Niềng răng là phương pháp giúp bạn cải thiện các khiếm khuyết về răng miệng như hô, móm, thưa, lệch… Tuy nhiên để có một quá trình chỉnh nha an toàn và đạt kết quả tốt nhất, bạn nên trang bị những kiến thức trước, trong và sau khi niềng.
Khi niềng răng, nhiều bạn thường thắc mắc sau khi niềng răng có ăn uống được không? Làm thế nào để có hiệu quả chỉnh nha cao nhất? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1)Việc niềng răng có cần thiết phải nhổ răng không?
Mục đích chính của việc niềng răng là để điều chỉnh lại hàm răng, đưa chúng về những vị trí phù hợp với các thiết bị nha khoa chuyên nghiệp, nhằm đem đến cho bạn một hàm răng đều đặn, cân xứng cùng tiếng cười tự tin hơn.
Trong một số trường hợp, nhằm tạo khoảng trống giữa các răng và giúp cho những cái răng bị lệch lạc có thể được sắp xếp sắp xếp lại đều đặn hơn, người chỉnh răng bắt buộc phải niềng răng. Nhổ răng khi niềng răng sẽ được bác sĩ nha khoa xem xét rất kỹ lưỡng nhằm đưa ra phương án xử lý phù hợp với tình trạng răng lúc đó.
Không chỉ tạo được khoảng trống giúp cho răng di chuyển về đúng vị trí, nhổ răng khi niềng răng cũng có thể giảm thiểu nguy cơ dẫn đến những bệnh liên quan răng miệng với biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, nhổ răng cũng có thể ngăn ngừa tình trạng xô lệch răng trong quá trình chỉnh nha.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào niềng răng cũng phải nhổ răng. Với các hàm răng có đủ khoảng trống để đưa chúng về đúng vị trí trong giai đoạn chỉnh hình nha bao gồm: hàm răng thưa, răng mọc không quá dày thì bác sĩ sẽ ưu tiên sử dụng những biện pháp không phải nhổ răng mà lại vẫn đạt kết quả theo mong muốn, đồng thời bảo toàn nguyên vẹn số lượng răng ban đầu.
2)Việc nhổ răng để niềng có ảnh hướng đến sức khỏe của bệnh nhân không?
Răng và các dây thần kinh có liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, nhổ răng trước khi niềng là một lựa chọn khó khăn đối với nhiều người. Đầu tiên, có thể khẳng định, nhổ răng để niềng không tác động tiêu cực đối với sức khoẻ. Thêm vào đó, không phải trường hợp nào cũng cần nhổ răng trước khi niềng.
Để đưa ra quyết định cuối cùng, đội ngũ bác sĩ đã trải qua quá trình tính toán và cân nhắc cẩn thận căn cứ trên tình trạng sức khoẻ của bệnh nhân, sức khoẻ của hàm răng và sự cần thiết của việc nhổ răng tới quá trình niềng.
Ngoài ra, trước đó bệnh nhân cũng sẽ được thăm khám toàn diện và chụp X-Quang. Tuy nhiên, nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, những yêu cầu dưới đây phải được tuân thủ:
Bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm sẽ là yếu tố quan trọng giúp bệnh nhân có một buổi điều trị thành công. Dựa trên kinh nghiệm từ các ca phẫu thuật trước đó, bác sĩ sẽ quyết định đúng số lượng răng phải lấy hoặc cấu trúc hàm răng.
Nhờ đó, quá trình lấy răng diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và không có sai sót nào. Thời gian tiến hành nhổ răng trước niềng cũng được rút ngắn để bệnh nhân nhanh chóng được nghỉ ngơi, hồi phục sức khoẻ sau đó.
Phòng khám sở hữu đầy đủ trang thiết bị hiện đại: Bên cạnh yếu tố chính là bác sĩ, cơ sở vật chất của phòng khám cũng quan trọng không kém. Theo đó, khi nhổ răng trước niềng, bệnh nhân được chích thuốc gây tê.
Sau đó, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ hiện đại để tiến hành nhổ răng phẫu thuật. Lúc này, hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ là công cụ chính để trợ giúp quá trình điều trị. Sau khi vết mọc răng phục hồi hoàn toàn, bác sĩ sẽ bắt đầu gắn dụng cụ mắc cài và chỉnh nha.
3)Trường hợp nào phải nhổ răng, trường hợp nào không cần phải nhổ răng để niềng?
3.1)Trường hợp nên nhổ răng
Trước tiên, cần hiểu rằng nhổ răng không phải là một chỉ định được ưu tiên trong nha khoa bởi hơn ai hết, bác sĩ là người hiểu rõ tâm lý khách hàng nên sẽ xem xét đưa ra những phương án thay thế khác an toàn hơn mà vẫn đảm bảo hiệu quả. Trường hợp nhổ răng là biện pháp hiệu quả hơn cả hoặc qua thăm khác, kiểm tra bệnh nhân đạt đủ điều kiện sức khỏe thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng.
