Răng thưa là một vấn đề gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ gương mặt và nụ cười khiến rất nhiều người băn khoăn và đi tìm giải pháp. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp phục hình cho răng thưa khác nhau với nhiều công nghệ tiên tiến khác nhau, giúp khách hàng có được sự đa dạng giữa các lựa chọn như phục hình răng tháo lắp (hàm tháo lắp) hay phục hình răng cố định (chỉnh nha, bọc răng sứ, cầu răng sứ, trồng răng implant,…). Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về kỹ thuật phục hình răng cho răng thưa nhé!
I. Khái niệm và nguyên nhân của tình trạng răng thưa
1.1. Răng thưa là gì?
Răng thưa là tình trạng các răng không được sắp xếp sát khít với nhau tạo nên các khe hở giữa các răng, gây mất cân đối và mất thẩm mỹ cho toàn hàm, đặc biệt là cho nhóm răng cửa khi cười nói, giao tiếp hàng ngày. Răng thưa sẽ gây ra nhiều khó khăn cho bạn trong quá trình ăn nhai hàng ngày và người có răng thưa cũng dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng hơn, vì thức ăn và các mảng bám rất dễ bị két lại giữa các kẽ răng thưa và rất khó để vệ sinh, làm sạch hoàn toàn, từ đó gây ra sâu kẽ răng, hôi miệng, v.v. … Trong nhiều trường hợp, răng thưa còn gây ra biến dạng cấu trúc xương hàm, ảnh hưởng tới toàn bộ khuôn mặt của bệnh nhân.
1.2. Nguyên nhân gây ra tình trạng răng thưa?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng răng thưa:
- Do yếu tố bẩm sinh: trong nhiều trường hợp do bệnh nhân bị thiếu răng bẩm sinh, số lượng răng mọc không đủ, hoặc do kích thước răng quá nhỏ so với kích thước của khung xương hàm tạo ra khoảng trống giữa các răng. Bên cạnh đó, thưa răng còn có thể xảy ra do răng mọc ngầm, không mọc thẳng nhú lên khỏi lợi, dẫn đến việc giữa các răng sẽ có kẽ hở.
- Do mất răng: phần xương hàm răng là mô xương xốp, không phải mô xương cứng như xương tay chân, vậy nên khi bạn mắc phải bệnh lý răng miệng (ví dụ như sâu răng, tụt nướu, viêm nha chu,…) khiến răng bị lung lay, rụng răng, hoặc nhổ răng mà không chỉnh nha, không phục hình răng mới kịp thời vào chỗ răng bị thiếu, các răng còn lại trên cung hàm sẽ bị xê dịch, xô đẩy vào khoảng trống mất răng, dẫn đến tình trạng răng bị thưa kẽ.
- Do thói quen sinh hoạt: đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng răng thưa mà ít ai chú ý tới. Khi bạn sử dụng tăm xỉa răng quá nhiều, xỉa răng không đúng cách, hoặc sử dụng bàn chải đánh răng với lực quá mạnh, dần dần trong thời gian dài răng sẽ dễ bị thưa kẽ, hở kẽ chân răng.
II. Răng thưa có ảnh hưởng gì không? Răng thưa có những tác hại gì?
2.1. Răng thưa gây mất thẩm mỹ trong giao tiếp
Răng thưa có ảnh hưởng gì không? Cổ nhân đã có câu: “Cái răng, cái tóc là góc con người”. Tình trạng răng thưa kẽ, răng mọc không đều sẽ dẫn đến mất thẩm mỹ cho gương mặt và cho khuôn miệng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khi cười, gây mất tự tin trong giao tiếp. Không chỉ vậy, trong quan niệm dân gian người Việt, răng thưa còn gây ảnh hưởng rất nhiều tới tướng số, vận mệnh con người.
Theo tướng số, răng thưa – đặc biệt là tình trạng thưa răng cửa – là tướng tiêu tán tài lộc, dễ thất thoát của cải, tiêu xài hoang phí, khó mà giữ được tiền tài, gây ảnh hưởng đến vận mệnh của bạn về lâu dài.
