Thư viện chuyên khoa

XỎ KHUYÊN MÔI VÀ 1 SỐ LƯU Ý- LỜI KHUYÊN TỪ BEDENTAL

XỎ KHUYÊN MÔI VÀ NHỮNG LƯU Ý QUAN TRỌNG. Nếu bạn đang xem xét việc xỏ khuyên môi, nên coi đó là một thử thách và chuẩn bị kỹ càng. Bạn hãy đọc các ghi chú kèm với những hình ảnh xinh đẹp của các idol đã xỏ khuyên để có nhiều cảm hứng và tự tin hơn nữa.  Có thể nói, việc xỏ khuyên môi đang trở thành một trào lưu hot ngày nay. Tuy nhiên, môi cũng là một khu vực nhạy cảm và ẩn chứa khả năng nhiễm khuẩn. Vì vậy, việc lựa chọn địa chỉ uy tín nhằm đảm bảo việc xử lý vết thương cẩn thận là rất cần thiết.

Có nên xỏ khuyên môi không? 

Việc xỏ khuyên môi có thể được xem là sự lựa chọn liều lĩnh và đầy phá cách. Trước khi thực hiện xỏ khuyên tại khu vực này, nhiều phụ nữ đã bối rối vì không biết liệu lựa chọn của họ có đúng đắn hay không. So với xỏ khuyên mắt, loại hình thẩm mỹ này đòi hỏi lòng can đảm và bạn cần tự tin hơn nhiều. Nếu bạn thích, có thể chọn xỏ khuyên môi để trở nên tự tin hơn nữa và khẳng định phong cách của riêng mình.

Có nên xỏ khuyên môi không
Có nên xỏ khuyên môi không

Các nguy cơ dễ mắc phải khi đeo khuyên môi 

 1 Đau và sưng: Vì xỏ khuyên môi là một tiểu phẫu đi ngang qua mặt các tế bào khoẻ mạnh, khu vực chịu tác động sẽ nhạy cảm với đau và sưng tấy. Trong khi cảm giác đau và sưng ở khoang miệng đang kéo đến, bệnh nhân có thể khó làm sạch sẽ răng và nướu của mình một cách hiệu quả, có thể gây viêm nha chu. Hơn nữa, tình trạng sưng tấy còn ngăn cản việc ăn uống và nói. 

 2 Hôi miệng: Vì thiết bị nữ trang sử dụng xỏ khuyên môi che phủ niêm mạc miệng cho nên việc đánh răng đúng kỹ thuật sẽ khó khăn hơn bao giờ hết. Nếu không chải răng đúng cách, vi khuẩn mảng bám và mảnh vụn thực phẩm dễ tích tụ trong lỗ khuyên gây viêm miệng. 

 3 Nhiễm trùng: Sự tích tụ quá mức vi khuẩn có thể dẫn đến nhiễm trùng xung quanh lỗ xỏ khuyên. Dấu hiệu nhiễm trùng miệng là mẩn đỏ, sưng phù, đau và có mùi hôi. Nếu không chữa trị, nhiễm trùng miệng có thể dẫn đến các tình trạng bệnh nặng hơn nữa. 

 4 Giảm lưu lượng nước bọt:  Đeo khuyên môi giúp làm gia tăng lưu lượng nước bọt. Thông thường, lưu lượng nước bọt cao là một lợi ích để hỗ trợ phòng ngừa sâu răng. Tuy nhiên, quá nhiều nước bọt cũng dễ gây tích tụ nhiều vôi răng (cao răng), là những mảng bám canxi dày hơn trên lợi và dưới nướu, kết quả là gây tụt lợi. Để khắc phục, lớp tích tụ cao răng cũng có thể được loại trừ khi làm vệ sinh nha khoa chuyên nghiệp. 

 5 Tụt lợi: Do thành phần sắt của xỏ khuyên môi có thể tiếp xúc với lợi khi ăn, nhai hoặc dịch chuyển lỗ xỏ khuyên theo ý muốn, nó có thể khiến cho lợi bị tụt xuống. Tình trạng tụt lợi có thể cần thiết phải phẫu thuật hoặc điều trị. 