Ngoài ra, trước khi quyết định có nhổ răng hay không, bác sĩ cũng sẽ xem xét kỹ lưỡng các dữ liệu lâm sàng như phim X-quang. Thông thường, răng sẽ được chỉ định nhổ bỏ đối với những trường hợp sau:
– Răng hô, hoặc móm nặng: Nhổ răng không chỉ giúp tạo khoảng trống cho răng di chuyển mà còn điều chỉnh khớp cắn về đúng chuẩn, tốt cho quá trình ăn nhai
– Răng mọc khấp khểnh, chen chúc: Thường xảy ra đối với những trường hợp cung hàm quá nhỏ, không đủ chỗ cho tất cả các răng cùng mọc, khiến răng phải mọc chen chúc hoặc xô lệch nhau. Do đó, để việc niềng răng đạt kết quả tốt nhất thì bác sĩ cần phải tiến hành nhổ bỏ để điều chỉnh răng về đúng vị trí mong muốn.
– Nhổ răng khôn mọc ngầm, mọc lệch ở người trưởng thành: Trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm thì bác sĩ bắt buộc phải chỉ định nhổ để giúp quá trình chỉnh nha đạt hiệu quả tối đa cũng như bảo vệ các răng khác.
– Thông thường, răng khôn khi mọc có xu hướng xé nướu trồi lên, nếu không đủ khoảng trống sẽ rất dễ đến nguy cơ chen lấn các răng kế cận, khiến răng mọc theo chiều hướng lệch lạc, chồng chéo lên nhau.
3.2)Những trường hợp không cần thiết phải nhổ răng
Trái ngược lại với những trường hợp hay bắt gặp phía trên, nhiều người không cần nhổ răng để niềng nhưng vẫn đạt được kết quả thành công hơn mong đợi. Đó là khi họ nằm trong một trong những trường hợp dưới đây:
- Sở hữu cung hàm đủ rộng: có đủ chỗ trống cho răng di chuyển về vị trí mong muốn.
- Vòm răng bị cụp: những người này có cung hàm lớn hơn cung răng. Chỉnh nha giúp cải thiện yếu tố thẩm mỹ và chức năng ăn nhai của cả hàm răng. Lúc này nhổ răng trước khi niềng không còn cần thiết.
- Người cần chỉnh nha nằm trong khoảng từ 12 tuổi đến 16 tuổi: đang trong khoảng thời gian vàng, thích hợp nhất để niềng răng. Do răng còn đang phát triển, có thể dễ dàng bị xê dịch nếu có tác động của dụng cụ nha khoa, việc chỉnh nha sẽ đơn giản, dễ dàng hơn nhiều. Người bệnh được giữ nguyên hàm răng của mình mà không cần nhổ bỏ một chiếc răng nào.
- Răng quá thưa, răng mọc không sát nhau hoặc răng quá nhỏ: giữa các răng với nhau tồn tại nhiều khoảng trống. Khung hàm đã có đủ khe hở để răng dịch chuyển vị trí. Không cần phải nhổ răng, chỉnh nha sẽ kéo răng lại gần nhau hơn, răng đều và khít hơn.
4)Những lưu ý trước và sau khi niềng răng
4.1) Trước khi niềng:
1. Kiểm tra tình trạng răng ở mức độ nào
Để chọn được phương pháp niềng răng phù hợp, điều đầu tiên bạn phải làm chính là đến nha khoa để Bác sĩ thăm khám và xác định tình trạng đang ở mức độ trung bình, khó hay phức tạp. Thông thường, ở giai đoạn này bạn sẽ được Bác sĩ chụp hình X quang, lấy dấu mẫu hàm.
2. Xác định tình trạng răng cần sử dụng phương pháp niềng răng nào
- Răng hô: Đây là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm răng trên và răng dưới.
- Răng móm: là một trong những dạng sai khớp cắn, trong đó có sự sai lệch tương quan giữa hai hàm khi quan sát nét mặt nhìn nghiêng có dạng mặt lõm, gây mất hài hòa; khi ngậm miệng lại răng hàm dưới phủ ngoài răng hàm trên.
- Răng thưa: là tình trạng răng mọc cách xa nhau ở trên cung hàm, hàm răng không khít gây khó khăn trong việc thực hiện chức năng ăn nhai và đặc biệt là giảm tính thẩm mỹ.
- Răng lệch lạc: là tình trạng răng mọc chen chúc, gây sai lệch khớp cắn và ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt.
3. Tìm hiểu kỹ các phương pháp niềng răng
Hiện nay có nhiều phương pháp niềng răng để bạn lựa chọn. Tuy nhiên để tìm được phương pháp phù hợp với tình trạng răng, nhu cầu thẩm mỹ, tài chính của mình mà bạn nên tìm hiểu kỹ trước khi niềng răng. Có 4 phương pháp niềng răng phổ biến sau:
- Niềng răng mắc cài kim loại
- Niềng răng mắc cài sứ
- Niềng răng mắc cài kim loại mặt trong
- Niềng răng bằng khay trong suốt Invisalign
4. Lựa chọn niềng răng ở những khoa uy tín
Trên các diễn đàn, group về niềng răng, bạn không khó để bất gặp những bài chia sẻ niềng răng bị hỏng. Mà nguyên nhân lớn nhất là gì bạn biết không? Chính là tin tưởng và lựa chọn chỉnh nha ở nha khoa kém chất lượng.