2.2. Răng thưa gây ra nhiều bệnh lý răng miệng
Răng bị thưa kẽ sẽ khiến các mẩu thức ăn dễ bị kẹt, giắt vào kẽ răng thưa trong quá trình ăn nhai, và không dễ để có thể vệ sinh sạch hoàn toàn các mẩu thức ăn này. Đây là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi trong miệng, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm lợi, tụt lợi, hôi miệng,…
2.3. Răng thưa gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm
Các kẽ hở trên hàm răng sẽ tạo điều kiện cho các răng bị xô đẩy trên xương hàm do mô xương hàm răng là mô xương xốp, răng dễ bị xê dịch. Lâu dần việc này sẽ dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn, gây ra khó khăn trong việc ăn nhai hàng ngày. Không những vậy, sai lệch khớp cắn còn khiến lực ăn nhai của hàm răng bị giảm đi đáng kể, gây ra mỏi khớp, về lâu dài có thể gây ra bệnh lý liên quan đến khớp xương hàm và bệnh đường tiêu hóa.
Vậy cần làm gì để khắc phục tình trạng răng thưa? Chúng ta cùng tìm hiểu các biện pháp phục hình răng nhằm khắc phục răng thưa đã đề cập nhé.
III. Phục hình răng là gì?
Phục hình răng là một phương pháp khắc phục các khuyết điểm của răng về mặt hình thể, thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai cho răng. Không giống như các vùng mô khác trên cơ thể, men răng không có khả năng tái tạo và phục hồi lại trạng thái ban đầu một khi đã bị tổn thương, việc này có thể dẫn đến tình trạng đau nhức, ê buốt, gây khó khăn trong quá trình ăn nhai, hơn thế nữa răng có thể bị mài mòn, mất răng nếu không được xử lý kịp thời.Do đó, có thể hiểu một cách đơn giản, phục hình răng là kỹ thuật khôi phục lại hình thể của răng đã bị hư hỏng, thương tổn nhằm tái tạo, khôi phục lại nguyên vẹn về cả hình thể răng, thẩm mỹ cũng như chức năng ăn nhai của răng thật.
3.1. Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ (hay còn gọi là phục hình thẩm mỹ răng sứ) là một thủ thuật nha khoa giúp khắc phục các khuyết điểm về mặt thẩm mỹ của răng (đặc biệt là nhóm răng cửa) như: răng bị sứt mẻ, răng bị gãy, răng thưa, răng bị mòn mặt nhai, răng không đều màu, răng xỉn màu,… Không những vậy, phương pháp bọc răng sứ còn có thể khắc phục một số khuyết điểm của một số dạng sai khớp cắn như khớp cắn ngược, khớp cắn chéo, khớp cắn sâu,.. và thậm chí là răng khấp khểnh.
Tuy nhiên, bọc răng sứ chỉ có thể khắc phục các tình trạng sai khớp cắn và răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ, các trường hợp nặng hơn sẽ cần sự trợ giúp của các phương pháp chỉnh nha, không phải trường hợp nào cũng có thể ngay lập tức thực hiện bọc sứ.
Trong quá trình bọc răng sứ, nha sĩ sẽ tiến hành mài bớt đi một lớp men răng bên ngoài các răng thật cần phục hình, sau đó sẽ chụp lên phần cùi răng đã mài nhỏ một chiếc mão sứ được chế tác riêng biệt cho cùi răng thật và theo dáng răng yêu cầu của khách hàng.Chiếc mão sứ này được chế tác tinh xảo bằng công nghệ CAD/CAM theo khuôn răng của khách hàng, đòi hỏi nha sĩ thực hiện phải có kinh nghiệm và chuyên môn để có thể thực hiện quy trình bọc răng sứ một cách chuẩn xác, sao cho răng sứ phải được gắn trùng khớp với mô nướu và cùi răng thật, không được để thừa kẽ hở nào để tránh thức ăn bị két lại trong các kẽ hở, gây khó khăn trong việc vệ sinh răng và tạo ra mùi hôi miệng.
