Thư viện chuyên khoa

Lấy Tủy Răng: 6 Hậu Quả Nghiêm Trọng Nếu Không Lấy Tuỷ Răng

Lấy tủy răng là một trong những thủ thuật quan trọng trong nha khoa, được áp dụng khi tủy răng bị viêm hoặc hoại tử do sâu răng hoặc chấn thương. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người băn khoăn về quá trình này, liệu lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không, hay có nên lấy tủy răng không?

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin khoa học, giúp bạn hiểu rõ về diệt tủy răng, cũng như khi nào cần thực hiện và lợi ích của thủ thuật này.

Khi nào cần lấy tủy răng?

How much does teeth whitening cost 1 min 21
Khi nào cần lấy tủy răng?

Một số trường hợp cần tiến hành lấy tủy răng bao gồm:

  1. Răng bị gãy do va đập hoặc chấn thương, làm lộ tủy bên trong. Tình trạng này dễ gây nhiễm trùng, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và thẩm mỹ của răng.
  2. Lấy tủy răng sâu hoặc mòn nghiêm trọng, lan đến gần chân răng. Vi khuẩn có thể xâm nhập sâu vào tủy, gây ra những cơn đau nhức khó chịu.
  3. Xuất hiện u mủ trắng quanh chân răng kèm theo mùi hôi khó chịu – dấu hiệu rõ ràng của viêm tủy. Người bệnh cần thăm khám và lấy tủy kịp thời để tránh biến chứng.
  4. Trường hợp không có dấu hiệu bên ngoài rõ rệt nhưng xuất hiện đau nhức âm ỉ bên trong răng. Đây là biểu hiện tủy răng bị tổn thương nghiêm trọng, cần được kiểm tra và điều trị sớm.

Xem thêm: Bọc răng sứ có lấy tủy không? Địa chỉ bọc răng sứ lấy tuỷ uy tín

Hậu quả nếu không lấy tủy răng

How much does teeth whitening cost 3 min 21
Hậu quả nếu không lấy tủy răng

Lấy tủy răng là phương pháp điều trị hiệu quả nhằm xử lý các tình trạng viêm tủy, hoại tử tủy hoặc sâu răng đã lan sâu vào tủy. Nếu người bệnh không tiến hành rút tủy răng khi cần thiết, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như sau:

  1. Viêm chóp răng: Vi khuẩn từ tủy bị nhiễm trùng sẽ lan xuống vùng chóp răng, gây viêm nhiễm, hình thành ổ áp xe, sưng tấy và đau nhức kéo dài.
  2. Mất răng: Tủy răng bị tổn thương nặng sẽ khiến răng yếu dần, mất khả năng nâng đỡ và cuối cùng có thể dẫn đến việc phải nhổ bỏ răng để tránh lây lan viêm nhiễm.
  3. Tiêu xương hàm: Viêm nhiễm lan rộng không được kiểm soát có thể làm tổn thương mô xương quanh chân răng, gây tiêu xương hàm, ảnh hưởng đến cấu trúc khuôn mặt và khả năng trồng răng giả sau này.
  4. Viêm lây lan sang các răng kề cận: Vi khuẩn và viêm nhiễm có thể lan rộng sang các răng bên cạnh, làm tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy hoặc tổn thương các răng khỏe mạnh khác.
  5. Tình trạng bệnh về răng miệng nặng hơn: Viêm tủy không được điều trị sẽ gây ra các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nha chu, áp xe răng, làm suy giảm chức năng ăn nhai và gây mất thẩm mỹ.
  6. Nguy hiểm đến tính mạng: Trong một số trường hợp, nhiễm trùng từ răng có thể lan rộng vào máu hoặc các cơ quan khác, gây nhiễm trùng huyết hoặc các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời.

Các rủi ro có thể gặp khi lấy tuỷ răng

Lấy tủy răng là một thủ thuật giúp bảo tồn răng thật khi tủy bị viêm hoặc hoại tử, giúp bệnh nhân giảm đau và tránh nguy cơ mất răng. Tuy nhiên, nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật hoặc chăm sóc sau điều trị không tốt, quá trình này vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro mà người bệnh cần lưu ý.

  • Sưng nướu 

Một trong những rủi ro phổ biến nhất là tình trạng sưng nướu sau khi lấy tủy. Nguyên nhân có thể do mô nha chu quanh răng hoặc vùng quanh chóp chân răng đã có viêm từ trước nhưng chưa được phát hiện và xử lý triệt để.

