Đã từ lâu, mộc nhĩ trở thành nguyên liệu chính làm ra những món ăn phổ biến của đời sống hàng ngày. Trong y học, mộc nhĩ cũng là một vị thuốc quý với các tác dụng trị bách bệnh như giúp tăng cường sức khoẻ, đề kháng, giúp lợi tiểu, và việc làm chậm sự lão hoá. Cùng đọc bài báo dưới đây sẽ biết được ăn ăn mộc nhĩ có lợi như thế nào.
1. Mộc nhĩ là gì?
Mộc nhĩ đen là một trong những thực phẩm rất phổ biến ở nước ta. Thường người ta hay dùng mộc nhĩ như nguyên liệu phụ cho một số món ăn, trước tiên để làm tăng thêm sự hấp dẫn, sau là tạo hương vị thơm ngon cùng cảm giác sần sật khá thú vị khi thưởng thức. Ngoài hàm lượng dinh dưỡng khá cao, mộc nhĩ đen cũng có công dụng phòng chống bệnh tật rất tốt.
Mộc nhĩ là gì? Mộc nhĩ đen còn gọi là vân nhĩ, thụ kê, nhĩ tử, mộc nga, mộc thông, mộc tùng, mộc khuẩn. .. Tên khoa học là Auricularia polytricha Sacc. , thuộc chi Mộc nhĩ Auriculariaceae. Thực chất đây là một loại nấm mọc trên thân cây hoặc cành gỗ mục, có hình dạng nhìn tương tự như tai người, mặt ngoài màu nâu nhạt, có lông mềm và mặt trong nhẵn màu nâu sẫm.
Trước đây, người nông dân chủ yếu thu hái mộc nhĩ mọc hoang đem phơi hoặc sấy khô, hiện nay nhiều nơi đã sản xuất và chế biến theo phương pháp công nghiệp cho nên năng suất thu hoạch rất cao.
2. Thành phần của mộc nhĩ
Mộc nhĩ chứa nhiều protid, chất xơ và vitamin. Mỗi 100g mộc nhĩ có chứa 10,6 g protid, 0,2 g lipid, 65, 5g glucid, 201mg canxi, 185mg phốt-pho, 185mg sắt, 0,03 mg caroten, 0,15 mg vitamin B1, 0,55 mg vitamin B2 và 2,7 mg vitamin B 3. Trong glucid chủ yếu là mannose, polymannose, glucose, xylose, pentose. .. Hàm lượng lipid tuy không cao nhưng chủng loại rất phong phú, có cả lecithin, cephalin và sphingomyelin.
Ngoài ra trong mộc nhĩ có chứa khá nhiều các sterol như ergosterol và 22,23 – dihydroergosterol. Có thể nói, mộc nhĩ rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt hàm lượng sắt cực cao, vượt qua tất cả những loại thức ăn thường chứa nhiều sắt khác như lạc, gạo, gan động vật. ..
3. Tác dụng của mộc nhĩ theo y học cổ truyền
- Tác dụng của mộc nhĩ theo y học cổ truyền là mộc nhĩ đen vị ngọt, tính ấm, có tác dụng lương huyết chỉ huyết (làm mát và cầm máu) , hành khí dưỡng huyết, thanh phế kiện vị, nhuận đại lợi tràng. Thường được dùng làm thực phẩm và bài thuốc cho những người bị một số chứng bệnh như xuất huyết (đại tiện ra máu do trĩ, kiết lỵ, đái ra máu, xuất huyết đáy mắt, rong kinh, băng lậu, ho ra máu. ..) , táo bón, viêm dạ dày mạn tính thể vị âm hư, ho do phế nhiệt, thiếu máu. .. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, mộc nhĩ đen có khả năng ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, phòng tránh chứng đông máu do tắc mạch và ngăn cản việc hình thành những mảng vữa xơ trong lòng huyết quản. .. Vì thế, đối với những người mắc bệnh cao huyết áp, vữa xơ động mạch, thiểu năng tuần hoàn não, nhược năng động mạch vành. .. thì mộc nhĩ là một trong những thực phẩm lí tưởng.