Có hai loại mão sứ chính là răng sứ kim loại – hay còn gọi là răng sứ bán phần – và răng toàn sứ (răng sứ toàn phần). Về cơ bản, hai loại răng sứ này đều có cấu tạo gồm 2 lớp với lớp bên ngoài là chất liệu sứ cao cấp, chỉ khác nhau ở phần sườn trong của mão sứ – răng sứ kim loại sẽ có phần sườn trong được làm từ kim loại hoặc hợp kim có tính tương thích cao với môi trường trong khoang miệng, thường là hợp kim Cr – Ni hoặc Cr – Co, titan hoặc một số kim loại trơ (thường là kim loại quý) như vàng, bạc, palladium,…
Hiện nay, răng sứ kim loại đã không còn phổ biến trên thị trường, thay vào đó, khách hàng rất ưa chuộng và lựa chọn phục hình răng bằng răng toàn sứ, do dòng răng toàn sứ đã khắc phục được đa số các nhược điểm của răng sứ kim loại như dễ bị oxy hóa trong môi trường khoang miệng, gây đen viền nướu, viêm nướu, dễ gây kích ứng và sưng tấy nướu răng đối với các trường hợp bệnh nhân bị dị ứng kim loại,…
3.2. Dán sứ Veneer là gì?
Dán sứ Veneer là một kỹ thuật phục hình răng về mặt thẩm mỹ bằng miếng dán sứ Veneer siêu mỏng. Khi thực hiện dán sứ Veneer, nha sĩ sẽ chỉ cần can thiệp mài đi một lớp siêu mỏng trên bề mặt răng từ 0.3 đến 0.5mm, nhiều trường hợp khách hàng thậm chí không cần mài răng, do đó đây là kỹ thuật phục hình giúp bảo tồn tối đa hình thể và chức năng của răng thật.
Miếng dán sứ Veneer được chế tác bằng công nghệ Press hiện đại với độ mỏng đạt tới 0.3mm nhưng độ cứng có thể đạt tới 400Mpa, trong khi răng thật của con người có độ cứng trung bình từ 100 – 120Mpa. Không chỉ vậy, do sở hữu độ mỏng chỉ từ 0.3mm nên miếng dán sứ Veneer sẽ có độ trong mờ tự nhiên, đảm bảo được tối đa hiệu quả thẩm mỹ khi gắn lên bề mặt răng thật.
Dán sứ Veneer thường được khách hàng lựa chọn để phục hình nhóm răng thẩm mỹ (nhóm răng trước) do đây là nhóm răng lộ ra ngoài, có thể dễ dàng nhìn thấy trong quá trình giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, để có thể thực hiện dán sứ Veneer, răng gốc của khách hàng cần phải đạt một số tiêu chí như có độ đều nhất định hay là cấu tạo khớp cắn cần phải tương đối chuẩn, bởi nha sĩ sẽ không thể thực hiện dán sứ Veneer cho các khách hàng có hàm răng khấp khểnh. Nếu răng hiện tại của bạn bị khấp khểnh, bạn nên tham khảo phương pháp bọc răng sứ hoặc bạn nên cân nhắc niềng răng chỉnh nha trước khi thực hiện dán sứ Veneer.
Vậy những trường hợp nào có thể thực hiện dán sứ Veneer? Dán sứ Veneer sẽ là vị cứu tinh cho các đối tượng khách hàng có tình trạng răng miệng như các trường hợp sau:
- Răng bị vỡ, mẻ nhỏ
- Răng bị chết tủy, hỏng tủy
- Răng khấp khểnh ở mức độ nhẹ
- Răng thưa kẽ, hình dáng và kích cỡ răng không đều (quá to hoặc quá bé)
- Răng bị nhiễm màu kháng sinh tetracyline/fluor khó tẩy trắng, răng bị ố vàng, xỉn màu
- Răng cắn hở nhẹ
- Men răng xấu, bề mặt răng không nhẵn bóng, có lỗ hoặc bị mòn,…
3.3. Trám răng thưa thẩm mỹ là gì?
Trám răng thưa là phương pháp sử dụng vật liệu trám răng để lấp đầy những kẽ hở, khe thưa hay các vết sứt mẻ trên răng thật. Vật liệu trám răng thường được sử dụng là kim loại hay nhựa composite nha khoa, giúp răng khôi phục lại hình thể và chức năng ban đầu, và có màu sắc vô cùng tự nhiên so với răng thật.
IV. Răng thưa nên khắc phục như thế nào?
Dù là bọc răng sứ, dán sứ Veneer hay là trám răng thẩm mỹ thì đây cũng đều là những phương pháp phục hình răng giúp đóng khe thưa và phục hồi chức năng ăn nhai cũng như tính thẩm mỹ của răng, tuy nhiên bạn cần hiểu rõ tình trạng răng của mình cũng như các kiến thức cần biết để có thể đưa ra quyết định lựa chọn phương pháp phục hình răng phù hợp nhất với bản thân. Để trả lời câu hỏi “Răng thưa nên bọc sứ hay dán Veneer?”, bạn hãy cùng BeDental tìm hiểu ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp nhé.