 6 Bệnh nướu răng: Bởi vì vi khuẩn có hại có thể tích tụ quanh miệng khi xỏ khuyên môi, bệnh nhân sẽ dễ dàng gặp phải bệnh lý nha chu (viêm nướu răng). Bệnh nha chu là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến việc phải phẫu thuật. 

Nếu không được chữa trị, tình trạng nhiễm trùng có thể gây rụng răng vĩnh viễn đe doạ nghiêm trọng sức khoẻ con người. 

Các kiểu dáng xỏ khuyên môi
Các kiểu dáng xỏ khuyên môi

Tham khảo thêm: XĂM MÔI NỔI MỤN NƯỚC VÀ 1 SỐ CÁCH GIẢI QUYẾT

Xỏ khuyên môi có đau không? 

Tuy vậy, phần môi khá nhạy cảm và có thể gây đau đớn hơn so với các vị trí khác. Trước khi xỏ khuyên, bạn sẽ được thợ thoa kem ủ tê nhằm giảm thiểu cảm giác đau và ngứa ngáy. Tuy vậy, việc tạo tâm lí vững chắc và sự bình tĩnh là vô cùng quan trọng trước khi tiến hành xỏ khuyên. Nếu bạn không cẩn thận, nỗi đau sẽ lớn thêm.   

Xỏ khuyên môi bao lâu thì lành?

Thời gian lành sau khi xỏ khuyên môi thường dao động từ 6 đến 12 tuần, tùy vào cơ địa, cách chăm sóc và vị trí xỏ. Dưới đây là các giai đoạn chính của quá trình lành thương:

  • 1. Giai đoạn đầu (1 – 2 tuần đầu tiên): Vùng môi có thể sưng nhẹ, đỏ hoặc hơi đau, đặc biệt trong 3 – 5 ngày đầu. Có thể tiết một ít dịch trong suốt hoặc hơi trắng – đây là phản ứng lành thương bình thường. Cần hạn chế chạm vào vết xỏ và tránh ăn đồ cay nóng, rượu bia để giảm kích ứng.
  • 2. Giai đoạn hồi phục (3 – 6 tuần tiếp theo): Sưng giảm dần, vùng da xung quanh bắt đầu khô lại và tái tạo mô mới. Nếu chăm sóc tốt, vết xỏ sẽ lành nhanh hơn, ít bị viêm hoặc kích ứng.
  • 3. Giai đoạn hoàn toàn lành (6 – 12 tuần): Lỗ xỏ ổn định, không còn đau hay tiết dịch. Có thể thay khuyên nhưng nên sử dụng khuyên chất lượng cao để tránh kích ứng.

Xỏ khuyên môi hết bao nhiêu tiền?

Chi phí xỏ khuyên môi có thể dao động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như địa điểm thực hiện, chất liệu khuyên và mức độ uy tín của cơ sở. Dưới đây là một số thông tin tham khảo:

  • Giá xỏ khuyên môi: Thông thường, chi phí cho dịch vụ xỏ khuyên môi dao động từ 150.000 đến 250.000 đồng khi sử dụng khuyên bằng thép không gỉ, và từ 200.000 đến 450.000 đồng nếu sử dụng khuyên bằng bạc.

  • Chất liệu khuyên: Các loại khuyên phổ biến bao gồm thép không gỉ, titan, bạc và vàng. Giá cả sẽ tăng lên nếu bạn chọn khuyên làm từ chất liệu cao cấp hoặc có thiết kế đặc biệt.

bac si nha khoa bedental ivie bac si oi c46c7dfd a955 42b0 9cf0 cc4a383be202
Xỏ khuyên môi hết bao nhiêu tiền

Một số chú ý khi xỏ khuyên môi bạn cần phải biết 

Sau khi xỏ khuyên, nhiều chị em luôn băn khoăn đến việc ăn uống thế nào nhằm tránh tình trạng hình thành sẹo và nhiễm trùng ở toàn bộ vùng môi. Những triệu chứng ảnh hưởng đến lỗ xỏ như sưng mủ hay đau đớn là những biểu hiện thông thường của cơ thể khi không được chăm sóc và vệ sinh đúng cách, chớ không phải vì ăn uống không đúng kiểu. Theo đó: 

 Nên ăn gì sau khi xỏ khuyên? 