- Mặt khác, chất keo thực vật tự nhiên có rất nhiều trong nó có khả năng loại bỏ những bụi bẩn, độc tố còn sót lại trong đường tiêu hoá được cơ thể bài tiết ra ngoài nhanh chóng, giúp làm sạch dạ dày và ruột. Mặt khác, mộc nhĩ cũng có khả năng chống lão hoá, kháng khuẩn, không phóng xạ và ức chế các loại tế bào ung thư. Bởi thế, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, đó là một trong những thực phẩm có công dụng trường thọ.
- Trong dân gian, mọi người thường dùng mộc nhĩ như một thứ nguyên liệu phụ trong việc chế biến các món ăn không. cũng trong y học cổ truyền, người xưa đã dùng chúng dưới các hình thức khác nhau như luộc, phơi khô tán thành bột uống hay bôi đắp. .. đều nhằm mục đích bổ sung chất dinh dưỡng và phòng tránh bệnh tật.
4. Một số cách dùng cụ thể
* Sử dụng 15-30 g, ngâm nước nóng cho nở hết cỡ rồi rửa sạch, hầm nhừ, chế thêm một chút đường trắng, ăn trong ngày. Công dụng: dưỡng âm chỉ huyết, được dùng để điều trị các chứng xuất huyết.
* Dùng 60g, huyết dư thán 10g. Mộc nhĩ sao tới khi toả thơm là được, hai thứ tán nhỏ, trộn đều, mỗi ngày uống 6-10 g với nước nóng ấm có thêm một ít dấm thanh. Công dụng: tán ứ chỉ huyết, dùng cho phụ nữ bị băng lậu (băng là băng huyết, mất kinh; lậu là khí hư, rong kinh) .
* Dùng 5g, đại táo 5 quả, gạo tẻ 100g, đường phèn vừa đủ. Mộc nhĩ ngâm nước muối, rửa sạch; Đại táo bỏ hột. Hai thứ đem nấu với gạo tẻ thành cháo, chế thêm đường phèn, chia ăn nhiều lần trong ngày. Công dụng: tư âm nhuận phổi, kiện tì chỉ huyết, bổ thận cường tim và tiêu ung, dùng tốt cho những người bị ho lâu ngày cơ thể suy nhược, thổ huyết, kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, thiểu năng mạch vành tim, vữa xơ động mạch, ung thư. ..
* Sử dụng 60g, vừng đen 15g. Mộc nhĩ một nửa sao tươi, một nửa sao khô, vừng đen sao vàng, tất cả tán vụn trộn đều, mỗi ngày dùng 6g hãm với 120 ml nước sôi, uống thay trà. Công dụng: tư bổ can thận, dưỡng tâm ích trí, dùng lâu dài sẽ có lợi cho sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần.
* Lấy 200g, hồng táo 100g, đường phèn 250g. Mộc nhĩ ngâm nước nóng cho nở ra rồi rửa sạch, đem hầm với hồng táo trong 2.000 ml nước cho thật mềm, chế thêm đường phèn, chia thành 7 phần, mỗi ngày ăn 1 phần, chia làm 2 lần sáng và chiều. Công dụng: bổ thận chỉ huyết, dùng cho phụ nữ xuất huyết tử cung chủ yếu ở thể thận suy.
* Dùng 15g, hồng táo 30 quả. Hai thứ đem hầm nhừ, ăn trong ngày. Công dụng: dưỡng huyết điều kinh, dùng cho người bị thiếu máu và phụ nữ bị băng lậu và khí hư.
* Sử dụng 30g, đường đỏ 20g. Mộc nhĩ ngâm nước ấm, rửa sạch, nấu mềm rồi cho đường đỏ vào, đánh tan, chia ăn 2 lần trong ngày. Công dụng: dưỡng huyết chỉ huyết, hạ áp, dùng thích hợp cho những người bị xuất huyết tử cung ác tính và cao huyết áp.
* Mộc nhĩ và biển đậu lượng như nhau, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g. Công dụng: phòng ngừa bệnh tiểu đường.
* Lấy 30g, hoa hiên 120g, đường trắng vừa đủ. Hai thứ rửa sạch, nấu thành cháo, chế thêm đường, ăn nóng. Công dụng: bổ thuỷ thông tinh, dùng cho người bị tiểu tiện ra máu (huyết ứ) .