4.1. Răng thưa có bọc sứ được không?
Độ dày tiêu chuẩn của một chiếc mão sứ cần đạt được dao động từ 0.6mm đến 1.2mm để đảm bảo được độ bền đạt tiêu chuẩn, không bị mẻ vỡ trong quá trình ăn nhai và có màu sắc trắng đẹp tự nhiên. Bên cạnh đó, khi bọc răng sứ, lớp chụp sứ bên ngoài sẽ không thể liên kết lưu giữ sinh học với cơ thể chúng ta, vậy nên nha sĩ cần tạo lưu giữ cơ học bằng chất gắn chuyên dụng trong nha khoa, gắn chặt răng sứ với cùi răng thật.
Vì thế, khi bọc răng sứ, nha sĩ cần can thiệp mài đi 4 mặt xung quanh chiếc răng nhằm tạo đủ khoảng trống để gắn được chụp sứ lên thân răng. Về cơ bản, răng gốc của bạn sẽ cần được mài đi khoảng 0.3mm đối với 4 mặt quanh răng để có thể thực hiện bọc sứ. Vậy nên sau khi bọc răng sứ, bạn sẽ dễ gặp phải tình trạng ê buốt răng khi ăn nhai trong một vài ngày đầu tiên.
4.2. Răng thưa có dán veneer được không?
Công nghệ phục hình dán sứ veneer hiện đang được đưa vào ứng dụng rất rộng rãi trong nha khoa bởi tính ưu việt của công nghệ này đã trở nên vượt trội hơn nhiều so với công nghệ bọc sứ trước đây, và cũng được rất nhiều khách hàng ưa chuộng
Mặt dán sứ veneer, hay còn gọi là mặt dán sứ thủy tinh Lithium Disilicate, được chế tác với công nghệ Press để tạo nên những mặt dán veneer siêu mỏng có độ chịu lực cao. Đặc điểm ưu việt của mặt dán sứ veneer là động mỏng chỉ từ 0.3mm đến 0.5mm nhưng được chế tác với công nghệ cao để đạt độ cứng lên tới 400Mpa, bảo đảm quá trình ăn nhai hàng ngày của bạn mà không lo nứt vỡ.
Bên cạnh đó, nhờ độ mỏng tối đa mà mặt dán sứ veneer cũng giúp bảo tồn tối đa hình thể của cùi răng thật do không đòi hỏi nha sĩ phải mài đi quá nhiều men răng, trung bình chỉ cần mài 0.1mm đến 0.2mm ở mặt răng ngoài và rìa cắn, thậm chí có nhiều trương hợp không cần mài răng. Vì mô răng gốc gần như không bị can thiệp nhiều, nên khách hàng sau khi dán sứ veneer sẽ hầu như không có cảm giác ê buốt.
Bên cạnh đó, dán sứ veneer cũng không làm thay đổi cấu trúc khớp cắn, đảm bảo không gây ảnh hưởng đến cấu trúc xương hàm cũng như lực ăn nhai.
4.3. Răng thưa có trám răng được không?
Trám răng thẩm mỹ là một trong những phương pháp được nhiều người ưa thích bởi sự an toàn và nhanh chóng, thuận tiện của nó. Nha sĩ sẽ dùng vật liệu trám răng nhân tạo Composite để tiến hành đắp lên các khe thưa. Loại vật liệu Composite này có thể tùy ý điều chỉnh màu sắc khi trám sao cho giống với răng thật, vì vậy đem lại màu sắc tự nhiên cho hàm răng, bên cạnh đó quy trình trám răng diễn ra cũng vô cùng nhanh chóng, chỉ từ 15 – 20 phút mỗi lần trám răng.
Giá thành trám răng thẩm mỹ tương đối rẻ, chỉ từ 500.000 – 700.000 đồng cho mỗi răng. Tuy nhiên phương pháp này chỉ phù hợp với các đối tượng khách hàng có kẽ thưa nhỏ, hẹp. Nếu khe thưa quá lớn, bạn sẽ không thể thực hiện trám răng thẩm mỹ đóng khe thưa. Ngoài ra, vật liệu Composite này chỉ có độ bền từ 2 đến 3 năm, miếng trám sẽ dễ dàng rơi ra, không lưu giữ được lâu dài như phương pháp phục hình sứ.