Biểu hiện thường gặp bao gồm nướu sưng đỏ, đau nhức, có thể xuất hiện túi mủ hoặc mùi hôi khó chịu. Nếu không được xử lý sớm, sưng nướu lan rộng và ảnh hưởng đến các mô mềm xung quanh.

  • Răng giòn, dễ gãy vỡ, tuổi thọ giảm

Một rủi ro khác cần được quan tâm là tình trạng răng giòn, dễ gãy và giảm tuổi thọ sau khi lấy tủy. Khi đã lấy tủy, răng mất đi nguồn dinh dưỡng tự nhiên từ các mạch máu trong tủy, dẫn đến cấu trúc răng trở nên khô và giòn hơn. Nếu bệnh nhân không bọc sứ hoặc phục hồi răng đúng cách sau điều trị, răng sẽ rất dễ bị nứt hoặc gãy khi chịu lực nhai trong sinh hoạt hằng ngày.

Đặc biệt, răng có thể bị nứt sâu dưới nướu mà bệnh nhân không nhận biết ngay. Nếu vết nứt lan rộng hoặc răng vỡ hoàn toàn, khả năng phục hồi sẽ rất khó, thậm chí có thể phải nhổ bỏ răng.

  • Viêm nhiễm lan rộng, áp xe, tổn thương xương hàm

Một biến chứng nghiêm trọng hơn là viêm nhiễm lan rộng, hình thành áp xe hoặc tổn thương xương hàm. Nếu ống tủy không được làm sạch triệt để, hoặc vật liệu trám không bít kín hoàn toàn, vi khuẩn còn sót lại sẽ tiếp tục phát triển và lan xuống vùng quanh chóp răng. Tình trạng này có thể gây viêm quanh chóp, hình thành áp xe, tiêu xương ổ răng và tạo nang chân răng.

Biểu hiện bao gồm đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội, răng có cảm giác trồi lên, đau khi cắn chạm, sưng mặt, sốt và mệt mỏi. Nếu không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng có thể lan rộng vào mô mềm vùng mặt hoặc thậm chí vào máu, dẫn đến nhiễm khuẩn huyết – tình trạng nguy hiểm đe dọa đến tính mạng.

Tóm lại, lấy tủy răng là một kỹ thuật phức tạp, nếu không thực hiện đúng cách hoặc không chăm sóc tốt sau điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Khi có các triệu chứng bất thường như đau kéo dài, sưng tấy, mùi hôi, sốt, bạn nên đến ngay nha khoa uy tín để được khám và xử lý kịp thời nhằm bảo vệ răng và sức khỏe toàn thân.

Phân biệt phản ứng thường gặp và triệu chứng bất thường sau khi lấy tủy răng

Phản ứng thường gặp sau khi lấy tủy 

How much does teeth whitening cost 4 min 18
Phản ứng thường gặp sau khi lấy tủy

Lấy tủy răng có ảnh hưởng gì không? Sau khi điều trị tủy, một số phản ứng nhẹ có thể xuất hiện do cơ thể đang trong quá trình thích nghi với các tác động từ điều trị. Đây là hiện tượng bình thường và thường sẽ tự khỏi sau vài ngày, không gây ảnh hưởng lâu dài nếu được chăm sóc đúng cách.

  • Đau nhẹ hoặc ê buốt: Thường xuất hiện khi nhai, cắn hoặc chạm vào răng vừa được điều trị. Cảm giác có thể là buốt nhẹ như kim châm hoặc tê ê bên trong răng, đặc biệt rõ rệt trong 1–3 ngày đầu sau điều trị.
  • Sưng nhẹ quanh vùng răng vừa lấy tủy: Nướu quanh răng có thể hơi sưng đỏ, cảm giác căng tức nhẹ. Khi sờ vào vùng má hoặc lợi bên ngoài, có thể cảm thấy hơi nhạy cảm hoặc đau nhẹ.
  • Cảm giác lạ ở răng: Cảm giác như có vật gì đó vướng hoặc cộm nhẹ trong miệng. Nguyên nhân có thể do răng chưa được phục hình hoàn chỉnh hoặc do vật liệu trám tạm thời tạo cảm giác cộm so với các răng còn lại.
  • Đau khi há miệng rộng hoặc khi chạm vào mô nướu: Xuất hiện khi bạn mở miệng lớn (như khi ngáp hoặc ăn thức ăn to) hoặc đánh răng mạnh.