* Lấy 6g, thịt lợn nạc 50g, phật thủ 9g, ý dĩ 20g. Mộc nhĩ ngâm nước muối, rửa sạch; Thịt lợn thái lát; Phật thủ thái miếng. Tất cả đem nấu thành canh ăn trong ngày. Công dụng: tuyên can tráng dương, tán huyết, dùng cho những người có bệnh lý động mạch vành tim.
* Sử dụng loại sấy khô tán thành bột, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 -10 g với đường đỏ, Công dụng: điều trị xuất huyết tử cung âm đạo.
* Dùng 30g, dạ dày lợn 1 cái. Mộc nhĩ ngâm nước muối, rửa sạch; Dạ dày lợn làm sạch; Hai thứ đem nấu chín, cho thêm gia vị, ăn hàng ngày, dùng liên tục 3-5 ngày. Công dụng: chữa chứng tiểu tiện nhiều lần.
* Sử dụng 20g, ngâm nước muối, rửa sạch, nấu với 20g đường phèn lấy nước uống hàng ngày, hay nấu canh với gạo tẻ và hạt sen ăn giúp phòng chống bệnh viêm phế quản mạn tính do chứng suy giảm bạch cầu trong máu ngoại vi.
* Lấy 5g, đậu phụ 200g, hai thứ nấu thành cháo ăn thường xuyên, hoặc mộc nhĩ 6g nấu với mật ong lấy nước uống trước khi đi ngủ. Công dụng: phòng chống cao huyết áp.
Ngoài ra, mỗi ngày ăn thêm khoảng 10-20 g mộc nhĩ đen sẽ phòng chống hiệu quả chứng táo bón. Điều đáng lưu ý là những người bị đi ngoài lỏng mạn tính do viêm đại tràng, hay viêm dạ dày mạn tính thì không được ăn mộc nhĩ đen.
Những lưu ý và cảnh báo khi ăn mộc nhĩ
Dưới đây là một số lưu ý và cảnh báo quan trọng khi ăn mộc nhĩ:
- Chọn nguồn mộc nhĩ đáng tin cậy: Đảm bảo lựa chọn mộc nhĩ từ các nguồn uy tín, được sản xuất và chế biến đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Vệ sinh mộc nhĩ trước khi sử dụng: Rửa mộc nhĩ kỹ trước khi sử dụng để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất có thể gây hại.
- Tránh ăn mộc nhĩ sống: Một số loại mộc nhĩ có thể chứa vi khuẩn hoặc các tác nhân gây bệnh. Đảm bảo mộc nhĩ đã được nấu chín hoặc chế biến đúng cách trước khi ăn.
- Kiểm tra hạn sử dụng: Kiểm tra ngày hết hạn của mộc nhĩ trước khi sử dụng. Tránh sử dụng mộc nhĩ đã quá hạn để đảm bảo an toàn và chất lượng.
- Chú ý đến dị ứng: Nếu bạn có dị ứng hoặc quan ngại về mộc nhĩ, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi tiêu thụ.
- Không ăn quá mức: Mặc dù mộc nhĩ có nhiều lợi ích dinh dưỡng, nhưng vẫn cần duy trì một chế độ ăn cân đối và ăn mộc nhĩ trong phạm vi hợp lý.
- Kết hợp với chế độ ăn khác: Mộc nhĩ chỉ là một phần trong chế độ ăn uống tổng thể. Hãy kết hợp ăn mộc nhĩ với các loại thực phẩm khác để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể.
- Lưu trữ đúng cách: Để mộc nhĩ trong điều kiện bảo quản tốt để tránh nhiễm khuẩn hoặc tổn hại chất lượng.
- Theo dõi phản ứng cơ thể: Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng không bình thường sau khi ăn mộc nhĩ, như khó thở, ngứa ngáy, hoặc tiêu chảy, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ ngay lập tức.
- Thực hiện các biện pháp an toàn thực phẩm: Luôn tuân thủ các quy tắc vệ sinh an toàn thực phẩm khi chế biến và tiêu thụ mộc nhĩ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn và bệnh tật.
Lưu ý rằng lời khuyên trên chỉ mang tính chất chung. Mỗi người có thể có điều kiện sức khỏe và yêu cầu riêng, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng khi cần.
Tham khảo dịch vụ của nha khoa Bedental : bọc răng sứ
Tư vấn chuyên môn bài viết:
TS.BÁC SĨ NGUYỄN HỮU QUANG
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/