4.4. Răng thưa có nên chỉnh nha không?
Niềng răng chỉnh nha là phương pháp tối ưu nhất để giải quyết vấn đề răng thưa. Niềng răng là giải pháp sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng để tạo ra lực kéo các răng về đúng vị trí trên cung hàm, giúp răng đều, đẹp và mọc thẳng, giúp cung xương hàm và khớp cắn không bị sai lệch vị trí. Hiện có 3 loại niềng răng chính là niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ và niềng răng khay trong.
Niềng răng chắc chắn có thể giúp đưa răng về đúng vị trí, hơn nữa đây cũng là giải pháp có thể khắc phục được rất nhiều trường hợp răng thưa, thiếu răng, răng khấp khểnh ở nhiều mức độ từ đơn giản đến phức tạp mà không cần can thiệp xâm lấn tới cấu trúc răng thật như các phương pháp phục hình sứ. Sau khi niềng răng, hàm răng của bạn sẽ đạt được độ kín tối đa, thậm chí có thể cải thiện được khả năng ăn nhai lẫn cấu trúc khuôn mặt với hiệu quả kéo dài vĩnh viễn.
Tuy nhiên, phương pháp niềng răng này cần được thực hiện trong một khoảng thời gian dài, trung bình dao động từ 6 cho đến 24 tháng. Quá trình niềng răng cũng có thể gây ra một số cảm giác ê nhức răng do răng bị tác động một lực lớn để kéo về đúng vị trí, bên cạnh đó nếu bạn sử dụng mắc cài kim loại sẽ dễ nhìn thấy khi giao tiếp, dẫn đến tính thẩm mỹ bị giảm bớt so với niềng răng mắc cài sứ hoặc niềng răng khay trong.
Tại nha khoa BeDental, chúng tôi cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ niềng răng chỉnh nha với mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng khay trong, trám răng thẩm mỹ cho tới phục hình răng sứ như bọc răng sứ hay dán sứ veneer. Để nhận biết và xác định chính xác tình trạng răng miệng hiện tại của bản thân, bạn hãy liên hệ chúng tôi để đặt lịch và nhận được sự tư vấn cụ thể từ chuyên gia, từ đó đưa ra lựa chọn phương pháp khắc phục tình trạng răng thưa cho bản thân nhé.
V. Chăm sóc răng miệng đúng cách
5.1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Chăm sóc răng miệng đúng cách bao gồm việc đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng kem đánh răng chứa fluoride, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch răng, sử dụng nước súc miệng để giảm vi khuẩn và tẩy trắng răng, và hạn chế ăn uống các thực phẩm có đường và đồ uống có gas để giữ cho răng miệng khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cũng nên định kỳ đến nha sĩ để kiểm tra và làm sạch răng miệng, giúp ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng và giữ cho răng luôn trắng sáng và khỏe mạnh.
5.2. Điều chỉnh thói quen ăn uống
Để điều chỉnh thói quen ăn uống và giảm nguy cơ răng thưa, bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, thức ăn nhanh, cà phê và đồ uống có gas, và tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D để tăng cường sức khỏe răng. Ngoài ra, bạn nên chú ý đến cách cắn và nhai thức ăn để tránh gây áp lực không đều lên răng, gây hư hại và răng thưa.
5.3. Điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng
Điều trị các bệnh liên quan đến răng miệng là một phần quan trọng của việc phòng ngừa răng thưa. Bạn nên điều trị sớm các vấn đề như sâu răng, nhiễm trùng lợi, viêm nướu, và các vấn đề về cắn khớp để ngăn ngừa chúng phát triển thành các vấn đề lớn hơn và gây ra răng thưa. Nếu bạn gặp các vấn đề này, hãy đến nha sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
5.4. Kiểm tra định kỳ với nha sĩ
Kiểm tra định kỳ với nha sĩ là một phần quan trọng trong việc phòng ngừa răng thưa. Bạn nên đến nha sĩ định kỳ ít nhất 6 tháng một lần để được kiểm tra và làm sạch răng miệng. Qua đó, nha sĩ sẽ xác định các vấn đề về răng miệng của bạn, giúp bạn điều trị kịp thời nếu cần thiết, và giúp bạn giữ cho răng miệng khỏe mạnh, tránh răng thưa và các vấn đề khác về răng miệng.
