóng hình thành.
3.2. Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt thiếu lành mạnh
Không chỉ tinh thần mà bản thân bạn cũng sẽ gặp phải tình trạng stress khi thận và gan làm việc thiếu hiệu quả gây rối loạn nhiều bộ phận bên trong cơ thể. Những thói quen như dậy trễ, ngủ không ngon giấc, ăn uống thực phẩm kém chất lượng, thời gian làm việc kéo dài, . .. sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ, có thể gây tổn thương gan, nổi mụn bọc cũng là 1 số các hệ luỵ mắc phải.
3.3. Nguyên nhân di truyền
Một số người bị mụn bọc rất khó điều trị, thường là do nguyên nhân di truyền, tuy nhiên các nhà khoa học cũng chưa thể khẳng định chắc chắn gen ảnh hưởng. Nếu mụn bọc là do di truyền, không có phương pháp chữa trị hiệu quả thì hầu như tình trạng bệnh sẽ hết ở một thời điểm nào đó chứ không kéo dài vĩnh viễn và được cải thiện đáng kể nhờ dưỡng da và chăm sóc sức khoẻ thường xuyên.
Có thể thấy, những nguyên nhân gây mụn bọc thường phức tạp, rất khó giải quyết triệt để và cần cải thiện dần dần mới kiểm soát tình trạng mụn hiệu quả.
4.Đặc điểm triệu chứng các loại bọc thường gặp
Mụn trứng cá có biểu hiện là những nốt mụn sưng đỏ, to xung quanh, nhân mụn có dịch màu vàng hoặc trắng, mủ, sờ vào đau đớn, dễ chảy máu và lưu lại vết thâm lâu.
Mụn cũng được phân chia theo mức độ nhẹ, trung bình hay nghiêm trọng. Ngoài ra, mụn cũng được phân chia theo đặc điểm, tính chất của mụn, như:
4.1. Mụn không có nhân
Mụn bọc có nhân thường xuất hiện thành từng mảng to, không có đầu trắng; cảm giác cứng và đau khi ấn phải. Nhân mụn ẩn sâu trong da và nang lông nên thời gian điều trị lâu hơn so với mụn bọc. Điều trị không đúng phương pháp, mụn sẽ lây lan nhanh ra vùng da lân cận và dễ tái phát lại.
4.2. Mụn bọc không nhân
Trái ngược với mụn có nhân, mụn bọc không nhân có những cục u lớn, không có đầu trắng; dày, cộm và đau nhức khi chạm phải, đặc biệt khi mụn ở tình trạng sưng to. Thực chất, loại mụn này có nhân nhưng do ẩn sâu dưới da và nang lông nên rất khó khăn khi điều trị.
4.3. Mụn cám bị loại bỏ
Nhân mụn khi không được xử lý triệt để sẽ ẩn sâu dưới da, gây hiện tượng mụn chai sần. Biểu hiện dễ nhìn thấy là nốt mụn sần sùi, vỏ mụn màu đen; làn da không đều màu, thiếu cân đối.
4.4. Mụn bọc có vảy
Nguyên nhân là do những ổ mụn xuất hiện trên da đang trong tình trạng viêm nhiễm nặng nề. Ban đầu mụn là vết sần đỏ, sau đó chảy mủ gây cảm giác đau đớn. Khi mụn lành thì dịch tiết ra bao gồm mủ và máu. Loại mụn này thường để lại vết thâm, sẹo lõm.
4.5. Mụn mủ có máu
Mụn đặc trưng là tình trạng tiết dịch lỏng bên trong có mủ và máu. Mụn bọc mủ hay xuất hiện ở hốc mắt, xung quanh mũi, miệng, bờ môi. .. làm sưng đỏ kèm theo đau nhức, ngứa.
4.6. Mụn bọc có máu
Hình dáng dễ nhận biết là các hạt mụn căng tròn, bên trong có mủ và máu, đầu mủ trắng đục. Mụn bọc có máu hay gặp ở tuổi thiếu niên. Khi mụn vỡ ra, nếu không điều trị đúng cách sẽ lan đến phần da lân cận, mọc mụn mới, tình trạng của mụn ngày càng trở nên trầm trọng.
4.7. Mụn bọc đầu trắng
Mụn bọc đầu trắng gần giống với mụn sữa ở trẻ sơ sinh, hay xuất hiện ở những vị trí vùng chữ T như trán, mũi, mắt, cằm; lưng, vai. .. Mụn hình thành do phản ứng của vi khuẩn đối với những tế bào được bao quanh bằng mô viêm đỏ. Xảy ra ở mọi lứa tuổi. Mụn viêm diễn ra lâu ngày sẽ xuất hiện sẹo mụn.
5. Cần làm gì khi mọc mụn bọc để mụn nhanh lành?
Khi mụn bọc hình thành, có một số cách điều trị mà bạn nên sử dụng là:
5.1. Sử dụng kháng sinh đường tiêm
Mọc mụn bọc là kết quả của quá trình nhiễm trùng do vi khuẩn, vì vậy sử dụng kháng sinh sẽ làm giảm sưng viêm và hạn chế hoạt động của vi khuẩn. Các thuốc kháng sinh thích hợp thường được chỉ định bao gồm: minocycline, doxycycline, tetracycline, . ..