Vì vậy để giúp bạn có một quá trình niềng răng an toàn, hiệu quả cao, hạn chế khó chịu trong thời gian niềng răng, bạn nên tìm hiểu kỹ và chọn một nha khoa uy tín để niềng nhé.
4.2) Sau khi niềng
Bước vào giai đoạn niềng răng như tách kẽ, nhổ răng, gắn mắc cài, siết răng,… thời gian đầu bạn sẽ cảm thấy hơi đau và khó chịu. Nhất là việc ăn uống và vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn một chút. Tuy nhiên, chỉ cần bạn lưu ý những điều dưới đây thì mọi thứ đều không có gì khó khăn cả.
1. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Sau khi niềng, răng bạn sẽ có thêm hàng mắc cài, vì đó việc vệ sinh của các sẽ khó khăn. Nên trong thời gian này, bạn nên dành thời gian vệ sinh răng kỹ để tránh thức ăn bám dính trên răng hoặc mắc cài, lâu ngày hình thành mảng bám, cao răng gây hôi miệng, sâu răng, viêm nướu…
Theo các Bác sĩ tại nha khoa Up Dental, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, và sau khi ăn 30 phút. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như chỉ nha khoa, máy tăm nước… để giúp quá trình lấy thức ăn diễn ra dễ dàng hơn.
2. Cách ăn uống đúng cách sau khi niềng răng
Những ngày đầu mới niềng răng, lúc này bạn chưa quen với khí cụ cũng như sự dịch chuyển của răng nên giai đoạn này bạn nên sử dụng những thức ăn mềm như cháo, súp, sữa, đồ ăn nấu chín kỹ. Đối với thực phẩm như thịt, cá, trái cây, bạn nên cắt nhỏ ra để ăn, tránh trường hợp bung và gãy mắc cài.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và an toàn, bạn nên hạn chế ăn những thực phẩm sau:
- Thực phẩm dai, cứng, dẻo: Với những thực phẩm này, bạn nên hạn chế vì nó dễ làm rơi, gãy mắc cài hay ảnh hưởng đến dây cung.
- Những thức ăn có màu như ghệ, cà ri… bạn cũng nên hạn chế bởi vì nếu bạn không vệ sinh sạch, bám dính trên răng, dây thun gây mất thẩm mỹ.
- Đồ ăn nhiều đường như kẹo mạch nha, bánh… vì đường có thể bám dính trên răng, gây ra những bệnh lý ảnh hưởng đến sức khoẻ răng miệng.
Nếu bạn không may làm rơi mắc cài trong quá trình niềng răng thì khi phát hiện bạn nên đến liên hệ đến nha khoa để sắp xếp bác sĩ gắn mắc cài cố định chắc chắn trên răng lại nhé.
Trong trường hợp bạn chưa thể đến nha khoa ngay, thì bạn cũng đừng quá lo lắng, bạn hãy giữ lại mắc cài và liên hệ đến bác sĩ hoặc trợ lý bác sĩ để được hướng dẫn cách giải quyết tốt nhất. Bạn tuyệt đối không tự ý dùng bất kỳ vật nào để gắn lại mắc cài khi chưa có sự chỉ định của Bác sĩ, vì nếu bạn gắn sai có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha cũng như tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về răng miệng.
Để hạn chế tình trạng rớt mắc cài bạn nên có chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng đúng cách. Hầu hết các ca rớt mắc cài là do các bạn dùng lực để cắn, gặm thức ăn quá cứng hoặc quá dai.
Vì vậy để quá trình niềng răng không bị gián đoạn, ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha, bạn nên thực hiện theo đúng lời dặn của bác sĩ.
Tư vấn chuyên môn bài viết:
BÁC SĨ DƯƠNG THỊ THÙY NGA
BEDENTAL – HỆ THỐNG NHA KHOA TIÊU CHUẨN HÀNG ĐẦU
CHI NHÁNH HÀ NỘI
CS1: 7B Thi Sách, Ngô Thì Nhậm, Hai Bà Trưng, Hà Nội - 0934.61.9090
CS2: Tòa nhà CC2, Nguyễn Hữu Thọ, Hoàng Mai, Hà Nội (Bên trong Truehope) - 0934.61.9090
CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH (HCM)
CS1: 53 -55 -57 Phó Đức Chính, Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh - 0766.00.8080
CS2 :Số 25, đường số 7 khu đô thị Cityland Gò Vấp (Ngõ 672A Phan Văn Trị), Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam - 093 181 0680
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ VINH - NGHỆ AN
CS1: 39A Đ. Lê Hồng Phong, Hưng Bình, Thành phố Vinh, Nghệ An - 0934.61.9090
GIỜ HOẠT ĐỘNG:
09h00 – 21h00. Tất cả các ngày trong tuần
Website: https://bedental.vn/
Niềng Răng Cửa Tốn Chi Phí Bao Nhiêu? Có Mất Thời Gian Không?