  •  Bạn cũng nên ăn thực phẩm nhiều protein từ gà, trứng, tôm, cua, lòng đỏ trứng, . .. 
  •  Bổ sung đầy đủ nhóm thực phẩm chứa vitamin B12, sắt và acid folic từ các loại rau màu xanh lá, thịt, gan gia cầm, . .. 
  •  Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm các loại vitamin A, B, C, E giúp cải thiện khả năng miễn dịch cho cơ thể. Các loại hoa quả như bưởi, chanh, quýt, táo, lê và các loại hoa màu xanh thẫm như cải xoăn, rau bó xôi cũng vô cùng cần thiết đối với hệ miễn dịch của bạn. 
  •  Việc cung cấp đầy đủ chất bổ dưỡng cần thiết sẽ góp phần bảo vệ cơ thể bạn mạnh khoẻ và thúc đẩy nhanh chóng việc phục hồi vùng tổn thương. 

 Xỏ khuyên môi cần kiêng cữ gì? 

Việc kiêng khem sau khi xỏ khuyên môi là rất cần thiết, bởi vùng da môi nhạy cảm hơn bạn tưởng. Trong khoảng 1 tuần đầu tiên, tránh ăn các thực phẩm cay nóng hoặc quá mặn, hơi chua nhằm tránh gây kích ứng lỗ xỏ. Nếu cơ thể bạn dị ứng với một loại thực phẩm nào đấy, nên tránh loại bỏ ra khỏi bữa ăn thay vì cấm hoàn toàn. Đồng thời, hãy dùng dung dịch muối loãng cùng tăm bông nhằm vệ sinh vùng da môi gần lỗ xỏ. 

Hạn chế ăn đồ cay nóng
Hạn chế ăn đồ cay nóng

Cách chăm sóc vết thương sau khi xỏ khuyên môi đúng 

Sau khi tiến hành xỏ khuyên môi, chăm sóc vết thương đúng cách là việc vô cùng cần thiết nhằm đảm bảo an toàn của bạn. Dưới đây là một vài chú ý cần thiết đối với việc chăm sóc vết thương sau khi xỏ khuyên môi: 

  •  Kiểm tra xem vết thương có chảy máu thường xuyên hay không. Nếu có, cần tiến hành ngay các phương pháp cầm máu nhằm ngăn ngừa việc lan truyền của vi trùng. 
  •  Không bao giờ hôn bất cứ ai vào khoảng khắc vừa mới xỏ khuyên môi. 
  •  Vệ sinh vùng vết thương với nước muối loãng giúp rửa sạch sẽ vết thương tránh nhiễm trùng. 
  •  Rửa sạch sẽ vùng môi sau khi ăn hoặc uống bất cứ điều gì giúp tránh vi trùng thâm nhập vào vết thương. 
  •  Tránh để bất kỳ chất lỏng hoặc mỹ phẩm rơi vào vùng da môi vừa mới xỏ khuyên. 
  •  Nếu xỏ khuyên môi mà sưng đỏ liên tục thì bạn hãy đến trung tâm nha khoa gần nhất hoặc đến gặp chuyên gia để bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời. 

Tham khảo thêm: Top 5 Son dưỡng môi tốt cho mùa hè. Cách sở hữu đôi môi căng mọng như ý muốn

Tụt lợi sau khi xỏ khuyên môi
Tụt lợi sau khi xỏ khuyên môi

Tóm lại, khi quyết định xỏ khuyên môi hoặc ngừng xỏ khuyên môi, một người cần đặc biệt lưu ý về tình trạng răng miệng của mình thường xuyên hơn bao giờ hết. Vệ sinh răng miệng đúng cách là cần thiết nhằm loại trừ vi sinh vật có hại có thể làm viêm nhiễm, đặc biệt là tụt lợi. 

Hơn nữa, cần phải thường xuyên đến nha khoa nhằm chẩn đoán chính xác tình trạng tụt lợi, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng lâu dài cho răng và nướu. 

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

 

Rate this post