5.2. Sử dụng biện pháp ngừa thai
Nếu nguyên nhân gây mụn bọc là do thay đổi nội tiết tố, sử dụng biện pháp ngừa thai giúp cân bằng hormone, ức chế testosterone và từ đó giảm sản sinh bã nhờn, cải thiện tình trạng mụn bọc.
5.3. Dùng kem trị mụn
Với mụn trứng cá mãn tính, sử dụng thuốc bôi điều trị mụn thông thường sẽ không đem lại kết quả vì bản chất là sự phát triển của vi khuẩn. Vì thế, bạn cần tìm mua những thuốc chứa benzoyl peroxide, hydrocortisone, salicylic, . ..
Những loại thuốc này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn, thu nhỏ mụn và giảm sưng viêm. Ngoài ra, sử dụng thường xuyên sẽ làm giảm thâm mụn lưu lại.
5.4. Tiêm thuốc Cortisone
Phương pháp tiêm steroid còn có thể áp dụng với những loại mụn to, sưng tấy, dịch thuốc lỏng khi bơm thẳng vào mụn sẽ có tác dụng chống viêm và làm mụn xẹp sau một vài ngày. Tuy hiệu quả điều trị mụn nhưng nghiệm pháp này dễ gây sẹo trên vùng bị mụn và phải hồi phục trong thời gian lâu dài.
Điều trị và kiểm soát nguyên nhân của mụn trứng cá là một quá trình dài, phải kết hợp chăm sóc da, thay đổi thói quen sinh hoạt để ổn định nội tiết tố từ bên trong và dùng kem, thuốc trị mụn nhằm chống viêm, làm mụn mau xẹp.
Tác hại của mụn bọc
Mụn bọc hay còn gọi là mụn mủ, là một loại mụn sưng tấy và đau nhức. Tác hại của mụn bọc sẽ gây ra các hậu quả như sau:
Tình trạng viêm: Khi bã nhờn và tế bào chết bị bít lại trong lỗ chân lông thì sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập và gây ra tình trạng viêm. Điều này có thể gây đau, sưng tấy và đỏ.
Sẹo thâm: Mụn bọc dễ gây nhiễm trùng trên da. Nếu không được điều trị đúng cách, mụn bọc có thể dẫn đến vết thâm trên da.
Mất tự tin: Mụn bọc có thể gây ra sự tự ti và khó chịu khi giao tiếp với người xung quanh. Điều này có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng và hạnh phúc của bạn.
Lây lan mụn: Nếu không được điều trị sớm và đúng cách, mụn bọc có thể lan ra những khu vực da khác trên cơ thể.
Do đó, việc điều trị và phòng ngừa mụn bọc là rất cần thiết để làm cho da khoẻ và đẹp. Nếu bạn có vấn đề với mụn bọc, nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc da để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.
Những lưu ý khi bị mụn bọc
Khi bị mụn bọc, có một vài lưu ý cơ bản mà bạn cần phải nhớ nhằm giảm thiểu tác hại và bảo vệ sức khoẻ của da, bao gồm:
Không nặn mụn: Việc nặn mụn bọc sẽ khiến tình trạng sưng tấy và viêm trở nên trầm trọng thêm, gây tổn hại đến da có thể dẫn đến sẹo thâm.
Giữ làn da khoẻ mạnh: Chăm sóc da mỗi ngày là cách đơn giản nhất giúp giảm thiểu tình trạng mụn bọc. Hãy sử dụng sản phẩm làm sạch da nhẹ nhàng và không quá gắt để giữ làn da được sạch sẽ.
Sử dụng sản phẩm điều trị mụn: Có nhiều sản phẩm giúp điều trị mụn thành công trên thị trường. Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất cứ sản phẩm nào, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc da để được tư vấn lựa chọn sản phẩm thích hợp với làn da và tình trạng mụn bọc của bạn.
Tránh tiếp xúc với dầu mỡ: Dầu mỡ và bụi bẩn có thể làm tắc lỗ chân lông và thúc đẩy tình trạng mụn bọc. Hãy tránh tiếp xúc với những chất này để giảm thiểu tình trạng mụn bọc.
Ăn uống và sinh hoạt điều độ: Ăn đủ chất và sống lành mạnh sẽ giúp cải thiện sức khoẻ và giảm thiểu tình trạng mụn bọc.
Điều trị đúng cách: Nếu tình trạng mụn bọc của bạn không được cải thiện sau một thời gian dài hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia chăm sóc da để được điều trị đúng cách và hiệu quả.
Những lưu ý trên sẽ giúp bạn giảm thiểu tình trạng mụn bọc và giữ làn da khoẻ mạnh. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng mụn bọc nặng hoặc kéo dài, hãy tham khảo ý kiến các sĩ để được tư vấn và điều trị
tham khảo thêm dịch vụ răng sứ venus tại nha khoa bednetal
Ngoài ra bạn có thể tham khảo về:6 dấu hiệu mọc răng khôn hàm dưới
NHÌN DÁNG RĂNG PHONG THỦY ĐOÁN NGAY VẬN MỆNH
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/