Tham khảo bảng giá bọc răng sứ:
List | Time | Unit | Price |
---|---|---|---|
1.Removable Denture (More detail...) | |||
Conventional Denture (More detail...) | 2 days | 1 jaw | 4.000.000 ~ 157$ |
Flexible acrylic partial denture | 2 days | 1 jaw | 5.500.000 ~ 216$ |
Cast metal partial denture | 2 days | 1 jaw | 4.500.000 ~ 177$ |
Titanium partial denture | 2 days | 1 jaw | 6.000.000 ~ 236$ |
2. False teeth (More detail...) | 2 days | ||
Acrylic resin teeth -made in Vietnam | 3 days | 1 unit | 350.000 ~ 14$ |
Acrylic resin teeth -made in USA | 2 days | 1 unit | 600.000 ~ 24$ |
Porcelain teeth backed with metal | 2 days | 1 unit | 1.800.000 ~ 71$ |
Denture occlusion | 2 days | 1 unit | 1.000.000 ~ 39$ |
3. Non-removable denture : | |||
Porcelain teeth backed with metal (More detail...) | |||
Porcelain teeth backed with metal (Ni,Cr) | 3 days | 1 unit | 1.800.000 ~ 71$ |
Porcelain teeth backed with metal Vivadent France (Cr,Co) | 3 days | 1 unit | 1.800.000 ~ 71$ |
Porcelain teeth backed with metal Jelenko USD (Cr,Co) | 3 days | 1 unit | 2.000.000 ~ 79$ |
Porcelain teeth backed with titanium | 3 days | 1 unit | 3.500.000 ~ 138$ |
Non-metal Teeth : (More detail) | |||
Porcelain Veneer Katana from Japan | 3 days | 1 unit | 3.500.000 ~ 138$ |
Porcelain Veneer Venus from Germany ( (7 years Warantee) (Tìm hiểu thêm...) | 3 days | 1 unit | 4.000.000 ~ 157$ |
Porcelain Veneer Roland from Germany ( 10 years Warantee) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 4.800.000 ~ 189$ |
Porcelain Veneer Roland HD from Germany (10 years warantee) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 5.900.000 ~ 232$ |
Porcelain Veneer Ceramil from Germany (10 years warantee)(More detail...) | 3 days | 1 unit | 6.000.000 ~ 236$ |
Porcelain Veneer Emax from Germany ( 15 years warantee) | 3 days | 1 unit | 7.000.000 ~ 275$ |
Porcelain Veneer Htsmile from Germany(Bảo hành 15 năm) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 7.000.000 ~ 275$ |
Porcelain Veneer Emax press from Germany (15 years warantee) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 8.000.000 ~ 314$ |
Porcelain Veneer Cercon from Germany (15 years Warantee) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 7.000.000 ~ 275$ |
Porcelain Veneer Nacera from Germany ( 10 years warantee) | 3 days | 1 unit | 10.000.000 ~ 393$ |
Porcelain Veneer Lava 3M Plus from USA ( 15 years warentee) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 9.000.000 ~ 354$ |
Porcelain Veneer 3M Lava Esthetic from USA (15 years warantee) | 3 days | 1 unit | 12.000.000 ~ 472$ |
Porcelain Veneer Lisi from Japan (15 years warentee) (More detail...) | 3 days | 1 unit | 12.000.000 ~ 472$ |
Porcelain Veneer Diamond from USA (lifetime warantee) | 3 days | 1 unit | 16.000.000 ~ 629$ |
ĐỂ LẠI THÔNG TIN NẾU BẠN MUỐN NHA KHOA TƯ VẤN THÊM
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Chi Phí Trám Răng Thưa, Răng Sứt Mẻ Giá Bao Nhiêu? 3 Trường Hợp Có Thể Trám Răng
Giải Đáp: Bọc Răng Sứ Giá Bao Nhiêu Tiền? 3 Điều Lưu Ý Sau Khi Bọc Răng Sứ
Xem thêm: Niềng răng thưa – Những lợi ích không tưởng khi niềng răng thưa