Lưu ý: Những phản ứng này thường không kéo dài quá 5–7 ngày và có thể kiểm soát bằng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm: Tìm hiểu đau tuỷ răng & điều trị tủy không đau

Triệu chứng bất thường sau khi lấy tủy 

Hậu quả nếu không lấy tủy răng
Triệu chứng bất thường sau khi lấy tủy

Nếu gặp những dấu hiệu sau, có thể là biến chứng hoặc điều trị chưa thành công, bạn nên liên hệ bác sĩ càng sớm càng tốt:

  • Đau dữ dội kéo dài hoặc ngày càng tăng: Cơn đau nhói, buốt sâu vào trong răng, lan lên thái dương hoặc xuống cổ, không thuyên giảm sau 3–5 ngày. Đau âm ỉ cả ngày, đặc biệt là vào ban đêm khiến bạn mất ngủ.
  • Sưng lớn, lan rộng ra má, nướu hoặc nổi hạch: Má bên răng điều trị sưng phồng, có thể sưng cứng hoặc mềm. Cảm giác nóng rát ngoài da vùng má hoặc đau khi chạm vào. Nướu sưng đỏ, có thể nổi hạch dưới hàm kèm cảm giác đau nhức.
  • Chảy mủ quanh chân răng hoặc có mùi hôi miệng rõ rệt: Có dịch màu trắng đục hoặc vàng nhạt rỉ ra từ nướu quanh răng.Hơi thở có mùi hôi dai dẳng, không giảm dù đánh răng, súc miệng kỹ. Một số trường hợp cảm thấy vị mặn đắng hoặc mùi tanh trong miệng.
  • Răng lung lay, cảm giác răng “cao” khi cắn: Có thể do viêm quanh chóp hoặc trám/phục hình không đúng khớp cắn, gây cảm giác răng bị “vướng”, cộm hoặc chạm trước các răng khác khi bạn cắn hai hàm lại với nhau, ngay cả khi chưa ăn nhai gì.
  • Sốt, mệt mỏi, toàn thân khó chịu: Cơ thể rét run, nhiệt độ tăng cao từ 38–39°C. Người uể oải, kiệt sức, mất sức ăn uống.

Nếu xuất hiện các triệu chứng trên, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Mong rằng bài viết trên đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp lấy tủy răng. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần tư vấn kỹ lưỡng hơn, đừng ngần ngại liên hệ với Nha khoa Be để được các nha sĩ chuyên nghiệp hỗ trợ và giải đáp chi tiết. Sức khỏe răng miệng của bạn luôn là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi!

Xem thêm: Lấy tủy răng: Triệu chứng và vấn đề cần lưu ý

Tại BeDental, khách hàng có thể an tâm điều trị với dịch vụ bảo lãnh viện phí nha khoa nhanh chóng và tiện lợi. BeDental hiện liên kết với nhiều công ty bảo hiểm uy tín, hỗ trợ thanh toán trực tiếp chi phí các dịch vụ nha khoa như nhổ răng, trám răng, điều trị tủy, phục hình răng sứ... Quy trình linh hoạt, minh bạch giúp tiết kiệm thời gian và tối ưu chi phí. Hãy liên hệ BeDental để được tư vấn chi tiết và tận hưởng trải nghiệm chăm sóc răng miệng chuyên nghiệp, không lo gánh nặng tài chính.

🔹 Các đơn vị nha khoa chấp nhận bảo lãnh bao gồm : Hùng Vương Insurance, Bảo Long Insurance, BSH (Bảo hiểm BSH), FWD Insurance Cathay Life Fubon Insurance, Tokio Marine Insurance Group VNI (Bảo hiểm Hàng không), HD Insurance MSIG AAA Insurance PTI (Bảo hiểm Bưu điện), BIDV MetLife, PJICO, Techcom, Insurance, AIA, Dai-ichi Life MIC GIC DBV Insurance VBI (Bảo hiểm VietinBank)

🔹 Các công ty bảo hiểm BeDental có thể xuất hóa đơn: Manulife Dai-ichi Life Prudential AIA Hanwha Life PVI VCLI (Bảo hiểm nhân thọ Vietcombank - Cardif) BIC (Bảo hiểm BIDV), Bảo Việt Insurance và PVI

bảo lãnh viện phí nha khoa tại Bedental

BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU

CHI NHÁNH HÀ NỘI

CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090

CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)

CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam -  093 181 0680

CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN

CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090

GIỜ HOẠT ĐỘNG:

09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần

Website: https://bedental.vn/

Rate this post